Tôi vừa nhận nuôi một cháu bé 04 tháng tuổi thì có được hưởng chế độ thai sản như sinh con không? Thời gian đi làm tôi được công ty đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. – Ánh Hà (Long An).
>> Lao động nữ nuôi con nhỏ năm 2024, có được về sớm hay không?
>> Năm 2024, nghỉ việc bao nhiêu ngày trong tháng sẽ không đóng BHXH?
Căn cứ điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thuộc đối tượng người lao động được hưởng chế độ thai sản. Người lao động nhận nuôi con nuôi sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi
Như vậy, trong trường hợp trên, người lao động nhận nuôi con nuôi 04 tháng tuổi vẫn được hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Người lao động nuôi con nuôi 2024 vẫn được hưởng chế độ thai sản (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Căn cứ điểm a và điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng là bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ. Trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng nhận con nuôi.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (như vậy, 02 tháng lương cơ sở là 3,6 triệu đồng).
Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại Mục 1 nhưng không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần quy định tại Mục 2.2 nêu trên.
Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm: a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết; c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con; d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này. 2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú. 3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi. 4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. 5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập. |