Dưới đây là 03 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và công thức tính tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp.
>> 10 bệnh, nhóm bệnh ung thư không cần xin giấy chuyển tuyến
>> Hướng dẫn công ty giải quyết chế độ ốm đau năm 2025 cho NLĐ
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ website baohiemxahoi.gov.vn và chọn chức năng “Tra cứu trực tuyến” sau đó bạn chọn “Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp”.
Hoặc Quý khách hàng cũng có thể truy cập nhanh vào trang tra cứu trực tuyến bảo hiểm thất nghiệp trên website BHXH Việt Nam tại đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/dang-nhap-tra-cuu.aspx.
Bước 2: Nhập "Tài khoản truy cập" (1) là mã số bảo hiểm xã hội và tích chọn "Tôi không phải là người máy"(2) sau đó nhấn chọn "Lấy mã tra cứu"(3).
Trường hợp nhận được thông báo "Hãy kiểm tra lại thông tin!" (4) tức là bạn đang không trong trạng thái hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bạn cũng có thể liên hệ BHXH Việt Nam tổng đài 1900 9068 (phí 1000 đồng/phút) để được hỗ trợ nếu cần thiết.
Nếu thông tin hợp lệ, hệ thống sẽ gửi đến Email đăng ký tài khoản BHXH một mã tra cứu là mã OTP của phiên giao dịch (mã OTP gồm 4 chữ số và có hiệu lực trong vòng 4 phút). Bạn nhập mã OTP vào ô tương ứng và nhấn "Đăng nhập" để tiếp tục tra cứu.
Bước 2
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công: Nhập lại mã số BHXH và chọn tiếp “Tôi không phải là người máy”.
Bước 3
Bước 4: Ấn tra cứu để kiểm tra thông tin. Hệ thống sẽ trả kết quả như sau:
Bước 4
Bước 1: Mở ứng dụng và đăng nhập tài khoản.
Bước 1
Bước 2: Tại mục “Quản lý cá nhân”, chọn “Quá trình tham gia”.
Bước 2
Bước 3: Chọn “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Bước 3
Bước 1: Gọi tổng đài CSKH BHXH Việt Nam số 1900 9068 và làm theo hướng dẫn từ hệ thống trả lời tự động.
Bước 2: Nhấn phím 1 để được kết nối với tổng đài viên tư vấn.
Bước 3: Cung cấp mã số BHXH hoặc thông tin cá nhân như họ và tên, CCCD.
Trên đây là 03 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp.
![]() |
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
03 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính như sau:
Trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Trong đó, mức trợ cấp thất nghiệp được giới hạn như sau:
- Tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
- Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Mức lương tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
Trên đây là giải đáp thắc mắc về 03 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và công thức tính tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp.