Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội đã có văn bản nào sửa đổi, hướng dẫn thi hành đang còn hiệu lực? – Hoài Thanh (TP. Hồ Chí Minh).
>> Hiện nay, nếu người lao động bị Covid-19 sẽ được hưởng quyền lợi này
>> Đã có Quyết định 948/QĐ-BHXH sửa quy định về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN
Tính đến thời điểm hiện tại, đang áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành sau đây:
2. Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
3. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.
5. Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
Toàn văn File Word Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thi hành 2023 |
Toàn văn File Word Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thi hành 2023
6. Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 89/2020/NĐ-CP, Nghị định 135/2020/NĐ-CP).
7. Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP, Nghị định 135/2020/NĐ-CP).
8. Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
9. Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2020/NĐ-CP).
10. Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 58/2020/NĐ-CP).
11. Nghị định 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
12. Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
13. Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH).
14. Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
15. Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 33/2016/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân.
16. Thông tư 46/2016/TT-BYT ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
17. Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế (được sửa đổi, bổ sung Quyết định 2968/QĐ-BYT ngày 16/5/2018; Thông tư 18/2022/TT-BYT).
18. Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016/TT-BYT về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. 4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. 5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. |