05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?
05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động là những hành vi nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động được quy định tại Điều 8 Luật Cảnh sát cơ động 2022, bao gồm:
(1) Chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát cơ động; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ.
(2) Chiếm đoạt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tàng trữ, sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động.
(3) Mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi ép buộc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
(4) Giả danh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động; giả mạo phương tiện, làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, phù hiệu, con dấu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt của Cảnh sát cơ động.
(5) Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố? (Hình từ Internet)
Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:
Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động
1. Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
2. Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
3. Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức;
b) Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự;
c) Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;
d) Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.
4. Xây dựng, diễn tập phương án để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của Cảnh sát cơ động.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố là biện pháp vũ trang.
Lưu ý:
Biện pháp vũ trang là cách thức, phương pháp sử dụng sức mạnh tinh thần, thể chất, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để Cảnh sát cơ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
(Khoản 1 Điều 2 Luật Cảnh sát cơ động 2022)
Cảnh sát cơ động được kiểm tra người khi nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động 2022 có quy định như sau:
Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự
1. Cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm soát khu vực, tuyến, địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng.
2. Hoạt động tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ quy định của pháp luật, phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động bao gồm:
a) Bố trí lực lượng, phương tiện, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
b) Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
4. Cảnh sát cơ động được kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
b) Phát hiện người phạm tội quả tang, người bị truy nã, bị truy tìm;
c) Có căn cứ cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật, nếu không kiểm tra, kiểm soát ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động.
Theo đó, cảnh sát cơ động được kiểm tra người khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
- Phát hiện người phạm tội quả tang, người bị truy nã, bị truy tìm;
- Có căn cứ cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật, nếu không kiểm tra, kiểm soát ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?