Ngày Quốc tế hạnh phúc là ngày nào? Năm 2025 Quốc tế hạnh phúc rơi vào thứ mấy? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Quốc tế hạnh phúc hay không?
>> 14/3 là ngày gì? Ai tặng quà cho ai?
>> Thẩm quyền quyết định chuyển đổi nghề nghiệp thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ theo Phụ lục 3 Quyết định 288/QĐ-BYT năm 2025 của Bộ Y tế quy định về Ngày Quốc tế hạnh phúc là ngày 20/03 hằng năm. Năm 2025, Ngày Quốc tế hạnh phúc rơi vào thứ năm trong tuần và là ngày 21 tháng 02 âm lịch.
Ngày lễ quốc tế này đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức công nhận khi tất cả 193 quốc gia thành viên đồng thuận thông qua Nghị quyết A/RES/66/281 vào ngày 20 tháng 6 năm 2012. Và chọn ngày 20/3 để kỷ niệm hạnh phúc của nhân loại trên toàn cầu, đồng thời là dịp để hành động, thúc đẩy và nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng một thế giới chung mang lại hạnh phúc cho mọi người.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 truyền tải thông điệp rằng: “Cân bằng và hài hòa là một trong những chìa khóa mang lại hạnh phúc.” Bên cạnh đó, ngày lễ này còn nhấn mạnh nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, và phấn đấu vì hạnh phúc cũng như thịnh vượng cho tất cả mọi người.
Lưu ý, nội dung “Ngày Quốc tế hạnh phúc có ý nghĩa gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Ngày Quốc tế hạnh phúc là ngày nào; Năm 2025 Quốc tế hạnh phúc rơi vào thứ mấy
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết cụ thể như sau:
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương vào các dịp lễ, tết với số ngày nghỉ tương ứng theo quy định pháp luật gồm:
- Tết Dương lịch.
- Tết Âm lịch.
- Ngày Chiến thắng.
- Ngày Quốc tế lao động.
- Quốc khánh.
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 không phải là ngày nghỉ lễ, tết do đó người lao động không được nghie hưởng nguyên lương vào ngày này.
Lưu ý: Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ hưởng nguyên lương nếu có thỏa thuận với người sử dụng lao động về ngày nghỉ này.
Tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 về nghĩa vụ của người lao động cụ thê như sau:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.