Thông tin nợ xấu được lưu trữ tối đa bao lâu? Nợ xấu có vay ngân hàng được không? Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu?
>> Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm các thông tin nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 15/2023/TT-NHNN, quy định như sau:
Hạn chế cung cấp thông tin tín dụng
1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp phục vụ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tự nguyện chỉ được cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng tương ứng với phạm vi cung cấp thông tin cho CIC theo hợp đồng trao đổi thông tin.
3. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này và các quy định khác của pháp luật sẽ bị tạm dừng quyền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng theo hợp đồng thỏa thuận với CIC.
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư 15/2023/TT-NHNN, thông tin tiêu cực về khách hàng vay là thông tin tín dụng về nợ xấu, vi phạm nghĩa vụ thanh toán và các thông tin bất lợi khác ảnh hưởng đến kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay (bao gồm thông tin phá sản, vi phạm hành chính và các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật đối với khách hàng vay.
Như vậy, lịch sử nợ xấu được cung cấp trong tối đa 5 năm.
![]() |
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Thông tin nợ xấu được lưu trữ tối đa bao lâu (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN và Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
(ii) Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
(iii) Có phương án sử dụng vốn khả thi.
Lưu ý: Điều kiện này không bắt buộc đối với khoản cho vay có mức giá trị nhỏ.
(iv) Có khả năng tài chính để trả nợ.
Theo đó, một trong những điều kiện để được vay vốn ngân hàng là khách hàng có khả năng tài chính để trả nợ.
Như vậy, khách hàng cần chứng minh khả năng tài chính đủ để trả nợ. Tuy nhiên, những khách hàng có nợ xấu thường bị đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ, đồng nghĩa với việc không đảm bảo được nghĩa vụ thanh toán. Vì vậy, người có nợ xấu sẽ không đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng.
Căn cứ Điều 199 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, quy định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu như sau:
1. Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;
b) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;
c) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;
d) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;
đ) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;
e) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.