KYC là gì? Xác minh KYC có vai trò như thế nào? Trường hợp nào Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kịp thời cập nhật và xác minh thông tin nhận biết khách hàng?
>> Tiền hoa hồng môi giới có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
KYC, viết tắt của "Know Your Customer", có nghĩa là "Hiểu rõ khách hàng của bạn" trong tiếng Việt. Quy trình xác minh KYC là cách mà các tổ chức tài chính, ngân hàng và các doanh nghiệp khác thực hiện để xác minh danh tính của khách hàng bằng cách thu thập và kiểm tra thông tin cá nhân. Mục tiêu của KYC là đảm bảo rằng khách hàng là người thật và không liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố hay gian lận tài chính.
Ngoài ra, tại Phụ lục 2 Ban hành theo Quyết định 2655/QĐ-NHNN năm 2019 có quy định về e-KYC (hay xác thực điện tử) là việc nhận biết, xác minh danh tính khách hàng bằng phương thức điện tử thay vì gặp mặt trực tiếp nhờ sự hỗ trợ của công nghệ.
Một số vai trò đối với hoạt động xác minh KYC như sau:
- Tuân thủ pháp luật: Các tổ chức tài chính phải thực hiện KYC để đáp ứng yêu cầu của nhiều quốc gia về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
- Đánh giá rủi ro của khách hàng: KYC giúp các tổ chức xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng, từ đó thực hiện các biện pháp quản lý thích hợp.
- Bảo vệ danh tiếng tổ chức: Việc thực hiện quy trình KYC giúp duy trì uy tín và giảm thiểu rủi ro pháp lý từ việc hợp tác với các đối tượng không minh bạch.
- Ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp: Bằng cách xác minh danh tính khách hàng, các tổ chức tài chính có thể phát hiện và ngăn chặn các giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
Lưu ý, “KYC là gì? Xác minh KYC có vai trò như thế nào?” chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
KYC là gì; Xác minh KYC có vai trò như thế nào (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 17/2024/TT-NHNN về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cụ thể như sau:
…
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nghĩa vụ:
…
đ) Cập nhật thông tin khách hàng định kỳ hoặc khi khách hàng thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán và kịp thời cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng khi xác định khách hàng có mức độ rủi ro cao theo tiêu chí do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành. Bảo quản lưu trữ hồ sơ tài khoản thanh toán và các chứng từ giao dịch qua tài khoản theo đúng quy định của pháp luật;
e) Bảo mật các thông tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng hoặc dữ liệu cá nhân do khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến tài khoản thanh toán và các giao dịch trên tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định của pháp luật;
…
Như vậy, ngân hàng phải kịp thời cập nhật và xác minh thông tin nhận biết khách hàng khi xác định khách hàng có mức độ rủi ro cao theo tiêu chí do ngân hàng ban hành theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2024/TT-NHNN về các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được mở tài khoản than toán cụ thể như sau:
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước);
b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã (sau đây gọi tắt là ngân hàng);
c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.