Dưới đây là 04 cách tra cứu thời hạn thẻ BHYT, quy định về thời hạn thẻ BHYT và các trường hợp không được hưởng BHYT từ 01/07/2025.
>> Giảm thời hạn nộp hồ sơ hưởng lương hưu từ 01/07/2025
>> 05 điểm mới chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 từ ngày 01/07/2025
Bước 1: Truy cập https://baohiemxahoi.gov.vn/
- Chọn Tra cứu trực tuyến → Chọn Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT.
- Hoặc truy cập trực tiếp tại đường link sau:
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx.
Bước 1
Bước 2: Nhập các thông tin theo yêu cầu gồm: Họ tên, Mã số BHXH/thẻ BHYT; Ngày/Năm sinh.
Chọn Tôi không phải là người máy và ấn Tra cứu.
Bước 2
Bước 3: Xem thông tin về kết quả.
Bước 3
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID.
Bước 1
Bước 2: Tại giao diện quản lý cá nhân chọn Thẻ BHYT.
Bước 2
Bước 3: Xem thông tin về thời hạn của thẻ BHYT
Bước 3
- Gọi đến Tổng đài Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900 9068.
- Cung cấp mã số BHYT hoặc thông tin cá nhân cho nhân viên tư vấn.
Khi đóng tiền tham gia BHYT hộ gia đình, người dân sẽ nhận được biên lai thu tiền. Trên biên lai này có ghi rõ thời gian hiệu lực của thẻ BHYT. Vì vậy, người dân có thể kiểm tra thông tin trên biên lai để biết chính xác thẻ BHYT của mình có giá trị đến khi nào.
Như vậy, 04 cách tra cứu thời hạn thẻ BHYT bao gồm:
- Trên Website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Tra cứu bằng ứng dụng VssID.
- Tra cứu qua tổng đài hỗ trợ BHXH.
- Tra cứu qua bưu lai thu tiền BHYT.
![]() |
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Tra cứu thời hạn thẻ BHYT (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017, “thời hạn sử dụng thẻ BHYT: chỉ in “Giá trị sử dụng: từ ngày…/…/…”
Theo đó, từ ngày 01/8/2017 sẽ không ghi thời hạn sử dụng trên thẻ BHYT.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 47 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018, khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020), thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương ứng số tiền đóng BHYT (trừ đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi).
Ngoài ra, căn cứ khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Như vậy, hiện nay thẻ BHYT không còn quy định về thời hạn sử dụng cụ thể, mà chỉ xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực và thời gian tham gia BHYT liên tục từ 05 năm trở lên đối với các đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh.
Căn cứ Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13, khoản 18 Điều 1 Luật số 51/2024/QH15), quy định các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế như sau:
(i) Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13) đã được ngân sách nhà nước chi trả.
(ii) Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
(iii) Khám sức khỏe.
(iv) Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
(v) Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
(vi) Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
(vii) Điều trị lác và tật khúc xạ của mắt đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên.
(viii) Sử dụng thiết bị y tế thay thế bao gồm chân giả, tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
(ix) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
(x) Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
(xi) Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
(xii) Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.