Người lao động được rút bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp pháp luật quy định. Theo đó, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động như sau:
>> Giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
>> Giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, người lao động đã/đang làm việc tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có yêu cầu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần sẽ được giải quyết nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Sau 01 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài các bệnh nêu bên trên, người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần (theo quy định tại Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT).
- Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 còn quy định: Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động đã/đang làm việc trong doanh nghiệp, hộ kinh doanh bao gồm các tài liệu sau đây:
(i) Sổ bảo hiểm xã hội.
(ii) Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động (theo Mẫu số 14-HSB ban hành kèm theo Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024)
(iii) Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
- Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
- Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
- Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
(iv) Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được. Nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.
(v) Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
Lưu ý đối với hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với các đối tượng sau đây:
- Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hưởng bảo hiểm xã hội một lần: hồ sơ gồm các tài liệu (ii), (iv) và (v) nêu trên.
- Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng ra nước ngoài để định cư hưởng trợ cấp một lần: Hồ sơ gồm các tài liệu (ii) và (iii) nêu trên.
- Đối với người nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam hưởng trợ cấp một lần: Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động (theo Mẫu số 14-HSB ban hành kèm theo Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024)
(Căn cứ Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tiết 1.2.3 điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019).
- Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ nêu trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Riêng thời hạn giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người đang hưởng chế độ hàng tháng ra nước ngoài để định cư là tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(Căn cứ khoản 3, 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tiết b3 điểm b khoản 1.1.2 Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019).
Theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như sau:
- Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội đủ một năm:
Những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 |
Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Những năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi |
Cứ mỗi năm tính bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội |
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm: Mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần nêu trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; trừ trường hợp: Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp - Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng - Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu khai báo tai nạn lao động - Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở - Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh - Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương - Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu biên bản lấy lời khai khi xảy ra tai nạn lao động - Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở - Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động - Mẫu số 10a ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Mẫu số 10b ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động - Mẫu số 11a ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Mẫu số 11b ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở (6 tháng hoặc cả năm) - Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Phụ lục XIII - Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người - Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động từ người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố (6 tháng hoặc cả năm) Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn - Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động của cơ quan chuyên ngành thực hiện điều tra tai nạn lao động (6 tháng hoặc cả năm) Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố - Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông báo về các trường hợp người bị tai nạn lao động khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc -Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở - Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc và quản lý sức khỏe người lao động - Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.