04 Trường hợp thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên là những trường hợp nào?
04 Trường hợp thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên là những trường hợp nào?
Theo Điều 11 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về chấm dứt tư cách thành viên như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên
Thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:
1. Thành viên chấm dứt tư cách pháp nhân.
2. Thành viên là pháp nhân khác đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho pháp nhân khác theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Thành viên là pháp nhân khác xin ra khỏi ngân hàng hợp tác xã và được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã chấp thuận cho ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.
4. Thành viên là pháp nhân khác bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi ngân hàng hợp tác xã trong các trường hợp sau:
a) Không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã;
b) Không góp đủ vốn thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
c) Các trường hợp khác được pháp luật hoặc Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã quy định.
Như vậy, thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:
- Thành viên chấm dứt tư cách pháp nhân.
- Thành viên là pháp nhân khác đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho pháp nhân khác theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
- Thành viên là pháp nhân khác xin ra khỏi ngân hàng hợp tác xã và được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã chấp thuận cho ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.
- Thành viên là pháp nhân khác bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi ngân hàng hợp tác xã trong các trường hợp sau:
+ Không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã;
+ Không góp đủ vốn thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
+ Các trường hợp khác được pháp luật hoặc Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã quy định.
04 Trường hợp thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên là những trường hợp nào? (hình từ internet)
Thành viên Ngân hàng hợp tác xã có quyền gì?
Theo Điều 84 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về quyền của thành viên như sau:
Quyền của thành viên
1. Tham dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội thành viên, biểu quyết về nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên.
2. Ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chức danh được bầu khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Gửi tiền; vay vốn; chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
4. Hưởng phúc lợi của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
5. Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
6. Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát giải trình về hoạt động.
7. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội thành viên bất thường.
8. Chuyển nhượng phần vốn góp và quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
9. Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
10. Ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân; thành viên là pháp nhân góp vốn khác ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, thành viên Ngân hàng hợp tác xã có quyền quyền sau:
- Tham dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội thành viên, biểu quyết về nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên.
- Ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chức danh được bầu khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã
- Gửi tiền; vay vốn; chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
- Hưởng phúc lợi của ngân hàng hợp tác xã.
- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát giải trình về hoạt động.
- Yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội thành viên bất thường.
- Chuyển nhượng phần vốn góp và quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Thành viên là pháp nhân góp vốn khác ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã
Vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã có những loại vốn nào?
Theo Điều 83 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Vốn điều lệ
1. Vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã bao gồm:
a) Vốn góp của các thành viên;
b) Vốn hỗ trợ của Nhà nước.
2. Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm vốn góp của các thành viên.
...
Như vậy, vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã bao gồm:
- Vốn góp của các thành viên;
- Vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?