Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Việc trích nộp kinh phí công đoàn được quy định như sau:
>> Quy định về tổ chức làm thêm giờ, thông báo làm thêm giờ trên 200 giờ/năm
>> Xây dựng và thông báo định mức lao động
Căn cứ Điều 5 và khoản 3 Điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, mức đóng kinh phí Công đoàn là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là bằng tổng mức tiền lương tính đóng Bảo hiểm xã hội của những người lao động thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
Cơ quan thu: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Liên đoàn Lao động cấp tỉnh) trực tiếp thu kinh phí hoặc phân cấp cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu.
Trong đó, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm:
- Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Công đoàn ngành địa phương.
- Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
- Công đoàn Tổng doanh nghiệp.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
(Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020)
Chính vì thế mà tùy địa phương, doanh nghiệp cần liên hệ với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh trước, để được hướng dẫn về nơi nộp kinh phí. Đồng thời, cũng được hướng dẫn về phương thức nộp của địa phương (nộp tiền mặt hay chuyển khoản, nếu chuyển khoản thì chuyển vào tài khoản nào).
Thủ tục trích nộp kinh phí công đoàn (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Mục I và khoản 1 Mục III Quyết định 8086/QĐ-TLĐ năm 2023 và và Điều 1 Quyết định 8108/QĐ-TLĐ năm 2023, kinh phí công đoàn mà Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được giữ lại để sử dụng: Cụ thể mức đóng kinh phí công đoàn và mức phân phối nguồn thu tài chính năm 2023 như sau:
|
Có Công đoàn cơ sở |
Không có Công đoàn cơ sỏ |
|
Kinh phí công đoàn (Do doanh nghiệp đóng) |
Mức đóng |
2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. |
2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. |
Phân phối |
- Công đoàn cơ sở được sử dụng 70% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn. - 30% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 25% tổng số thu kinh phí công đoàn sẽ thực hiện phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở. |
Nộp 100% kinh phí công đoàn cho Công đoàn cấp trên doanh nghiệp không được sử dụng.
|
- Hàng tháng, doanh nghiệp đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì đồng thời cũng phải đóng kinh phí Công đoàn. Đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp đã có hay chưa có Công đoàn cơ sở.
- Riêng đối với doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
(Căn cứ Điều 4 và Khoản 2, 3 Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP)
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022, công đoàn cơ sở của doanh nghiệp được phân bổ nguồn thu kinh phí công đoàn cho các khoản, mục chi sau:
- Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên và người lao động tối thiểu 60% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
- Tại những đơn vị có quan hệ lao động phức tạp, công đoàn cơ sở dành tối thiểu 25% nguồn kinh phí của mục chi này để dự phòng cho hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động; sau 2 năm liền kề không sử dụng có thể chuyển sang chi cho các nội dung thuộc mục chi này.
+ Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động tối đa 25% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
+ Chi quản lý hành chính tối đa 15% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
Căn cứ Điều 38 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp khi chậm nộp kinh phí công đoàn sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
- Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, doanh nghiệp phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm chậm nộp kinh phí công đoàn.
- Báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn gắn với chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm (Mẫu số B14-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ ngày 30/12/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm (Mẫu số B07-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc (Mẫu số S12-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S11-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Phiếu thu (Mẫu số C40-BB) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Phiếu chi (Mẫu số C41-BB) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (Mẫu số C43-BB) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Biên lai thu tiền (Mẫu số C45-BB) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Bảng thanh toán phụ cấp cán bộ công đoàn (Mẫu số C05-HD) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Biên bản kiểm quỹ tiền mặt (Mẫu số C34-HD) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Bảng kê chi tiền cho người dự hội thảo, tập huấn (Mẫu số C40-HD) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Phiếu thăm hỏi đoàn viên (Mẫu số C11-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Giấy đề nghị trợ cấp khó khăn (Mẫu số C12-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Quyết định trợ cấp khó khăn (Mẫu số C13-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Giấy đề nghị đóng kinh phí công đoàn (Mẫu số C16-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Bản xác nhận về việc đóng kinh phí công đoàn (Mẫu số C17-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Biên bản bàn giao tài chính công đoàn (Mẫu số C18-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Mẫu chứng từ kế toán (kèm theo Phụ lục số 01) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S11-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc (Mẫu số S12-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Sổ thu, chi tài chính công đoàn cơ sở (Mẫu số S82-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng (Mẫu số S26-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Sổ theo dõi các khoản phải thu (tạm ứng, đầu tư tài chính, phải thu khác) (Mẫu số S31-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
- Sổ theo dõi các khoản phải trả (Mẫu số S18-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Sổ thu đoàn phí (Mẫu số S81-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Mẫu sổ kế toán (kèm theo Phụ lục số 02) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn gắn với chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm (Mẫu số B14-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm (Mẫu số B07-TLĐ) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.
- Mẫu báo cáo tài chính và phương pháp lập (kèm theo Phụ lục số 03) ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ.