03 Đối tượng được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới?

03 Đối tượng được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới? Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong các cơ sở giáo dục có nội dung gì?

03 Đối tượng nào được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới?

Theo Điều 6 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ em mầm non), học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục đó.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng cấp học, ngành học.

Như vậy, 03 đối tượng được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ bao gồm:

- Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;

- Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông;

- Người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

03 Đối tượng được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới?

03 Đối tượng được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới? (hình từ internet)

Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong các cơ sở giáo dục có nội dung gì?

Theo Điều 4 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong các cơ sở giáo dục như sau:

(1) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

- Nhận biết loại phương tiện giao thông đường bộ;

- Nhận biết đèn tín hiệu giao thông, ý nghĩa tín hiệu đèn và một số biển báo hiệu đường bộ thường gặp;

- An toàn khi đi bộ, trên các phương tiện giao thông đường bộ;

- Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách;

- Nơi vui chơi an toàn;

- Những nguy hiểm, hậu quả khi không tuân thủ quy định an toàn giao thông đường bộ.

(2) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh tiểu học bao gồm:

- Nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ thường gặp;

- Một số quy tắc giao thông đường bộ thường gặp; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ;

- Đi qua đường bộ an toàn;

- Chọn và đội mũ bảo hiểm đúng cách;

- Lên, xuống xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô an toàn;

- Làm quen với xe đạp và cách điều khiển xe đạp an toàn;

- Một số kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

(3) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học cơ sở bao gồm:

- Quy tắc giao thông đường bộ;

- Nhận biết và chấp hành báo hiệu đường bộ;

- Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông đường bộ;

- An toàn khi ngồi trên xe cơ giới;

- Cách điều khiển xe đạp, xe đạp điện an toàn;

- Phòng ngừa rủi ro, hậu quả của tai nạn giao thông và xử lý sự cố giao thông.

(4) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông, học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

- Quy tắc giao thông đường bộ; báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới;

- Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm;

- Cách điều khiển xe gắn máy an toàn.

Nhà nước có chính sách giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh không?

Theo Điều 4 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
...
3. Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.
...

Như vậy, nhà nước có những chính sách để giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
7 lượt xem
An toàn giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tốc độ khai thác tối đa của đường bộ là gì? Tốc độ khai thác tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ?
Pháp luật
03 Đối tượng được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới?
Pháp luật
Thu thập thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ theo Nghị định 165 gồm những gì?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 theo Nghị định 165 ra sao?
Pháp luật
Cách nhận biết các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Hướng dẫn cách xem camera giao thông TP. Hồ Chí Minh trực tiếp: Tránh kẹt xe, ngập nước chính xác?
Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 gồm những gì?
Pháp luật
Nghị định 165/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, ATGT đường bộ ra sao?
Pháp luật
Từ năm 2025, lái xe ô tô liên tục 4 tiếng phải dừng nghỉ bao lâu để không bị phạt tiền mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào