Thủ tục giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh được quy định như sau:
>> Giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động
>> Giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Số ngày nghỉ này là do doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định dựa trên mức độ suy giảm khả năng lao động, trường hợp chưa có công đoàn cơ sở thì do doanh nghiệp, hộ kinh doanh quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
- Nghỉ tối đa 10 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Nghỉ tối đa 7 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.
- Nghỉ tối đa 5 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Người lao động thuộc trường hợp được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp (nêu tại Mục 1) thì được hưởng trợ cấp 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở ( căn cứ khoản 3 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
Theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng nên mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 540.000 đồng/ngày.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (mẫu 01B-HSB) ban hành kèm theo Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024 và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định là sức khỏe chưa phục hồi.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động và chuyển tiền cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.
(Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019).
- Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp - Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng - Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu khai báo tai nạn lao động - Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở - Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh - Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương - Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu biên bản lấy lời khai khi xảy ra tai nạn lao động - Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở - Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động - Mẫu số 10a ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Mẫu số 10b ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động - Mẫu số 11a ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Mẫu số 11b ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở (6 tháng hoặc cả năm) - Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Phụ lục XIII - Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người - Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động từ người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố (6 tháng hoặc cả năm) Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn - Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động của cơ quan chuyên ngành thực hiện điều tra tai nạn lao động (6 tháng hoặc cả năm) Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố - Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông báo về các trường hợp người bị tai nạn lao động khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc -Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở - Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc và quản lý sức khỏe người lao động - Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.