Hằng tháng doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những công việc về kế toán và nhân sự theo quy định pháp luật. Trong tháng 10/2024, doanh nghiệp cần thực hiện những công việc sau đây:
>> Tổng hợp các loại thuế kê khai theo tháng năm 2024
>> 08 khoản chi phúc lợi cho NLĐ doanh nghiệp được trừ khi tính thuế TNDN năm 2024
PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP cập nhật danh mục những công việc kế toán, nhân sự mà các doanh nghiệp cần phải làm trong tháng 10/2024.
Trong tháng 10/2024, doanh nghiệp phải tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Quý III/2024 như sau:
- Doanh nghiệp phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính).
(i) Căn cứ xác định số thuế tạm nộp:
+ Căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.
+ Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý đối với doanh nghiệp không thuộc diện lập báo cáo tài chính quý.
(ii) Số tiền thuế tạm nộp:
+ Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm, nếu không sẽ phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu.
+ Số thuế đã tạm nộp sẽ được trừ với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán thuế năm.
(iii) Thời hạn nộp tiền thuế tạm nộp: Chậm nhất là ngày 30/10/2024 (thứ Tư).
(Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019)
File Excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và tiền thưởng 2024 |
File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Những công việc kế toán, nhân sự mà doanh nghiệp cần làm trong tháng 10/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng:
+ Doanh nghiệp sẽ phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động nếu trong tháng 9 có phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả tiền lương, tiền công cho người lao động.
+ Thời hạn khai và nộp thuế: Chậm nhất là ngày 20/10/2024 (Chủ nhật).
- Trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo quý:
+ Trong Quý III, doanh nghiệp có phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả tiền lương, tiền công cho người lao động thì phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trong tháng 9.
+ Thời hạn khai và nộp thuế: Chậm nhất là ngày 31/10/2024 (thứ Năm).
(Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và khoản 1 Điều 44, khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019)
Xem hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, theo quý TẠI ĐÂY.
Doanh nghiệp thực hiện khai và nộp thuế giá trị gia tăng cho tháng 9 (nếu thuộc diện khai nộp thuế theo tháng) hoặc cho Quý III (nếu thuộc diện khai nôp thuế theo quý) như sau:
- Thời hạn khai và nộp thuế:
+ Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện khai theo tháng: Chậm nhất là ngày 20/10/2024 (Chủ nhật).
+ Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện khai theo quý: Chậm nhất là ngày 31/10/2024 (thứ Năm).
Xem chi tiết hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng TẠI ĐÂY.
(Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và khoản 1 Điều 44, khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019).
Doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) sẽ phải trích nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bắt buộc cho tháng 10/2024 như sau:
- Mức trích đóng đối với doanh nghiệp và người lao động: Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
- Thời hạn đóng: Chậm nhất là thứ Tư ngày 31/10/2024.
- Phương thức đóng:
+ Doanh nghiệp chuyển tiền trích đóng BHXH và BHYT của tất cả người lao động cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
+ Doanh nghiệp đóng BHTN và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHTN.
(Căn cứ khoản 1 Điều 7, Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023)
Kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng và việc trích đóng kinh phí công đoàn cho tháng 10/2024 được thực hiện như sau:
- Thời hạn đóng kinh phí công đoàn: Cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, cụ thể hạn chót đóng là vào thứ Tư, ngày 30/10/2024.
- Mức trích đóng kinh phí công đoàn: Bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.
>> Xem hướng dẫn chi tiết việc trích nộp công đoàn TẠI ĐÂY.
(Căn cứ theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP).
Nếu như trong tháng 9/2024, doanh nhiệp có sự thay đổi về số lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp (tăng hoặc giảm) thì doanh nghiệp cần phải thông báo tình hình biến động lao động cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính trước thứ Năm ngày 03/10/2024 (xem hướng dẫn chi tiết thủ tục thông báo TẠI ĐÂY).
(Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH)
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tăng/giảm lao động đóng bảo hiểm xã hội online.