03 đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự? Khi nào bắt đầu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

03 đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện nay là những đối tượng nào? Khi nào bắt đầu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự? Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khám những nội dung gì?

03 đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:

- Người khuyết tật,

- Người mắc bệnh hiểm nghèo,

- Người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính.

Bên cạnh đó tại Mục III Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 105/2023/TT-BQP cũng có đưa ra danh mục các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:

TT

TÊN BỆNH

MÃ BỆNH ICD10




1

Tâm thần

F20 đến F29

2

Động kinh

G40

3

Bệnh Parkinson

G20

4

Mù một mắt

H54.4

5

Điếc

H90

6

Di chứng do lao xương khớp

B90.2

7

Di chứng do phong

B92

8

Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)

C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47

9

Người nhiễm HIV

B20 đến B24; Z21

10

Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng


Ngoài ra, tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cũng có quy định, nếu công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

(1) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

(2) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

(3) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp nêu trên thì công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

03 đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự? Khi nào bắt đầu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

03 đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)

Khi nào bắt đầu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp.
2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.
3. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Theo đó, việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được tiến hành từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.

Và kết quả phân loại sức khỏe sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khám những gì?

Nội dung khám sức khỏe được quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
...
5. Nội dung khám sức khỏe
a) Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);
b) Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HIV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.
6. Quy trình khám sức khỏe
a) Lập danh sách công dân khám;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe (Ra lệnh gọi khám sức khỏe);
c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại khoản 5 Điều này và thực hiện theo 2 vòng: Khám thể lực, lâm sàng và khám cận lâm sàng, sàng lọc HIV, ma túy. Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám. Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.
...

Theo đó, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ có 2 phần chính, bao gồm:

(1) Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);

(2) Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HIV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy.

Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cận thị có đi nghĩa vụ không 2025? Trường hợp nào công dân không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Pháp luật
Xin giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự ở đâu? Thủ tục xin như thế nào? Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự dùng để làm gì?
Pháp luật
Tân sinh viên Đại học có bị gọi đi nghĩa vụ quân sự? 02 tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Pháp luật
03 đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự? Khi nào bắt đầu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Xin Giấy giới thiệu di chuyển nghĩa vụ quân sự như thế nào? Sinh viên xin Giấy giới thiệu để làm gì?
Pháp luật
Các bệnh da liễu không phải đi nghĩa vụ quân sự? Tiêu chuẩn chung đối với công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Học Thạc sĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Công dân cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Miễn nghĩa vụ quân sự 2025: Những điều quan trọng mà công dân cần biết? Mẫu đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự 2025?
Pháp luật
03 lưu ý quan trọng khi đăng ký xét tuyển bổ sung là gì? Các trường thực hiện xét tuyển bổ sung trong trường hợp nào?
Pháp luật
Điều kiện người tham gia nghĩa vụ quân sự có thể xuất ngũ trước thời hạn gồm những điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
61 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghĩa vụ quân sự

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản về nghĩa vụ quân sự mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào