05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học? Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì?
05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học?
05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học được quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT, bao gồm:
- Giữ bí mật các thông tin cá nhân của người học, trường hợp chia sẻ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Tôn trọng các đặc điểm riêng biệt, tính cách, phẩm chất, hoàn cảnh cá nhân của người học, đặt người học vào vị trí trung tâm của các hoạt động trợ giúp.
- Lắng nghe ý kiến của người học và tạo cơ hội để người học tham gia tối đa vào việc thảo luận các giải pháp đối với những vấn đề của bản thân.
- Bảo đảm mọi quyết định đưa ra đều có sự cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích tốt nhất của người học nhưng không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
- Bảo đảm mối quan hệ bình đẳng, khách quan, chuẩn mực giữa người học với người tham gia công tác xã hội trong trường học.
Theo đó, mục đích của công tác xã hội trong trường học được quy định tại Điều 2 Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT:
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng để người học tự giải quyết các khó khăn, căng thẳng, khủng hoảng tạm thời về tâm lý, phát huy tiềm năng, năng lực học tập của bản thân. Bảo vệ người học trước nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, hạn chế tình trạng người học bỏ học, vi phạm pháp luật.
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng của cha mẹ hoặc người giám hộ của người học trong việc hiểu, chia sẻ, đồng hành cùng người học. Hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong cơ sở giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội trong trường học.
- Kết nối nguồn lực từ cộng đồng tham gia, phối hợp cùng cơ sở giáo dục thúc đẩy hoạt động công tác xã hội trong trường học.
05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học? Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì? (Hình từ internet)
Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì?
Nội dung công tác xã hội trong trường học được quy định tại Điều 4 Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT gồm:
- Phát hiện các nguy cơ trong và ngoài cơ sở giáo dục có ảnh hưởng tiêu cực đến người học; phát hiện các vụ việc liên quan đến người học có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, có hành vi bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động phòng ngừa, hạn chế nguy cơ người học rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật
- Thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp đối với người học có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.
- Phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương và các đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng, thực hiện việc can thiệp, trợ giúp đối với người học cần can thiệp, trợ giúp khẩn cấp hoặc giáo viên, người học có nhu cầu can thiệp, hỗ trợ.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng cho người học sau can thiệp hoặc người học, giáo viên, phụ huynh có nhu cầu hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng.
Ai chịu trách nhiệm thực hiện công tác xã hội trong trường học?
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ sở giáo dục được quy định tại Điều 12 Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ sở giáo dục
1. Xây dựng Kế hoạch thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này và tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục tham gia bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xã hội trong trường học.
2. Chịu trách nhiệm thực hiện công tác xã hội trong trường học, bố trí nhân sự kiêm nhiệm làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học. Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có khả năng tự cân đối tài chính, tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở giáo dục có thể hợp đồng cán bộ chuyên trách triển khai công tác xã hội trong trường học.
3. Bảo đảm các điều kiện để thực hiện các nội dung hoạt động công tác xã hội trong trường học tại cơ sở giáo dục.
4. Phối hợp, hỗ trợ các cơ sở đào tạo ngành công tác xã hội tổ chức thực hành, thực tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về công tác xã hội trong trường học tại cơ sở giáo dục.
Như vậy, Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm thực hiện công tác xã hội trong trường học, bố trí nhân sự kiêm nhiệm làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học.
Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có khả năng tự cân đối tài chính, tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở giáo dục có thể hợp đồng cán bộ chuyên trách triển khai công tác xã hội trong trường học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định thuộc về ai?
- Phế liệu thủy tinh nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đầy đủ, chi tiết?
- Huân chương sao vàng mới nhất 2025? Mức tiền thưởng Huân chương Sao vàng mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Mẫu giấy phép xây dựng có thời hạn sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ là mẫu nào? Tải về?