KYC Pi Network là gì? Thời gian xét duyệt KYC trên Pi Network mất bao lâu? Có thể sử dụng Pi để giao dịch theo quy định pháp luật không?
>> Thông tin nợ xấu được lưu trữ tối đa bao lâu?
>> Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm các thông tin nào?
KYC (Know Your Customer) trong Pi Network là quy trình xác minh danh tính người dùng, đảm bảo rằng mỗi thành viên trong hệ sinh thái Pi là một cá nhân thực sự. Điều này giúp ngăn chặn gian lận và việc tạo nhiều tài khoản để tích lũy Pi không công bằng.
Ngoài ra, tại Phụ lục 2 Ban hành theo Quyết định 2655/QĐ-NHNN năm 2019 có quy định về e-KYC (xác thực điện tử) là việc nhận biết, xác minh danh tính khách hàng bằng phương thức điện tử thay vì gặp mặt trực tiếp nhờ sự hỗ trợ của công nghệ.
Thời gian xét duyệt KYC trên Pi Network có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong hầu hết các trường hợp, đơn đăng ký KYC được xem xét trong vòng chưa đầy 15 phút. Tuy nhiên, thời gian xử lý cụ thể có thể kéo dài hơn, từ vài ngày đến vài tháng, tùy thuộc vào độ chính xác của thông tin cung cấp và số lượng người xác thực (validator) tại quốc gia của bạn.
Để đảm bảo quá trình xét duyệt diễn ra nhanh chóng, bạn nên:
- Cung cấp thông tin chính xác: Đảm bảo rằng tên tài khoản Pi của bạn khớp với tên trên giấy tờ tùy thân.
- Chọn đúng quốc gia và loại giấy tờ: Xác định chính xác quốc gia cấp giấy tờ và loại giấy tờ bạn sử dụng.
- Hình ảnh rõ ràng: Chụp ảnh giấy tờ và ảnh tự chụp (selfie) với ánh sáng tốt, không bị mờ hoặc che khuất.
Trường hợp đơn đăng ký của bạn bị từ chối do hình ảnh không rõ ràng, chọn sai quốc gia hoặc loại giấy tờ, hoặc gặp sự cố kỹ thuật, bạn có thể có cơ hội gửi lại đơn. Hãy kiểm tra trạng thái đơn đăng ký của bạn thường xuyên thông qua ứng dụng Pi Browser để cập nhật thông tin mới nhất.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tải về
![]() |
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
KYC Pi Network là gì; Thời gian xét duyệt KYC trên Pi Network mất bao lâu
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:
Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, căn cứ Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 quy định như sau:
...tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.
Theo đó, tiền ảo Pi Network không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.