Trong năm 2024, thời gian hưởng chế độ khi khám thai, phá thai được thực hiện thế nào? Nội dung này được quy định tại văn bản pháp luật nào? – Hồng Ngọc (Lâm Đồng).
>> Thời hạn của giấy phép lao động 2024, các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
>> Quy định về lao động là người khuyết tật năm 2024
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai, phá thai trong năm 2024 được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể chế độ trên được quy định như sau:
Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian lao động nữ hưởng chế độ khi khám thai được quy định như sau:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Ví dụ: Giả sử, chị A sinh sống ở miền núi, cách xa bệnh viện nên việc khám thai khó khăn, thời gian nghỉ hằng tuần của chị A là ngày chủ nhật, ngày 11/11/2023 chị xin đi khám thai đến hết ngày 13/11/2023. Khi này, thời gian hưởng chế độ khám thai của chị A tính từ ngày 11/11 đến 13/11/2023 (phải trừ đi 01 ngày chủ nhật 12/11/2023).
Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thi hành 2023 |
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai, phá thai 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ phá thai được quy định như sau:
- Khi nạo, hút thai, phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi phá thai tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Ví dụ: Chị B có ngày nghỉ hằng tuần là ngày chủ nhật, chị B mang thai đến tuần thứ 04 giả sử thì thai bị dị dạng nên phải phá thai bệnh lý, khi này chị B sẽ được nghỉ hưởng chế độ khi phá thai là 10 ngày giả sử tính từ ngày 01/11/2023, vậy đến hết ngày 10/11/2023 chị B sẽ hết thời gian nghỉ hưởng chế độ khi phá thai, mặc dù ngày 05/11/2023 là ngày chủ nhật nhưng vẫn tính.
Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp một lần khi con hoặc nhận con nuôi được quy định như sau:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ: Giả sử chị B là người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 06/9/2023 chị C sinh được 01 người con, tại thời điểm 01/03/2023 mức lương cơ sở bằng 1.800.000 đồng/tháng. Khi này trợ cấp khi chị B sinh con bằng: 1.800.000 x 2 tháng = 3.600.000 đồng.
Lưu ý: Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Điều 6. Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. 3. Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ. 4. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung. 5. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội. |