Từ năm 2024, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động có khác hiện nay không? Số tiền đóng bảo hiểm xã hội là như thế nào? – Cẩm Hòa (Hà Nội).
>> Tiêu chuẩn của trưởng bộ phận nghiệp vụ công ty môi giới bảo hiểm
>> Quy định về doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có quy định mới nào điều chỉnh về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/01/2024; chưa quy định điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2024. Do đó, về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động từ ngày 01/01/2024 sẽ thực hiện như quy định hiện hành.
Nhằm giúp quý khách hàng thuận tiện trong việc xác định số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp) từ ngày 01/01/2024; nay, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP lập File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2024.
File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2024 |
Ảnh chụp File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2024
(i) Ở trên là ví dụ về trường hợp người lao động có mức tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 99.000.000 đồng/tháng.
(ii) Quý khách chỉ cần nhập tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của tháng vào ô màu vàng thì sẽ biết được số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại ô màu xanh.
(iii) File excel này áp dụng cho người lao động trong nước; đối với người lao động nước ngoài thì không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
(iv) NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG: Áp dụng với doanh nghiệp thông thường theo điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP.
(v) NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (*): Áp dụng với doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP.
(vi) File Excel này không áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2024 nêu trên được lập dựa vào các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2015, năm 2018, năm 2019).
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Luật Bảo hiểm y tế 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013, năm 2014, năm 2015, năm 2018, năm 2020).
- Nghị định 146/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2021, năm 2022).
- Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
- Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội - Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. 4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. 5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. |