Tôi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì có được về sớm mà không bị trừ lương hay không? Nếu có, tôi về sớm bao nhiêu giờ? Rất mong được giải đáp chi tiết – Anh Vy (Đà Nẵng).
>> Năm 2024, nghỉ việc bao nhiêu ngày trong tháng sẽ không đóng BHXH?
>> Lao động nữ mang thai năm 2024, có được đi về sớm hay không?
Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ khi mang thai được về sớm khi thuộc các trường hợp sau:
- Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Như vậy, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương. Trường hợp lao động nữ thuộc cả hai trường hợp nêu trên thì được về sớm tối đa 02 giờ làm việc. Quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Lao động nữ nuôi con nhỏ năm 2024 được về sớm tối đa 02 giờ làm việc
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, công ty không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của công ty.
- Đang bị tạm giữ, tạm giam.
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, công ty không được xử lý kỷ luật đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ điểm c, điểm đ khoản 2 Điều 28 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, công ty sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng nếu thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
- Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo cho công ty biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 của Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
- Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, theo điểm b khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, công ty còn buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể là công ty trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định đối với hành vi không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.