05 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc? Biên lai thu phí sử dụng đường bộ cao tốc được phát hành dưới dạng nào?
05 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc?
05 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc được quy định tại Điều 5 Nghị định 130/2024/NĐ-CP như sau:
- Nhóm 1 gồm các loại phương tiện sau: xe dưới 12 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng;
- Nhóm 2 gồm các loại phương tiện sau: xe từ 12 chỗ đến 30 chỗ; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;
- Nhóm 3 gồm các loại phương tiện sau: xe từ 31 chỗ trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
- Nhóm 4 gồm các loại phương tiện sau: xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container dưới 40 feet;
- Nhóm 5 gồm các loại phương tiện sau: xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container từ 40 feet trở lên.
>> Người nộp phí là tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc nêu trên phải thanh toán phí sử dụng đường bộ cao tốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 130/2024/NĐ-CP.
05 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc? Biên lai thu phí sử dụng đường bộ cao tốc được phát hành dưới dạng nào? (Hình từ Internet)
Biên lai thu phí sử dụng đường bộ cao tốc được phát hành dưới dạng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 130/2024/NĐ-CP như sau:
Chứng từ thu phí sử dụng đường bộ cao tốc, vé đường bộ toàn quốc đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, Công an
1. Biên lai thu phí sử dụng đường bộ cao tốc là chứng từ được phát hành dưới dạng chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về chứng từ điện tử.
...
Như vậy, biên lai thu phí sử dụng đường bộ cao tốc được phát hành dưới dạng chứng từ điện tử.
Cơ sở xác định chi phí cung cấp dịch vụ thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải là gì?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 130/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc trong trường hợp cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc
1. Cơ quan quản lý thu mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để quản lý phí sử dụng đường bộ cao tốc gồm: Tài khoản phí chờ nộp ngân sách và tài khoản chi hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.
2. Phí sử dụng đường bộ cao tốc do trung ương quản lý nộp vào ngân sách trung ương, phí sử dụng đường bộ cao tốc do địa phương quản lý nộp vào ngân sách địa phương. Cơ quan quản lý thu được trích để lại một phần phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ (%) để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, cụ thể:
a) Tỷ lệ để lại và việc quản lý, sử dụng đối với phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Tỷ lệ để lại đối với phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải là sáu phẩy năm phần trăm (6,5%) trên số tiền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu được, trong đó: Không phẩy hai phần trăm (0,2%) để chi cho hoạt động quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc của Cơ quan quản lý thu phí, thực hiện chi theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; sáu phẩy ba phần trăm (6,3%) để chi phí thuê dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và chi phí thuê đơn vị vận hành thu và các chi phí có liên quan phục vụ công tác thu phí, chi tiết tại Khoản 3 Điều này.
3. Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải, cụ thể như sau:
a) Chi phí cung cấp dịch vụ thu phí được xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và đơn vị vận hành thu theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan; toàn bộ số tiền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thu được sau khi trừ chi phí cung cấp dịch vụ thu phí theo hợp đồng cung cấp dịch vụ thu phí (chi phí không quá sáu phẩy ba phần trăm (6,3%) trên tổng số phí thực thu), nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ chuyển vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của cơ quan quản lý thu mở tại Kho bạc nhà nước. Thời hạn chuyển tiền không quá 48 giờ, trong đó không quá 24 giờ đối với số tiền đã phát sinh trên tài khoản nhận tiền thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ kể từ thời điểm chốt số liệu đối soát. Trường hợp vào các ngày lễ, ngày nghỉ mà hệ thống ngân hàng nghỉ làm việc thì chuyển vào ngày làm việc kế tiếp;
...
Như vậy, chi phí cung cấp dịch vụ thu phí được xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và đơn vị vận hành thu.
Lưu ý: Toàn bộ số tiền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thu được sau khi trừ chi phí cung cấp dịch vụ thu phí theo hợp đồng cung cấp dịch vụ thu phí (chi phí không quá 6,3% trên tổng số phí thực thu), nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ chuyển vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của cơ quan quản lý thu mở tại Kho bạc nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?