Đi nộp bảo hiểm thất nghiệp cần mang theo giấy tờ gì? Thời gian nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tối đa bao lâu? Công thức tính tiền trợ cấp thất nghiệp?
>> Từ tháng 7/2025 ký HĐLĐ bao nhiêu tháng thì được công ty đóng BHYT?
>> Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai có tính ngày nghỉ lễ không?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP), khi đi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm, người lao động cần mang theo những giấy tờ sau:
(i) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH.
(ii) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Quyết định thôi việc.
- Quyết định sa thải.
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc…
(iii) Sổ bảo hiểm xã hội.
Trên đây là 03 loại giấy tờ cần mang theo khi đi nộp bảo hiểm thất nghiệp.
>> Xem thêm: Hướng dẫn người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2025
![]() |
Toàn bộ biểu mẫu quy trình giải quyết hưởng BHXH mới nhất |
Đi nộp bảo hiểm thất nghiệp cần mang theo giấy tờ gì (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013, quy định hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định ở Mục 1 tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
Nếu để quá thời hạn 03 tháng, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ từ chối giải quyết và trả lại hồ sơ cho người lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính như sau:
Trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Trong đó, mức trợ cấp thất nghiệp được giới hạn như sau:
- Tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
- Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Mức lương tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |