Chế độ thai sản đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP. Bao gồm điều kiện, mức hưởng và các chế độ khác dành cho người lao động.
>> Cách tính tiền lương hưu năm 2024 với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
>> Thủ tục về bảo hiểm xã hội cho người lao động khi công ty bị sáp nhập năm 2024
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, điều kiện hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
>>Xem thêm tại: Điều kiện để người lao động hưởng chế độ thai sản năm 2024
Bảng tính các khoản hưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội tính theo lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 |
Chế độ thai sản đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam năm 2024
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, thời gian hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:
(i) Thời gian hưởng chế độ khi khám thai thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
(ii) Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
(iii) Thời gian hưởng chế độ khi sinh con thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
(iv) Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
(v) Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
>>Xem thêm tại:
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con năm 2024
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi năm 2024
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai năm 2024
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi được trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Mức hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội.
>>Xem thêm bài viết: Điểm mới về mức trợ cấp một lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi từ 01/7/2024
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
>>Xem thêm tại: Quyền lợi của lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con năm 2024
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 3, Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
>>Xem thêm tại: Chế độ thai sản với lao động nữ mang thai hộ năm 2024
Căn cứ khoản 6 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
>>Xem thêm tại:
Quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản năm 2024
Điểm mới về mức dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh năm 2024
Điều 5. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài - Nghị định 143/2018/NĐ-CP 1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất. 2. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này. |