Tử tuất là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội, phát sinh khi người tham gia bảo hiểm xã hội chết. Thân nhân của họ sẽ được hưởng chế độ tử tuất theo quy định sau đây:
>> Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động
>> Giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng lao động và thân nhân của người này sẽ căn cứ vào điều kiện hưởng chế độ tử tuất làm hồ sơ để hưởng chế độ tử tuất. Chế độ tử tuất bao gồm: chế độ trợ cấp mai táng và chế độ trợ cấp tuất.
Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người này chết:
(i) Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
(ii) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(iii) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc;
(iv) Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng không nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 12 tháng hoặc có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới 60 tháng khi chết.
(v) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP.
(vi) Những người quy định nêu trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân cũng được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng Tòa án tuyên bố là đã chết.
(Căn cứ Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 24 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Những người nêu tại đoạn (i), (ii), (iii) và (vi) của Mục 1.1 bên trên thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
- Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ năm (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) còn thiếu tối đa không quá 06 tháng mà bị chết (tức là đã đóng bảo hiểm xã hội từ 14 năm 06 tháng trở lên), nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng thì thân nhân được lựa chọn đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi chết (hoặc trước khi nghỉ việc đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) để giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng. Trường hợp thân nhân người lao động không đóng cho số tháng còn thiếu thì giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần.
Ví dụ: Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội được 14 năm 07 tháng thì nhân thân được đóng tiếp một lần cho 05 tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất (để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội) với mức đóng cho mỗi tháng còn thiếu bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Đang hưởng lương hưu;
- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
Thân nhân của những người nêu trên được nhận trợ cấp tuất hàng tháng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Thuộc đối tượng được nhận trợ cấp hàng tháng, cụ thể:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
(ii) Thân nhân (trừ con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai) không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở (không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công).
Thời điểm xem xét tuổi đối với nhân thân: Là kết thúc ngày cuối cùng của tháng người lao động chết.
Khi giải quyết chế độ tử tuất nếu hồ sơ của thân nhân người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01/01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở giải quyết chế độ tử tuất.
Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
- Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.
- Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân là con hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.
Mức trợ cấp tuất hằng tháng:
- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
- Số nhân thân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng là không quá 04 người. Trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp nêu trên.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.
(Căn cứ Điều 67, 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 25 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH).
Theo quy định tại Điều 69 và Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chế độ trợ cấp tuất một lần được áp dụng như sau:
Những người nêu tại đoạn (i), (ii), (iii) và (vi) của Mục 1.1 bên trên thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất một lần:
- Người lao động chết không thuộc các trường hợp được hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng (nêu tại Mục 1.2);
- Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp được hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân thuộc đối tượng được hưởng tiền tuất hằng tháng (nêu tại Mục 1.2);
- Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. (Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Thân nhân trong trường hợp này là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).
Mức trợ cấp tuất một lần:
- Đối với thân nhân của người lao động đang tham gia BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH: mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cụ thể:
Những năm đóng BHXH trước năm 2014 |
Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Những năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi |
Cứ mỗi năm tính bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
- Mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (theo khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Lưu ý: Chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 115/2015/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được hướng dẫn bởi tiết 1.2.4 điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019), tùy trường hợp mà hồ sơ hưởng chế độ tử tuất bao gồm các giấy tờ sau:
(i) Trường hợp thân nhân của người đang đóng bảo hiểm xã hội, đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Tờ khai của thân nhân (theo Mẫu số 09-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019);
- Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao); hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.
- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa (trong trường hợp thanh toán phí giám định y khoa).
>> Xem thêm mẫu:
- Mẫu đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
- Sổ đăng ký khai tử theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
- Trích lục khai tử theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
(ii) Đối với thân nhân của người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng:
- Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Tờ khai của thân nhân (theo Mẫu số 09-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019);
- Biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao); hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.
- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa (trong trường hợp thanh toán phí giám định y khoa).
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ nêu tại Mục 2 cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ nêu tại trường hợp (i) của Mục 2 cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng lao động.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng lao động nộp hồ sơ này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(Căn cứ Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp - Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng - Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu khai báo tai nạn lao động - Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở - Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh - Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương - Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu biên bản lấy lời khai khi xảy ra tai nạn lao động - Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở - Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động - Mẫu số 10a ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Mẫu số 10b ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động - Mẫu số 11a ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động - Mẫu số 11b ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở (6 tháng hoặc cả năm) - Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Phụ lục XIII - Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người - Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động từ người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố (6 tháng hoặc cả năm) Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn - Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động của cơ quan chuyên ngành thực hiện điều tra tai nạn lao động (6 tháng hoặc cả năm) Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu báo cáo tổng hợp các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố - Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông báo về các trường hợp người bị tai nạn lao động khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc -Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở - Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc và quản lý sức khỏe người lao động - Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.