|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
139/BC-UBDT
|
|
Loại văn bản:
|
Báo cáo
|
Nơi ban hành:
|
Uỷ ban Dân tộc
|
|
Người ký:
|
Nông Thị Hà
|
Ngày ban hành:
|
24/01/2025
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 139/BC-UBDT
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 01 năm 2025
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC NĂM 2024 VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM NĂM 2025
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ CÔNG TÁC NĂM
2024
Năm 2024, tình hình thế giới và
khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, thuận lợi, thời cơ và
khó khăn, thách thức đan xen; nhiều yếu tố rủi ro, bất định, diễn biến mới phát
sinh vượt ngoài khả năng dự báo; điểm nóng xung đột, căng thẳng trên thế giới
tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong nước, tình hình thiên tai, hạn hán, dịch bệnh,
bão lũ, sạt lở đất diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề ở nhiều địa phương
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).
Với sự chỉ đạo, điều hành quyết
liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã bám sát các
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để tập
trung chỉ đạo, cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình công tác dân tộc, với những
mục tiêu, nội dung cụ thể, để phấn đấu thực hiện. Ngay từ đầu năm UBDT đã tập
trung quyết liệt chỉ đạo, điều hành, phối hợp có hiệu quả với các bộ, ngành, cơ
quan Trung ương và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương vùng DTTS&MN,
thường xuyên quan tâm, tổ chức thực hiện công tác dân tộc (CTDT) và đã đạt được
kết quả quan trọng, cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra, góp phần tích cực vào
phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa bàn vùng DTTS&MN nói riêng và cả nước
nói chung, thể hiện qua các nội dung sau:
I. TÌNH
HÌNH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NĂM 2024
Được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực cố gắng
của đồng bào các dân tộc trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách
tại vùng DTTS&MN, các chính sách an sinh xã hội nên tình hình KT-XH vùng
DTTS&MN năm 2024 tiếp tục phát triển; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích
cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú; thu nhập được nâng
lên, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng cải thiện; số hộ nghèo giảm
nhanh; giáo dục, y tế được quan tâm; văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp từng
bước được bảo tồn và phát huy; tình hình an ninh trật tự được giữ vững; khối đại
đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các
tỉnh vùng DTTS&MN khá cao, trong đó các tỉnh vùng Tây Bắc tăng bình quân
8,0%/năm, Tây Nguyên tăng bình quân 7,5%/năm, Tây Nam bộ tăng bình quân
7,0%/năm. Đến nay, 98,4% xã vùng DTTS&MN có đường ô tô đến trung tâm; 96,7%
hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã có trường lớp mầm non, trường
tiểu học, trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế với 83,5% xã có trạm y tế đạt
chuẩn, 69,1% số trạm y tế có bác sỹ, y tá khám chữa bệnh cho người dân; trên
90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; 100% xã có hạ tầng viễn thông và
được phủ sóng di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân; nhiều tỉnh[1] có tỷ lệ giảm nghèo bình
quân hằng năm trên 3%, vượt mục tiêu đề ra tại Chương trình hành động thực hiện
Chiến lược Công tác dân tộc (CTDT) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045...
Tình hình cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
1. Tình
hình sản xuất và đời sống
Các địa phương thuộc vùng đồng
bào DTTS&MN tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực triển khai thực hiện
các chính sách, chương trình, dự án, trọng tâm là 03 Chương trình mục tiêu quốc
gia (Chương trình MTQG), các chính sách đặc thù, chương trình xây, sửa nhà ở,
xóa nhà tạm, nhà dột nát[2];
quan tâm công tác đền ơn, đáp nghĩa, an sinh xã hội đối với người dân dịp Tết
Nguyên đán và giáp hạt[3],
lễ, tết cổ truyền của DTTS, tháng cao điểm “Vì người nghèo”, đồng bào bị ảnh hưởng
biến đổi khí hậu, thiên tai[4],
rủi ro, tai nạn, vùng biên giới, hải đảo bằng nhiều hoạt động thiết thực[5], đặc biệt là phát huy
truyền thống tương thân, tương ái, các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể và toàn
xã hội đã sẻ chia, ủng hộ người dân các địa phương bị thiệt hại do bão số 3, số
6, mưa lũ sau bão. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt
tiếp tục duy trì phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, hiện đang tập
trung phục vụ Tết Nguyên đán năm 2025; đối với các địa phương bị ảnh hưởng trực
tiếp bão, lũ, nhất là bão số 3, số 6 đã khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh
chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh sớm ổn
định cuộc sống theo tinh thần Nghị quyết của Chính phủ[6]; công tác bình ổn giá được thực hiện tốt[7]. Các mô hình, điển hình
tiên tiến trong sản xuất, hợp tác sản xuất, kinh doanh được quan tâm tạo điều
kiện nhân rộng. Một số địa phương tổ chức biểu dương thanh niên hoặc hộ dân
vùng DTTS có mô hình kinh tế tiêu biểu, gương khởi nghiệp thành công, các hoạt
động thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu
tư vùng DTTS. Thị trường lao động có nhiều khởi sắc dịp cuối năm[8], nhiều doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất có nhiều đơn hàng, tạo nhiều việc làm mới. Từ đó, giúp đồng bào cải
thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong DTTS.
Tuy vậy, tình hình sản xuất, đời
sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, việc làm có lúc, có nơi thiếu ổn định,
doanh nghiệp thiếu nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu; giá cả một số loại
nông sản luôn biến động, có lúc giảm mạnh, khó tiêu thụ; dịch bệnh trên cây trồng,
vật nuôi phức tạp; cháy nổ; rủi ro và tai nạn lao động tăng... Khí hậu thay đổi
thất thường bất lợi theo vùng, miền như miền Bắc thời tiết lạnh, rét, nước lũ
cao vượt mức báo động 3, trong khi Tây Nguyên và Nam bộ nắng nóng đặc biệt gay
gắt; hạn, mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt, triều cường dâng cao, sạt lở đất[9], các tỉnh Đông Nam bộ và
Tây Nguyên thiếu nước trầm trọng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Do ảnh hưởng
của bão số 3, tại miền Bắc đã xuất hiện mưa lũ lớn nhất trong vòng 45 năm qua,
gây thiệt hại rất nặng nề. Theo báo cáo của Ban Dân tộc các tỉnh: Lạng Sơn, Cao
Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa
Bình, Bắc Kạn, Thanh Hoá đã có 206 người DTTS bị thiệt mạng, 73 người DTTS bị
thương, 30 người DTTS bị mất tích, 133.678 ngôi nhà của đồng bào DTTS bị ảnh hưởng
(vùi lấp, sạt lở, ngập lụt, di dời và tốc mái) trong đó 1.447 ngôi nhà bị sập,
vùi lấp hư hỏng hoàn toàn… Sau bão số 3, đến tháng 10, mưa to kèm lốc, sét, lũ
dâng cao, triều cường Nam bộ, ngập úng cục bộ[10], nguy cơ cao sạt lở đất, lũ cuốn phải sơ tán
dân đến nơi an toàn và rủi ro đột xuất gây nhiều thiệt hại về người, tài sản tại
vùng đồng bào DTTS&MN. Từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11, do ảnh hưởng của
các cơn bão số 5, số 6 và hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại về người,
tài sản của người dân các tỉnh khu vực miền Trung, trong đó có vùng DTTS&MN
tại các tỉnh như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Quảng Ngãi[11].
Năm 2024 đã xảy ra khoảng 300 vụ động đất ở các tỉnh, thành, phố: Kon Tum,
Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hoá, Điện Biên, Ninh
Bình, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Dịch bệnh trên cây trồng, vật
nuôi diễn biến phức tạp, nhất là dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại nhiều địa
phương[12], nhiều nhất tại
các tỉnh: Gia Lai[13], Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam, Long An và bệnh tiêu chảy
ở bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng. Các địa phương chủ động chỉ đạo thực hiện nghiêm
các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ[14].
2. Văn hóa
xã hội; an ninh, trật tự
a) Về văn hóa - thông tin:
Cùng với cả nước, các địa
phương vùng DTTS&MN tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin
tuyên truyền ý nghĩa mừng Đảng, mừng Xuân năm 2024 và các ngày Lễ kỷ niệm của đất
nước, như: 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02), ngày văn hóa
các dân tộc Việt Nam (19/4), 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc
(03/5), 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn đất nước (30/4), 70 năm kỷ niệm chiến
thắng Điện Biên Phủ (07/5), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), 79
năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8) và Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam (02/9), 94 năm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt
Nam (18/11), 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)... cùng
các sự kiện truyền thống của các địa phương và thực hiện nghi thức trang nghiêm
Lễ Quốc tang cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự bày tỏ niềm tiếc thương vô
hạn của các tầng lớp Nhân dân khi phải tiễn biệt cố Tổng Bí thư.
Các cơ quan thông tin đại chúng[15] tiếp tục quan tâm đến
chất lượng, thời lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng DTTS với nội dung
phong phú, đa dạng, kịp thời phối hợp cung cấp thông tin đến người dân là DTTS,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vùng DTTS, thành tựu phát triển
KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng DTTS, kết quả đại hội đại biểu các DTTS
các cấp, chuẩn bị đại hội Đảng các cấp, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm,
cảnh báo phòng, chống thiên tai... đặc biệt là thông tin hoạt động hướng về đồng
bào bị thiệt hại do bão số 3, số 6 được lan tỏa, góp phần động viên, chia sẻ kịp
thời các nạn nhân bị ảnh hưởng.
Chính sách bảo tồn, bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS tiếp tục được quan tâm thực hiện,
trong đó có các Lễ, Tết[16]
truyền thống, định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa, thể thao dân tộc, hội thi, hội
diễn của đồng bào các dân tộc, hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hóa, đầu tư
nâng chất lượng các Đoàn nghệ thuật và thể thao đối với đồng bào DTTS… gắn với
du lịch tại địa phương, tranh thủ các nguồn vốn từ các Chương trình MTQG, góp
phần phát triển kinh tế tại chỗ[17]. Các hủ tục lạc hậu từng bước được xóa bỏ, đời sống tinh thần
của đồng bào DTTS đã được cải thiện, mức hưởng thụ văn hóa được nâng lên.
b) Về giáo dục - đào tạo
Các địa phương đã hoàn thành
năm học 2023 - 2024, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đối với vùng đồng
bào DTTS&MN tiến bộ hơn so với kỳ thi năm trước[18]. Các địa phương tăng cường các điều kiện bảo đảm
thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025 theo chỉ đạo tại Chỉ thị số
31/CT-TTg ngày 04/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Các chế độ, chính sách đối với
cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh là người DTTS được thực hiện kịp thời, đầy
đủ, đúng quy định[19].
Công tác quản lý giáo dục - đào tạo được đẩy mạnh, thu hút các nguồn lực đầu tư[20], phát triển giáo dục
và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều địa phương còn có thêm chính
sách đặc thù bằng nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh[21] góp phần khắc phục ảnh
hưởng bão, lũ và quan tâm công tác khuyến học, khuyến tài, biểu dương, khen thưởng
giáo viên, học sinh DTTS có thành tích xuất sắc năm học 2023-2024, tặng quà, học
bổng, nhận đỡ đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên khó khăn, vùng biên giới, hải
đảo dịp Tháng hành động vì trẻ em, hè, năm học mới và lễ, tết... Từ đó, góp phần
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ học sinh
khá, giỏi ngày càng tăng[22],
chất lượng dạy và học được nâng lên. Việc bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết các DTTS
được quan tâm[23], nhất
là tổ chức các lớp học tiếng DTTS dịp hè[24]. Tuy nhiên, một số địa phương vẫn còn khó
khăn, hạn chế về cơ sở vật chất, thiểu số lượng giáo viên[25], sinh viên cử tuyển đã tốt nghiệp nhưng chưa
được bố trí việc làm...
c) Đào tạo nghề, giải quyết việc
làm
Các địa phương tiếp tục quan
tâm công tác nâng cao chất lượng dạy, đào tạo nghề, đặc biệt là tăng cường đổi
mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2021 - 2030; tìm giải
pháp cải thiện chất lượng đào tạo lao động, kết hợp giải quyết việc làm; thực
hiện chính sách vay vốn ưu đãi; đẩy mạnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm gắn
với thị trường lao động trong, ngoài nước[26]; quan tâm gặp gỡ, đối thoại, tặng vật chất cho
người lao động nhân Tháng công nhân; chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động,
bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại Công điện số 51/CĐ-TTg ngày 21/5/2024. Tuy nhiên, còn xảy ra một số vụ
tai nạn lao động gây thương vong, đáng báo động; ít địa phương có chính sách hỗ
trợ; mức hỗ trợ theo hình thức đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng[27] còn thấp so với thực tế
và thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao theo nhu cầu. Trước thực trạng này,
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã xây dựng và trình Thủ tướng
Chính phủ Đề án "Nâng cao chất lượng lực lượng lao động vùng DTTS&MN
đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế".
d) Về y tế
Các địa phương tiếp tục thực hiện
tốt công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, tăng cường các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh[28], góp phần
đảm bảo thực hiện tốt Chương trình MTQG. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và
nguồn nhân lực y tế vùng DTTS nhìn chung được quan tâm đầu tư; mạng lưới y tế
cơ sở cơ bản được hoàn chỉnh, nhiều địa phương đạt 100% xã đạt chuẩn quốc gia về
y tế; đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, tỷ lệ trạm y tế có
bác sỹ 100%; số lượt Nhân dân được khám bệnh theo chế độ Bảo hiểm y tế (BHYT)
ngày càng tăng. Một số địa phương quan tâm thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ
đóng BHYT cho người DTTS đang sinh sống tại các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt
khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2016 - 2020 mà các xã
này không còn trong danh sách xã khu vực II, III, thôn ĐBKK thuộc vùng DTTS&MN
giai đoạn 2021-2025, hộ cận nghèo và mua cấp thẻ BHYT cho người có uy tín trong
đồng bào DTTS bằng ngân sách của tỉnh; quan tâm vận động xã hội hóa chăm sóc bệnh
nhân nghèo, kết hợp trao quà cho người dân vùng DTTS&MN, biên giới, kể cả
người dân Campuchia, góp phần bảo đảm an sinh xã hội[29].
Tuy nhiên, tình trạng sốt xuất
huyết, tay chân miệng, dịch sởi ở các địa phương thuộc các tỉnh phía Nam vẫn
đang diễn biến phức tạp, sốt rét tăng vào mùa mưa[30], trẻ em mắc các bệnh lý về hô hấp nhập viện
tăng cao do nắng nóng; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và nhân lực y tế ở
một số nơi vùng DTTS còn hạn chế.
đ) Tình hình tôn giáo
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
trong vùng đồng bào DTTS cơ bản ổn định, đảm bảo theo quy định pháp luật. Cấp ủy,
chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tổ chức các
lễ trọng truyền thống[31]
của tôn giáo; thường xuyên nắm tình hình, tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ
biến pháp luật[32]; tiếp
xúc, gặp gỡ với các tổ chức tôn giáo, đại diện các cơ sở thờ tự trên địa bàn để
kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông suốt trong quá trình hoạt động[33]. Các chức sắc, chức việc,
tín đồ các tôn giáo tin tưởng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua
yêu nước, các cuộc vận động tại địa phương, nhất là hoạt động an sinh xã hội,
phát triển giáo dục, góp phần phát triển KT-XH, ổn định an ninh trật tự tại địa
phương[34].
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp
Thìn năm 2024 và các Lễ, Tết cổ truyền gắn với tôn giáo của đồng bào DTTS, Tỉnh
ủy, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh một số địa phương tổ chức
gặp mặt đại biểu đại diện các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc; tổ chức
đoàn đến thăm, chúc mừng các tổ chức và cá nhân là các vị chức sắc, chức việc
tiêu biểu...
e) Tình hình an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội
Tình hình an ninh trật tự, an
toàn xã hội vùng DTTS&MN và biên giới nhìn chung ổn định, không có điểm
nóng, nổi cộm, nhất là thời điểm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và lễ, tết của
các DTTS. Các địa phương thường xuyên xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc và thế trận an ninh nhân dân trong vùng đồng bào DTTS&MN, vùng
biên giới; tích cực phát huy vai trò người có uy tín, nêu gương điển hình về học
tập và làm theo Bác Hồ; vận động đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước[35], trong đó có vận động giao nộp vũ khí của một số tỉnh Tây
Nguyên[36].
Tuy nhiên, tình hình an ninh trật
tự vùng DTTS có nơi còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, các thế lực thù địch, phản động
không ngừng chống phá Đảng, Nhà nước ta, có nơi vẫn còn lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo, dân chủ để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, tuyên truyền đạo
trái pháp luật; sử dụng mạng xã hội lan truyền thông tin tạo ra dư luận bất đồng,
lừa đảo trong vùng đồng bào dân tộc[37]. Tình trạng khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; một số hộ
đồng bào DTTS di cư từ nơi khác đến chặt phá, lấn chiếm đất rừng phòng hộ, khu
vực biên giới để có đất ở và canh tác vẫn diễn ra[38], tình trạng cho vay nặng lãi[39]; vận chuyển, buôn bán ma túy (nhiều tại các tỉnh
phía Bắc); hành vi chế tạo vũ khí thô sơ, phá rừng[40] (nhiều tại các tỉnh Tây Nguyên) xuất, nhập cảnh
trái phép[41], trộm cắp
tài sản, vi phạm an toàn giao thông vùng DTTS[42]… vẫn còn xảy ra. Bên cạnh đó, một số nhóm liên
kết hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn
03 khu vực đặc thù (khu vực Nam bộ, Tây Nguyên và phía Bắc)[43]. Nhìn chung, các vụ việc xảy ra gây mất an
ninh, trật tự đã được chính quyền, ngành chức năng và đoàn thể các cấp làm tốt
công tác vận động, tuyên truyền và đấu tranh, xử lý theo quy định.
II. KẾT QUẢ
CÔNG TÁC DÂN TỘC NĂM 2024
1. Công
tác chỉ đạo điều hành
Ngay từ đầu năm 2024, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục đổi
mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả để triển khai đồng bộ
các Luật, Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, Quốc hội; chỉ đạo chuẩn bị chu đáo các nội dung phục vụ Hội nghị Trung
ương 8, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV; nhất là chỉ đạo tập trung triển khai thực
hiện 03 Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng
đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
(Chương trình MTQG DTTS&MN).
Căn cứ chỉ đạo của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ; UBDT đã quán triệt, triển khai thực hiện và đạt được một số
kết quả nổi bật trong công tác dân tộc (CTDT), chính sách dân tộc (CSDT) năm
2024, như sau:
a) Ủy ban Dân tộc
Tiếp tục thực hiện Kết luận số
65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về CTDT trong tình hình mới
(sau đây gọi là tt là Kết luận 65); Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019
của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào
DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tt là Đề án tổng thể), UBDT tiếp tục
phối hợp với các bộ, ngành rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng
bào DTTS&MN, các CSDT để đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ kịp thời
các văn bản không còn phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống
pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả CTDT, CSDT.
Để thực hiện các nhiệm vụ trọng
tâm trong năm 2024, UBDT đã ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBDT ngày 04/3/2024 của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về việc ban hành Chương trình công tác của UBDT năm
2024, trong đó phân công rõ trách nhiệm, quy định tiến độ thời hạn hoàn thành đối
với các vụ, đơn vị thuộc UBDT nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ
được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
UBDT đã xây dựng kế hoạch hành
động, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác dân tộc năm 2024 tập trung vào
các nhóm nội dung: (i) Đảm bảo quy chế làm việc, phương thức chỉ đạo, điều hành
tiếp tục được đổi mới, tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát và quyết liệt
để thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, Chính sách dân tộc; (ii) Tiếp
tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và ý thức chấp hành nghiêm chỉ đạo
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo UBDT; (iii) Duy trì thực hiện nền
nếp, khoa học lịch công tác tuần, tháng, quý của UBDT, không để xảy ra việc chồng
chéo hoặc bỏ sót nội dung cần chỉ đạo, điều hành. Nâng cao công tác rà soát, thẩm
định các nội dung đề án, chính sách, báo cáo, văn bản trước khi trình; (iv) Phối
hợp chặt chẽ, thường xuyên với bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương.
Trong chỉ đạo, điều hành, tập thể
Lãnh đạo UBDT đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, đổi mới một bước công tác chỉ
đạo, điều hành đảm bảo quy chế làm việc; triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm
vụ trong lĩnh vực CTDT với những nội dung nổi bật như sau:
Bộ trưởng, Chủ nhiệm và các Thứ
trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT đã tích cực, chủ động, chỉ đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy
ban cùng với cơ quan CTDT địa phương bám sát, đẩy nhanh thực hiện các nhiệm vụ.
Đối với các đề án, dự án có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, Bộ trưởng, Chủ
nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoặc phân công các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm
chịu trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo; các vụ, đơn vị có trách nhiệm phối hợp, đảm
bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo và phát huy được trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh
đó, tập thể Lãnh đạo UBDT luôn quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại, đảm
bảo hệ thống cơ quan CTDT từ Trung ương đến địa phương triển khai quyết liệt
ngay từ những ngày đầu, tháng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ CTDT năm 2024,
cụ thể như sau:
Ngay sau khi Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện
Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024; Nghị quyết
số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, UBDT đã khẩn
trương quán triệt và kịp thời xây dựng, ban hành Chương trình hành động thực hiện
hai Nghị quyết, theo phương châm chỉ đạo của Chính phủ: “Kỷ cương trách nhiệm,
chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, trên cơ sở
kế thừa những kết quả quan trọng đã đạt được, phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới,
năng động, sáng tạo, thành tựu tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, với
quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch phát triển KT-XH và dự
toán NSNN năm 2024[44].
Các nội dung chỉ đạo của UBDT đã chủ động phối hợp chặt chẽ, tranh thủ ý kiến
các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương trong việc tổ chức thực hiện công tác dân tộc
và CSDT; nghiên cứu, đề xuất những vấn đề lớn, phức tạp trình Chính phủ và Thủ
tướng Chính phủ. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường
trực Chính phủ phụ trách và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, sự phối hợp, tạo điều kiện
của các bộ, ngành… đến nay các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chương
trình, CSDT đã cơ bản được giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa
phương tổ chức triển khai thực hiện.
UBDT thường xuyên chỉ đạo, kịp
thời đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt các CSDT như: Chính sách đối
với người có uy tín (Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 và Quyết định số
28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023); Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số
2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
"Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào
DTTS" đến năm 2025; Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn
2018-2025”; Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong
vùng DTTS giai đoạn 2015-2025”...; chỉ đạo ban hành các văn bản hướng dẫn các địa
phương triển khai tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ
IV năm 2024 và tổ chức các Đoàn Lãnh đạo Ủy ban đi dự, chỉ đạo đại hội các DTTS
tại các địa phương; phối hợp với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển
khai công tác tập huấn, điều tra, giám sát và tổ chức cuộc Điều tra, thu thập
thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2024.
Lãnh đạo Ủy ban thường xuyên chỉ
đạo Vụ Công tác dân tộc địa phương và các vụ, đơn vị liên quan tăng cường công
tác kiểm tra, n m chắc tình hình địa phương, sâu sát cơ sở để kịp thời tham mưu
giải quyết những khó khăn, vướng mắc… của các địa phương vùng DTTS&MN. Nhân
dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, UBDT đã tổ chức các Đoàn công tác của Lãnh đạo
Ủy ban đi thăm, chúc Tết tại 12 địa phương vùng đồng bào DTTS&MN[45] với tổng số hơn 3.500
triệu đồng, trong đó: 3.378 người có uy tín (1.705,5 triệu đồng); 1.630 hộ gia
đình đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách, công nhân lao động, tập thể, học
sinh nghèo vượt khó bằng nguồn kinh phí xã hội hoá (1.795 triệu đồng). Trước diễn
biến phức tạp và hậu quả nặng nề của bão số 3 và mưa lũ sau bão, UBDT đã vận động
các nhà hảo tâm, thành lập các Đoàn công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm và các đồng
chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm làm Trưởng đoàn đến ngay các tỉnh và các địa bàn
các xã, thôn, bản bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ tại các tỉnh: Yên Bái, Lào
Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang… để nắm bắt tình hình, phối hợp, đề xuất chính quyền
địa phương các biện pháp khắc phục hậu quả mưa lũ; thăm, tặng quà nhiều hộ gia
đình DTTS có người chết và người DTTS bị thương do mưa bão với tổng số tiền gần
06 tỷ đồng cùng với lượng hàng hoá, lương thực… thiết yếu trị giá hàng trăm triệu
đồng; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của UBDT đã ủng hộ mi người
ít nhất 01 ngày lương; Đoàn Thanh niên cơ quan UBDT đã tổ chức hoạt động tình
nguyện và tặng 230 thùng sữa, 50 thùng nước uống và nhu yếu phẩm tại các tỉnh:
Bắc Kạn, Tuyên Quang…
Lãnh đạo UBDT đã chỉ đạo tập
trung tổ chức triển khai xây dựng, sửa đổi bổ sung các Thông tư thuộc thẩm quyền
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT. Tăng cường công tác tiếp dân, thanh tra thực hiện
CSDT và phòng, chống tham nhũng; thực hiện tốt việc trả lời kiến nghị của cử
tri, chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp; xây dựng báo cáo tổng hợp kết
quả giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đến việc thực hiện CTDT và CSDT.
Quán triệt thực hiện Nghị quyết
số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về
tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả"; Lãnh đạo UBDT luôn quan tâm, chú trọng công tác
tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy, cán bộ của cơ quan UBDT và hệ thống cơ quan
làm công tác dân tộc các cấp. Quán triệt, chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực
hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; các nội quy, quy chế làm việc; công tác bảo vệ
chính trị nội bộ, thực hiện công khai, minh bạch, phát huy trách nhiệm của người
đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức làm CTDT khắc phục khó khăn, nâng cao
tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các nhiệm vụ trọng
tâm về công tác cán bộ đã được triển khai theo kế hoạch đảm bảo quy chế, quy định,
nêu cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức
làm CTDT trong thực hiện nhiệm vụ được giao[46]. Thực hiện quy định về phân cấp quản lý, sử dụng
công chức, viên chức của UBDT; rà soát, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, quản lý và
sắp xếp công chức, viên chức, người lao động phù hợp với vị trí việc làm. Đẩy mạnh
cải cách hành chính trong cơ quan UBDT; tăng cường công tác chuyển đổi số, ứng
dụng công nghệ thông tin trong tham mưu, giải quyết công việc; tăng cường hợp
tác quốc tế về lĩnh vực CTDT...
Lãnh đạo Ủy ban chủ trì, tham dự
nhiều hội nghị, cuộc họp quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, các ban, bộ, ngành
Trung ương; tháp tùng Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm và làm việc tại các địa
phương. Lãnh đạo Ủy ban làm trưởng đoàn đi công tác hơn 146 chuyến tại các tỉnh,
thành phố vùng DTTS&MN.
Trong năm 2024, Lãnh đạo Ủy ban
đã chỉ đạo xử lý 13.688 văn bản đảm bảo chính xác, kịp thời (trong đó có 12.551
văn bản thường, 1.137 văn bản mật), ban hành 3.285 văn bản (trong đó có 75 văn
bản mật); chỉ đạo Văn phòng Ủy ban ký ban hành 71 thông báo kết luận và 131
thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban để các vụ, đơn vị triển khai thực
hiện.
b) Các bộ, ngành Trung ương
Năm 2024, các bộ, ngành đã tích
cực, chủ động chỉ đạo điều hành thực hiện CTDT và đạt được một số kết quả chủ yếu
sau:
- Bộ Quốc phòng[47]: Chỉ đạo toàn quân triển
khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Thủ tướng
Chính phủ giao trong các Chương trình MTQG[48]. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tiếp tục
quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của
Chính phủ về Chiến lược CTDT giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch
số 2250/KH-BQP ngày 13/7/2022 của Bộ Quốc phòng về triển khai thực hiện Chiến
lược CTDT giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thực hiện Quyết định số
1657/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành
động thực hiện Chiến lược CTDT giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Bộ
Quốc phòng xây dựng 02 Đề án: (1) Quân đội tham gia tuyên truyền, vận động đồng
bào DTTS tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch trong tình hình mới (đã được Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 03/6/2024); (2) hỗ trợ thông tin
và tuyên truyền về quốc phòng, an ninh, dân tộc và CSDT thuộc các tỉnh địa bàn
biên giới đất liền (đã được Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1219/QĐ-TTg
ngày 18/10/2024).
Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy,
chính quyền địa phương nắm chắc tình hình, đổi mới nội dung, phương thức tiến
hành công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS bảo đảm đồng bộ, thống nhất, kịp thời,
sát thực tiễn, hiệu quả thiết thực. Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực
hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về
CTDT; phát huy lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm
thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “dân tộc,
“tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá cách mạng nước ta; tích cực tham
gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào DTTS vững mạnh; thực hiện
hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh;
tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” của Quân đội ở vùng DTTS
giai đoạn 2019-2024; tích cực tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên
tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần củng cố tăng cường niềm tin của đồng
bào DTTS với Đảng, Nhà nước, Quân đội.
- Bộ Công an[49]: Quán triệt, thực hiện Quyết định số 54/QĐ-BCĐCTMTQG
ngày 08/4/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn
2021-2025, Bộ Công an ban hành Kế hoạch số 259/KH-BCA ngày 30/5/2024 của Ban Chỉ
đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trong Công an Nhân
dân; tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 204/KH-BCA-A02 ngày 08/5/2020 về thực hiện
Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030;
Kế hoạch số 148/KH-BCA ngày 23/3/2023 về công tác Công an thực hiện Chiến lược
CTDT giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045. Thực hiện nghiêm Kế hoạch số
197/KH-BCA-V05 ngày 29/4/2022 về công tác Công an thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; tiếp tục triển khai thựchiện Quyết
định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong
xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.
Xây dựng, thực hiện Kế hoạch số 99/KH-BCA-V05 ngày 06/3/2024 của Bộ Công an thực
hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả tiêu chí “an ninh, trật tự”
trong xây dựng nông thôn mới 2024. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh
phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng; xây dựng triển khai Chỉ thị, Đề
án công tác Công an tham gia giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Lực lượng
Công an toàn quốc rà soát, lập danh sách 23.363 người có uy tín để vận động,
tranh thủ phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự. Công tác vận động người có
uy tín của lực lượng Công an góp phần quan trọng vào việc giữ ổn định chính trị
và đảm bảo trật tự an toàn xã hội vùng DTTS, nhất là tại các địa bàn chiến lược
Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.
- Bộ Nội vụ[50]: Thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày
14/3/2016 về phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
người DTTS trong thời kỳ mới (Đề án), Bộ Nội vụ đã bàn hành Kế hoạch triển khai
Đề án và tham mưu Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chính sách về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nói
chung và CBCCVC người DTTS nói riêng; nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi
trong đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC người DTTS; xây dựng số liệu về đội ngũ CBCCVC
người DTTS, các dữ liệu của từng CBCCVC, người lao động được mã hóa một số trường
thông tin để đảm bảo mật, an toàn thông tin trong công tác cán bộ; hướng dẫn,
trả lời ý kiến của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan đến tỷ lệ CBCCVC
người DTTS làm việc tại các cơ quan hành chính ở các bộ, ngành Trung ương và
UBND các cấp. Phối hợp chặt chẽ với UBDT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 698/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và hiệu chỉnh
danh sách các xã, khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào
DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (đối với các xã trên địa bàn các tỉnh: Tuyên
Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, An Giang, Bình Phước và Thanh Hóa). Chỉ đạo Ban
Tôn giáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo chủ động phối hợp với
các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan thống nhất các phương án đồng bộ, vận
động quần chúng đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo để gây rối làm
mất ổn định chính trị, an ninh trật tự; nắm tình hình an ninh trong tôn giáo,
nhất là trong đồng bào DTTS, đấu tranh với các nhóm, cá nhân cực đoan lợi dụng
tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước; các vấn đề về “tà đạo”, “đạo lạ”...;
phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền các địa phương nắm bắt
tình hình, kịp thời chỉ đạo, xử lý ổn định tình hình phức tạp liên quan đến tôn
giáo xảy ra trên địa bàn, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
- Bộ Tài chính[51]: Phối hợp chặt chẽ
trong việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc với các bộ, ban, ngành Trung ương,
địa phương và hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG. Tiếp tục triển khai thực
hiện cân đối, phân bổ nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN thực hiện các Chương trình MTQG
trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN đến năm 2025, theo Thông tư số
55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 (thay thế Thông tư số 15/2022/TT-BTC) quy định quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn NSNN thực hiện các Chương
trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Thực hiện Chiến lược CTDT đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ, Bộ
Tài chính ưu tiên huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu Chiến lược
CTDT đề ra; phối hợp với các địa phương thực hiện tốt các CSDT, hỗ trợ phát triển
sản xuất, góp phần phát huy ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực thoát nghèo nhanh và
bền vững trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN, hướng tới mục tiêu phát triển
toàn diện, nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS một cách bền vững.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[52]: Triển khai kịp thời
các nội dung tại Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên
quan đến CTDT trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch thông qua việc ban
hành các văn bản, chương trình, đề án, dự án, góp phần thực hiện có hiệu quả
công tác văn hóa vùng đồng bào DTTS nói chung, công tác bảo tồn các giá trị văn
hóa truyền thống nói riêng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (NN&PTNT)[53]:
Đã hoàn thành tổng hợp đề xuất phân bổ vốn Tiểu dự án 1 Dự án 3 giao cho các địa
phương năm 2024, tổng hợp đề xuất kế hoạch vốn và khối lượng năm 2025, đề xuất
kế hoạch giai đoạn 2026-2030 gửi UBDT. Thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu đối với
nông nghiệp là gia tăng giá trị nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và phù hợp với
đặc thù của các địa phương vùng đồng bào DTTS&MN mà trọng tâm là phát triển
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới[54]. Chương
trình nông thôn mới chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng,
góp phần hỗ trợ cải thiện sinh kế cho người dân thông qua hỗ trợ bảo vệ rừng,
khoán bảo vệ rừng; hoàn thành giao đất gắn với giao rừng cho các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình theo quy hoạch được phê duyệt theo Nghị quyết số 10/NQ-CP
ngày 28/01/2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tăng cường triển khai các dự án, chương trình
khác như: Dự án bố trí dân cư thiên tai cấp bách, ổn định dân di cư tự do năm
2023; thực hiện bố trí ổn định dân di cư tự do đến hết năm 2023 theo Nghị quyết
số 22/NQ-CP của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có
nguồn gốc từ nông, lâm trường; chương trình phòng chống ma túy; công tác giao đất
gắn với giao rừng hiện đã hoàn thành tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định
số 04/2024/NĐ-CP ngày 12/01/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển,
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
- Bộ Tư pháp[55]: Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Luật
Trợ giúp pháp lý năm 2017 cho người yếu thế (người có công với cách mạng, người
nghèo, trẻ em... và nhóm người có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật
trợ giúp pháp lý năm 2017) nói chung và chính sách trợ giúp pháp lý cho người
DTTS nói riêng, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trên toàn quốc đã có
nhiều nỗ lực để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức: tư vấn
pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng... qua đó giúp đồng bào
DTTS giải quyết các vướng mắc pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật: hình sự,
dân sự, đất đai, hôn nhân - gia đình, hành chính - khiếu nại, tố cáo... Tính từ
ngày 01/01/2024 đến nay, các Trung tâm trợ giúp pháp lý trên toàn quốc đã thực
hiện trợ giúp pháp lý được 36.919 vụ việc cho 36.919 lượt người
được trợ giúp pháp lý là người DTTS. Trong đó có nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý
tham gia tố tụng thành công như có nhiều vụ án được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc
chuyển tội danh hay thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị trong
cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho người được trợ giúp pháp lý. Thông qua việc thực hiện các vụ việc cụ thể đã
giúp đồng bào DTTS bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu
biết và ý thức pháp luật, trên cơ sở đó để họ ứng xử phù hợp với pháp luật, tôn
trọng và chấp hành pháp luật, góp phần bảo đảm công lý, thực hiện công bằng xã
hội, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật. Qua công tác
quản lý nhà nước chuyên ngành về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, cho đến
nay chưa có vụ việc nào có khiếu nại, kiến nghị về chất lượng vụ việc và yêu cầu
bồi thường thiệt hại.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam[56]: Chính sách tín dụng đối
với đồng bào DTTS&MN (đặc biệt là các chính sách thực hiện Chương trình
MTQG DTTS&MN) thực hiện bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, bám sát chỉ
đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 về việc “đổi mới và mở rộng
chính sách tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) theo hướng tăng định
mức, mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế
cho đồng bào DTTS”. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thông qua NHCSXH đã
góp phần tạo ra thu nhập cho hộ đồng bào DTTS trong điều kiện người dân trên địa
bàn thường xuyên đối mặt với thiên tai, dịch bệnh; giúp người dân mạnh dạn tiếp
cận nguồn vốn tín dụng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh với các ngành nghề đặc
thù có giá trị kinh tế cao; góp phần phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội,
trong đó trọng tâm là địa bàn vùng DTTS&MN, củng cố lòng tin của người dân
sinh sống tại vùng khó khăn vào Đảng, Quốc hội, Nhà nước, cùng cả nước quyết
tâm bảo vệ đất nước đi đôi với phát triển kinh tế ngày càng ổn định, vững mạnh
hơn. Nguồn vốn tín dụng thông qua hệ thống tổ chức tín dụng đã khuyến khích người
dân, doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại khu vực nông thôn, trong đó có vùng đồng bào
DTTS&MN. Từ đó, giúp người dân có thêm cơ hội việc làm, chủ động tham gia sản
xuất các mặt hàng thế mạnh có giá trị kinh tế, từng bước nâng cao trình độ, hiệu
quả lao động sản xuất kinh doanh, dần vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính
quê hương mình; góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn,
vùng đồng bào DTTS&MN...
- Các bộ, ngành khác căn cứ chức
năng, nhiệm vụ đã tích cực chỉ đạo và triển khai các chính sách phát triển
KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung
Chương trình phối hợp đã ký kết với UBDT[57], góp phần phát triển toàn diện kinh tế, giáo dục,
y tế, văn hóa, xã hội, cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân.
c) Các địa phương vùng đồng bào
DTTS&MN
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của của bộ, ngành Trung ương, Tỉnh uỷ,
Thành uỷ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bào DTTS&MN đã tập trung
chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH,
các chương trình, dự án, CSDT năm 2024. Nội dung chỉ đạo CTDT, CSDT đã được đưa
vào chương trình công tác năm của Tỉnh ủy, Thành uỷ, HĐND, UBND tỉnh, thành phố;
cấp ủy và chính quyền các địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan làm CTDT cấp
tỉnh, cấp huyện tham mưu cho Tỉnh uỷ, Thành uỷ, HĐND, UBND tỉnh, thành phố thực
hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về CTDT.
Theo báo cáo của các địa
phương, trong năm 2024, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành phối hợp ban hành văn bản cụ thể hóa
các hướng dẫn của Trung ương thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN theo hướng
tăng cường phân cấp cho cấp huyện và xã, đồng thời tiến hành rà soát, phân bổ
nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án theo kế hoạch năm. Các tỉnh, thành phố
đã ban hành quyết định kế hoạch thực hiện chương trình, chính sách, phân công cụ
thể trách nhiệm cho các tổ chức, đơn vị. Nhằm tháo gỡ khó khăn với một số địa
bàn không thuộc diện đầu tư Chương trình MTQG DTTS&MN, một số tỉnh đã ban
hành các chính sách đặc thù đối với các đối tượng chưa được thụ hưởng các chính
sách an sinh xã hội và các chính sách đặc thù khác phù hợp với điều kiện của địa
phương. Theo thống kê, trong số 53/53 tỉnh, thành phố gửi báo cáo, có 37 tỉnh,
thành phố có chính sách đặc thù với tổng số 143 chương trình, chính sách
đặc thù.
(Phụ lục số 01: Chương
trình, chính sách đặc thù của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)
Ngoài 03 Chương trình MTQG, các
địa phương tiếp tục chỉ đạo triển khai các dự án xoá đói, giảm nghèo, CSDT và
an sinh xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn, từng
bước nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào tại địa phương. Cơ quan CTDT
các địa phương đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố triển khai phân bổ
kinh phí các CSDT; giao kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN; hướng
dẫn các huyện rà soát xây dựng các đề án theo hướng tập trung tránh dàn trải, lựa
chọn nhu cầu, đối tượng, lập kế hoạch; kiện toàn các Ban Chỉ đạo, cơ quan thường
trực Chương trình; xây dựng, tham mưu ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch,
chương trình hành động, CSDT đặc thù của tỉnh, thành phố để huy động nguồn lực,
góp phần xóa đói giảm nghèo của địa phương, tham mưu UBND tỉnh, thành phố có những
kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, bộ, ngành Trung ương về sửa đổi bổ sung cơ chế,
chính sách cho phù hợp.
Cơ quan CTDT các địa phương đã
tích cực nắm bắt tình hình vùng đồng bào DTTS, kịp thời giải quyết, tham mưu
UBND tỉnh có những kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, bộ, ngành Trung ương về sửa
đổi bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp; tham mưu xử lý những vấn đề nổi cộm
phát sinh; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện các CSDT; tổ chức cấp
gạo cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh; thăm hỏi, động
viên đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách, người có công, người có uy tín,
học sinh DTTS nghèo, gia đình đặc biệt khó khăn...
2. Xây dựng
Thông tư và các văn bản hướng dẫn
a) Xây dựng các Thông tư của
UBDT
Trong năm 2024, UBDT tập trung tổ
chức triển khai xây dựng, sửa đổi bổ sung các Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm UBDT, cụ thể: Ban hành Thông tư số 01/2024/TT-UBDT ngày
15/3/2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật thi đua, khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc thay thế Thông
tư số 02/2015/TT-UBDT ngày 30/11/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT hướng dẫn
công tác thi đua khen thưởng.
b) Xây dựng các Thông tư, văn bản
hướng dẫn của các bộ, ngành:
Năm 2024, các bộ, ngành Trung
ương đã tích cực, chủ động, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban
hành một số văn bản hướng dẫn để thực hiện các nhiệm vụ CTDT như:
- Bộ Tài chính đã có các văn bản
trả lời, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số
cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG đã được Quốc hội
thông qua ngày 18/01/2024 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các Chương trình MTQG tại các địa phương[58].
- Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban
hành các chính sách, pháp luật về đất đai, trong đó tiếp tục quy định những nội
dung liên quan tới CSDT cho đồng bào DTTS. Ngày 18/01/2024, Quốc hội đã thông
qua Luật Đất đai 2024, trong đó có quy định nội dung về CSDT cho đồng bào DTTS.
- Bộ VHTT&DL đã cụ thể hóa
và triển khai ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo điều hành để thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến CTDT[59] và xây dựng các Thông tư[60].
- Bộ NN&PTNT: Trên cơ sở
các kiến nghị của địa phương, Bộ đang khẩn trương sửa đổi Thông tư số
12/2022/TT- BNNPTNT ngày 20/9/2022 hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực
hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình MTQG
DTTS&MN. Đối với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 -
2025 cũng có sự điều chỉnh kịp thời để áp dụng cho các địa phương khu vực khó
khăn, vùng đồng bào DTTS&MN, cụ thể: các xã ĐBKK, xã an toàn khu thuộc huyện
nghèo và huyện vừa thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020, mức đạt chuẩn nông thôn mới
hoặc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao được áp dụng theo quy định đạt chuẩn đối
với vùng Trung du miền núi phía Bắc (Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày
08/3/2022; Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính
phủ).
- Bộ Công Thương: Chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định
số 60/2024/NĐ-CP ngày 05/6/2024 về phát triển và quản lý chợ. Hướng dẫn các địa
phương thực hiện nội dung “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng
đồng bào DTTS&MN”; ban hành Công văn số 1209/BCT-CTĐP ngày 28/02/2024 gửi
UBDT về tham gia ý kiến về dự thảo văn bản thông báo giao mục tiêu, nhiệm vụ thực
hiện Chương trình MTQG DTTS&MN năm 2024 cho các địa phương.
(Phụ lục số 02: Tổng hợp
Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc của UBDT và các
bộ, ngành Trung ương)
3. Tình
hình thực hiện các nhiệm vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ giao trong Chương trình công tác năm 2024
Trong năm 2024, UBDT chủ trì,
phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các Nghị quyết của
Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:
a) Nghị quyết của Đảng, Quốc hội
Căn cứ Nghị quyết số
941/NQ-UBTVQG15 ngày 25/12/2023 về Chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, trong năm 2024, UBDT được giao 02 nhiệm vụ trình Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, cụ thể như sau:
(1) Báo cáo kết quả triển khai
thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình MTQG DTTS&MN: UBDT đã
tham mưu Chính phủ ban hành Báo cáo số 594/BC-CP ngày 02/10/2024 về kết quả thực
hiện Chương trình MTQG DTTS&MN.
(2) Báo cáo về tình hình thực
hiện việc phân định miền núi, vùng cao. Ngày 03/4/2024, thừa ủy quyền Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã ký trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo
cáo tiếp tục thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân định miền
núi, vùng cao (Tờ trình số 126/TTr-CP của Chính phủ).
b) Nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ giao UBDT trên hệ thống cơ sở dữ liệu Chính phủ tính đến ngày
31/12/2024
Hằng tháng, Lãnh đạo Ủy ban đã
tập trung chỉ đạo các vụ, đơn vị theo dõi, cập nhật thường xuyên các nhiệm vụ
được giao, đặc biệt là các nhiệm vụ có hạn xử lý, kịp thời đôn đốc triển khai
thực hiện đảm bảo chất lượng và tiến độ. Trong năm 2024, UBDT được giao tổng số:
208 nhiệm vụ; trong đó đã hoàn thành: 123 nhiệm vụ (đúng hạn: 111 nhiệm vụ; quá
hạn: 12 nhiệm vụ); đang thực hiện/chưa hoàn thành: 85 nhiệm vụ (trong hạn: 61
nhiệm vụ; chờ xác nhận: 12 nhiệm vụ; quá hạn: 12 nhiệm vụ).
Nhìn chung việc thực hiện nhiệm
vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao UBDT trên hệ thống cơ sở dữ liệu
Chính phủ đạt kết quả tốt. Trong năm 2024, có tháng UBDT được đánh giá là một
trong số các bộ, cơ quan được đánh giá là điển hình trong việc thực hiện Quy chế
làm việc của Chính phủ[61].
c) Tình hình thực hiện các Đề
án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024
UBDT đã tập trung chỉ đạo triển
khai thực hiện trình và được phê duyệt, hoàn thành 07 đề án, nhiệm vụ; đã trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 03 đề án, nhiệm vụ; đang tiếp tục triển khai 04
đề án, nhiệm vụ, cụ thể như sau:
- Các đề án, nhiệm vụ đã được
phê duyệt, hoàn thành:
(1) Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về
công tác dân tộc (thời hạn trình Chính phủ tháng 8/2024): Ngày 10/10/2024,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2024/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về CTDT. Ngày
17/10/2024, UBDT đã ban hành văn bản hợp nhất số 01/VBHN-UBDT về Nghị định về
công tác dân tộc.
(2) Đề án “Tăng cường chuyển đổi
số trong hệ thống cơ quan làm CTDT”: Ngày 20/9/2024, UBDT đã trình Phó Thủ tướng
Thường trực Chính phủ tại Tờ trình số 1580/TTr-UBDT về việc phê duyệt Đề án;
ngày 02/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1087/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực CTDT đến năm 2030.
(3) Báo cáo kết quả thực hiện
Chương trình MTQG DTTS&MN, năm 2024 (thời hạn trình Chính phủ tháng
9/2024): Ngày 19/9/2024, UBDT đã trình Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ tại Tờ
trình số 1673/TT-UBDT về dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG
DTTS&MN năm 2024. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm
UBDT đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Báo cáo số 594/BC-CP ngày 02/10/2024 về
kết quả thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN, năm 2024.
(4) Đề án “Xây dựng hệ thống chỉ
tiêu thống kê về CTDT, hệ thống cơ sở dữ liệu về CTDT, bộ dữ liệu về các DTTS
Việt Nam” (thời hạn trình Chính phủ tháng 9/2024): Ngày 20/9/2024, UBDT đã
trình Thủ tướng Chính phủ Tờ trình số 1681/TTr-UBDT về việc xin rút Đề án ra khỏi
Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày
06/10/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 7265/VPCP-KSTT thông báo ý kiến
chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: “Đồng ý với kiến
nghị của UBDT về việc đưa nhiệm vụ xây dựng Đề án nêu trên ra khỏi Chương trình
công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”.
(5) Đề án nâng cao năng lực hệ
thống cơ quan Thanh tra Dân tộc cấp tỉnh đến năm 2030 (thời hạn trình Chính phủ
tháng 9/2024): Ngày 18/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1220/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện
chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về CTDT
giai đoạn 2025 - 2030”.
(6) Quyết định phê duyệt Kế hoạch
triển khai thực hiện các khuyến nghị của Ban Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt chủng tộc (CERD) về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc nhằm bảo đảm
quyền bình đẳng về mọi mặt của người DTTS (thời hạn trình Chính phủ tháng
12/2024): UBDT đã ban hành các văn bản triển khai xây dựng Đề án; xây dựng Báo
cáo tình hình thực hiện các chính sách bảo đảm quyền của người DTTS và vùng
DTTS&MN gửi, xin ý kiến các các tỉnh, thành phố liên quan. UBDT đã xây dựng
Tờ trình số 65/TTr-UBDT ngày 28/11/2024 báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ngày
12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1567/QĐ-TTg về việc
phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về
xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) và triển khai thực hiện các
khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD.
(7) Nhiệm vụ “Xây dựng cơ chế,
chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư
vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ngày 28/3/2024, UBDT đã ban hành Tờ
trình số 481/TTr-UBDT trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quá trình nghiên
cứu, thực hiện nhiệm vụ được giao. Tại Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05/6/2024 của
Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024,Chính phủ cho phép tích
hợp cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn
định dân cư vững ch c cho đồng bào DTTS vùng biên giới vào Chương trình MTQG
DTTS&MN giai đoạn 2026-2030.
- Các đề án, nhiệm vụ đã
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
(1) Quyết định điều chỉnh, bổ
sung một số điều của Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG DTTS&MN (thời hạn trình Chính phủ
tháng 8/2024): Ngày 15/3/2024, Chính phủ đã ban hành Tờ trình số 105/TTr-CP và
Báo cáo số 106/BC-CP trình Quốc hội về Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu
tư Chương trình MTQG DTTS&MN. Ngày 05/4/2024, Thường trực Hội đồng Dân tộc
của Quốc hội đã tổ chức Phiên họp mở rộng thẩm tra và ngày 16/4/2024, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội đã họp, xem xét Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư
Chương trình MTQG DTTS&MN. Ngày 26/4/2024, UBDT đã tham mưu Chính phủ trình
Quốc hội: Tờ trình số 190/TTr-CP về Hồ sơ báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương
đầu tư Chương trình MTQG DTTS&MN; Báo cáo số 191/BC-CP về Báo cáo đề xuất
điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG DTTS&MN. Đồng thời, UBDT đã
thành lập Hội đồng thẩm định nội bộ về Báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT) điều
chỉnh Chương trình MTQG DTTS&MN tại Quyết định số 323/QĐ- UBDT ngày
04/6/2024. Ngày 29/6/2024, Quốc hội thông qua điều chỉnh Báo cáo chủ trương đầu
tư Chương trình tại Nghị quyết số 142/2024/QH15 về Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc
hội khóa XV. Các ngày 15/7/2024, 22/7/2024, 30/7/2024, UBDT đã ban hành các Báo
cáo thẩm định nội bộ Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình. Ngày 31/7/2024, UBDT
đã trình Thủ tướng Chính phủ Tờ trình số 1358/TTr-UBDT về việc đề nghị thành lập
Hội đồng thẩm định nhà nước, thẩm định Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình
MTQG DTTS&MN. Ngày 21/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
878/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo NCKT
điều chỉnh Chương trình MTQG DTTS&MN và Hội đồng đã họp thẩm định. UBDT đã
có Văn bản số 2412/UBDT-VPCTMTQG ngày 24/12/2024 kèm hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước
về Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình MTQG DTTS&MN.
UBDT đang phối hợp chặt chẽ với
Hội đồng thẩm định nhà nước để sớm hoàn thành thẩm định Báo cáo NCKT điều chỉnh
Chương trình MTQG DTTS&MN.
(2) Đề án “Bồi dưỡng và chia sẻ
kiến thức CTDT cho cán bộ Lào và Campuchia” (thời hạn trình Chính phủ tháng
10/2024): Ngày 24/10/2024, UBDT đã trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số
1948/TTr-UBDT về ban hành Quyết định phê duyệt Đề án. Ngày 12/12/2024, Văn
phòng Chính phủ có Phiếu báo số 3265/PB-VPCP đề nghị rà soát, cập nhật, hoàn
thiện nội dung của Hồ sơ trình. UBDT đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình
Thủ tướng Chính phủ.
(3) Đề án “Đặc thù hỗ trợ hợp
tác đào tạo với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tạo điều kiện cho sinh
viên vùng đồng bào DTTS thực hành và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp” (thời
hạn trình Chính phủ tháng 10/2024): Ngày 24/10/2024, UBDT đã trình Thủ tướng
Chính phủ tại Tờ trình số 1942/TTr-UBDT và ngày 10/12/2024 đã trình Thủ tướng
Chính phủ tại Tờ trình số 2273/TTr- UBDT về việc ban hành Quyết định phê duyệt
Đề án.
- Các đề án, nhiệm vụ đang
thực hiện:
(1) Đề án đổi mới mô hình tổ chức
bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về CTDT nhằm bảo đảm đồng
bộ, thống nhất, tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới: Ngày 28/3/2024, UBDT ban hành Báo cáo số
483/BC-UBDT trình Thủ tướng Chính phủ về quá trình nghiên cứu đề xuất xây dựng
Đề án. Ngày 24/5/2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 3561/VPCP-TCCV về việc
truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về việc xây dựng, trình Dự thảo
Đề án. Ngày 20/11/2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 8543/VPCP-TCCV về việc
rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy; theo đó, việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ
máy của các bộ, ngành sẽ thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ trên cơ sở kết quả
tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2024 của Hội nghị Trung ương 6 khóa
XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả. UBDT sẽ rà soát lại toàn bộ nội dung của Đề án
theo chủ trương, định hướng và chỉ đạo của Trung ương.
(2) Đề án “Đổi mới mô hình hoạt
động của các cơ sở giáo dục trực thuộc UBDT, gồm: Học viện Dân tộc, Trường Phổ
thông vùng cao Việt Bắc, Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương, Trường dự bị
đại học dân tộc Sầm Sơn, Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương Nha Trang và
Trường dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh”: UBDT đã ban hành Tờ trình số 2454/TTr-UBDT
ngày 30/12/2024 về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở
giáo dục trực thuộc UBDT” gửi Thủ tướng Chính phủ.
(3) Đề án Tiêu chí xác định các
dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030: UBDT
đã ban hành các văn bản về kế hoạch xây dựng Đề án; thành lập Ban Soạn thảo, Tổ
Biên tập; đề nghị các địa phương báo cáo thực hiện Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg
ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiêu chí xác định các DTTS còn gặp
nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025”. UBDT đã hoàn thiện
dự thảo Đề cương chi tiết Đề án; Phiếu điều tra khảo sát, báo cáo đề dẫn và các
nội dung liên quan để tổ chức Hội thảo khu vực phía Bắc và miền Trung; tổ chức
Hội thảo xin ý kiến các tỉnh Tây Nguyên. Ngày 16/9/2024, UBDT đã ban hành Công
văn số 1658/UBDT-DTTS, 1659/UBDT-DTTS gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa
phương liên quan xin ý kiến góp ý Hồ sơ dự thảo Đề án. Ngày 18/9/2024, UBDT đã
đăng hồ sơ Đề án trên Cổng thông tin điện tử UBDT, Cổng thông tin điện tử Chính
phủ để xin ý kiến các cơ quan, tập thể, cá nhân về dự thảo Hồ sơ Đề án và tổng
hợp ý kiến góp ý để hoàn thiện hồ sơ đề án.
(4) Nghị định của Chính phủ về
chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài và tiêu chí xác định
nhân tài là người DTTS: UBDT đã ban hành Tờ trình số 2410/BC-UBDT ngày
24/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản
số 132/VPCP-TCCV ngày 06/01/2025: “UBDT tiếp tục nghiên cứu, phối hợp chặt
chẽ với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện Nghị định về
chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài và tiêu chí xác định
nhân tài là người dân tộc thiểu số; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách thu hút và trọng dụng người
có tài năng vào cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; bảo đảm
thống nhất, đồng bộ, khả thi khi triển khai thực hiện”. UBDT đang phối hợp
chặt chẽ với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực
hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
(Phụ lục số 03: Kết quả thực
hiện các nhiệm vụ trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong Chương
trình công tác năm 2024)
4. Kết quả
thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc năm 2024
a) Kết quả thực hiện các chương
trình, chính sách dân tộc do UBDT quản lý
(1) Chương trình MTQG
DTTS&MN
* Công tác tham mưu quản lý chỉ
đạo thực hiện Chương trình:
- Trong năm 2024, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo
Trung ương các Chương trình MTQG đã thường xuyên chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung
ương phải khẩn trương tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định thực hiện các
Chương trình MTQG cho phù hợp với thực tiễn. Với trách nhiệm là cơ quan chủ trì
quản lý Chương trình, UBDT đã bám sát các chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành, địa phương vùng đồng bào
DTTS&MN để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình MTQG DTTS&MN đảm bảo
kế hoạch, chất lượng. Trong năm 2024, UBDT tập trung về công tác xử lý tháo gỡ
vướng mắc, khó khăn cho các địa phương; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG chỉ đạo, điều hành, tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình MTQG DTTS&MN:
+ Về việc thẩm định, hoàn thiện
Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình: Thực hiện Quyết định số 878/QĐ-TTg ngày
21/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ[62] và Kế hoạch đã ban hành[63], ngày 14/11/2024 Hội đồng thẩm định nhà nước
đã tổ chức họp thẩm định Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình. Căn cứ Kết luận
cuộc họp của Hội đồng thẩm định nhà nước tại Thông báo số 99/TB-BKHĐT ngày
18/11/2024, UBDT đã có Công văn số 2205/UBDT-VPCTMTQG ngày 27/11/2024 đề nghị
09 bộ, cơ quan trung ương[64]
phối hợp tiếp thu, giải trình, làm rõ ý kiến về các nội dung liên quan theo yêu
cầu của Hội đồng thẩm định Nhà nước. UBDT đang khẩn trương tổng hợp tổng hợp,
hoàn thiện hồ sơ Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình gửi Hội đồng hoàn thiện
Báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo NCKT điều chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ
theo quy định.
+ Triển khai Nghị quyết số
111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù
thực hiện các Chương trình MTQG, theo thông tin Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo
Trung ương các Chương trình MTQG, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết
111/2024/QH15 như sau: (i) 17 tỉnh vùng đồng bào DTTS&MN gồm: Lai Châu, Điện
Biên, Cao Bằng, Hoà Bình, Quảng Nam, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hà Giang, Lào Cai, Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Trà Vinh, Yên Bái, Nghệ An, Gia Lai, Bình Thuận đã
ban hành Nghị quyết lựa chọn huyện[65] thí điểm phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG
giai đoạn 2024-2025[66];
(ii) 31 địa phương vùng đồng bào DTTS&MN đã ban hành các văn bản điều hành
về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm, điều chỉnh
dự toán NSNN, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSNN hằng năm, lập thủ tục chuyển
nguồn kế hoạch vốn các năm trước sang năm 2024; trình cấp có thẩm quyền quyết định
điều chỉnh dự toán NSNN để tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG; ban hành
quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản
xuất và các nội dung khác tại Nghị quyết số 111/2024/QH15[67]; (iii) 16 tỉnh[68] vùng đồng bào DTTS&MN bố trí vốn từ ngân
sách địa phương để uỷ thác vốn qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa
phương để cho vay các đối tượng chính sách thực hiện các Chương trình MTQG, bao
gồm Chương trình MTQG DTTS&MN.
- Công tác tổng hợp kế hoạch và
nguồn vốn ngân sách Trung ương trung hạn và hàng năm của Chương trình MTQG
DTTS&MN: Thực hiện các Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc
hội khóa XV về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và số 105/2023/QH15 ngày
10/11/2023 của Quốc hội khóa XV về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, Nghị
quyết số 108/2023/QH15 ngày 19/11/2023 của Quốc hội khoá XV về giám sát chuyên
đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương
trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025, MTQG DTTS&MN”, Thủ tướng Chính phủ đã giao vốn
NSTW cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện Chương trình:
25.171,155 tỷ đồng (vốn đầu tư: 14.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 11.171,155 tỷ đồng).
Đến nay, 42/42 địa phương thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN được giao kế
hoạch vốn ngân sách trung ương.
* Tình hình giải ngân vốn thực
hiện Chương trình:
Với sự quyết liệt, tập trung chỉ
đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực triển khai thực hiện
những giải pháp tháo gỡ của các bộ ngành liên quan, số liệu giải ngân vốn đầu
tư công đến nay đã có sự cải thiện đáng kể, kết quả giải ngân Chương trình MTQG
DTTS&MN đã có sự chuyển biến tích cực trong năm 2024, cụ thể:
- Đối với vốn đầu tư công
(bao gồm cả vốn kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024): So với tình
hình giải ngân vốn đầu tư công chung của cả nước và các CT MTQG, kết quả giải
ngân Chương trình MTQG DTTS và MN đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tính theo tỷ
lệ vốn tuyệt đối trong 03 Chương trình MTQG, kết quả giải ngân vốn đầu tư công
thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN cao hơn gần 1,03 lần so với tổng vốn của
cả 02 Chương trình MTQG cùng giai đoạn[69].
- Theo báo cáo của Bộ Tài
chính, giải ngân vốn đầu tư công đến 30/11/2024 của Chương trình đạt được
9.807,019 tỷ đồng, bằng 62% kế hoạch[70], trong đó:
+ Nguồn vốn kéo dài các năm trước
chuyển sang năm 2024 giải ngân đạt 1.455,530 tỷ đồng, bằng 56,6% kế hoạch;
+ Nguồn vốn của năm 2024 đạt
8.351,489 tỷ đồng, bằng 62,9% kế hoạch.
- Ước thực hiện giải ngân vốn đầu
tư công đến 31/12/2024 của Chương trình đạt khoảng 12.560,692 tỷ đồng, bằng
79,3% kế hoạch[71],
trong đó:
+ Nguồn vốn kéo dài các năm trước
chuyển sang năm 2024, giải ngân ước đạt được khoảng 2.141,322 tỷ đồng, bằng 83%
kế hoạch.
+ Đối với nguồn vốn của năm
2024 của Chương trình MTQG DTTS&MN ước đạt được khoảng 10.419,370 tỷ đồng,
bằng 78% kế hoạch.
- Đối với vốn sự nghiệp (bao
gồm cả vốn kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024)
Theo báo cáo của Bộ Tài chính,
giải ngân vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện Chương trình (đã
bao gồm vốn kéo dài từ các năm trước chuyển sang năm 2024) đến hết tháng
10/2024 là 3.092,453 tỷ đồng (đạt 15,7% tổng dự toán thực hiện trong năm).
Trong đó Dự án 7 (Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người
DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng) giải ngân đạt 30,2%, Dự án 1 (Giải quyết tình
trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt) giải ngân đạt 28%, Dự
án 8 (Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ
nữ và trẻ em) giải ngân đạt 25,7%.
(2) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa
phương tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện lần IV năm 2024:
- Đối với Đại hội DTTS cấp huyện:
Đến ngày 31/8/2024 các tỉnh, thành phố đã hoàn thành công tác tổ chức Đại hội đại
biểu các DTTS cấp huyện năm 2024, với 62.340 đại biểu tham dự Đại hội, trong đó
có 46.566 đại biểu chính thức và 15.774 đại biểu khách mời. Đại hội đã có nhiều
hình thức khen thưởng, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp to lớn của các
tập thể, cá nhân trong công tác dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Các địa phương đã khen thưởng cho 4.051 tập thể và 10.988 cá nhân, trong đó:
248 tập thể và 604 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; 403 tập thể
và 1.271 cá nhân được Trưởng ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen; 3.400 tập thể và
9.113 cá nhân được Chủ tịch UBND cấp huyện tặng Giấy khen tại Đại hội.
- Đối với Đại hội DTTS cấp tỉnh:
Các tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, các Tiểu ban giúp việc Đại hội và phân công
nhiệm vụ cho các thành viên; ban hành kế hoạch tổ chức Đại hội, xây dựng các
văn kiện Đại hội; phân bổ đại biểu, triển khai các hoạt động tuyên truyền, khen
thưởng, an ninh, hậu cần và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác tổ chức Đại
hội… Đến ngày 19/12/2024, đã có 51/51 tỉnh, thành phố hoàn thành công tác tổ chức
Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh năm 2024. Đại hội đã có nhiều hình thức khen
thưởng, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp to lớn của các tập thể, cá
nhân trong công tác dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bộ trưởng,
Chủ nhiệm UBDT đã tặng Bằng khen cho các tỉnh/thành phố gồm: 50 tập thể, 244 cá
nhân và 200 Kỷ niệm chương vì sự phát triển các dân tộc; Chủ tịch UBND các tỉnh/thành
phố tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc
trong thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư của Đại hội cùng cấp lần
thứ III, giai đoạn 2019 - 2024.
- Đại hội đại biểu các DTTS cấp
huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024 là dịp tổng kết, đánh giá phong trào thi
đua yêu nước trong vùng đồng bào DTTS; tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các tập
thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019 - 2024;
tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc
và đại đoàn kết dân tộc. Đại hội còn là diễn đàn giao lưu, trao đổi, tạo sự đồng
thuận và niềm tin vững chắc của đồng bào các DTTS với Đảng và Nhà nước chào mừng
Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đây là sự
kiện chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt
Nam; nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất
quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; khẳng định,
tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp to lớn của các DTTS đối với thắng lợi
chung của cách mạng Việt Nam. Đại hội là diễn đàn giao lưu, trao đổi, tạo sự đồng
thuận và niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và cũng là nguyện vọng
chính đáng của đồng bào các DTTS trong cả nước. Đại hội là biểu tượng sức mạnh
của khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và hành động vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
(3) Triển khai xoá nhà tạm nhà
dột nát trên địa bàn vùng DTTS&MN: Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính
phủ tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm nhà dột
nát trên phạm vi cả nước tại Thông báo số 523/TB-VPCP ngày 16/11/2024 của Văn
phòng Chính phủ, Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả
nước. UBDT đã khẩn trương ban hành các Văn bản số 2104/UBDT-CSDT ngày
14/11/2024 và số 2223/UBDT-CSDT ngày 28/11/2024 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương về việc báo cáo kết quả triển khai, giải quyết các khó khăn,
vướng mắc chính sách hỗ trợ nhà ở thuộc Dự án 1, Chương trình MTQG DTTS&MN
và rà soát nhu cầu hỗ trợ nhà ở của các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn vùng
DTTS&MN. Tính đến nay, UBDT đã nhận được báo cáo của 45/51 tỉnh, thành phố
thuộc vùng DTTS&MN (các tỉnh chưa có báo cáo gồm: Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Gia
Lai, Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng). Trên cơ sở đó, UBDT đã tổng hợp, báo cáo,
kiến nghị, đề xuất giải pháp với Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung
ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Báo cáo số
2379/BC-UBDT ngày 20/12/2024 của UBDT).
(4) Tổ chức làm việc trực tiếp
và trực tuyến với các tỉnh: Cao Bằng và Bắc Kạn theo Quyết định số 435/QĐ-TTg
ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phân công Thành viên Chính phủ chủ trì
đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư
công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh nhằm chủ động xử
lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền theo kiến nghị của địa
phương; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để kịp thời phản
hồi, thông tin và có giải pháp tháo gỡ các vướng mắc của địa phương.
(5) Điều tra, thu thập thông
tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2024: Thực hiện Quyết định số 02/QĐ-TTg
ngày 05/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án "Điều tra, thu
thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS", UBDT đã phối hợp chặt chẽ
với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tập huấn, ra quân, giám
sát và thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53
DTTS năm 2024 từ ngày 01/7/2024 đến ngày 15/8/2024, dự kiến bàn giao kết quả
cho UBDT vào cuối quý I, đầu quý II năm 2025.
Điều tra, thu thập thông tin về
thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2024 nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở,
điều kiện sống của hộ DTTS, văn hóa và bảo tồn văn hóa của các DTTS, các điều
kiện KT-XH… để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu về CTDT, phục vụ Đảng, Quốc hội, Chính phủ xây dựng
và hoạch định các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH cho các
vùng DTTS giai đoạn 2026-2030; làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu
thống kê về DTTS tại Việt Nam.
(6) Quán triệt thực hiện Nghị
quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề
về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả"; UBDT đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực
hiện về công tác tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy, cán bộ của cơ quan UBDT và hệ
thống cơ quan làm CTDT các cấp. Ngày 05/12/2024, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã
ban hành Quyết định số 854/QĐ-UBDT về thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và
Quyết định số 855/QĐ-UBDT về kế hoạch tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả”.UBDT đã hoàn thành xây dựng Đề án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ
thuộc Bộ Nội vụ và một số nhiệm vụ từ Bộ LĐTB&XH về UBDT và sắp xếp cơ cấu
tổ chức của UBDT, trình Chính phủ; hoàn thành xây dựng Báo cáo tổng kết thực hiện
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một
số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đúng thời hạn.
(7) Thành lập cụm, khối thi đua
của UBDT: Lần đầu tiên UBDT tổ chức thành lập 06 Cụm thi đua gồm Cơ quan CTDT
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 02 Khối thi đua gồm các vụ, đơn vị
thuộc UBDT nhằm phát động phong trào thi đua thường xuyên giữa các cá nhân
trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa
các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương
đồng nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
(8) Kết quả thực hiện các chính
sách dân tộc khác
- Triển khai Quyết định số
498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Giảm thiểu tình trạng
tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2015-2025” (Đề án 498): UBDT đã
triển khai hướng dẫn một số địa phương triển khai thực hiện Đề án 498 nhưng
không thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG; xây dựng báo cáo
trả lời các câu hỏi của Ủy ban CEDAW, trong đó có nội dung chống lại nạn tảo
hôn và mang thai sớm đặc biệt đối với với nhóm trẻ em gái DTTS đối với báo cáo
quốc gia định kỳ lần thứ 9 về tình hình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam;
xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Đề án 498; đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Kế
hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền
vững; báo cáo kết quả thực hiện chính sách tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
trong đồng bào DTTS theo Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị
về tiếp tục thực hiện Nghị Quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX.
- Triển khai Quyết định số
1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án hỗ trợ hoạt động
bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025: UBDT đã hướng dẫn các địa phương
về triển khai tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo
lực trên cơ sở giới năm 2024 ; hướng dẫn địa phương xây dựng báo cáo kết quả thực
hiện các mục tiêu về bình đẳng giới vùng DTTS&MN năm 2024.
- Thực hiện Quyết định số
979/QĐ-TTg ngày 12/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi
mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PBGDPL)”, UBDT đã tham gia góp ý kiến vào Khung tiêu chí chung đánh giá hiệu
quả công tác PBGDPL của Bộ Tư pháp; ban hành Kế hoạch xây dựng và triển khai thực
hiện Kế hoạch tổ chức soạn thảo, xây dựng tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả
công tác PBGDPL của UBDT.
- Triển khai thực hiện Quyết định
số 752/QĐ-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc đặt hàng
cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt
khó khăn giai đoạn 2023 - 2025: UBDT tổ chức họp hướng dẫn triển khai thực hiện
Quyết định số 752/QĐ-TTg về các nội dung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc
hoàn thiện văn bản đặt hàng đơn vị phát hành, phương án giá xuất bản, phát hành
ấn phẩm báo, tạp chí thực hiện Quyết định số 752/QĐ-TTg ; rà soát và tổng hợp đối
tượng thụ hưởng chính sách cấp báo năm 2024; xây dựng báo cáo giải trình về khó
khăn, vướng mắc trong phát hành ấn phẩm báo, tạp chí thực hiện Quyết định số
752/QĐ-TTg và xây dựng Tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
752/QĐ-TTg. Ngày 05/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1513/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 23/6/2023.
- Thực hiện chính sách đối với
người có uy tín (Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 và Quyết định số
28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023): Ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương thực
hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính
sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS[72]. Tổng hợp công nhận, đưa ra khỏi danh sách người
uy tín; tổ chức gặp mặt các Đoàn người có uy tín tiêu biểu đến thăm UBDT.
- Thực hiện Nghị quyết số
16/NQ-CP ngày 01/6/2018 của Chính phủ: Ban hành Quyết định số 163/QĐ-UBDT của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền giáo dục, củng cố tăng cường
tình hữu nghị của cộng đồng các DTTS dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt
Nam - Campuchia năm 2024 của UBDT; Quyết định số 252/QĐ-UBDT ngày 23/4/2024 về
việc ban hành kế hoạch tuyên truyền “Tình hữu nghị cộng đồng các dân tộc trên
tuyến biên giới Việt Nam- Lào, Việt Nam - Campuchia” trên Báo điện tử Đảng Cộng
sản Việt Nam; Quyết định phê duyệt Kế hoạch sản xuất spot âm thanh bằng tiếng
Việt và tiếng DTTS tuyên truyền về tình hữu nghị của cộng đồng các DTTS trên
tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia năm 2024; tổ chức bồi dưỡng
kiến thức CTDT cho cán bộ Lào, Campuchia.
b) Kết quả thực hiện một số
chương trình, chính sách dân tộc do các bộ, ngành, địa phương quản lý, thực hiện
- Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Đã tập trung triển khai thực hiện các
hoạt động như: Xây mới, duy tu bảo dưỡng công trình giao thông, trường học... tại
các huyện nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo; phát
triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ
cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; truyền thông, nâng cao năng lực tổ chức
thực hiện Chương trình; góp phần quan trọng đến sự phát triển của vùng đồng bào
DTTS&MN.
- Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Bộ NN&PTNT - Cơ quan chủ quản Chương
trình và các bộ, ngành, địa phương đã chủ động hơn trong triển khai thực hiện
các nhiệm vụ, nhất là cụ thể hóa các quy định, cơ chế, chính sách của Trung
ương, tỉnh để triển khai ở cơ sở. Công tác phối hợp triển khai giữa cơ quan chủ
trì Chương trình với các sở, ngành và địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.
Nhờ đó, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục
được các địa phương triển khai tích cực, chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu
chí và chất lượng thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, theo báo cáo của một số địa
phương vùng đồng bào DTTS&MN, việc huy động nguồn lực để thực hiện Chương
trình xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sự đầu tư, hỗ
trợ từ Nhà nước. Ngoài ra, một số chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới,
Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 rất khó thực hiện do
chưa phù hợp với tình hình thực tế cũng như phong tục, tập quán của địa phương
vùng đồng bào DTTS&MN.
- Chính sách giáo dục, đào tạo,
dạy nghề, giải quyết việc làm: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm
cho người lao động bước đầu đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành, lĩnh vực sản
xuất; các chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên như học bổng khuyến khích học
tập, miễn giảm học phí, các khoản trợ cấp xã hội theo quy định, cấp giấy xác nhận
cho học sinh, sinh viên vay vốn tín dụng đào tạo… được triển khai thực hiện đầy
đủ theo quy định. Việc ban hành, thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của
Đảng, của nhà nước đối với đồng bào DTTS, cùng với việc thực hiện chính sách đặc
thù của tỉnh trong hỗ trợ cho học sinh DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo… tại
các xã biên giới và các xã thuộc vùng khó khăn đã có tác động tích cực đến kết
quả giáo dục, như: trường học khang trang, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục được
đầu tư theo hướng đáp ứng điều kiện trường học đạt chuẩn quốc gia, chất lượng
giáo dục ngày càng nâng cao, duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ em, học sinh đến trường,
giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học…
- Chính sách về lĩnh vực y tế:
Công tác khám, chữa bệnh vùng DTTS được đảm bảo, đã có những bước tiến quan
trọng, nhiều danh mục kỹ thuật không ngừng được chuyển giao, áp dụng điều trị
hiệu quả cho người bệnh; các chương trình y tế - dân số vẫn duy trì hoạt động
theo kế hoạch; hộ nghèo, cận nghèo vùng DTTS được cấp thẻ BHYT theo quy định;
công tác tiêm chủng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em được triển khai đầy đủ. Tình hình
các loại dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, không có dịch bùng phát trên diện rộng:
công tác phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống lao, phong, bướu cổ được duy
trì thực hiện tốt. Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tuyến Trung ương đi công
tác theo chương trình Chỉ đạo tuyến cho các tỉnh miền núi như: Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu; thường xuyên đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816 (Đề
án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh
viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh”) cho các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện của các tỉnh như: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên
Quang; ưu tiên kết nối, hội chẩn, khám bệnh, chữa bệnh từ xa với tất cả các cơ
sở y tế có khám, chữa bệnh cho người bệnh là DTTS. Triển khai hoạt động khám chữa
bệnh tuyến xã cho 10 tỉnh miền núi phía Bắc, sử dụng phần mềm “Bác sỹ cho mọi
nhà do tổ chức UNDP tài trợ”.
- Tuyên truyền, PBGDPL và trợ
giúp pháp lý cho vùng đồng bào DTTS: Trong năm 2024, các địa phương đã chỉ
đạo tổ chức trực tiếp nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng
bào DTTS, cán bộ xã, thôn bản, người có uy tín theo Đề án “Đẩy mạnh công tác
PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS&MN”. Nội dung phổ biến
liên quan đến chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về CSDT, Chương
trình MTQG DTTS&MN; các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, tín dụng, hỗ
trợ phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân sinh sống ở vùng
DTTS&MN.
5. Công tác
tiếp dân, thanh tra thực hiện chính sách dân tộc và phòng chống tham nhũng
a) Công tác thanh tra
- Trong năm 2024, UBDT đã triển
khai thực hiện 09 cuộc thanh tra[73], trong đó đã tổ chức công khai 06 kết luận thanh tra (03 kết
luận tại tỉnh: Lai Châu, Lạng Sơn và Nghệ An theo kế hoạch công tác 2023; 01 kết
luận việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, an
ninh mạng và trách nhiệm về thực hiện công vụ của công chức, viên chức; 01 kết
luận việc thực hiện Dự án Tăng tốc phát triển KT-XH và giảm nghèo đa chiều
trong DTTS tại Việt Nam do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tài trợ; 01 kết
luận việc thực hiện Dự án 10, truyền thông, tuyên truyền do các vụ, đơn vị thuộc
UBDT và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện từ năm 2021 đến năm 2023).
- Công tác đôn đốc, kiểm tra việc
xử lý sau thanh tra và giám sát hoạt động các đoàn thanh tra: đã thành lập tổ
công tác theo dõi, đôn đốc xử lý sau thanh tra[74]. Công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra được thực
hiện thường xuyên, linh hoạt bằng nhiều hình thức thông qua việc ban hành văn bản
đôn đốc, yêu cầu báo cáo, trao đổi trực tiếp, thông qua các đoàn thanh tra… Kết
quả công tác đôn đốc nâng cao hiệu lực kết luận thanh tra trong quản lý, điều
hành. Toàn bộ các đoàn thanh tra của UBDT được giám sát hoạt động đảm bảo tuân
thủ quy trình thực hiện, quyền, nghĩa vụ của Trưởng đoàn và thành viên đoàn
theo quy định của Luật Thanh tra và các quy định có liên quan.
- Việc giám sát hoạt động các
đoàn thanh tra: Toàn bộ 100% các đoàn thanh tra của Thanh tra Ủy ban được giám
sát hoạt động đảm bảo tuân thủ quy trình thực hiện, quyền, nghĩa vụ của Trưởng
đoàn và thành viên đoàn theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn.
b) Công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Công tác tiếp công dân: Căn cứ
các quy định của Luật Tiếp công dân, nội quy, quy chế tiếp công dân của UBDT,
đã ban hành và niêm yết lịch tiếp công dân định kỳ của UBDT, hàng tháng, thực
hiện phân công lãnh đạo và công chức chuyên môn thực hiện thường trực tiếp công
dân[75]. Trong năm 2024,
UBDT tiếp 25 lượt công dân[76],
trong đó, các kiến nghị phản ánh của công dân không thuộc thẩm quyền giải quyết
của UBDT[77].
- Công tác tiếp nhận, phân loại
đơn và xử lý đơn: Trong năm 2024, UBDT đã tiếp nhận 76 đơn của công dân và đã phân
loại, xử lý theo đúng quy định.
c) Công tác phòng, chống tham
nhũng
- Ban hành Kế hoạch số
106/KH-UBDT ngày 22/01/2024 về phòng, chống tham nhũng năm 2024 của UBDT và tổ
chức hội nghị tập huấn về kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê
khai theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của UBDT.
- Tổ chức xác minh tài sản, thu
nhập của người có nghĩa vụ kê khai năm 2024 của UBDT.
- Theo dõi, tổng hợp, đôn đốc
thường xuyên việc thực hiện báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của các vụ,
đơn vị thuộc UBDT, chấp hành nghiêm chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của Ban Nội chính Trung
ương và Thanh tra Chính phủ. Kết quả năm 2024 chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực
trong cơ quan UBDT.
6. Hợp tác
quốc tế về công tác dân tộc
Trong năm 2024, hợp tác quốc tế
về CTDT tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh phối hợp với các nước, khu vực trên
thế giới và cập nhật thông tin quốc tế liên quan đến các đối tác cơ quan thực
hiện CTDT tại các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc nhằm thực hiện thỏa
thuận hợp tác đã ký và chuẩn bị ký lại các thoả thuận hợp tác trong năm 2024, đồng
thời tìm kiếm, mở rộng quan hệ với các đối tác khác trong khu vực và trên thế
giới như: Ấn Độ, Úc, Ai-Len, Niu Di Lân, Nhật Bản. Tích cực phối hợp với các bộ,
ngành liên quan để thống nhất chủ trương và phương hướng phối hợp phù hợp với
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm
về CTDT, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạch định xây dựng chính sách và tổ chức
thực hiện CSDT; đồng thời quảng bá hình ảnh cộng đồng các dân tộc Việt Nam tới
bạn bè quốc tế.
UBDT đã tham gia đoàn công tác
liên ngành bảo vệ Báo cáo quốc gia rà soát định kỳ phổ quát UPR lần thứ 4 của
Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thụy Sĩ; tổ chức đoàn công tác
của Lãnh đạo UBDT thăm và làm việc với Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng đất nước và
Bộ Nội vụ Lào từ ngày 26/5-30/5/2024; tổ chức đón, tiếp Đoàn UBDT Nhà nước
Trung Quốc thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 24/6 - 28/6/2024; tổ chức đoàn
công tác của Lãnh đạo UBDT thăm và làm việc với UBDT Nhà nước Trung Quốc từ
ngày 03-07/12/2024.
Theo chức năng, nhiệm vụ UBDT
theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các Công ước quốc
tế, Điều ước quốc tế, Pháp luật quốc tế bảo đảm quyền cho người DTTS và vùng đồng
bào DTTS&MN, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ 5 của Việt Nam
thực thi Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt
chủng tộc (CERD) năm 2024. Tập trung triển khai Đề án “Bảo vệ báo cáo quốc gia
lần thứ 5 của Việt Nam thực thi công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt chủng tộc” theo Quyết định số 51/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính
phủ. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án kéo dài thời gian thực hiện Đề án
“Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS” theo Quyết
định số 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ tại các địa phương
năm 2024 nhằm tăng cường hợp tác thu hút các nguồn lực vốn đầu tư, khoa học kỹ
thuật, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, tập thể, cá nhân trong và
ngoài nước, hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH cho vùng DTTS tại: Bắc Giang, Lạng
Sơn, Bắc Kạn, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ tiếp nhận từ các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ.
UBDT đã tổ chức thành công
thành công Diễn đàn thảo luận về các nội dung liên quan đến đồng bào
DTTS&MN Lần thứ hai với chủ đề “Thu hút nguồn vốn phát triển chính thức
(ODA), vốn vay ưu đãi cho phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN,
2026-2030: Nhu cầu, thách thức, kinh nghiệm và giải pháp”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm
đã tiếp xã giao các đối tác quốc tế tới chào xã giao, thăm và làm việc với UBDT
như: tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Trung Hoa tại Việt Nam vào ngày 27/11/2024; tiếp Hiệp hội kinh tế, văn hóa
Hàn Quốc-Việt Nam...
7. Công tác
tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính
- Lãnh đạo UBDT luôn quan tâm,
chú trọng công tác tổ chức bộ máy, cán bộ của hệ thống cơ quan làm CTDT. Quán
triệt, chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; các
nội quy, quy chế làm việc; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, thực hiện công
khai, minh bạch, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ,
công chức làm CTDT khắc phục khó khăn, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao. Các nhiệm vụ trọng tâm về công tác cán bộ đã được
triển khai theo kế hoạch đảm bảo quy chế, quy định, nêu cao tính chủ động và
tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm CTDT trong thực hiện
nhiệm vụ được giao[78].
Quyết liệt, khẩn trương thực hiện sắp xếp cơ cấu tổ chức của UBDT theo chỉ đạo
tại Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII.
Trong năm 2024, UBDT đã giao
242 biên chế công chức hành chính cho các vụ, đơn vị và số người làm việc tại
các đơn vị sự nghiệp là 728 người; thực hiện thủ tục tiếp nhận 25 công chức,
viên chức; xây dựng kế hoạch và tổ chức thi tuyển công chức năm 2024, ban hành
Quyết định tuyển dụng 12 công chức theo quy định. Thực hiện quy định về phân cấp
quản lý, sử dụng công chức, viên chức và người lao động của UBDT; kiện toàn đội
ngũ lãnh đạo, quản lý. Tổ chức rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh lãnh đạo,
quản lý cấp vụ, cấp phòng giai đoạn 2021-2026 và giai đoạn 2026-2031. Tổ chức
các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức
thuộc UBDT theo kế hoạch được phê duyệt.
- UBDT đã triển khai xây dựng Kế
hoạch Cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của UBDT; tổ chức Hội nghị “Tổng kết
công tác CCHC năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác CCHC năm 2024 của UBDT”,
Hội nghị sơ kết CCHC 6 tháng đầu năm, Hội nghị công tác CCHC 9 tháng năm 2024;
xây dựng báo cáo Kết quả công tác CCHC 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng năm 2024 gửi Bộ
Nội vụ theo quy định. Ban hành Quyết định Kế hoạch kiểm tra công tác công tác
CCHC năm 2024 và tổ chức 03 Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2024
tại một số vụ, đơn vị.
8. Công tác
thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công các dự án do UBDT trực tiếp quản
lý, thực hiện
Năm 2024, UBDT thực hiện 07 dự
án đầu tư với tổng vốn được giao là 435,691 tỷ đồng, cụ thể: Năm 2023 là 67,027
tỷ đồng (Quyết định số 1221/QĐ-TTg ngày 22/10/2023) được kéo dài thực hiện sang
năm 2024; năm 2024 là 368,664 tỷ đồng (Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023
của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển NSNN năm 2024) cụ
thể: (i) Vốn đầu tư công theo ngành, lĩnh vực: 59,220 tỷ đồng (02 dự án: Thống
kê và Xây dựng Học viện Dân tộc); (ii) Vốn đầu tư công thuộc Chương trình MTQG
là 376,471 tỷ đồng (Dự án 05 trường chuyên biệt), trong đó: Năm 2023 là 67,027
tỷ đồng được kéo dài thực hiện sang năm 2024; năm 2024 là 309,444 tỷ đồng. Ngày
29/12/2023, UBDT đã ban hành Quyết định số 1010/QĐ-UBDT về việc giao kế hoạch vốn
đầu tư phát triển NSNN năm 2024 và ngày 31/5/2024, UBDT đã ban hành Quyết định
số 321/QĐ-UBDT về việc phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm
2024 thực hiện các dự án theo ngành, lĩnh vực (lần 2). Thực hiện Công điện số
104/CĐ-TTg ngày 08/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc đẩy mạnh giải
ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm, UBDT đã ban hành Văn bản số
1904/UBDT-KHTC ngày 17/10/2024 yêu cầu các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan
chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án, tổng hợp nhu cầu
bổ sung vốn của các dự án và có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự
án chậm giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân trong nội bộ của cơ quan
UBDT theo quy định. Đối với số vốn 309,444 tỷ đồng để thực hiện 05 dự án của
các trường chuyên biệt do chưa được phê duyệt dự án nên chưa đủ điều kiện được
phân bổ vốn (vốn chuẩn bị đầu tư đã được giao đủ cho cả 05 dự án tại Quyết định
số 808/QĐ-UBDT ngày 30/10/2023 của UBDT), khi các dự án được phê duyệt sẽ giao
nốt số vốn trên để thực hiện.
9. Kết quả
thực hiện một số nhiệm vụ công tác dân tộc khác
a) Công tác chuyển đổi số
Xác định chuyển đổi số là một
trong những nhiệm vụ chính của UBDT, UBDT đã quan tâm, chú trọng và quyết liệt
thực hiện:
- Các nhiệm vụ ứng dụng công
nghệ thông tin của UBDT để thực hiện Chính phủ điện tử theo Nghị quyết
36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ.
- Triển khai khóa đào tạo Đề án
06 của Chính phủ năm 2024 về nâng cao nhận thức chuyển đổi số, hỗ trợ thực hiện
hiệu quả công tác triển khai Đề án 06 và Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Công
văn số 452/TTg-KSTT và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ về Đề án 06.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện
và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ đối với một số hệ thống thông tin do UBDT quản
lý theo Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngày 24/5/2024, UBDT đã tổ chức
thực hiện ký kết Chương trình phối hợp về CTDT vùng đồng bào DTTS&MN thuộc
lĩnh vực Thông tin & Truyền thông giai đoạn 2024-2030. UBDT đang tích cực
chỉ đạo Trung tâm Chuyển đổi số triển khai Đề án Chuyển đổi số “Tăng cường Chuyển
đổi số lĩnh vực công tác dân tộc năm 2030” (Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 02/10/2024).
b) Công tác pháp chế, tuyên
truyền phổ biến pháp luật
- Thực hiện nhiệm vụ PBGDPL
theo Kế hoạch được giao năm 2024. Trong đó, đang tổ chức xây dựng Kế hoạch chi
tiết xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL; Kế hoạch triển
khai Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật thực hiện PBGDPL luật tại vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn
2024 - 2030”; Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật
của người dân”; Kế hoạch tổ chức phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Kế hoạch “Rà
soát, đánh giá tổng thể các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về lĩnh vực
CTDT, đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về CTDT”. Ban
hành Quyết định thực hiện theo dõi thi hành pháp luật năm 2024 về nội dung
“Chính sách phát triển thể dục thể thao vùng DTTS&MN”. Ban hành các Báo cáo
về tình hình thi hành pháp luật, triển khai thực hiện hệ thống hóa văn bản quy
phạm pháp luật đáp ứng chất lượng, thời hạn.
- Công tác PBGDPL được quan tâm
đúng mức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; sự phối hợp giữa công
tác xây dựng pháp luật, PBGDPL và tổ chức thi hành pháp luật thực hiện chặt chẽ.
c) Công tác quản lý nhà nước về
khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường và các trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục
thuộc UBDT
- Đối với nhiệm vụ quản lý khoa
học - công nghệ, bảo vệ môi trường:
+ UBDT tiếp tục triển khai hoạt
động quản lý, tổ chức thành lập các hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu các đề
tài, dự án theo kế hoạch đã phê duyệt như: Ban hành Quyết định phê duyệt danh mục
nhiệm vụ khoa học công nghệ (KH&CN) cấp Bộ thực hiện từ năm 2025, thông báo
tuyển chọn và giao tổ chức chủ trì, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ
của UBDT thực hiện từ năm 2025. Ban hành Quyết định thành lập hội đồng tư vấn
tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ KH&CN năm 2025… Đồng thời, tổ chức chủ trì,
phối hợp với Ban Dân tộc các tỉnh liên quan đến kiểm tra việc thực hiện mô hình[79] tại một số địa phương;
tăng cường kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ năm
2024, qua đó nắm bắt được tiến độ triển khai của các nhiệm vụ, kịp thời tháo gỡ
khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng của
nhiệm vụ.
+ Phối hợp, làm việc với các
đơn vị liên quan của Bộ KH&CN và ban hành Công văn số 252/UBDT-TH ngày
19/02/2024 gửi Bộ KH&CN đề nghị phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc
gia: Những vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS và CSDT ở Việt Nam đến năm 2030
giai đoạn 2024-2030; đã cử cán bộ tham gia Ban Chủ nhiệm Chương trình và đang
phối hợp xây dựng Khung chương trình, xác định nhiệm vụ hàng năm và cả giai đoạn
của Chương trình sau khi được phê duyệt.
- Ngay sau khi tiếp nhận nhiệm
vụ quản lý các trường chuyên biệt từ Bộ GD&ĐT, UBDT đã chỉ đạo các trường
tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch đảm bảo không gián đoạn hoặc ảnh
hưởng đến hoạt động của nhà trường. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ theo dõi,
tham mưu quản lý nhà nước đối với 05 trường chuyên biệt và Học viện Dân tộc
như: Ban hành văn bản triển khai các thông tư, quy định của ngành giáo dục
trong đó có đối tượng là học sinh các trường chuyên biệt; ban hành văn bản chỉ
đạo, quán triệt các cơ sở giáo dục trực thuộc UBDT thực hiện kế hoạch, đề án
tuyển sinh; tăng cường phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh
trường học; đề nghị các trường báo cáo kế hoạch kiểm tra cuối khóa, rèn luyện đối
với hệ học sinh hệ dự bị đại học năm học 2023-2024.
III. ĐÁNH
GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
- Trong năm 2024, CTDT được Đảng,
Nhà nước và cả hệ thống chính trị các cấp quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai
thực hiện; Nhân dân và cộng đồng xã hội cả nước quan tâm, theo dõi tạo động lực
quan trọng trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc, sự nỗ lực cố gắng
vươn lên của đồng bào các DTTS, nhờ vậy việc thực hiện CTDT, CSDT năm 2024 đã đạt
được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trong triển khai các chương trình, CSDT
góp phần phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bào
DTTS&MN.
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
luôn quan tâm, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả về công tác
dân tộc, nhất là công tác giảm nghèo cho đồng bào các DTTS. Đặc biệt trong năm
2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo cụ thể, sát sao việc
xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển
khai thực hiện các CSDT, trọng tâm là Chương trình MTQG DTTS&MN. Việc theo
dõi, đôn đốc công tác triển khai 03 chương trình MTQG được Chính phủ đưa vào
các chương trình họp và Nghị quyết phiên họp thường kỳ hằng tháng. Thủ tướng
Chính phủ thường xuyên đôn đốc các bộ, cơ quan chủ Chương trình, chủ dự án trả
lời kiến nghị, đề xuất của các địa phương và bộ, ngành; yêu cầu các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ về đẩy nhanh vốn
đầu tư công và thực hiện các chương trình MTQG.
- UBDT đã phối hợp chặt chẽ với
các các bộ, ngành, địa phương tạo đồng thuận cao trong phối hợp thực hiện các
nhiệm vụ liên quan đến Chương trình MTQG DTTS&MN và các CSDT trong giai đoạn
từ năm 2021 - 2025. Hệ thống CSDT được ban hành khá đầy đủ, toàn diện, bao quát
hầu hết các lĩnh vực đời sống chính trị, KT-XH của vùng đồng bào DTTS&MN và
thường xuyên được quan tâm rà soát, điều chỉnh, bổ sung thống nhất về cơ chế quản
lý, tập trung nguồn lực, khắc phục tình trạng trùng lp; phân cấp mạnh cho địa
phương và thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện; ưu
tiên tập trung đầu tư đối với địa bàn đặc biệt khó khăn. Cơ chế chính sách từng
bước thay đổi cách thức tiếp cận theo hướng phát huy nội lực của đối tượng thụ
hưởng. Công tác thông tin, tuyên truyền, chuyển đổi số và PBGDPL cho đồng
bào DTTS được tăng cường; hợp tác quốc tế về CTDT tiếp tục được đẩy mạnh. Việc
kiện toàn, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm CTDT, năng lực đội ngũ cán bộ từng
bước được chú trọng, nâng lên.
- Các bộ, ngành Trung ương đã
tích cực, chủ động với trách nhiệm cao nhất cùng vào cuộc trong chỉ đạo điều
hành thực hiện CTDT và phối hợp chặt chẽ với UBDT thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
được giao. Cấp ủy, chính quyền các địa phương bám sát và quán triệt chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn của các bộ, ngành chỉ đạo tổ chức triển
khai các CSDT trên địa bàn, bước đầu đạt được kết quả tích cực trong phát triển
KT-XH của địa phương. Trong năm 2024, một số bộ, ngành đã hướng dẫn, chỉ đạo
triển khai thực hiện CTDT và CSDT có hiệu quả như: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ LĐTB&XH, Bộ Nội vụ, Bộ
GD&ĐT, Bộ Y tế, NHCSXH... Các địa phương đã triển khai thực hiện CTDT và
CSDT có hiệu quả như: Thành phố Hà Nội, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Bắc
Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đắk Nông, Ninh Thuận, Sóc Trăng...
- Trong năm 2024, CTDT và các
CSDT đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ
mặt của vùng đồng bào DTTS&MN. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đạt mục tiêu của
năm và đã giảm so với cùng kỳ năm trước; mục tiêu giảm nghèo trở thành nhiệm vụ,
chỉ tiêu quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương. Chương trình MTQG DTTS&MN được Tỉnh ủy, Thành ủy,
HĐND, UBND tỉnh, thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt đảm bảo việc
triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Các hộ
nghèo, cận nghèo tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của
Đảng, Nhà nước và cộng đồng. Mức sống của người dân vùng đồng bào DTTS&MN
được cải thiện, góp phần củng cố và nâng cao lòng tin của Nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước.
2. Hạn chế
và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Đối với vùng DTTS&MN:
Vùng DTTS&MN vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được tiếp tục giải quyết,
đó là: Kinh tế chậm phát triển so với tiềm năng của vùng và chưa bền vững; kết
cấu hạ tầng KT-XH vẫn còn thiếu và yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Việc xây dựng và ban hành
chính sách chưa trọng tâm, trọng điểm, chưa khắc phục triệt để được tình trạng
chồng chéo, trùng lp về nội dung, đối tượng của chính sách; chưa có nhiều chính
sách thí điểm đột phá mang tính động lực nhằm tạo chuyển biến rõ nét đối với
vùng DTTS.
- Tình hình an ninh chính trị
vùng đồng bào DTTS&MN còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định; KT-XH còn rất
nhiều khó khăn; các giá trị văn hóa truyền thông đang có nguy cơ bị mai một.
- Đời sống của đồng bào vùng
DTTS&MN còn có nhiều khó khăn; công tác xóa đói, giảm nghèo tuy có tiến bộ,
song tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao; công tác giảm nghèo chưa bền vững;
chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào DTTS với mặt bằng chung cả nước chậm được
thu hẹp.
- Tiến độ triển khai thực hiện
và giải ngân vốn của Chương trình MTQG DTTS&MN tại các bộ, ngành và các địa
phương nhìn chung còn chậm so với yêu cầu đề ra.
- Chất lượng giáo dục và nguồn
nhân lực vùng DTTS&MN vẫn còn thấp. Việc thực hiện một số chính sách ưu đãi
về giáo dục cho vùng DTTS&MN thu được những kết quả nhất định nhưng chưa
đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nguồn cán bộ người
DTTS cho sự phát triển bền vững của vùng DTTS&MN.
- Hệ thống chính trị cơ sở một
số nơi còn yếu, đặc biệt thiếu đội ngũ cán bộ người DTTS hoặc có nhưng việc đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ vẫn còn bất cập; chưa có giải pháp tích cực nhằm
phát huy mạnh mẽ vai trò của đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào
DTTS&MN.
- Trong chỉ đạo, điều hành:
+ Công tác tham mưu xây dựng đề
án, chính sách theo chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có
việc còn chậm.
+ Việc nắm bắt và báo cáo tình
hình vùng đồng bào DTTS&MN còn chưa bao quát, kịp thời; việc báo cáo, đề xuất
cấp có thẩm quyền để giải quyết những vấn đề nổi cộm vùng đồng bào DTTS&MN
đôi khi còn chậm.
+ Công tác phối hợp giữa các bộ,
ngành, địa phương có lúc chưa chặt chẽ; cá biệt có bộ phận công chức, viên chức
được giao tham mưu hướng dẫn và triển khai thực hiện CSDT chưa làm hết trách
nhiệm trong tham mưu, xử lý công việc.
- Về thực hiện công tác dân tộc
ở địa phương
+ Tổ chức thực hiện Chương
trình MTQG DTTS&MN tiến độ vẫn còn chậm, ngoài một số địa phương có tỷ lệ
giải ngân cao[80] một số
địa phương có tỷ lệ giải ngân còn thấp[81], quá trình thực hiện vẫn còn phát sinh một số khó khăn, vướng
mắc.
+ Công tác theo dõi, tổng hợp,
báo cáo đánh giá tình hình vùng DTTS&MN và kết quả thực hiện các chính sách
dân tộc ở nhiều địa phương còn hạn chế; chất lượng thông tin báo cáo chưa đầy đủ
và kịp thời, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành chung.
(Phụ lục số 04: Thống kê chấp
hành chế độ báo cáo).
+ Hệ thống tổ chức bộ máy làm
CTDT chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, không ổn định. Việc đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng nguồn nhân lực vùng DTTS chưa được chú trọng đúng mức; tỷ lệ CBCCVC là người
DTTS trong hệ thống chính trị nói chung chưa đạt tỷ lệ quy định. Năng lực,
trình độ của một số cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ là người DTTS có mặt
còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
+ Việc xây dựng tổ chức, bộ máy
và cán bộ làm CTDT ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán
bộ cơ sở, nhất là cán bộ người DTTS nhiều nơi còn yếu, chất lượng cán bộ chưa
ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.
Các hạn chế, tồn tại nêu trên
được phản ánh qua báo cáo của các bộ, ngành địa phương. Theo thống kê báo cáo của
12/21 bộ, ngành Trung ương và 53/53 tỉnh, thành phố gửi báo cáo; các tỉnh,
thành phố có tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác dân
tộc, được tổng hợp, phân loại theo các nhóm.
(Phụ lục số 05: Tổng hợp khó
khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện công tác dân tộc).
b) Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
+ Vùng đồng bào DTTS&MN có
xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, kết cấu hạ tầng KT-XH
chưa đồng bộ; trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều; đời sống nhân dân
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn.
+ Địa bàn các tỉnh vùng đồng
bào DTTS&MN, đặc biệt là các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình MTQG
DTTS&MN là địa bàn rộng, địa hình khó khăn, chịu ảnh hưởng nhiều của điều
kiện tự nhiên... Vùng DTTS&MN là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu và thiên tai, như: sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi
phía Bắc; hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung; xâm nhập mặn ở đồng
bằng Sông Cửu long... làm cho đời sống của đồng bào DTTS đã khó khăn lại càng
khó khăn hơn.
+ Hoạt động sản xuất, đời sống
của đồng bào vẫn còn chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh giá một số loại
nông sản không ổn định, có lúc giảm mạnh, khó tiêu thụ. Nắng nóng, khô hạn kéo
dài đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân.
+ Các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, nhất là những khó khăn về kinh tế của đất nước, an ninh chính
trị vùng biên giới dẫn đến một số địa bàn vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an
ninh, trật tự.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Công tác chỉ đạo, điều hành ở
một số bộ, ngành, địa phương có thời điểm chưa sát sao, sự phối hợp chưa thực sự
hiệu quả. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức có tâm lý dè dặt đối với những
nhiệm vụ thuộc thẩm quyền nên chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ và ảnh hưởng đến
tiến độ thực các CSDT. Công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn để tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho địa phương, đơn vị chưa thường xuyên, kịp thời.
+ Một số ít địa phương còn chưa
quan tâm, sâu sát thực hiện CTDT; trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của
một số cán bộ làm CTDT ở cơ sở còn hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực
hiện các CSDT, trong đó có Chương trình MTQG DTTS&MN.
+ Nhận thức của người dân và cộng
đồng trong tổ chức thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc còn hạn chế
dẫn đến việc tổ chức thực hiện một số dự án, tiểu dự án có sự tham gia của cộng
đồng còn gặp nhiều khó khăn, chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
+ Công tác dân tộc đa ngành, đa
lĩnh vực, nhạy cảm, phức tạp trong khi tổ chức bộ máy, cán bộ làm CTDT vừa thiếu,
vừa yếu. Việc đào tạo nguồn nhân lực vùng DTTS còn nhiều hạn chế. Tại một số địa
phương, cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện
CTDT, chưa chú trọng bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS.
3. Bài học
kinh nghiệm
Một là, có sự lãnh đạo,
chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
luôn bám sát, tuân thủ nghiêm, thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính
sách, pháp luật về CTDT. Tổ chức thực hiện các chương trình, CSDT có trọng tâm,
trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, bám
sát thực tiễn cơ sở, đặt lợi ích chung, sự đoàn kết, gắn bó, thống nhất các dân
tộc lên trên hết.
Hai là, chú trọng công
tác hoàn thiện thể chế, quy định và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi; phải
nắm chắc tình hình, nhận thức đúng đn, thống nhất quan điểm trong chỉ đạo, điều
hành và nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, đẩy mạnh phân cấp,
phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát và phân bổ nguồn lực
hợp lý. Thường xuyên rà soát, đánh giá, nâng cao năng lực cán bộ, người đứng đầu;
khen thưởng kịp thời, xử lý kỷ luật nghiêm minh. Tuân thủ nguyên tắc trong chỉ
đạo, điều hành, phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng, tư tưởng phải thông suốt, quyết
tâm phải lớn, nỗ lực phải cao, hành động phải quyết liệt, hiệu quả.
Ba là, trong lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện CTDT và các Chương trình, CSDT từ Trung ương đến địa
phương cần phải quyết liệt, đồng bộ; tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ,
ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Bốn là, tăng cường công
tác kiểm tra nắm tình hình kịp thời phát hiện khó khăn vướng mắc và kịp thời giải
quyết hoặc sớm đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết, không để chậm trễ kéo dài.
Chủ động thông tin kịp thời, chính xác về tình hình vùng DTTS&MN… công khai,
minh bạch trong chỉ đạo, điều hành để củng cố niềm tin trong Nhân dân, tạo sự đồng
thuận trong xã hội. Động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời; đồng thời xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Năm là, quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ về lý luận, năng lực chuyên môn và kiến thức thực tiễn
đối với đội ngũ CBCCVC. Chú trọng tổng kết thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực
tiễn làm thước đo và từng bước xây dựng hoàn thiện lý luận; mạnh dạn, chủ động
đề xuất cơ chế, chính sách mới vì sự phát triển và lợi ích chung. Chú trọng tổng
kết thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo và từng bước xây dựng
hoàn thiện lý luận; mạnh dạn, chủ động đề xuất cơ chế, chính sách mới vì sự
phát triển của vùng đồng bào DTTS&MN.
Phần thứ hai
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG
TÂM CÔNG TÁC NĂM 2025
I. NHIỆM VỤ
TRỌNG TÂM
Trên cơ sở kết quả công tác dân
tộc đạt được trong năm 2024, để Chương trình công tác năm 2025 và những năm tiếp
theo đạt được các mục tiêu đề ra, CTDT trong năm 2025 tập trung thực hiện một số
nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện
tốt các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các văn bản
chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Công tác dân tộc như:
Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về CTDT trong tình
hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề
án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030; Quyết
định số 1719/QĐ- TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình MTQG DTTS&MN; Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...
2. Triển khai các nội dung, nhiệm
vụ được giao về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII. Quyết tâm triển khai, hoàn thành sắp xếp hệ thống tổ chức bộ
máy CTDT tại Trung ương và địa phương để đi vào hoạt động ngay từ đầu năm 2025.
3. Tiếp tục rà soát toàn bộ thể
chế, quy chế để phù hợp, hiệu quả với với bộ máy tổ chức mới; đồng thời tham
mưu tổng kết các CSDT giai đoạn 2021-2025, tham mưu ban hành sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế các chương trình, chính sách dân tộc trong giai đoạn 2026-2030 để
đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của chính sách giai đoạn 2021-2030.
4. Tập trung xây dựng và hoàn
thành các Đề án, CSDT trong Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm
2025 theo đúng thời hạn được giao, đảm bảo chất lượng.
5. Đẩy mạnh thực hiện tạo chuyển
biến cơ bản về tiến độ, chất lượng việc thực hiện các Chương trình MTQG, trọng
tâm là Chương trình MTQG DTTS&MN và Chương trình giảm nghèo bền vững. Tăng
cường đôn đốc, kiểm tra giám sát để xử lý tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực
hiện các Chương trình; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo
hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 và đề xuất nhiệm vụ giai đoạn
2026-2030.
6. Phối hợp chặt chẽ với các bộ,
ngành liên quan và địa phương để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc chính
sách hỗ trợ nhà ở thuộc Dự án 1 Chương trình MTQG DTTS&MN và rà soát nhu cầu
hỗ trợ nhà ở của các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn vùng DTTS&MN để kịp
thời tham mưu, đề xuất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo
Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
7. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực CTDT; triển khai thực hiện các cam kết, thỏa thuận hợp tác đã
ký kết và kế hoạch tổ chức các hoạt động đối ngoại năm 2025.
8. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện
và tổ chức thành công các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống
cơ quan CTDT.
9. Thực hiện việc trả lời kiến
nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp; xây dựng báo
cáo tổng hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đến việc thực hiện
công tác dân tộc và CSDT.
10. Tăng cường công tác theo
dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng DTTS&MN, nhất là địa bàn vùng sâu,
vùng xa, biên giới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về CTDT, CSDT đến
đồng bào DTTS; kịp thời xử lý, báo cáo, tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý các điểm
nóng về an ninh trật tự, tình hình thiên tai, dịch bệnh, môi trường... trên địa
bàn, không để bị động bất ngờ, kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo về CTDT,
CSDT.
11. Tiếp tục thực hiện cải cách
hành chính, thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, ứng dụng chuyển
đổi số trong công tác dân tộc. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo,
cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều
hành.
13. Xây dựng kế hoạch và chuẩn
bị chu đáo các điều kiện tổ chức các đoàn công tác phục vụ Lãnh đạo Đảng, Nhà
nước và Lãnh đạo UBDT đi thăm, chúc Tết Nguyên đán năm 2025 tại các địa phương
vùng DTTS&MN.
II. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Ủy ban và lãnh đạo các vụ,
đơn vị của UBDT với phương châm sâu sát, quyết liệt. Đẩy mạnh phân cấp, phân
công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm và quyền hạn cụ thể. Tăng cường mối quan hệ
phối hợp công tác giữa các vụ, đơn vị, với đơn vị liên quan của các bộ, ngành,
với cơ quan CTDT các địa phương. Phát huy vai trò của người đứng đầu; tăng cường
kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của công chức trong thực thi
công vụ.
2. Tăng cường công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bằng nhiều hình thức nhằm nâng
cao năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bố trí, sắp xếp công chức, viên chức,
người lao động phù hợp với chuyên môn, năng lực, trình độ tương ứng với vị trí
việc làm nhằm phát huy sở trường, năng lực của mi công chức, viên chức, người
lao động.
3. Đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; tăng cường công tác chuyển đổi số,
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ; phát động và tham gia triển
khai các phong trào thi đua nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
4. Đổi mới phương pháp
trong nắm tình hình công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của địa
phương bằng nhiều hình thức; tổ chức sơ kết, đánh giá, tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết ngay từ cơ sở. Triển
khai các đoàn công tác đi cơ sở, nắm bắt, kiểm tra tình hình CTDT và thực hiện
CSDT của địa phương, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình
thực hiện.
5. Tích cực phối hợp chặt
chẽ với các bộ, ngành trong việc xây dựng các văn bản, chính sách, công tác kiểm
tra, giám sát thực hiện CTDT và CSDT.
6. Tiếp tục đẩy mạnh hợp
tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực và kỹ thuật đối với triển khai, tổ
chức thực hiện các chương trình, CSDT tại vùng DTTS&MN.
7. Nghiêm túc thực hiện
chế độ thông tin, báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ hiệu
quả công tác chỉ đạo, điều hành.
III. ĐỀ XUẤT,
KIẾN NGHỊ
Tính đến ngày 20/01/2025, tổng
hợp từ 12/21 bộ, ngành Trung ương và 53/53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương gửi báo cáo, có 08 bộ, ngành và 29 tỉnh, thành phố có kiến nghị, đề xuất với
tổng số 82 kiến nghị, trong đó: địa phương 53 kiến nghị; bộ, ngành 29 kiến nghị.
Tập trung vào các nội dung sau:
1. Kiến nghị đối với bộ,
ngành
Đề nghị các bộ, ngành Trung
ương kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện các
chương trình, dự án, CTDT, CSDT, đặc biệt là hướng dẫn thực hiện 03 Chương
trình MTQG.
2. Kiến nghị với Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ
- Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương cụ thể hóa các
chương trình, chính sách dân tộc theo Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của
Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số
10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ Ban hành Chiến lược CTDT giai đoạn 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể một số nhiệm vụ như sau: (1) Xây dựng
chính sách giải quyết việc làm đối với thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp đại học,
cao đẳng và đào tạo nghề; (2) Xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống, bài trừ hủ tục lạc hậu, phát huy sức mạnh nội lực của
cộng đồng, nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch
cộng đồng; (3) Xây dựng và ban hành chính sách tăng cường chất lượng công tác
chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em DTTS; (4) Xây dựng chính sách hỗ trợ nâng cao
năng lực để phụ nữ DTTS tham gia vị trí quản lý trong các cơ quan, tổ chức của
hệ thống chính trị.
- Chỉ đạo các bộ, ngành, địa
phương liên quan quan tâm phát triển đồng bộ các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn
hoá, xã hội; ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, nhất
là đường giao thông, công trình thuỷ lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn
hoá vùng đồng bào DTTS&MN theo Kết luận số 65- KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX về CTDT trong tình hình mới; tập trung giải quyết cơ bản tình
trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS.
- Chỉ đạo các bộ, ngành liên
quan thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1657/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng
Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc
giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát các văn bản
quy phạm pháp luật, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách
đào tạo nguồn nhân lực DTTS; chỉ đạo các trường đại học, học viện trực thuộc
dành tỷ lệ nhất định để tiếp nhận học sinh người DTTS đã hoàn thành chương
trình bồi dưỡng hệ dự bị đại học đáp ứng các tiêu chuẩn quy định vào học tại
trường.
- Chỉ đạo các bộ, ngành Trung
ương, địa phương kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các văn bản hướng dẫn để
đảm bảo thực hiện các CSDT kịp thời, thống nhất với việc sắp xếp đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã.
(Phụ lục số 06: Tổng hợp các
kiến nghị và xử lý kiến nghị, đề xuất của bộ, ngành và địa phương)
Trên đây là Báo cáo kết quả
công tác dân tộc năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chỉ đạo,
điều hành công tác dân tộc năm 2025./.
Nơi nhận:
- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
Nguyễn Hoà Bình (để b/c);
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương MTTQVN;
- Các Ban xây dựng Đảng, VPTW Đảng;
- Các bộ, ngành Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Trợ lý Phó TTgTTCP Nguyễn Hòa Bình;
- UBND các tỉnh, thành phố vùng DTTS&MN;
- Cơ quan làm CTDT các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT;
- Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT;
- Văn phòng Ban cán sự Đảng UBDT;
- Các vụ, đơn vị thuộc, trực thuộc UBDT (để th/h);
- Lưu: VT, TH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Nông Thị Hà
|
PHỤ LỤC SỐ 01
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CỦA
CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ
(Kèm theo Báo cáo số 139/BC-UBDT ngày 24/01/2025 của Ủy ban Dân tộc)
- Tính đến ngày 20/01/2025,
trong số 53/53 tỉnh, thành phố gửi báo cáo có 37 tỉnh, thành phố có chính đặc
thù với tổng số 143 chính sách.
- Các tỉnh, thành phố có chính
sách đặc thù gồm: An Giang (03); Bà Rịa - Vũng Tàu (04); Bạc Liêu (06); Bắc
Giang (06); Bắc Kạn (03); Bình Định (05); Bình Phước (05); Bình Thuận (04); Cao
Bằng (08); Cà Mau (02); TP Cần Thơ (02); Đà Nẵng (06); Đắk Lắk (03); Đắk Nông
(01); Đồng Nai (04); Gia Lai (02); Hà Giang (02); TP Hà Nội (02); Hậu Giang
(01); Hòa Bình (03); TP. Hồ Chí Minh (04); Khánh Hòa (06); Kiên Giang (10); Kon
Tum (11); Lai Châu (01); Lào Cai (03); Lạng Sơn (06); Lâm Đồng (01); Ninh Bình
(04); Phú Thọ (02); Phú Yên (05); Quảng Nam (05); Quảng Ngãi (06); Quảng Ninh
(03); Sóc Trăng (09); Thanh Hóa (01); Thừa Thiên Huế (02); Trà Vinh (05);
Tuyên Quang (02); Vĩnh Long (01);
Vĩnh Phúc (01); Yên Bái (06).
TT
|
Tỉnh/ Thành phố
|
Chương trình/ chính sách đặc thù
|
Kết quả thực hiện
|
1
|
An Giang
(03)
|
Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo
|
Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản
hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào dân tộc Chăm, Khmer nhân dịp Tết cổ
truyền dân tộc năm 2024, cụ thể: Tổng số hộ nghèo DTTS của tỉnh là 2.347 hộ,
số tiền 704.100.000 đồng (Khmer: 2.232 hộ, Chăm: 115 hộ); Tổng số hộ cận
nghèo DTTS của tỉnh là 1.784 hộ, số tiền 535.200.000 đồng (Khmer: 1.586 hộ,
Chăm: 198 hộ)
|
Tổ chức các hoạt động dịp lễ
tết
|
+ Thăm hỏi, chúc mừng và tặng
quà cho 11 cá nhân là cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, hộ nghèo là đồng
bào dân tộc Hoa và 12 tập thể nhân dịp Tết nguyên đán với tổng kinh phí
24.500.000đ.
+ Thăm, chúc mừng đồng bào
dân tộc Khmer, cơ sở thờ tự, gia đình chính sách tiêu biểu, công chức, cán bộ
hưu trí, chiến sĩ, HSSV... là dân tộc Khmer nhân ngày Tết Chôl Chhnăm Thmây,
với tổng kinh phí 222 triệu đ.
+ Thăm, chúc mừng các cơ sở
thờ tự Hệ phái phật giáo Nam tông Khmer nhân dịp Lễ Đônta, với tổng kinh phí
65.100.000đ.
+ Thăm, chúc mừng đồng bào
dân tộc Chăm, thánh đường, tiểu thánh đường, Ban đại diện Cộng đồng hồi giáo,
hộ gia đình chính sách, chức sắc, chức việc, công chức dân tộc Chăm nhân dịp
tháng nhịn chay Ramadan với tổng kinh phí 45 triệu đ.
+ Thăm, chúc mừng đồng bào
dân tộc Chăm, thánh đường, tiểu thánh đường, công chức lực lượng Công An dân
tộc nhân dịp Tết Haji, với tổng kinh phí 55 triệu đ.
|
Phổ biến, giáo dục pháp luật
|
Kế hoạch số 36/KHPH-STP-BDT ngày
29/02/2024. Tổ chức 02 lớp phổ biến kiến thức pháp luật; biên soạn và in ấn
200 cuốn tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào DTTS; mua và
trang bị 83 đầu sách cho Tủ sách pháp luật; cung cấp khoảng 4.000 tờ gấp pháp
luật về chính sách trợ giúp pháp lý
|
2
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
(04)
|
Trợ cấp Tết
|
Tổ chức thăm, tặng quà và tiền
trợ cấp tết cho 45 người có uy tín, với kinh phí là 119.500 triệu đồng, đạt
97,83% dự toán được giao
|
Hỗ trợ học tập
|
Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND
ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về việc quy định chính sách hỗ trợ chi phí học
tập cho học sinh, sinh viên là người DTTS trên địa bàn đang học tại các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp. Năm 2024, UBND tinh cấp kinh phí giao UBND các
huyện, thị xã, thành phố tổ chức hỗ trợ học phí cho khoảng 360 em học sinh,
sinh viên là người DTTS của tỉnh đang học đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa
bàn cả nước với số tiền ước đạt 3.096 triệu đồng
|
Tín dụng ưu đãi thực hiện
CTMTQG BHYT BHYT
|
Ban hành Quyết định phê duyệt
danh sách 25 hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ nhà ở có nhu cầu vay vốn từ NHCSXH
tỉnh với tổng kinh phí 500 triệu đồng
Kết quả thực hiện chính sách
hỗ trợ về BHYT đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, ước thực hiện
năm 2024 là 27.367 người, với tổng số tiền là 16.660 triệu đồng, trong đó:
Ngân sách Trung ương 11.662 triệu đồng, ngân sách địa phương 4.998 triệu đồng
|
3
|
Bạc Liêu
(06)
|
Hỗ trợ BHYT
|
Rà soát đối tượng người DTTS
được hỗ trợ cấp thẻ BHYT theo Nghị định số 75/2023/NĐ- CP ngày 19/10/2023 của
Chính phủ (32.541 người)
|
Khuyến học
|
Trao tặng 170 suất học bổng
(1.500.000 đồng/suất) cho các em học sinh là người dân tộc Khmer hoàn cảnh
khó khăn có ý chí vươn lên trong học tập và 140 suất quà (500.000 đồng/suất)
cho đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng
kinh phí là 361 triệu đồng
|
Chế độ cử tuyển
|
Trong năm 2024, tỉnh đã chi
trả kinh phí đào tạo cho 02 em sinh viên cử tuyển đang học tại Trường Đại học
Y dược Cần Thơ và trợ cấp ăn, ở, đi lại cho 2 sinh viên cử tuyển. Tổng kinh
phí là 43.747.800 đồng
|
Hỗ trợ giảng dạy chữ và tiếng
Khmer
|
Hỗ trợ trực tiếp giảng dạy chữ
và tiếng Khmer tại các điểm Chùa phật giáo Nam tông Khmer dịp hè năm 2024 với
số tiền 520 triệu đồng
|
Hỗ trợ ghe ngo
|
Hỗ trợ 7 ghe ngo, mỗi ghe 20
triệu đồng tham dự giải đua ghe ngo do tỉnh Sóc Trăng tổ chức năm 2024
|
Chăm lo Tết
|
Tổ chức chương trình tặng quà
cho hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo trên địa bàn tỉnh: 300 suất quà, mỗi suất
500.000 đồng; 6 căn nhà tình thương, mỗi căn 50 triệu đồng, tổng kinh phí
dành cho các hoạt động này là hơn 450 triệu đồng
|
4
|
Bắc Giang
(06)
|
Đào tạo nghề
|
Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày
29/02/2024 của Ban Dân tộc, về tuyên truyền, vận động, tư vấn hướng nghiệp
cho lao động vùng DTTS&MN năm 2024. Tổ chức 12 hội nghị tuyên truyền cho
608 đại biểu là người lao động, giải ngân 144 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch
|
Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới
|
Tổ chức 03 hội nghị tuyên
truyền kiến thức, pháp luật về bình đẳng giới cho 186 người DTTS, cán bộ
thôn, bản, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn xã Hồng Kỳ,
huyện Yên Thế. Tổng kinh phí 45 triệu đồng
|
Tuyên truyền phòng, chống tội
phạm về ma túy
|
Tổ chức 10 hội nghị tuyên
truyền với 760 người tham gia, đối tượng tham gia là người có uy tín, các tổ
chức hội, đoàn thể thôn bản, người dân cư trú tại các thôn, bản vùng đồng bào
DTTS, nơi có tệ nạn xã hội, ma túy thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn. Tổng
kinh phí 180 triệu đồng.
|
Bảo tồn, phát huy tiếng DTTS
|
Quyết định số 1175/QĐ-UBND
ngày 25/10/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Đề án bảo tồn, phát huy tiếng
DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Ban Dân tộc đã tham mưu UBND tỉnh trình
HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 71/2024/NQ-HĐND ngày 08/10/2024 của HĐND tỉnh
ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy tiếng DTTS trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2024-2030. Tổ Biên dịch xây dựng tài liệu
truyền dạy tiếng dân tộc của 06 thành phần DTTS để hoàn thiện tài liệu để triển
khai truyền dạy tiếng DTTS theo kế hoạch
|
Xây dựng công trình ngầm, cầu
dân sinh
|
Kế hoạch số 511/KH-UBND ngày
15/10/2021 của UBND tỉnh về Đầu tư xây dựng công trình ngầm, cầu dân sinh
trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022-2024. Tổng
số công trình được giao vốn: 26. Tổng vốn ngân sách nhà nước đã phân bổ năm:
46.600 triệu đồng; đến thời điểm báo cáo khối lượng thi công đã hoàn thành
trên 95%, giá trị giải ngân là: 38.150 triệu đồng, đạt 81,87% kế hoạch năm, ước
hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn giao trước 31/12/2024.
|
Mô hình điển hình tiên tiến
là người có uy tín
|
Tổng số 16 mô hình thực hiện
thí điểm, trong đó: Huyện Sơn Động: 03 mô hình; huyện Lục Ngạn: 06 mô hình;
huyện Lục Nam: 04 mô hình; huyện Yên Thế: 03 mô hình. Trong đó: 08 Mô hình điển
hình tiên tiến trong việc giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá các DTTS;
03 Mô hình Điển hình tiên tiến trong công tác tuyên truyền, vận động, chấp
hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng
khối đại đoàn kết các dân tộc; 02 Mô hình điển hình tiên tiến trong lao động,
sản xuất kinh doanh vùng đồng bào DTTS; 03 Mô hình điển hình tiên tiến trong
việc giữ gìn an ninh trật tự trong vùng đồng bào DTTS
|
5
|
Bắc Kạn
(03)
|
Hỗ trợ người có uy tín
|
Tổ chức thăm hỏi và tặng quà
cho 1.290 người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán; thăm hỏi kịp thời 193 người
có uy tín ốm, thăm viếng 07 người có uy tín, 26 thân nhân người có uy tín qua
đời; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời 80 hộ gia đình người có uy tín bị
thiệt hại do mưa lũ với tổng kinh phí hỗ trợ 69,58 triệu đồng; tổ chức 06 lớp
tập huấn cho 454 người có uy tín…
|
Ứng dụng CNTT
|
Từ năm 2022 đến nay tỉnh đã đầu
tư 2,4 tỷ đồng để xây dựng và triển khai ứng dụng phần mềm “Hệ thống thông
tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Bắc Kạn”; duy trì cập nhật thông tin số
liệu vào phần mềm theo phân cấp (xã, huyện, tỉnh) gồm 108 chỉ tiêu thống kê về
công tác dân tộc theo Thông tư 05/2022/TT-UBDT ngày 30/12/2022
|
Hỗ trợ học sinh, sinh viên
|
Toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ
cho 100.359 lượt học sinh, các chính sách được triển khai thực hiện đảm bảo
đúng đối tượng, chi trả đầy đủ, kịp thời.
|
6
|
Bình Dương
|
|
Không có chính sách đặc thù
|
7
|
Bình Định
(05)
|
Chính sách cấp muối I ốt
|
Kinh phí cấp năm 2024 là 1.550
triệu đồng. Số nhân khẩu DTTS được cấp: 42.847 người; số lượng cấp: 257.082
kg muối I ốt (đạt 100% kế hoạch)
|
Hỗ trợ học sinh đi học
|
Học sinh mẫu giáo, mầm non và
phổ thông các cấp người DTTS được hỗ trợ theo Quyết định số 30/2024/QĐ-UBND
ngày 19/7/2024 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số
84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của UBND tỉnh Quy định một số chính sách đối
với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Đã thực hiện hỗ trợ đối với
8.836 học sinh, với kinh phí thực hiện 19.374.272.600 đồng.
|
Hỗ trợ bảo hiểm y tế
|
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% mức
đóng BHYT đối với người DTTS thuộc hộ gia đình cận nghèo (70% mức đóng BHYT
còn lại do ngân sách Trung ương hỗ trợ) theo Quyết định số 84/2022/QĐ- UBND
ngày 20/12/2022 của UBND tỉnh
|
Trợ giá sử dụng giống lúa lai
|
UBND các huyện đã chủ động
xây dựng kế hoạch sản xuất lúa lai phù hợp theo mùa vụ Đông Xuân và Hè Thu. Tổng
kinh phí thực hiện 7.227.634.940 đồng, trong đó: vụ Đông Xuân (2023- 2024)
5.215.540.194 đồng; vụ Hè Thu (2024) 2.012.094.746 đồng. Số lượng giống đã
mua hơn 104.918 kg (giống: Nhị ưu 838, HYT 100, TH 3-5), năng suất bình quân
đạt 66,5 tạ/ha. Chính sách đã thay đổi nhận thức, tập quán canh tác, góp phần
ổn định cuộc sống đối với người đồng bào DTTS.
|
Hỗ trợ người có uy tín
|
Quyết định số
84/2022/QĐ-UBND: người có uy tín trong đồng bào DTTS được hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng
từ ngân sách tỉnh
|
8
|
Bình Thuận
(04)
|
Giảm thiểu tình trạng tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống
|
Đã tổ chức 30 hội nghị tuyên
truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với 1.462
người tham dự; tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho cán
bộ, công chức làm công tác dân tộc và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
tham gia thực hiện dự án; 01 Đoàn công tác học tập kinh nghiệm tại tỉnh Trà
Vinh và Sóc Trăng; lắp đặt 09 cụm Pa nô tuyên truyền
|
Hỗ trợ cho học sinh, sinh
viên
|
Đã tiếp nhận và giải quyết
137 hồ sơ/2.057.279.000 đồng
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển sản
xuất và khoán bảo vệ rừng
|
Tổng kinh phí đã phân khai
năm 2024 thực hiện hỗ trợ khoán bảo vệ rừng là 15.460,090 triệu đồng. Trong
đó, kinh phí chi trả đến hộ là 13.426,521 triệu đồng/44.755,07 ha; chi phí quản
lý, kiểm tra, nghiệm thu là 939,853 triệu đồng; chi phí lập hồ sơ là
1.093,716 triệu đồng. Tính đến ngày 30/11/2024 đã giải ngân 10.575,36 triệu đồng,
đạt 68,4%
|
Hỗ trợ đóng BHYT
|
Tổng kinh phí hỗ trợ đóng
BHYT cho người DTTS (07 tháng cuối năm 2024) là 1.893.042.900 đồng
|
9
|
Bình Phước
(05)
|
Chương trình giảm 1.000 hộ
nghèo DTTS
|
Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày
08/3/2024 tổng kết, đánh giá 05 năm thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ
nghèo DTTS/năm trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh giải
pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc: hỗ trợ kinh phí kéo điện; hỗ trợ
kinh phí xây dựng mới và sửa chữa nhà cho các hộ DTTS thuộc đối tượng thực hiện
của Chương trình.
Kết quả, theo báo cáo Sở
LĐTB&XH, Chương trình đã góp phần giảm 356 hộ/574 hộ nghèo DTTS (giảm
62,02% số hộ nghèo DTTS từ cuối năm 2023).
|
Chính sách đối với Già làng
tiêu biểu
|
Quyết định 45/2021/QĐ-UBND
ngày 17/12/2021 của UBND tỉnh: tổ chức 04 đoàn thăm, tặng quà cho 93 già làng
tiêu biểu nhân dịp Tết Nguyên đán với tổng kinh phí thực hiện là 46.500.000 đồng;
tổ chức 05 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức; mua báo 04 kỳ Báo DTPT; in, cấp
06 Bản tin DTTS&MN; tổ chức 01 đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm các
tỉnh khu vực Miền trung.
|
Hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
|
Đã thực hiện hỗ trợ cho khoảng
59.166 người DTTS, với kinh phí 19.688.119.200 đồng.
|
Hỗ trợ sinh viên DTTS
|
Theo Quyết định số
35/2021/QĐ-UBND ngày 15/9/2021 của UBND tỉnh.
Đã thực hiện thẩm định đề nghị
cấp kinh phí hỗ trợ cho 178 sinh viên đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo quy định,
với tổng kinh phí hỗ trợ là 1.115,600 triệu đồng theo Quyết định số 1641/QĐ-
UBND ngày 30/10/2024 của UBND tỉnh.
|
Ưu đãi đối với các trường
chuyên và trường phổ thông dân tộc nội trú
|
Sở GD&ĐT đã thực hiện cấp
các chế độ chính sách cho các học sinh của 03 trường DTNT trực thuộc sở,
theo:
+ Nghị quyết số 19/2019/NQ-HĐND
ngày 16/12/2019 của HĐND tỉnh quy định chính sách ưu đãi đối với các trường
chuyên và trường PTDTNT trên địa bàn, tổng số tiền là: 4.188.000.000 đồng.
+ Thông tư
109/2009/TTLT/BTC-BGDDT ngày 29/5/2009 hướng dẫn một số chế độ tài chính đối
với học sinh các trường PTDTNT và các trường dự bị đại học dân tộc:
27.168.000.000 đồng.
|
10
|
Cao Bằng
(08)
|
Hỗ trợ học sinh bán trú và
THPT ở vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK
|
Hỗ trợ 4.933.980 kg gạo cho
36.547 học sinh; hỗ trợ 236.230,6 triệu đồng tiền ăn cho 36.547 học sinh; hỗ
trợ 29.425,5 triệu đồng tiền nhà ở cho 17.776 học sinh
|
Miễn, giảm học phí, hỗ trợ
chi phí học tập
|
Miễn học phí cho 48.644 học
sinh, với tổng kinh phí 36.241,8 triệu đồng; giảm 50% học phí cho 15.259 học
sinh với tổng số tiền 3.943,3 triệu đồng; giảm 70% học phí cho 1.078 học
sinh, với tổng kinh phí 889,4triệu đồng; hỗ trợ chi phí học tập cho 95.421 học
sinh, với tổng kinh phí 117.404,2 triệu đồng.
|
Hỗ trợ học sinh các trường
PTDTNT
|
Tổng số học sinh các trường PTDTNT
trên địa bàn tỉnh được hưởng chế độ nội trú là 2.952 học sinh, với tổng số tiền
là 48.076 triệu đồng
|
Chính sách đối với học sinh
DTTS rất ít người
|
Tổng số học sinh thuộc đối tượng
người DTTS rất ít người được hưởng chế độ hỗ trợ là 940 học sinh, với tổng số
tiền hỗ trợ là 8.435 triệu đồng
|
Chính sách phát triển giáo dục
mầm non
|
Hỗ trợ ăn trưa cho 41.994 trẻ
với tổng kinh phí 29.841,8 triệu đồng; hỗ trợ dạy lớp ghép cho 329 giáo viên,
với tổng kinh phí 1.260,6 triệu đồng; hỗ trợ dạy tăng cường Tiếng Việt cho
372 giáo viên, với tổng kinh phí hỗ trợ 1.421,0 triệu đồng.
|
Ứng dụng công nghệ thông tin
|
Thường xuyên đôn đốc các cơ
quan, đơn vị cập nhật số liệu và tăng cường tuyên truyền hướng dẫn, khai
thác, sử dụng Phần mềm Hệ thống thông tin CSDL về CTDT và phần mềm Diễn đàn đối
thoại trực tuyến về công tác dân tộc tỉnh Cao Bằng
|
Giảm thiểu tình trạng tảo
hôn, hôn nhân cận huyết thống
|
Chỉ đạo các huyện, thành phố
đẩy mạnh công tác xây dựng các mô hình điểm giảm thiểu tình trạng tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống. Tổ chức 22 Hội thi Rung chuông vàng tuyên truyền giảm
thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào
DTTS&MN tại các trường PTDT Bán trú, THPT, THCS, TH&THCS trên địa bàn
tỉnh với 5.136 học sinh tham gia; tổ chức 02 phiên tòa giả định tuyên truyền
về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại huyện Nguyên Bình; tổ chức 02 đoàn
công tác đi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở ngoài tỉnh.
Báo Cao Bằng và Đài truyền
hình Cao Bằng phát hành được 7 tin bài và 11 chuyên đề; xây dựng 26 Pano
tuyên truyền.
|
Chính sách giảm nghèo
|
Cấp trên 347.000 thẻ BHYT cho
hộ nghèo, hộ cận nghèo, người DTTS sinh sống tại vùng KT- XH khó khăn, người
đang sinh sống tại vùng KT-XH ĐBKK, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ
cấp tuất BHXH trên địa bàn tỉnh, đối tượng BTXH, người dân thường trú tại xã
ATK; hỗ trợ tiền điện cho trên 37.000 hộ là hộ nghèo, hộ chính sách xã hội
|
11
|
Cà Mau (02)
|
Bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa
|
Tổ chức các hoạt động nhân dịp
Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer; Tết Nguyên
tiêu của đồng bào Hoa với kinh phí thực hiện 1.246 triệu đồng. Ngoài ra, UBND
các huyện, thành phố Cà Mau cũng xuất ngân sách 308 triệu đồng tổ chức các hoạt
động thăm, tặng quà
|
Dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa
|
Kinh phí được giao thực hiện
nhiệm vụ tổ chức dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa hè cho con em đồng bào DTTS
năm 2024 là 657 triệu đồng. Ban Dân tộc ban hành Kế hoạch số 15/KHBDT ngày
08/3/2024 về tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer;
tổ chức dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024
|
12
|
TP Cần Thơ (02)
|
Hỗ trợ nhà ở
|
Hỗ trợ xây mới 22 căn nhà với
tổng số tiền hơn 1.090 triệu đồng cho các hộ nghèo DTTS
|
Hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
|
- Thực hiện Nghị quyết số
08/2017/NQ-HĐND ngày 06/10/2017 của HĐND TP, đã mua 263 thẻ BHYT năm 2024 cho
người có uy tín trong đồng bào DTTS
- Thực hiện Nghị quyết số
10/2024/NQ-HĐND ngày 05/7/2024 của HĐND TP: đã cấp 1.945/2.444 thẻ BHYT cho
người DTTS đang sinh sống tại địa bàn xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, với kinh phí
598.104.000 đồng từ NSNN; hỗ trợ kinh phí mua 2.187 thẻ BHYT cho người DTTS cận
nghèo với kinh phí 2.073 triệu đồng.
|
13
|
TP Đà Nẵng (06)
|
Duy trì và bảo tồn bản sắc
văn hóa
|
Duy trì thực hiện các cụm pano
tuyên truyền về nếp sống văn minh và bảo tồn văn hóa dân tộc tại cổng vào
khuôn viên khu nhà Gươl; tổ chức các hội thảo giao lưu văn hóa, thể thao vùng
đồng bào DTTS. Tiếp tục hỗ trợ phát triển hoạt động du lịch cộng đồng tại xã
Hòa Bắc kết hợp với duy trì nghề điêu khắc tượng gỗ, dệt, may thổ cẩm của người
Cơ Tu tạo sinh kế nâng cao đời sống cho người dân
|
Phát triển giáo dục và đào tạo
|
Thực hiện trợ cấp học tập đối
với học sinh là người DTTS đang học nội trú là 1.200.000đ/tháng (trong 9
tháng của năm học), Tết Nguyên đán 300.000đ/em, học sinh tiểu học và các cháu
học mẫu giáo là 560.000đ/tháng (trong 9 tháng của năm học). Tất cả các em học
sinh các cấp học đều được hỗ trợ chế độ học phẩm hằng tháng (mầm non:
100.000đ/tháng, tiểu học: 180.000đ/tháng, trung học cơ sở: 200.000đ/tháng)
Đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng, giáo viên được phân công giảng dạy trực tiếp các lớp có ít nhất 30% học
sinh DTTS tại các trường mầm non, tiểu học, THCS được hưởng phụ cấp trách nhiệm
bằng 0,3 lần lương tối thiểu chung
|
Hỗ trợ nước sạch
|
Hiện nay các thôn Tà Lang và
Giàn Bí xã Hòa Bắc sử dụng hệ thống nước sạch và được hỗ trợ miễn phí 15 m3
nước đầu tiên/tháng/01 hộ (từ m3 nước 16 trở đi sẽ thu tiền phí ở
mức 2.000 đồng/m3)
|
Chính sách tín dụng
|
Có 93 hộ đồng bào dân tộc Cơ
Tu vay vốn với tổng số tiền 3.371.000.000 đồng (vay hỗ trợ tạo việc làm 40
trường hợp 2.010 triệu đồng; vay cho sinh viên đi học 01 trường hợp 40 triệu
đồng; vay xây dựng công trình vệ sinh nước sạch 48 trường hợp 1.151 triệu đồng)
|
Hỗ trợ đóng BHYT
|
UBND thành phố chỉ đạo các
ngành liên quan và UBND huyện Hoà Vang gia hạn BHYT cho đồng bào DTTS Cơ Tu ở
02 xã Hòa Bắc và Hòa Phú (sau khi đã trừ thành viên hộ nghèo, cận nghèo, bảo
trợ xã hội, người có công với cách mạng... theo quy định của nhà nước), số lượng
769 thẻ
|
Thăm, tặng quà Tết
|
Thực hiện chính sách thăm, tặng
quà Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho đồng bào dân tộc theo Nghị quyết
275/2019/NQ-HĐND của HĐND thành phố, đã thực hiện chi hỗ trợ cho 421 hộ, kinh
phí 505.200.000 đồng
|
14
|
Đắk Lắk (03)
|
Hỗ trợ khuyến nông, lâm và
phát triển thủy sản
|
Đã xây dựng kế hoạch tập huấn
khuyến nông viên mới cho các học viên thuộc hộ nghèo, hộ DTTS…; thực hiện được
các mô hình, dự án khuyến nông thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản
với kinh phí là 135 triệu đồng
|
|
|
Hỗ trợ về học nghề
|
Tổ chức 03 lớp đào tạo nghề
cho 105 lao động nông thôn là người nghèo, cận nghèo, DTTS… tham gia, tổng
kinh phí thực hiện là 330 triệu đồng
|
Hỗ trợ về y tế
|
Toàn tỉnh đã cấp
836.857 thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được ngân sách hỗ
trợ do ngành LĐTB&XH quản lý (trong đó có 86.866 người nghèo), với số tiền
là 332.886 triệu đồng. Số người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được khám
chữa bệnh bằng thẻ BHYT 685.935 lượt người (trong đó có 62.173 lượt người
nghèo), với số tiền 398.686 triệu đồng
|
15
|
Đắk Nông (01)
|
Hỗ trợ lãi suất đối với hộ
gia đình DTTS
|
Thực hiện Nghị quyết số
18/2021/NQ-HĐND , ngày 15/12/2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ lãi suất
đối với hộ gia đình đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh. Tổng kinh phí thực
hiện năm 2024 là: 10.700 triệu đồng. Kết quả đã thực hiện hỗ trợ cho: 1.452 hộ
với số tiền là 7.524,46 triệu đồng.
|
16
|
Điện Biên
|
|
Không có báo cáo về chính
sách đặc thù
|
17
|
Đồng Nai (04)
|
Chính sách giảm nghèo
|
- Cấp 2.492 thẻ là thành viên
hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc đồng bào DTTS với số tiền
1.361,218 triệu đồng, đảm bảo 100% thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo
- Hỗ trợ tiền điện cho 728 hộ
nghèo, với kinh phí 429.352 triệu đồng.
- Miễn, giảm học phí cho học
sinh, sinh viên là con hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS: 524 học sinh, sinh viên với
số kinh phí 263.313 triệu đồng.
- Xây dựng và sửa chữa 65 căn
nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn DTTS trên địa bàn tỉnh
với kinh phí 4.483,94 triệu đồng từ nguồn vận động Quỹ “Vì người nghèo”
- Hỗ trợ tiền tết Nguyên đán
cho 1.445 hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS với kinh phí trên 1.006 triệu đồng; từng
bước bù đắp thiếu hụt 12 chì số dịch vụ xã hội cơ bản góp phần giảm nghèo bền
vững cho đồng bào DTTS.
- Giải quyết cho 92.427 lượt
người, trong đó có lao động là người đồng bào DTTS; xuất khẩu lao động được
1.307 người DTTS đi làm việc ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia...; tư vấn
việc làm cho 106.839 lượt lao động (bao gồm số lao động là người DTTS), trong
đó tư vấn trực tiếp là 63.056 lượt, tư vấn trực tuyến là 44.312 lượt.
|
Thẻ BHYT
|
Thực hiện Nghị quyết số
10/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của HĐND tỉnh, tính đến tháng 7/2024 đã cấp
trên 61.610 thẻ BHYT cho đồng bào DTTS
|
Công tác đối với đồng bào
Chăm, Hoa, Khmer
|
Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày
06/8/2024 về hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho đồng bào dân tộc Chăm, Hoa, Khmer năm 2024.
Năm 2024, tỉnh Đồng Nai hỗ trợ kinh phí sửa chữa 07 căn nhà cho hộ đồng bào
dân tộc dân tộc Chăm, Hoa, Khmer trên địa bàn tỉnh với định mức hỗ trợ là
40.000.000 đồng/cãn.
|
Hỗ trợ Tết Nguyên Đán cho học
sinh, sinh viên
|
Hỗ trợ cho trên 1.487 em sinh
viên DTTS đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp với tổng kinh phí thực hiện trên 1.070.640.000 đồng
|
18
|
Gia Lai (02)
|
Hỗ trợ đóng BHXH
|
Thực hiện Nghị quyết số
80/2024/NỌ-HĐND ngày 10/07/2024 của HĐND tỉnh, tính đến ngày 31/10/2024, đã hỗ
trợ cho 273.340 người, trong đó (1) người thuộc hộ cận nghèo là 57.163 người,
(2) học sinh, sinh viên người DTTS là 56.253 người, (3) người thuộc hộ làm
nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình là 99.462 người và (4) người
DTTS (không phải là học sinh, sinh viên) đang sinh sống tại địa bàn các xã
khu vực II, khu vực III, thôn ĐBKK
|
Chương trình tín dụng chính
sách
|
Trong 16 chương trình có đối
tượng là hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng, tính đến 31/10/2024, doanh số cho
vay hộ đồng bào DTTS đạt 790,8 tỷ đồng, với 18.621 lượt hộ DTTS vay vốn. Vốn
tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho 8.740 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống;
thu hút và tạo việc làm cho 1.830 lao động DTTS; tạo điều kiện 46 lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp 43 học sinh sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng khoảng 10.290 công trình nước sạch,
công trình vệ sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK
|
19
|
Hà Giang (02)
|
Hỗ trợ thẻ BHYT
|
Hỗ trợ 100% mệnh giá mua thẻ
BHYT cho hộ cận nghèo, học sinh sinh viên, hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp
có mức sống trung bình theo Nghị quyết số 49/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của
HĐND tỉnh cho 37.506 người
|
Hỗ trợ học sinh bán trú, học
sinh nghèo
|
Theo Nghị quyết số
22/2011/NQ- HĐND ngày 15/7/2011 của HĐND tỉnh Ban hành chính sách hỗ trợ học
sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng theo Quyết định số
2123/QĐ-TTG ngày 22/11/2020, Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 cho
48.857 học sinh; chính sách hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, người phục vụ học
sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh
|
20
|
TP Hà Nội (02)
|
Hỗ trợ hàng tháng cho người
có uy tín
|
Thực hiện quy định về chính
sách hỗ trợ hàng tháng cho người có uy tín bằng 50% mức lương cơ sở/người/tháng
theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND Thành phố. Trong
năm 2024, các huyện vùng đồng bào DTTS thành phố Hà Nội đã thực hiện chi hỗ
trợ hơn 1 tỷ 470 triệu đồng cho 119 người có uy tín
|
Hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với
các hộ DTTS nghèo thiếu đất sản xuất
|
Triển khai thực hiện Luật Thủ
đô 2024, tham mưu UBND Thành phố xây dựng Nghị quyết của HĐND Thành phố về
chính sách “hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm việc làm cho hộ DTTS nghèo sinh sống ở
xã vùng DTTS&MN làm nghề nông, lâm nghiệp trong trường hợp không bố trí
được đất sản xuất”
|
21
|
Hà Tĩnh
|
|
Không có báo cáo về chính
sách đặc thù
|
22
|
Hậu Giang (01)
|
Thăm, tặng quà người có uy
tín
|
Nhân dịp Tết Nguyên Đán, tổ chức
đoàn đi thăm, chúc mừng và tặng quà cho 69 người có uy tín, mỗi phần quà
500.000 đồng, tổng kinh phí 34,5 triệu đồng
|
23
|
Hòa Bình (03)
|
Phát triển KT-XH đồng bào dân
tộc Mông
|
Quyết định số 2552/QĐ-UBND
ngày 04/11/2021 của UBND tỉnh; tổng nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ thực hiện Dự án
là 17.785 triệu đồng (vốn đầu tư 10.820 triệu đồng; vốn sự nghiệp 6.965 triệu
đồng)
|
Giúp đỡ xã, thôn, bản ĐBKK
|
Quyết định số 2453/QĐ-UBND
ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh
|
Hỗ trợ tiền Tết
|
Hỗ trợ 40.009 hộ nghèo, hộ cận
nghèo đón Tết với tổng kinh phí 16.063.600 nghìn đồng, trong đó hỗ trợ 20.306
hộ nghèo (500 nghìn đồng/hộ) với kinh phí 10.153.000 nghìn đồng; hỗ trợ
19.702 hộ cận nghèo (300 nghìn đồng/hộ) với kinh phí 5.910,6 triệu đồng
|
24
|
TP. Hồ Chí Minh (04)
|
Chăm lo Tết
|
Ban Dân tộc Thành phố đã tổ
chức thăm và trao tặng 1.476 phần quà, trị giá 666.700.000 đồng (trong đó,
nguồn kinh phí xã hội hóa là 395.000.000 đồng).
Các quận, huyện, thành phố Thủ
Đức đã chủ động tổ chức thăm tặng 31.887 phần quà cho đồng bào DTTS thuộc các
diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, người già neo đơn, công
nhân, sinh viên khó khăn…với tổng số tiền là 16.768.781.000 đồng (trong đó,
nguồn xã hội hóa là 12.051.225.000 đồng).
|
|
Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng
bào dân tộc Khmer: đã trao 3.642 phần quà với tổng kinh phí là 2.066.423.000
đồng (trong đó, nguồn kinh phí xã hội hóa là 1.708.523.000 đồng).
Tết Ramưwan và tháng Ramadan
của đồng bào Chăm theo tôn giáo Hồi giáo (Bàni, Islam): đã trao 1.033 phần
quà, với tổng kinh phí chăm lo là 580.6900.000 đồng (trong đó, nguồn kinh phí
xã hội hóa là 361.790.000 đồng).
Đại lễ Raya Eidil Adha của đồng
bào Chăm: đã trao 44 xuất quà cho 44 vị người có uy tín trong đồng bào Chăm với
tổng kinh phí là 44.000.000 đồng.
|
Xây dựng hệ thống thông tin dữ
liệu về công tác dân tộc
|
Triển khai thực hiện đầu tư hạng
mục “Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tại Thành phố Hồ
Chí Minh”, tổng hợp các chỉ tiêu số liệu thu thập dữ liệu về công tác dân tộc
của các đơn vị; tổ chức Hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm hệ thống thông tin
dữ liệu về công tác dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các sở ban ngành,
quận, huyện, thành phố Thủ Đức và công chức Ban Dân tộc Thành phố. Phần mềm
cơ bản đã được hoàn thành với địa chỉ https://csdldantoc.tphcm.gov.vn.
|
Hỗ trợ giáo dục, đào tạo
|
- Chính sách hỗ trợ chi phí học
tập cho học viên cao học và nghiên cứu sinh là người DTTS: đã thẩm định và hỗ
trợ chi phí học tập cho 14 trường hợp với tổng số tiền 140.400.000 đồng.
Chính sách hỗ trợ học phí cho
học sinh DTTS năm 2023 - 2024: có 2.907 em học sinh dân tộc thiểu số các cấp
học (trừ cấp Tiểu học) được hỗ trợ học phí (trong đó: Chăm 553 em, Khmer
2.120 em, dân tộc khác 234 em) với tổng số tiền: 5.875.130.000 đồng.
Chính sách hỗ trợ chi phí học
tập đối với sinh viên là người DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: hỗ trợ
cho 50 lượt sinh viên năm học 2024, với tổng số tiền 383.408.000 đồng.
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu học
tập tiếng nói, chữ viết dân tộc Hoa, Khmer, Chăm trong đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức trên địa bàn thành phố theo Kế hoạch số 5797/KH-UBND ngày 27
tháng 9 năm 2024 của UBND Thành phố về tổ chức bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết
dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức và đồng bào dân tộc Hoa, Khmer, Chăm
|
Bảo tồn, phát huy trang phục
truyền thống
|
Tổ chức thực hiện các nội
dung Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay” trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2025 theo Kế hoạch số
3693/KH-UBND ngày 11/10/2022 của UBND Thành phố
|
25
|
Khánh Hòa (06)
|
Phổ biến, giáo dục pháp luật
|
Tổ chức 33 Hội nghị tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và truyền thông về Chương trình MTQG
DTTS&MN trên địa bàn tỉnh cho 3.050 lượt người tham gia là cán bộ, công
chức, viên chức cấp huyện, xã, thôn; già làng, trưởng thôn, người có uy tín,
hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; đạt 100% so với kế hoạch
|
Phân công các cơ quan, đơn vị
hỗ trợ, giúp đỡ các xã
|
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh
tại Công văn số 591/UBND-KT ngày 15/01/2024, các nhóm giúp đỡ đã tổ chức đi
thăm, tặng quà người dân vùng đồng bào DTTS&MN nhân dịp Tết Nguyên đán
Giáp Thìn năm 2024. Kết quả: 36/36 nhóm đã huy động nguồn lực tổ chức thăm hỏi,
tặng quà, động viên cán bộ và nhân dân các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi
với tổng kinh phí 3.632,8 triệu đồng; trong đó: tặng 6.408 suất quà cho các hộ
DTTS, hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, gia đình chính sách, các tập thể trên địa
bàn xã với kinh phí 2.819,3 triệu đồng.
Nhân dịp khai giảng năm học
2024-2025, nhóm giúp đỡ do Sở Giao thông vận tải làm Trưởng nhóm đã tặng quà
cho 452 cháu từ lớp mẫu giáo đến lớp 9 xã Ba Cụm Nam mỗi cháu 01 bộ đồng phục
học sinh, với số tiền hỗ trợ: 64.130.000 đồng.
Ngoài ra Bệnh viện Quân y 87
thăm: Đảng ủy, UBND và các ban, ngành đoàn thể xã Ba Cụm Nam, huyện Khánh
Sơn, tỉnh Khánh Hòa, với tổng trị giá: 14.000.000 đồng. Nhân kỷ niệm 75 năm
ngày Thương binh liệt sĩ, Bệnh viện đã tổ chức đoàn cán bộ, nhân viên y tế tặng
quà, khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho 300 bà con xã Ba Cụm
Nam, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa trị giá 60 triệu đồng.
|
Phát triển nguồn nhân lực
|
Quyết định số 3317/QĐ-UBND
ngày 28/12/2023 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh
Khánh Hòa năm 2024; Quyết định số 1327/QĐ-UBND ngày 22/5/2024 về Kế hoạch triển
khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa năm 2024, trong
đó, có nội dung tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 7505/KH-UBND ngày
30/7/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với
cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
với mục tiêu là nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa DTTS, kỹ năng sử
dụng tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân
tộc
|
Giáo dục, đào tạo
|
Hỗ trợ 100% học phí cho trẻ
em học mẫu giáo và học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ tiền ăn trưa
cho trẻ học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người DTTS theo Nghị
quyết số 17/2012/NQ-HĐND ngày 28/6/2012 của HĐND tỉnh; chế độ ưu đãi cho cán
bộ, giáo viên theo Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND ngày 11/12/2010 của HĐND tỉnh
về một số chế độ ưu đãi đối với ngành y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể
dục, thể thao. Hỗ trợ giáo viên, học sinh các lớp tăng cường tiếng Việt cho
trẻ 05 tuổi chuẩn bị vào lớp Một theo Công văn số 1897/UBND-KGVX ngày
09/3/2017 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh mức chi hỗ trợ tổ chức các lớp
tăng cường tiếng Việt cho trẻ 05 tuổi DTTS trước khi vào lớp Một.
|
Y tế
|
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết
số 30/2012/NQ-HĐND ngày 05/12/2012 của HĐND tỉnh về hỗ trợ tiền ăn cho bệnh
nhân điều trị nội trú là đồng bào DTTS, người thuộc diện hộ nghèo và người được
nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước trên địa bàn tỉnh; Nghị
quyết số 05/2011/NQ-HĐND ngày 07/4/2011 của HĐND tỉnh quy định hỗ trợ 100% mức
đóng BHYT hàng tháng cho người thuộc diện cận nghèo khu vực miền núi; Nghị
quyết số 06/2014/NQ-HĐND ngày 09/7/2014 của HĐND tỉnh về chế độ hỗ trợ mua
BHYT cho đồng bào DTTS không thuộc vùng có điều kiện KTXH khó khăn trên địa
bàn tỉnh; Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định
chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng
chính sách dân số...
|
Trợ giúp pháp lý
|
- Tổ chức 01 hội nghị tập huấn
nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho gần 200 cán bộ cơ sở của huyện Khánh Sơn, huyện
Khánh Vĩnh và các xã thuộc vùng đồng bào DTTS&MN. Tổ chức 105 Điểm tiếp
nhận trợ giúp pháp lý tại thôn, xã thuộc các huyện
- Tổ chức 13 buổi truyền
thông về trợ giúp pháp lý cho 568 lượt người tham dự. Qua đó tiếp nhận 33 đơn
yêu cầu trợ giúp pháp lý. Cấp phát 51 Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý cho
cơ quan tiến hành tố tụng các cấp; các xã thuộc hai huyện miền núi Khánh Sơn,
Khánh Vĩnh và các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh. Đã tiếp nhận
thực hiện 40 vụ việc trợ giúp pháp lý.
|
26
|
Kiên Giang (10)
|
Hoạt động bình đẳng giới
|
Tổ chức 05 cuộc Hội nghị tập
huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, các vấn đề liên quan đến bình đẳng
giới cho 150 đại biểu tham dự, với kinh phí 72 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.
|
Thăm, tặng quà Tết
|
Vận động, hỗ trợ, tặng quà đồng
bào các DTTS trên địa bàn, giúp đồng bào vui xuân đón tết, an tâm lao động sản
xuất, tỉnh xuất ngân sách hỗ trợ cho 1.679 hộ nghèo là người DTTS, với kinh
phí là 839,5 triệu đồng; tổ chức thăm, chúc mừng 07 Hội Tương tế người Hoa và
các đồng chí nguyên lãnh đạo là người DTTS.
- Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl
Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, tỉnh hỗ trợ 652,4 triệu đồng cho hộ nghèo là
đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh đón Tết; tổ chức 11 đoàn đi thăm, chúc Tết
và tặng quà các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, các vị chức sắc, gia đình
chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng,… là dân tộc Khmer trong tỉnh, với kinh phí
221 triệu đồng
- Nhân dịp tết Haji của đồng
bào Chăm, tổ chức 01 đoàn đi thăm, chúc mừng, tặng quà 01 điểm sinh hoạt tôn
giáo, 01 chức sắc và 10 gia đình là đồng bào Chăm tiêu biểu, với tổng kinh
phí 7 triệu đồng.
- Nhân dịp Lễ Sene Đôn ta của
đồng bào dân tộc Khmer, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thành lập 11 đoàn đi thăm, tặng
quà 30 chùa, 24 vị chức sắc, 16 cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng,... Tổng
kinh phí cho các hoạt động là 319 triệu đồng. Bên cạnh đó, các huyện, thành
phố thành lập các Đoàn đi thăm, tặng quà ở hầu hết các chùa, gia đình chính
sách, người có uy tín, các vị chức sắc, cán bộ hưu trí, hộ nghèo trong tỉnh,
với tổng kinh phí 156,4 triệu đồng
|
Phát triển nguồn nhân lực
|
Thực hiện Quyết định số
1587/QĐ-UBND ngày 29/5/2024 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển
nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050: xây dựng
kế hoạch nguồn cán bộ, công chức, để tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức là người dân tộc Khmer phù hợp với vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng Kế hoạch đào tạo nguồn giáo viên dạy
tiếng dân tộc Khmer; kiểm tra, giám sát, tổng hợp nhu cầu học nghề và nhu cầu
việc làm sau khi đào tạo nghề đối với người DTTS
|
Hỗ trợ người dạy chữ Khmer
|
HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết
số 13/2024/NQ-HĐND hỗ trợ người dạy chữ Khmer tại các cơ sở tôn giáo và chữ
Hoa tại các cơ sở dạy chữ Hoa do Hội Tương tế người Hoa tổ chức trên địa bàn
tỉnh
|
Hỗ trợ đất
|
Nghị quyết số 18/2024/NQ-HĐND
quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh
|
Đóng BHYT
|
Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND
ngày 08/12/2023 quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người DTTS trên địa
bàn tỉnh
|
Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
|
Triển khai thực hiện Đề án “Hỗ
trợ phụ nữ khởi nghiệp”: Năm 2024 Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 01 lớp tập
huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức quản lý cho tổ triển khai đề án các huyện/thành
phố, đồng thời triển khai cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp chuyển đổi xanh do Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động cho 72 hội viên phụ nữ; tổ chức 5 lớp tập
huấn cho 491 chị là hội viên, phụ nữ, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, thúc
đẩy tinh thần khởi nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm khởi nghiệp đến các tầng
lớp phụ nữ
|
Phổ biến, giáo dục pháp luật
|
Tổ chức hội nghị tập huấn,
truyền thông và các hoạt động tuyên truyền pháp luật tại 10 xã thuộc vùng
DTTS cho 563 đại biểu là công chức Tư pháp - Hộ tịch, đoàn thể, người nghèo, người
DTTS, trưởng ấp/khu phố, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở tham dự;
cấp phát 5.680 tờ gấp pháp luật
|
Y tế
|
Cấp thẻ BHYT cho 78.830 người
theo quy định, với kinh phí trên 74.693 triệu đồng
|
Ứng dụng CNTT
|
Triển khai dự án “Xây dựng hệ
thống thông tin dữ liệu về CTDT tỉnh Kiên Giang”, bước đầu đã phát huy tác dụng
trong công tác thu thập thông tin, quản lý số liệu thống kê về tình hình
KTXH, giảm nghèo, bảo tồn văn hoá, cải tạo tập quán lạc hậu trong vùng DTTS
|
27
|
Kon Tum (11)
|
Cuộc vận động thay đổi nếp
nghĩ, cách làm
|
Thực hiện Cuộc vận động “Làm
thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng DTTS vươn lên
thoát nghèo bền vững”; góp phần thay đổi nếp nghĩ, không còn tư tưởng trông
chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bằng
chính nội lực của mình
|
Tăng cường ứng dụng CNTT
|
Số tài khoản đăng nhập Hệ thống
CSDL về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh là 133 tài khoản, có 102 xã trên
toàn tỉnh được triển khai nhập liệu theo biểu mẫu được mã hóa (số hóa 58 biểu
mẫu báo cáo về thực trạng KT-XH của 53 DTTS trên Hệ thống và đưa vào triển
khai sử dụng báo cáo 16 biểu mẫu)
Đã triển khai 27 điểm hỗ trợ
đồng bào DTTS ứng dụng CNTT tại các xã ĐBKK khăn để phục vụ phát triển KT-XH
và đảm bảo an ninh trật tự
|
Đào tạo nghề, giải quyết việc
làm; phát triển nguồn nhân lực
|
- Đã giải quyết việc làm mới
cho 6.750 người, trong đó lao động là người DTTS là 4.937 người, chiếm
77,99%, có 244 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Kết quả đã giải quyết
việc làm cho 2.876 người. Trong đó, số lao động là người DTTS là 2.185 người,
chiếm 75,97% số người vay vốn.
- Kế hoạch 1794/KH-UBND ngày
15/6/2023 của UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực các DTTS trên địa bàn tỉnh
đến năm 2030: Các Sở, ban ngành, địa phương tiếp tục lồng ghép phổ biến,
tuyên truyền nội dung với những hình thức phù hợp phù hợp với đặc điểm, tình
hình của đơn vị, địa phương và triển khai thực hiện 04 nhóm mục tiêu, chỉ
tiêu theo Kế hoạch.
|
Chính sách giáo dục
|
Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày
06-5-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về nâng cao chất lượng giáo
dục đối với học sinh DTTS tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Năm
2024 ước thực hiện số tiết dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh DTTS trước
khi vào lớp 1 là 11.871 tiết và dạy phụ đạo, bồi dưỡng học sinh phổ thông là
615.268 tiết.
|
Chính sách y tế
|
Hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ
nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định số
39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ: Tính đến tháng 9/2024 là 10 đối
tượng, số tiền hỗ trợ là 20.000.000 đồng
|
Chính sách văn hóa
|
Tổ chức 01 lớp truyền dạy kỹ
năng làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống và trang phục truyền thống các DTTS
(dân tộc Giẻ - Triêng xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi); hỗ trợ thực hiện mô hình
trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm trang phục truyền thống tại huyện Kon
Plông; thực hiện xây dựng hồ sơ khoa học "nghề dệt thủ công truyền thống
của dân tộc Giẻ - Triêng tỉnh Kon Tum" đề nghị các cấp đưa vào danh mục
di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
Quyết định số 681/QĐ-UBND
ngày 30/7/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không
gian văn hóa cồng chiêng tỉnh giai đoạn 2021 - 2025”: Tổ chức 02 lớp truyền dạy
cồng chiêng, xoang trong cộng đồng dân tộc Giẻ - Triêng với sự tham gia của
62 học viên và 06 nghề nhân truyền dạy
|
Chính sách tín dụng
|
Đã thực hiện cho 20.414 lượt
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn. Năm 2024, có 380 lượt hộ
vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện
Chương trình MTQG DTTS&MN
|
Tăng chỉ tiêu hộ DTTS có đất ở,
đất sản xuất
|
Kết quả ước thực hiện năm
2024 tỷ lệ hộ DTTS có đất ở 99,52%; tỷ lệ hộ DTTS có đất sản xuất 99,58%
|
Bảo tồn và phát huy giá trị
nghề truyền thống
|
Đề án "Bảo tồn và phát huy
giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh": Tổ chức
điều tra khảo sát, thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển
tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền
thống tại 02 huyện Sa Thầy, Đăk Glei; làm mới 5 Panô tuyên truyền; tổ chức 01
Hội nghị vinh danh, khen thưởng nghệ nhân, người làm nghề truyền với 50 đại
biểu tham gia; tham gia 01 đợt kết nối cung cầu, hoạt động xúc tiến thương mại
tại tỉnh; Tổ chức 02 lớp tập huấn lớp nâng cao kỹ năng truyền nghề cho nghệ
nhân, người làm nghề đã giỏi tay nghề; nâng cao tay nghề về chất lượng và đa
dạng, cải tiến mẫu mã sản phẩm.
|
Thăm hỏi, biểu dương hộ đồng
bào DTTS
|
Tổ chức thăm hỏi, biểu dương
520 hộ gia đình tiêu biểu trong việc chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các phong trào thi đua yêu nước; phát
triển kinh tế giỏi; vươn lên thoát nghèo; hộ gia đình người DTTS hiếu học có
con đang theo học tại các Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh.
|
Phát triển KT-XH dân tộc có
khó khăn đặc thù
|
Quyết định số 388/QĐ-UBND
ngày 10/06/2024 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Đề án đầu tư phát triển
KT-XH dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Rơ Măm) trên địa bàn tỉnh đến năm
2025
|
28
|
Lai Châu (01)
|
Chính sách về giáo dục
|
+ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP
về chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập có 198.689 lượt học
sinh, trong đó có 186.416 học sinh người DTTS được thụ hưởng;
+ Nghị định số 105/2020/NĐ-CP
ngày 08/9/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non: có
19.675 lượt học sinh, trong đó có 19.400 học sinh người DTTS được thụ hưởng;
+ Nghị định số 116/2016/NĐ-CP
ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định về hỗ trợ học sinh vùng ĐBKK: có 25.030
lượt học sinh, trong đó có 25.037 học sinh người DTTS được thụ hưởng;
+ Nghị định số 57/2017/NĐ-CP
về học bổng chính sách học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người: có 4.110 lượt
học sinh, trong đó có 4.110 học sinh người DTTS được thụ hưởng;
+ Nghị định số 84/2020/NĐ-CP
ngày 17/7/2020; Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/05/2009
hướng dẫn một số chế độ chính sách đối với học sinh các trường PTDTNT và các
trường dự bị đại học dân tộc: có 2.621 lượt học sinh, trong đó có 2.621 học
sinh người DTTS được thụ hưởng;
+ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
người khuyết tật: Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày
31/12/2013: có 590 lượt học sinh, trong đó có 590 học sinh người DTTS được thụ
hưởng
- Nghị quyết số
35/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 về quy định chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức
nấu ăn tập trung cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông ở bán trú tại các cơ sở
giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Lai Châu: có 51.418 lượt học sinh, trong
đó có 46.993 học sinh người DTTS được thụ hưởng.
- Nghị quyết số
11/2020/NQ-HĐND ngày 07/10/2020 quy định mức hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em từ
24 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi trên địa bàn tỉnh Lai Châu: có 4.451 lượt
học sinh, trong đó có 4.397 học sinh người DTTS được thụ hưởng
- Nghị quyết số
04/2022/NQ-HĐND ngày 29/3/2022 quy định mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh ở các
xã, thôn, bản khu vực III chuyển thành các xã, thôn, bản khu vực I: có 5.161
lượt học sinh, trong đó có 4.988 học sinh người DTTS được thụ hưởng
|
29
|
Lào Cai (03)
|
Chính sách giáo dục
|
Nghị quyết số 29/2020/NQ-HĐND
ngày 04/12/2020 về các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục
và đào tạo trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số
12/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 về việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ
trợ cho học sinh các xã khu vực II, khu vực III hoàn thành nông thôn mới năm
học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày
15/7/2022 về việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh các
xã khu vực II, khu vực III hoàn thành nông thôn mới năm học 2022-2023 trên địa
bàn tỉnh Lào Cai; Nghị quyết 15/2023/NQ-HĐND ngày 13/11/2023 sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ một số nội dung của Quy định chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển
sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm
theo Nghị quyết số 29/2020/NQ-HĐND .
Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND
ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh Lào Cai về Quy định về nội dung, mức chi để chuẩn
bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi đối với giáo dục phổ
thông; hỗ trợ cho học sinh nội trú, bán trú, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
trong thời gian ôn tập, thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh
Lào Cai
|
Hỗ trợ khám chữa bệnh, BHYT
|
Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND
ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về Chính sách hỗ trợ khám
chữa bệnh cho người thuộc hộ nghèo, người DTTS vùng khó khăn; phụ nữ thuộc hộ
nghèo sinh con tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND
ngày 07/12/2022 của HĐND tỉnh về hỗ trợ đóng BHYT cho người cao tuổi và người
DTTS có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh Lào Cai
|
Chính sách dân số
|
Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày
27/4/2015 hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng
chính sách dân số
|
30
|
Lạng Sơn (06)
|
Chính sách cho cán bộ quản
lý, giáo viên, học sinh
|
Tổng số học sinh bán trú được
hưởng các chính sách hỗ trợ trong năm học 2023-2024 là 23.616 học sinh; năm học
2024 - 2025 là 22.858 học sinh. Về hỗ trợ gạo theo quyết định của UBND tỉnh:
năm học 2023 - 2024 hỗ trợ 2.407.178 kg gạo, học kì I năm học 2024 - 2025, hỗ
trợ 1.738.305 kg gạo cho học sinh.
|
Hỗ trợ cho sinh viên diện cử
tuyển
|
Năm 2023 - 2024 có 22 sinh
viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng theo chế độ cử tuyển.
Trong đó: Đại học Y Dược Thái Nguyên 20 sinh viên; Đại học Luật Hà Nội 01
sinh viên; dự bị đại học sư phạm 01 sinh viên
|
Cấp, gia hạn thẻ BHYT
|
Kết quả thực hiện cấp, gia hạn
thẻ BHYT cho người nghèo được 46.851 thẻ; trong đó riêng cấp cho đối tượng
người nghèo là đồng bào DTTS là 45.375 thẻ. Cấp thẻ BHYT cho đối tượng là người
nghèo và người nghèo là người DTTS hoàn thành 100% kế hoạch
|
Khuyến khích đầu tư, phát triển
hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
|
Theo Nghị quyết số
08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh và Nghị quyết số
15/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh: đã rà soát, lựa chọn hỗ trợ 05
chuỗi sản xuất liên kết, tiêu thụ sản phẩm, thương hiệu trong lĩnh vực nông
lâm nghiệp năm 2024, ưu tiên các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh; thành
lập mới được 29 hợp tác xã, (lũy kế 375 hợp tác xã); hỗ trợ thêm 04 trí thức
trẻ về làm việc tại 01 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (lũy kế
30 trí thức trẻ, tại 28 hợp tác xã); hỗ trợ thưởng sản phẩm OCOP cho 21 sản
phẩm đạt 3 sao (lũy kế 72 sản phẩm: 06 sản phẩm 4 sao; 66 sản phẩm 3 sao).
|
Xây dựng nhà văn hóa thôn
|
Chính sách hỗ trợ xây dựng nhà
văn hóa thôn đạt chuẩn, sân tập thể dục thể thao xã trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020
của HĐND tỉnh: đến nay toàn tỉnh đã xây mới 65 nhà văn hóa thôn; nâng cấp, cải
tạo sửa chữa 82 nhà văn hóa thôn; mua mới 160 bộ trang thiết bị; xây mới 9
sân thể thao xã. Tổng kinh phí hỗ trợ đầu tư chi từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh
là 15.300 triệu đồng
|
Phát triển du lịch cộng đồng
|
Chính sách hỗ trợ phát triển
du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị
quyết số 17/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh: đã thực hiện tiếp nhận
và giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ 23 hộ dân kinh doanh homestay tại huyện Hữu
Lũng và huyện Bắc Sơn với tổng kinh phí hỗ trợ là 460 triệu đồng; hỗ trợ kinh
phí làm 01 biển chỉ dẫn, thuyết minh du lịch tại Làng du lịch cộng đồng Hoan
Trung, huyện Bắc Sơn 50 triệu đồng.
|
31
|
Lâm Đồng (01)
|
Hỗ trợ HSSV
|
Quyết định 62/2012/QĐ-UBND: Tổng
kinh phí phân bổ năm 2024 là 24.975 triệu đồng/10.425 HSSV
|
32
|
Long An
|
|
Không có báo cáo về chính
sách đặc thù
|
33
|
Nghệ An
|
|
Không có báo cáo về chính
sách đặc thù
|
34
|
Ninh Bình (04)
|
Tín dụng
|
- Thực hiện Chính sách tín dụng
đối với đồng bào DTTS về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay đối
với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ mới thoát nghèo, hộ nghèo về
nhà ở, cho vay ưu đãi hộ nghèo theo Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 và
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ.
- Vốn tín dụng thực hiện theo
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày
07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Ưu tiên bố trí vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã
nông nghiệp, các trang trại, gia trại và các hộ nông dân phát triển sản xuất,
trong đó có ưu tiên đối với vùng đồng bào DTTS&MN
|
Hỗ trợ hộ nghèo
|
- Hỗ trợ hộ nghèo có thành
viên là người có công với cách mạng theo Nghị quyết số 23/2020/NQ- HĐND, ngày
27/5/2020 của HĐND tỉnh: đây là cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh, thông
qua chính sách hỗ trợ hộ nghèo có thành viên thuộc chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng trên địa bàn
- Nghị quyết số
130/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh hỗ trợ một số người thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo theo chính sách đặc thù của tỉnh, ngoài các đối tượng được hưởng trợ cấp
hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh
quy định thêm một số nhóm đối tượng như: Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo mà có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người khuyết tật nặng,
khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em HIV hộ cận nghèo, người nhiễm HIV hộ cận
nghèo ko có nguồn thu nhập ổn định, trẻ em dưới 36 tháng tuổi diện hộ nghèo,
cận nghèo.
- Trợ cấp hàng tháng đối với
người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo theo Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND của
HĐND tỉnh, chính sách quy định trợ cấp hàng tháng cho người cao tuổi cô đơn
thuộc hộ nghèo được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức như sau: Người từ đủ 60
đến 70 tuổi hưởng mức 1,5 tương đương mức 540.000đ/người/tháng; Người từ đủ
70 tuổi trở lên hưởng mức 6,0 ở khu vực thành thị tương đương mức
2.160.000đ/tháng; mức 4,5 ở khu vực nông thôn tương đương 1.620.000đ/người/tháng.
Được hỗ trợ mai táng phí sau khi chết với mức 20 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội
tương đương 7.200.000đ/người. Kết quả thực hiện: Đến nay, toàn tỉnh đã cấp bổ
sung 14,3 tỷ đồng thực hiện trợ cấp hàng tháng cho 1.292 đối tượng trong năm
2024. Tính riêng vùng đồng bào DTTS đến nay đã thực hiện chi trả cho 101 lượt
đối tượng với tổng số tiền 1.027,08 triệu đồng
|
Chính sách đất đai
|
Ngày 30/10/2024, HĐND tỉnh
Ninh Bình ban hành Nghị quyết số 19/2024/NQ-HĐND Quy định chính sách về đất
đai đối với đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh. Hiện UBND tỉnh đang
giao các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
|
Hỗ trợ nhà ở hộ nghèo
|
Theo Nghị quyết số
43/2023/NQ-HĐND ngày 10/3/2023 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ xây dựng,
sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 -
2025, với mức hỗ trợ xây mới 100 triệu đồng/hộ, sửa chữa 50 triệu đồng/hộ. Đến
nay toàn tỉnh phê duyệt hỗ trợ xây mới cho 921 hộ nghèo với tổng số tiền 78,6
tỷ đồng. Trong đó phê duyệt và hỗ trợ 117 nhà ở cho hộ nghèo thuộc vùng
DTTS&MN (89 căn xây mới và 28 căn sửa chữa) với tổng số tiền 1.300 triệu
đồng
|
35
|
Ninh Thuận
|
|
Không có báo cáo về chính
sách đặc thù
|
36
|
Phú Thọ (02)
|
Giảm thiểu tình trạng tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống
|
Tổ chức thực hiện Đề án giảm
thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS
năm 2024, kinh phí là 225 triệu đồng. Tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho người dân trên địa bàn các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên
Lập; đến nay đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra.
|
Bình đẳng giới
|
Tổ chức thực hiện Đề án “Hỗ
trợ hoạt động Bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS” năm 2024, kinh phí thực hiện
là 270 triệu đồng, tổ chức 07 hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
người dân trên địa bàn các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập; đến nay đã
hoàn thành theo kế hoạch đề ra.
|
37
|
Phú Yên (05)
|
BHYT
|
BHXH đã cấp 54.827 thẻ BHYT
cho người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó đã cấp 32.309 thẻ BHYT (đạt
tỉ lệ 100%) cho đồng bào DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó
khăn, 2.937 thẻ BHYT cấp cho người DTTS thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân
sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng theo quy định và 19.581 thẻ BHYT thuộc đối
tượng người DTTS theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định số
75/2023/NĐ-CP được Ngân sách hỗ trợ 70% mức đóng BHYT. Hiện nay, còn 938 người
đồng bào DTTS đã đăng ký và sẽ tham gia BHYT từ ngày 01/12/2024
|
Chính sách dân số
|
Thực hiện chính sách hỗ trợ
cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số
theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/04/2015 của Chính phủ là 23 đối tượng,
tổng số kinh phí thực hiện chính sách: 46 triệu đồng
|
Đào tạo nghề và giải quyết việc
làm
|
Trường Trung cấp nghề Thanh
niên dân tộc Phú Yên đã thực hiện dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường
xuyên cho học sinh, thanh niên DTTS với tổng số 1.043 người, trong đó: dạy
nghề tập trung dài hạn với trình độ trung cấp là 109 người, dạy nghề thường
xuyên trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 934 người
|
Hỗ trợ cho học sinh
|
Thực hiện hỗ trợ học sinh và
trường phổ thông ở xã, thôn ĐBKK theo Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 18/7/2016:
hỗ trợ tiền ăn cho 809 học sinh với số tiền 2.971 triệu đồng, hỗ trợ tiền ở
cho 809 học sinh với kinh phí 742 triệu đồng, hỗ trợ gạo cho 809 học sinh với
số lượng 54.405 kg; hỗ trợ đối với học sinh các trường PTDTNT và các trường dự
bị đại học dân tộc theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày
29/5/2009 về hướng dẫn chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDTNT và
các trường dự bị đại học dân tộc do Bộ Tài chính - Bộ GD&ĐT ban hành với
kinh phí thực hiện cho 300 học sinh với số tiền 5.498 triệu đồng; triển khai
chế độ cấp bù tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định
số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021: chế độ cấp bù tiền miễn học phí cho 2.822 học
sinh với số tiền 522 triệu đồng, giảm học phí 50% cho 2.446 học sinh với số
tiền 389 triệu đồng, giảm học phí 70% cho 1.009 học sinh với số tiền 78
triệu đồng, hỗ trợ chi phí học
tập cho 4.156 học sinh với số tiền 2.786 triệu đồng
|
Phát triển cây
dược liệu trên đất lâm nghiệp
|
Sở NN&PTNT đã tham mưu
UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp tỉnh
Phú Yên gián đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2050” (Quyết định số
89/QĐ-UBND ngày 22/01/2024 của UBND tỉnh); đã ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện Đề án số 68/KH-SNN ngày 15/5/2024. Hiện đang tiến hành tham mưu thành lập
Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án. Phối hợp với các sở, ban, ngành có
liên quan thực hiện dự án khảo sát, đánh giá thực trạng, xây dựng cơ sở dữ liệu
vùng phân bổ, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển dược liệu, hướng dẫn thực
hiện nội dung đầu tư thực hiện Đề án
|
38
|
Quảng Bình
|
|
Không có báo cáo về chính
sách đặc thù
|
39
|
Quảng Nam (05)
|
Hỗ trợ BHYT
|
Thực hiện Nghị quyết số
04/2022/NQ-HĐND ngày 12/01/2022 của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ bảo
hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai
đoạn 2022 - 2025: UBND tỉnh đã giao Ban Dân tộc phối hợp với BHXH tỉnh Quảng
Nam rà soát đối tượng hỗ trợ đóng BHYT đồng bào DTTS theo Nghị quyết số
04/2022/NQ-HĐND ; cấp tạm ứng kinh phí NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT đồng bào
DTTS theo Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND năm 2024 là: 1.752.394.500 đồng cho
18.323 người được hỗ trợ.
|
Hỗ trợ phát triển kinh tế vườn,
kinh tế trang trại
|
Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND
ngày 29/9/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định cơ chế hỗ trợ phát triển
kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 -
2025: Trong năm 2024, đã đề xuất UBND tỉnh bố trí 50 tỷ đồng để hỗ trợ cho
các địa phương triển khai thực hiện cơ chế này. Đến ngày 30/10/2024, các huyện
đã giải ngân 12.652 triệu đồng; dự kiến cuối năm giải ngân đạt tỷ lệ trên
95%. Trong đó riêng các huyện miền núi đã tham mưu bố trí 31,36 tỷ đồng, chiếm
tỷ lệ 62,72%, ước đến cuối năm 2024 tỷ lệ giải ngân đạt 30.731,06 tỷ đồng.
|
Hỗ trợ phát triển ngành nghề,
làng nghề
|
Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND
ngày 9/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định cơ chế chính sách hỗ trợ
phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2022-2025: Trong năm 2024, UBND tỉnh đã phân bổ 5.066 triệu đồng để các
địa phương thực hiện các cơ chế theo Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
Trong đó, tổng kinh phí phân bổ hỗ trợ Nghị quyết 38 năm 2024 cho các huyện
miền núi là 1.931,7 triệu đồng. Đến ngày 31/10/2024, các huyện chưa giải
ngân. Dự kiến đến cuối năm giải ngân đạt tỷ lệ 30%, tỷ lệ giải ngân rất thấp.
|
Cơ chế sắp xếp dân cư vùng miền
núi
|
Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND
ngày 22/7/2021 của HĐND tỉnh quy định cơ chế sắp xếp dân cư vùng miền núi Quảng
Nam giai đoạn 2021- 2025: Nguồn vốn giao năm 2024 là 62.330,285 triệu đồng. Đến
ngày 31/10/2024 các huyện đã giải ngân được 43.137,70 triệu đồng; đạt tỷ lệ
69,21% so với số vốn được giao năm 2024. Với số hộ thực hiện là 407 hộ. Dự kiến
đến cuối năm giải ngân 59.213,77 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 95% so với kế
hoạch vốn giao năm 2024, với số hộ thực hiện 699 hộ.
|
Kết nghĩa giúp đỡ các huyện,
xã
|
Thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU của
Tỉnh uỷ về tăng cường công tác kết nghĩa giúp đỡ các huyện, xã vùng dân tộc
thiểu số, xã biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Kinh phí
được giao năm 2024 là 89.740.000 đồng, đã giải ngân 56.043.200 đồng, đạt
62,9% theo kế hoạch đề ra. Xây dựng ban hành Kế hoạch số 294/KH-BDT ngày
29/3/2024 về thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá, nắm tình hình
thực hiện công tác kết nghĩa trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đến nay, đã triển
khai thực hiện tổ chức kiểm tra, nắm tình hình tại các xã trên địa bàn 6/6
huyện với tổng cộng 18/18 xã, đạt 100% kế hoạch
|
40
|
Quảng Ngãi (06)
|
Phát triển lâm nghiệp bền vững
|
- Chính sách giao khoán bảo vệ
rừng theo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững: 5.001,02 ha/(giao
khoán cho 50 hộ gia đình và 11 cộng đồng dân cư); dự kiến giải ngân đến tháng
12 năm 2024: 1.604 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.
- Chính sách chi trả tiền dịch
vụ môi trường rừng cho diện tích rừng tham gia cung ứng DVMTR của các chủ rừng
là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thuộc 05 huyện miền núi:
44.074 ha; kinh phí chi trả 17.794 triệu đồng; số hộ gia đình thụ hưởng 2.909
hộ; thu nhập bình quân 4,2 triệu đồng/hộ/năm.
- Thực hiện các hình thức
liên kết sản xuất, sản xuất theo chuỗi giá trị trên diện tích đất, rừng được
giao khoán nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Ban Quản lý rừng phòng hộ
tỉnh đang tổ chức triển khai thực hiện các công trình trồng mới, trồng rừng
thay thế: 421,378 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung với diện
tích: 557,63 ha. Hiện nay, khoanh nuôi đã hoàn công kết thúc công trình lâm
sinh. Thông qua hoạt động phát triển rừng đã góp phần tạo công ăn việc làm,
nâng cao nguồn thu nhập cho 526 hộ gia đình trên địa bàn 05 huyện miền núi
tham gia trồng, chăm sóc rừng.
|
Phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức là người DTTS
|
Thực hiện theo quy định của
Trung ương và phân cấp quản lý của tỉnh: tuyển dụng được 23/200 viên chức là
người DTTS về công tác tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, trực
thuộc các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời
đã tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng 06 sinh viên cử tuyển được xét tuyển theo
quy định tại Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08/12/2020 của Chính phủ
|
Giáo dục - đào tạo
|
Triển khai hiệu quả Đề án
“Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn
2021-2025” với kết quả Tỷ lệ các cháu mầm non đến lớp: Quy mô trường, lớp được
mở rộng đều khắp, đảm bảo 100% xã có trường, lớp mầm non tạo điều kiện cho trẻ
mầm non ra lớp ở 5 huyện miền núi 9.404/10.051 trẻ (đạt tỉ lệ 93,6 %), trẻ mẫu
giáo 5 tuổi đạt trên 99,68%; 100% trẻ DTTS được tăng cường tiếng Việt; 100%
trẻ học 2 buổi/ngày và tỷ lệ được ăn tại trường tăng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân, thấp còi giảm nhiều so với các năm trước. Tỉ lệ học sinh tiểu học
ra lớp đạt trên 99% (vượt chỉ tiêu) và hoàn thành chương trình tiểu học đạt
trên 99,5%. Học sinh người DTTS hoàn thành tiểu học đạt trên 98%; Thực hiện
nghiêm túc chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên DTTS, đảm bảo cử tuyển
đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch;
Chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú ở các trường PTDTBT (bao gồm việc
tổ chức ăn, ở, sinh hoạt và học tập,…) được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy
định của nhà nước để đảm bảo các điều kiện học tập, sinh hoạt và tạo sự ổn định,
yên tâm cho học sinh và phụ huynh học sinh.
|
Cấp không thu tiền một số mặt
hàng thiết yếu
|
Thực hiện chính sách cấp
không thu tiền các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào DTTS nhân dịp Tết Nguyên
đán Giáp Thìn - năm 2024 cho 54.571 hộ (với 208.610 thành viên hộ gia đình) đồng
bào DTTS ở các huyện miền núi và các xã thuộc huyện đồng bằng với tổng kinh
phí với tổng kinh phí là trên 9,355 tỷ đồng, đạt 95,1% kế hoạch vốn giao.
|
Đào tạo nghề, giải quyết việc
làm
|
Số học sinh, sinh viên vùng
DTTS tham gia học nghề các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới 3
tháng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 1.010 người. Đã
hỗ trợ đào tạo nghề cho 800 lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số theo
chính sách của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Có khoảng 80% lao động
sau đào tạo nghề tự nâng cao tay nghề tham gia sản xuất tại địa phương hoặc
được tư vấn, giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh trong và ngoài tỉnh hoặc tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Toàn tỉnh tạo thêm việc làm
cho khoảng 10.302 lượt người lao động, đạt chỉ tiêu đề ra; trong đó, các huyện
miền núi đã giải quyết việc làm cho 5.529 lao động, đạt 100,3% kế hoạch đề ra
(mỗi năm giải quyết từ 5.500 - 6.000 lao động); tổ chức thành công 10 Phiên
giao dịch việc làm tại các huyện, thành phố; hỗ trợ số lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng ở 05 huyện miền núi là 107 người, trong đó số lao động
nữ là 41 người
|
Hỗ trợ, biểu dương, khen thưởng
hộ gia đình
|
UBND tỉnh đã phân bổ 18.658,9
triệu đồng cho UBND các huyện để hỗ trợ hộ gia đình thoát nghèo đồng thời
thoát cận nghèo 02 năm liên tục 2017-2018 đến năm 2020 đủ điều kiện thụ hưởng
chính sách và hỗ trợ đối tượng là trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông
năm thứ hai (là con của hộ thoát nghèo đồng thời thoát cận nghèo đã được hưởng
năm thứ nhất). Hiện nay các địa phương đang tổ chức thực hiện việc hỗ trợ.
|
41
|
Quảng Ninh (03)
|
Giảm thiểu tình trạng tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống
|
Thực hiện Đề án giảm thiểu
tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn
2015-2025, Ban Dân tộc tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-BDT ngày 11/01/2024,
đôn đốc các sở, ngành thực hiện rà soát các nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao tại
Kế hoạch số 44/KH-UBND để xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2024. Tổ chức
04 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao kỹ năng tuyên
truyền, vận động, kỹ năng xử lý các tình huống trong giải quyết các vụ việc
liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và 06 hội nghị tuyên truyền,
vận động nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS với hơn 552 đại biểu
|
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phòng, chống tội phạm về ma túy
|
Xây dựng Kế hoạch số
03/KH-BDT ngày 15/01/2024 triển khai công tác phòng, chống ma túy vùng đồng
bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh năm 2024, tham mưu bố trí kinh phí triển
khai thực hiện năm 2024 đảm bảo theo đúng quy định. Trong năm 2024, Ban Dân tộc
tỉnh đã triển khai tổ chức 10 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, thông tin kiến thức
về phòng chống ma túy tới 980 đại biểu là cán bộ làm công tác dân tộc cấp huyện,
cấp xã, cán bộ thôn/bản và người dân tại 10 địa phương
|
Bảo tồn và phát huy giá trị bản
sắc văn hoá 4 làng DTTS
|
tiếp tục tham mưu thực hiện Kế
hoạch số 161/KH-UBND ngày 21/6/2023 của UBND tỉnh về thí điểm xây dựng, bảo tồn
và phát huy giá trị bản sắc văn hoá 4 làng DTTS gắn với phát triển du lịch cộng
đồng khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 - 2025 (sau đây gọi tắt
là Kế hoạch 161/KH-UBND), gắn với thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày
30/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về xây dựng và phát huy giá trị
văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực
cho phát triển nhanh, bền vững” và chủ đề công tác năm 2024 đối với nhiệm vụ
“Phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”.
|
42
|
Quảng Trị
|
|
Không có báo cáo về chính
sách đặc thù
|
43
|
Sóc Trăng (09)
|
Dạy nghề, giải quyết việc làm
|
Ước thực hiện tuyển sinh
18.968 người (đạt tỷ lệ 115,03% so với kế hoạch năm), gồm có: trình độ cao đẳng
là 676 người, trung cấp là 974 người, sơ cấp là 7.099 người, đào tạo thường
xuyên dưới 3 tháng là 10.219 người; trong đó, có 3.909 lao động đồng bào
DTTS; đã giải quyết việc làm cho 32.180 người (đạt 112,91% kế hoạch), trong
đó, có 10. 411 lao động DTTS. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng lao động là 544 người (đạt 155,42% kế hoạch), trong đó, có 90
lao động DTTS
|
Tín dụng ưu đãi hộ nghèo
|
Phát vay nguồn vốn tín dụng
ưu đãi cho 42.695 lượt hộ (trong đó 11.961 hộ DTTS), bao gồm: 572 lượt hộ
nghèo (205 hộ DTTS), 1.820 lượt hộ cận nghèo (535 hộ DTTS), 13.913 lượt hộ mới
thoát nghèo (4.054 hộ DTTS) với số tiền 706.100 triệu đồng để phục vụ đầu tư
sản xuất, mua con giống, thức ăn chăn nuôi; phát vay cho 433 (114 hộ DTTS) lượt
học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để trang trải học phí với số tiền 31.915
triệu đồng; cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được
7.842 lao động (1.666 lao động DTTS), với số tiền 396.111 triệu đồng; cho vay
xuất khẩu lao động là 89 người (14 người DTTS), với số tiền là 8.136 triệu đồng.
|
Cung cấp điện, điện hóa
|
Ước thực hiện điện hóa đạt
9.140 hộ, nâng tổng số hộ có điện sử dụng đến tháng 12/2024 là 401.186 hộ,
trong đó hộ Khmer thực hiện ước đạt 1.680 hộ, nâng tổng số hộ Khmer có điện sử
dụng đến tháng 12/2024 là 111.285 hộ. Tỷ lệ số hộ dân vùng DTTS được sử dụng
điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt trên 99%.
|
Trợ giúp pháp lý
|
Tiếp nhận, thực hiện trợ giúp
pháp lý với 860 vụ việc (kỳ trước chuyển qua 422 vụ việc), trong đó trợ giúp
pháp lý cho người DTTS 192 vụ việc; tổ chức 65 đợt truyền thông về trợ giúp
pháp lý với hơn 3.510 lượt người dân tham dự, cấp phát 3.564 tờ gấp pháp luật
cho người dân tham dự
|
Phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu
đãi
|
Thực hiện hỗ trợ phụ cấp thu hút,
phụ cấp ưu đãi, trợ cấp lần đầu và chuyển vùng, phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ
viết của người dân tộc cho 364 người, với tổng kinh phí là 1.242.662.000 đồng.
|
Hỗ trợ học tập
|
Phê duyệt và cấp kinh phí hỗ
trợ chi phí học tập là 8.683.000 đồng cho 6.432 học sinh và kinh phí hỗ trợ
miễn giảm học phí 6.146.000 đồng cho 5.282 học sinh
Tổng số học sinh được hỗ trợ
là 3.940 em, với tổng số gạo cấp phát là 174.450 kg và hỗ trợ tiền ăn cho 846
học sinh với kinh phí là 7.126.704.000 đồng, hỗ trợ tiền ở 131 học sinh với
kinh phí 1.103.544.000 đồng
|
Đào tạo tiếng Khmer, Hoa
|
Tổng kinh phí thực hiện mở
các lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024 là 1.523.780.720 đồng, tổ chức 06 lớp
đào tạo (4 lớp căn bản, 1 lớp nâng cao, 1 lớp phiên dịch) với 247 học viên;
thực hiện phát sóng Chương trình “Cùng học tiếng Khmer” trên sóng Phát thanh
- Truyền hình Sóc Trăng với 130 kỳ (15 phút/kỳ), thực hiện đạt tỷ lệ 100%.
Toàn tỉnh có 11/11 huyện, thị
xã, thành phố có tổ chức dạy tiếng và chữ Khmer vào dịp hè năm 2024, trong đó
có 86 chùa có tổ chức dạy với 490 lớp và có 12.313 tham gia học tập. Tổng số
người tham gia dạy là 490 nhà sư và Achar, tổng thời gian là 25.452 ngày với
101.808 tiết. Tổng kinh phí hỗ trợ là 4.072.320.000 đồng
- Đối với tiếng và chữ Hoa,
năm học 2023 - 2024: Toàn tỉnh gồm 02 đơn vị thị xã Vĩnh Châu, thành phố Sóc
Trăng, trong đó có 04 trường có tổ chức dạy với 37 lớp và 1.035 học sinh tham
gia học tập. Tổng số giáo viên tham gia giảng dạy là 35 giáo viên, tổng thời
gian là 35 tuần với 15.540 tiết. Tổng kinh phí hỗ trợ là 621.600.000 đồng.
|
Chính sách dân tộc, tôn giáo
|
Tổ chức Họp mặt thông tin
tình hình KT-XH, chính sách dân tộc, tôn giáo cho các vị Trụ trì và Ban quản
trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer năm 2024, cho 230 đại biểu là các vị Trụ
trì và Ban Quản trị 93 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh, với tổng
kinh phí là 121,900 triệu đồng.
|
BHYT
|
Cấp 108.599 thẻ BHYT cho đồng
bào dân tộc thiểu số, với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh là 36,2 tỷ đồng,
trong đó hộ cận nghèo là DTTS cấp 4.765 thẻ BHYT, kinh phí 1,6 tỷ đồng; người
DTTS được hỗ trợ cấp 103.834 thẻ BHYT, kinh phí 34,6 tỷ đồng. Khám, chữa bệnh
cho đồng bào DTTS là 254.548 lượt, với chi phí khám, chữa bệnh BHYT là 116 tỷ
đồng (11 tháng); ước cả năm khám, chữa bệnh cho đồng bào DTTS là 277.689 lượt,
với chi phí khám, chữa bệnh BHYT là 127 tỷ đồng
|
44
|
Sơn La
|
|
Không có báo cáo về chính
sách đặc thù
|
45
|
Tây Ninh
|
|
Không có báo cáo về chính
sách đặc thù
|
46
|
Thanh Hóa (01)
|
Thực hiện nếp sống văn hóa
|
Tuyên truyền thực hiện nếp sống
văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025
Tổng nguồn vốn được giao năm 2024 là 478 triệu đồng. Ban Dân tộc tỉnh đã xây
dựng kế hoạch số 05/KH-BDT ngày 23/01/2024 triển khai thực hiện công tác
tuyên truyền năm 2024. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND
huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa tổ chức 03 hội nghị tuyên truyền cho 384
đại biểu là cán bộ xã, thôn bản có đồng bào Mông cư trú và người dân tộc Mông
tại các huyện Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa
|
47
|
Thái Nguyên
|
|
Không có báo cáo về chính
sách đặc thù
|
48
|
Thừa Thiên Huế (02)
|
Hoạt động văn hóa, nghệ thuật
|
Đề án “Chương trình hoạt động
văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng DTTS
giai đoạn 2021-2030” năm 2024. Đã triển khai xây dựng 2.000 tờ rơi, 2.000
Catalogue truyền thông, 400 sách cung cấp thông tin, tuyên truyền thực hiện
Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới,
vùng DTTS năm 2024 với số vốn giao: 72 triệu đồng. Kết quả giải ngân đạt 100%
|
Thực hiện công tác biên giới
|
Ban đã tổ chức 01 lớp Hội nghị
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về công tác biên giới và cấp phát
3.600 tờ rơi cho 12 xã biên giới tại huyện A Lưới với tổng kinh phí 37 triệu
đồng. Kết quả giải ngân đạt 90%.
|
49
|
Trà Vinh (04)
|
Tín dụng ưu đãi
|
Đến hết tháng 11/2024, Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho 342 hộ nghèo, với số
tiền 14.721 triệu đồng; 1,013 hộ cận nghèo, với số tiền 45.451 triệu đồng và
2.183 hộ mới thoát nghèo vay vốn, với số tiền 115.381 triệu đồng
|
Hỗ trợ BHYT
|
Cấp phát 320.633 thẻ BHYT cho
đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân đang sinh sống tại vùng có điều
kiện KT-XH ĐBKK; người dân đang sinh sống tại xã đảo; người dân các xã an
toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng; người DTTS đang sinh sống tại địa bàn
các xã khu vực II, khu vực III, ấp ĐBKK thuộc vùng đồng bào DTTS&MN giai
đoạn 2016 - 2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II,
khu vực III, ấp ĐBKK thuộc vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025;
người thuộc hộ 10 gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm
nghiệp có mức sống trung bình; đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Hỗ trợ về giáo dục
|
Hỗ trợ 7.289 học sinh, với số
tiền 6.998 triệu đồng theo quy định của Nghị định số 81/2021/NĐ- CP ngày
27/8/2021 của Chính phủ và các quy định của Bộ, ngành Trung ương có liên
quan.
|
Hỗ trợ nhà ở
|
Thực hiện Nghị quyết số
04/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 và Nghị quyết số 14/2022/NQ- HĐND ngày
18/10/2022 của HĐND tỉnh: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải
ngân cho 2.991 hộ nghèo, với số tiền 110.540 triệu đồng; 1.273 hộ cận nghèo,
với số tiền 60.055 triệu đồng. Ngoài ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy,
trong năm 2024 từ nguồn Quỹ An sinh xã hội tỉnh đã hỗ trợ xây mới cho 3.241 hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, cụ thể: Quỹ An sinh xã hội tỉnh hỗ
trợ 1.939 căn, mức hỗ trợ 50.000.000 đồng/căn; Bộ Công an hỗ trợ 1.300 căn, mức
hỗ trợ 50.000.000 đồng/căn và Tỉnh ủy đối ứng 14.961.000 đồng/căn từ nguồn Quỹ
An sinh xã hội tỉnh. Ngoài ra, thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN: có
1.085 hộ thuộc đối tượng hỗ trợ nhà
|
50
|
Tuyên Quang (02)
|
Chính sách cho người có uy
tín
|
Tham mưu ban hành Kế hoạch số
34/KH-BDT ngày 12/4/2024
|
Chính sách về dân tộc còn nhiều
khó khăn và có khó khăn đặc thù
|
Tiếp tục phối hợp với UBND
các huyện và các ngành thành viên Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ
thị số 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; hướng dẫn chỉ
đạo UBND các huyện thực hiện lồng ghép nguồn vốn Chương trình mục tiêu thực
hiện hỗ trợ phát triển KT-XH đối với vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống, nhằm
phát triển sản xuất, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, nâng cao đời sống KT-XH cho đồng
bào; thường xuyên nắm tình hình đời sống của đồng bào dân tộc Mông tại cơ sở
|
51
|
Vĩnh Long (01)
|
Công tác an sinh xã hội, chăm
lo đời sống
|
Công văn số 1376/UBND-VX ngày
12/3/2024 về việc tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng
bào dân tộc Khmer và các văn bản liên quan
|
52
|
Vĩnh Phúc (01)
|
Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới
|
Kế hoạch số 14/KH-BDT ngày
27/2/2024 về thực hiện “Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới trên địa bàn
vùng đồng bào DTTS&MN” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Tổ chức 01 đoàn công
tác đi học tập, trao đổi kinh nghiệm; biên soạn 02 ấn phẩm tuyên truyền; Tổ
chức 01 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền
thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan vấn đề hôn nhân và gia đình trong
đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề
án; tổ chức 14 hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống người dân và các em học sinh ở các xã vùng DTTS trên địa
bàn tỉnh… Tổng kinh phí được cấp là 567 triệu đồng, đến hết tháng 12/2024 ước
hoàn thành 100% kế hoạch năm
|
53
|
Yên Bái (06)
|
Tín dụng ưu đãi
|
Hệ thống Ngân hàng Chính sách
xã hội trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho vay các Chương trình tín dụng ưu đãi
đối với 25.000 hộ gia đình với tổng doanh số cho vay khoảng 1.400 tỷ đồng.
Trong đó, số khách hàng được vay các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo,
hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là 8.000 hộ với tổng số vốn cho vay trên
608 tỷ đồng.
|
Hỗ trợ giáo dục
|
- Đã thực hiện các chính sách
hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, học
sinh thuộc các cơ sở giáo dục tại các thôn, xã ĐBKK, học sinh là người khuyết
tật với tổng số 230.234 lượt học sinh, kinh phí thực hiện trên 233 tỷ đồng.
HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về việc miễn toàn bộ học phí cho học sinh
trên địa bàn tỉnh với tổng số học phí được miễn giá trị khoảng 50 tỷ đồng.
- Chính sách đối với học sinh
phổ thông dân tộc nội trú theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT
ngày 29/5/2009: 5.400 lượt học sinh được hưởng học bổng với tổng kinh phí
50.666 triệu đồng.
- Chính sách miễn giảm học
phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với học sinh thuộc
hộ nghèo, cận nghèo theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính
phủ: 376.461 lượt học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập,
tổng kinh phí 111.029 triệu đồng, trong đó: miễn học phí 119.787 lượt học
sinh, kinh phí 14.096 triệu đồng; giảm học phí 23.055 lượt học sinh, kinh phí
3.173 triệu đồng; hỗ trợ chi phí học tập 149.226 lượt học sinh, kinh phí
93.759 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ cho học
sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số
116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ: 52.977 lượt học sinh được hưởng
chính sách hỗ trợ với kinh phí hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở là 191.249 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ trẻ em mầm
non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định
chính sách phát triển Giáo dục Mầm non: 35.489 lượt đối tượng được hưởng
chính sách, kinh phí 31.518 triệu đồng.
- Chính sách ưu tiên tuyển
sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít
người theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ: có 77 lượt học sinh được
hưởng chính sách, kinh phí 362,314 triệu đồng.
|
Hỗ trợ về nhà ở
|
Các địa phương khởi công làm
nhà cho 1.424/1.424 hộ gia đình (gồm 1.046 nhà làm mới và 378 nhà sửa chữa),
đạt 100% Kế hoạch năm.
|
Hỗ trợ tiền điện
|
Các địa phương đã lập danh sách
và chi trả trợ cấp tiền điện cho 22.045 hộ nghèo và hộ chính sách xã hội với
tổng kinh phí 14,4 tỷ đồng.
|
Hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ
nghèo
|
Chính sách hỗ trợ cho phụ nữ
thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định
39/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Đã hỗ trợ 46 phụ nữ là người DTTS sinh con đúng
chính sách dân số, kinh phí 92 triệu đồng.
|
Hỗ trợ BHYT
|
Toàn tỉnh đã đóng hoặc hỗ trợ
một phần kinh phí mua BHYT cho 437.508 đối tượng là người thuộc hộ nghèo, hộ
cận nghèo, trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân ở vùng ĐBKK, người
DTTS... với tổng số tiền 441,998 tỷ đồng.
|
PHỤ LỤC SỐ 02
THÔNG TƯ, VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC
DÂN TỘC CỦA ỦY BAN DÂN TỘC VÀ CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Báo cáo số 139/BC-UBDT ngày 24/01/2025 của Ủy ban Dân tộc)
TT
|
Thông tư/văn bản hướng dẫn
|
Cơ quan ban hành
|
|
1
|
Thông tư 01/2024/TT-UBDT ngày
15/3/2024 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
2
|
Quyết định số 1024/QĐ-UBDT ngày
08/01/2024 về việc giao dự toán chi thường xuyên Chương trình MTQG
DTTS&MN, năm 2024
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
3
|
Quyết định số 84/QĐ-UBDT ngày
16/02/2024 ban hành kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG
DTTS&MN năm 2024
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
4
|
Quyết định số 86/QĐ-UBDT ngày
20/02/2024 phê duyệt ban hành đợt II (08 chuyên đề) của Bộ tài liệu đào tạo,
tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ triển khai thực hiện chương trình
ở các cấp thuộc tiểu dự án 4, Dự án 5 Chương trình MTQG DTTS&MN giai đoạn
I: từ năm 2021 đến năm 2025
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
5
|
Quyết định số 127/QĐ-UBDT
ngày 14/3/2024 ban hành Kế hoạch xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh
Chương trình MTQG DTTS&MN
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
6
|
Quyết định số 140/QĐ-UBDT ngày
19/3/2024 ban hành Kế hoạch xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện
Chương trình MTQG DTTS&MN, năm 2024
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
7
|
Văn bản số 2462/UBDT-CSDT
ngày 12/01/2024 hướng dẫn việc thực hiện chính sách ở thôn ĐBKK thuộc xã khu
vực III, khu vực II khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
8
|
Văn bản số 561/UBDT-TCCB ngày
08/4/2024 hướng dẫn công tác khen thưởng tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu
số cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ IV năm 2024
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
9
|
Văn bản số 832/UBDT-CSDT ngày
22/5/2024 hướng dẫn việc thực hiện chính sách đối với xã đạt chuẩn nông thôn
mới
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
10
|
Văn bản số 978/UBDT-CSDT ngày
13/6/2024 hướng dẫn áp dụng văn bản xác định địa bàn miền núi
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
11
|
Văn bản số 1128/UBDT-CSDT
ngày 02/7/2024 hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại thôn đặc biệt
khó khăn, xã khu vực III, khu vực II khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
12
|
Văn bản số 1189/UBDT-CSDT
ngày 11/7/2024 hướng dẫn thời gian công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt
khó khăn tính hưởng phụ cấp công tác lâu năm
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
13
|
Văn bản số 1329/UBDT-CSDT
ngày 29/7/2024 hướng dẫn thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đối với xã đạt
chuẩn nông thôn mới năm 2023
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
14
|
Văn bản số 1584/UBDT-CSDT
ngày 04/9/2024 hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức,
viên chức vùng khó khăn
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
15
|
Văn bản số 1618/UBDT-TH ngày
11/9/2024 Triển khai hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục đại
học
|
Ủy ban Dân tộc
|
|
16
|
Thông tư số 75/2024/TT-BTC
ngày 31/10/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2023/TT-BTC
ngày 15/8/2023 quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ
nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025
|
Bộ Tài chính
|
|
17
|
Văn bản số 4176/BTC-NSNN ngày
22/4/2024 hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về cơ chế
tài chính quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Quyết định
số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn,
công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng
bào DTTS
|
Bộ Tài chính
|
|
18
|
Quyết định số 1647/QĐ-BTC ngày
17/7/2024 điều chỉnh Quyết định số 295/QĐ-BTC ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh học kỳ II năm học
2023-2024
|
Bộ Tài chính
|
|
19
|
Văn bản số 4176/BTC-NSNN ngày
22/4/2024 hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
về cơ chế tài chính quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách quy định tại
Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu
chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào DTTS
|
Bộ Tài chính
|
|
20
|
Văn bản số 3864/BTC-HCSN ngày
12/04/2024 về việc tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình MTQG
DTTS&MN của tỉnh Quảng Ngãi
|
Bộ Tài chính
|
|
21
|
Quyết định số 439/QĐ-BQP ngày
30/01/2024 phê duyệt Kế hoạch triển khai nhiệm vụ và phương án phân bổ kinh
phí thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình MTQG
DTTS&MN năm 2024
|
Bộ Quốc phòng
|
|
22
|
Quyết định số 4092/QĐ-BQP
ngày 11/9/2024 phê duyệt Kế hoạch triển khai nhiệm vụ và dự toán chi tiết
kinh phí thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình MTQG
DTTS&MN năm 2024
|
Bộ Quốc phòng
|
|
23
|
Quyết định số 704/QĐ-BVHTTDL
ngày 22/3/2024 về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình MTQG
DTTS&MN năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
24
|
Thông tư số
05/2024/TT-BVHTTDL ngày 17/7/2024 về ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất
lượng và định mức chi phí dịch vụ hỗ trợ chi phí sinh hoạt hằng ngày cho đồng
bào các dân tộc được mời tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các
dân tộc Việt Nam
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
25
|
Quyết định số 995/QĐ-BNN-KTHT
ngày 10/4/2024 về phê duyệt Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ thuộc Chương
trình MTQG DTTS&MN (được tiếp tục thực hiện và giải ngân đến hết
31/12/2024).
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
|
26
|
Văn bản số 2133/HĐPH-PBGDPL
ngày 26/4/2024 về triển khai thực hiện Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày
04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cho đội
ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến,
giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2024 - 2030
|
Bộ Tư pháp
|
|
27
|
Quyết định số 646/QĐ-BNV ngày
12/9/2024 phê duyệt nhiệm vụ thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN
|
Bộ Nội vụ
|
|
28
|
Quyết định số 2212/QĐ-TTTT
ngày 16/12/2024 về sửa đổi một số nội dung tại Quyết định số 1494/QĐ-TTTT
ngày 09/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
|
29
|
Văn bản số
5935/BLÐTBXH-VPQGGN ngày 22/11/2024 về triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát
trên phạm vi cả nước
|
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
|
|
30
|
Văn bản số 4893/BLÐTBXH-VBÐG ngày
10/10/2024 hướng dẫn triển khai tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa,
ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
|
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
|
|
31
|
Quyết định số 3333/QĐ-BYT
ngày 07/11/2024 phê duyệt nội dung hoạt động Nâng cao chất lượng dân số vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân
dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em từ nguồn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình MTQG
DTTS&MN năm 2024 cho Cục Dân số và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
|
Bộ Y tế
|
|
32
|
Văn bản số 4542/BYT-YDCT ngày
06/8/2024 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng
dược liệu quý thuộc Chương trình MTQG DTTS&MN
|
Bộ Y tế
|
|
33
|
Quyết định số 2139/QĐ-BGDĐT
ngày 14/8/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG
DTTS&MN năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Giáo dục - Đào tạo
|
|
|
34
|
Văn bản số 1406/KH-BGDĐT ngày
11/10/2024 về Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ Tiểu dự án 1, Dự án 5 của
Chương trình MTQG DTTS&MN của Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Giáo dục - Đào tạo
|
|
|
35
|
Văn bản số
7504/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25/11/2024 về thẩm quyền ban hành chương trình bồi
dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ đối với CBQL, GV dự
bị đại học.
|
Bộ Giáo dục - Đào tạo
|
|
|
PHỤ LỤC SỐ 03
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRÌNH QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ,
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRONG CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2024
(Kèm theo Báo cáo số 139/BC-UBDT ngày 24/01/2025 của Ủy ban Dân tộc)
I. Đề án trình Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024
TT
|
Tên đề án
|
Thời gian trình
|
Nguồn văn bản giao
|
Kết quả thực hiện
|
1
|
Báo cáo kết quả triển khai thực
hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình MTQG DTTS&MN
|
Tháng 10/2024
|
Nghị quyết số 941/NQ-
UBTVQG15 ngày 25/12/2023 về Chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội
|
UBDT đã tham mưu Chính phủ
ban hành Báo cáo số 594/BC-CP ngày 02/10/2024 về kết quả thực hiện Chương
trình MTQG DTTS&MN.
|
2
|
Báo cáo về tình hình thực hiện
việc phân định miền núi, vùng cao.
|
Tháng 04/2024
|
Nghị quyết số 941/NQ-
UBTVQG15 ngày 25/12/2023 về Chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội
|
Ngày 03/4/2024, thừa ủy quyền
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã ký trình Ủy ban Thường vụ
Quốc hội báo cáo tiếp tục thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
phân định miền núi, vùng cao (Tờ trình số 126/TTr-CP của Chính phủ).
|
Tổng số nhiệm vụ được giao năm
2024: 02 nhiệm vụ, trong đó:
- Đã hoàn thành: 01 nhiệm vụ.
- Tiếp tục thực hiện: 01 nhiệm
vụ.
II. Đề án, nhiệm vụ trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024
TT
|
Tên đề án
|
Thời gian trình
|
Nguồn văn bản giao
|
Kết quả thực hiện
|
1
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số Điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công
tác dân tộc
|
Tháng 8/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
Ngày 10/10/2024, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 127/2024/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc. Ngày
17/10/2024, UBDT đã ban hành văn bản hợp nhất số 01/VBHN-UBDT về Nghị định về
công tác dân tộc
|
2
|
Đề án “Tăng cường chuyển đổi
số trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc”. Hiện nay UBDT đang trình Thủ
tướng Chính phủ cho phép đổi tên thành: “Tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh
vực công tác dân tộc, giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2045”
|
Tháng 01/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
Ngày 20/9/2024, UBDT đã trình
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tại Tờ trình số 1580/TTr-UBDT về việc phê
duyệt Đề án; ngày 02/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1087/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công
tác dân tộc đến năm 2030
|
3
|
Đề xuất xây dựng Đề án đổi mới
mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về
công tác dân tộc nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tinh gọn, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
|
Tháng 01/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
Ngày 28/3/2024, UBDT ban hành
Báo cáo số 483/BC-UBDT trình Thủ tướng Chính phủ về quá trình nghiên cứu đề
xuất xây dựng Đề án. Ngày 24/5/2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn số
3561/VPCP-TCCV về việc truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về việc
xây dựng, trình Dự thảo Đề án. Ngày 20/11/2024, Văn phòng Chính phủ có Công
văn số 8543/VPCP-TCCV về việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy; theo đó, việc
kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, ngành sẽ thực hiện một cách tổng
thể, đồng bộ trên cơ sở kết quả tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
25/10/2024 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
UBDT sẽ rà soát lại toàn bộ nội dung của Đề án theo chủ trương, định hướng và
chỉ đạo của Trung ương.
|
4
|
Quyết định điều chỉnh, bổ
sung một số điều của Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG DTTS&MN
|
Tháng 8/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
UBDT đã có Văn bản số
2412/UBDT-VPCTMTQG ngày 24/12/2024 của UBDT kèm hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà
nước về Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình MTQG DTTS&MN.
|
5
|
Báo cáo kết quả thực hiện
Chương trình MTQG DTTS&MN năm 2024
|
Tháng 9/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
Ngày 19/9/2024, UBDT đã trình
Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ tại Tờ trình số 1673/TT-UBDT về dự thảo Báo cáo
kết quả thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN năm 2024. Thừa uỷ quyền của
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã thay mặt Chính phủ ký ban
hành Báo cáo số 594/BC-CP ngày 02/10/2024 về kết quả thực hiện Chương trình
MTQG DTTS&MN, năm 2024.
|
6
|
Đề án “Xây dựng hệ thống chỉ
tiêu thống kê về công tác dân tộc, hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc,
bộ dữ liệu về các DTTS Việt Nam”
|
Tháng 9/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
Ngày 20/9/2024, UBDT đã trình
Thủ tướng Chính phủ Tờ trình số 1681/TTr-UBDT về việc xin rút Đề án ra khỏi
Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày
06/10/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 7265/VPCP-KSTT thông báo ý
kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: “Đồng ý
với kiến nghị của UBDT về việc đưa nhiệm vụ xây dựng Đề án nêu trên ra khỏi
Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”.
|
7
|
Đề án nâng cao năng lực hệ thống
cơ quan Thanh tra Dân tộc cấp tỉnh đến năm 2030
|
Tháng 9/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
Ngày 18/10/2024, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1220/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao
năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong
các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025 - 2030”
|
8
|
Đề án “Bồi dưỡng và chia sẻ
kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ Lào và Campuchia”
|
Tháng 10/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
Ngày 24/10/2024, UBDT đã
trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 1948/TTr-UBDT về việc ban hành Quyết
định phê duyệt Đề án. Ngày 12/12/2024, Văn phòng Chính phủ có Phiếu báo số
3265/PB-VPCP, đề nghị rà soát, cập nhật, hoàn thiện nội dung của Hồ sơ trình.
UBDT đang khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ đảm bảo tiến độ.
|
9
|
Đề án đặc thù hỗ trợ hợp tác
đào tạo với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tạo điều kiện cho sinh
viên vùng đồng bào DTTS&MN thực hành và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
|
Tháng 10/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
UBDT đã trình Thủ tướng Chính
phủ tại Tờ trình số 1942/TTr- UBDT ngày 24/10/2024 và Tờ trình số
2273/TTr-UBDT ngày 10/12/2024 về việc ban hành Quyết định phê duyệt Đề án.
|
10
|
Đề án “Đổi mới mô hình hoạt động
của các cơ sở giáo dục trực thuộc UBDT, gồm: Học viện Dân tộc, trường Phổ
thông vùng cao Việt Bắc, trường dự bị Đại học dân tộc TW, trường dự bị Đại học
dân tộc Sầm Sơn, trường dự bị Đại học dân tộc TW Nha Trang và trường dự bị Đại
học Tp. Hồ Chí Minh
|
Tháng 11/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
UBDT đã ban hành Tờ trình số
2454/TTr-UBDT ngày 30/12/2024 về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới mô hình hoạt động
của các cơ sở giáo dục trực thuộc UBDT” gửi Thủ tướng Chính phủ.
|
11
|
Quyết định phê duyệt Kế hoạch
triển khai thực hiện các khuyến nghị của Ban Công ước CERD về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt chủng tộc nhằm bảo đảm quyền bình đẳng về mọi mặt của người
DTTS.
|
Tháng 12/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
UBDT đã ban hành các văn bản
triển khai xây dựng Đề án; xây dựng Báo cáo tình hình thực hiện các chính
sách bảo đảm quyền của người DTTS và vùng DTTS&MN gửi, xin ý kiến các các
tỉnh, thành phố liên quan. UBDT đã xây dựng Tờ trình số 65/TTr-UBDT ngày
28/11/2024 báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 1567/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tăng cường
thực thi Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
chủng tộc (CERD) và triển khai thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Công ước
CERD.
|
12
|
Đề án “Tiêu chí xác định các
DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026- 2030”
|
Tháng 12/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
UBDT đã ban hành các văn bản
về kế hoạch xây dựng Đề án; thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập; đề nghị các
địa phương báo cáo thực hiện Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của
Thủ tướng Chính phủ về “Tiêu chí xác định các DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có
khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025”. UBDT đã hoàn thiện dự thảo Đề cương
chi tiết Đề án; Phiếu điều tra khảo sát, báo cáo đề dẫn và các nội dung liên
quan để tổ chức Hội thảo khu vực phía Bắc và miền Trung; tổ chức Hội thảo xin
ý kiến các tỉnh Tây Nguyên. Ngày 16/9/2024, UBDT đã ban hành Công văn số
1658/UBDT- DTTS, 1659/UBDT-DTTS gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa phương
liên quan xin ý kiến góp ý Hồ sơ dự thảo Đề án. Ngày 18/9/2024, UBDT đã đăng
hồ sơ Đề án trên Cổng thông tin điện tử UBDT, Cổng thông tin điện tử Chính phủ
để xin ý kiến các cơ quan, tập thể, cá nhân về dự thảo Hồ sơ Đề án và tổng hợp
ý kiến góp ý để hoàn thiện hồ sơ đề án.
|
13
|
Nghị định của Chính phủ về
chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài và tiêu chí xác
định nhân tài là người DTTS
|
Tháng 12/2024
|
Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày
15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ
|
UBDT đã ban hành Tờ trình số
2410/BC-UBDT ngày 24/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã có ý kiến
chỉ đạo tại Văn bản số 132/VPCP-TCCV ngày 06/01/2025: “UBDT tiếp tục
nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng,
hoàn thiện Nghị định về chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng
nhân tài và tiêu chí xác định nhân tài là người dân tộc thiểu số; trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về
chính sách thu hút và trọng dụng người có tài năng vào cơ quan hành
chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả
thi khi triển khai thực hiện”. UBDT đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ
và các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện chỉ đạo của Phó
Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
|
14
|
Nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất
xây dựng Nghị định quy định về việc tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh
xã hội, giáo dục, tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác trên địa bàn các
xã khu vực III, khu vực II, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN
giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông thôn
mới theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
|
Tháng 6/2024
|
Thông báo số 133/TB-VPCP ngày
01/04/2024 của Văn phòng Chính phủ; Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05/6/2024 Nghị
quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024
|
UBDT đã ban hành các văn bản
triển khai và tổ chức xây dựng dự thảo Hồ sơ Đề án. Tuy nhiên, qua kết quả
nghiên cứu, khảo sát cho thấy hiện nay các bộ, ngành và địa phương gặp khó
khăn trong việc xây dựng, thực hiện chính sách về nhân tài do: Chính phủ và
các bộ, ngành chức năng chưa “Ban hành khung pháp lý về nhân tài, chính sách
thu hút, trọng dụng nhân tài và tiêu chí nhân tài các lĩnh vực: lãnh đạo, quản
lý; kinh tế; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; y tế; khoa học xã hội;
văn hóa, nghệ thuật; thể dục, thể thao; quân sự, quốc phòng và an ninh quốc
gia; thông tin và truyền thông…”, theo quy định tại Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Do Chính phủ và các bộ, ngành chức
năng chưa ban hành khung pháp lý về nhân tài và chính sách có liên quan dẫn tới
việc xây dựng Nghị định của UBDT thiếu căn cứ pháp lý để thực hiện, nhất là
xác định nhân tài, nhân tài là người DTTS, quá trình nghiên cứu xây dựng Nghị
định, một số nội dung còn chồng chéo về phạm vi, đối tượng, chính sách… Mặt
khác, qua khảo sát thực tế tại các bộ, ngành và địa phương chưa xác định được
thế nào là nhân tài, để có chính sách phù hợp mà chủ yếu là thực hiện chính
sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, cán bộ
khoa học trẻ theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ.
Cả nước đến nay mới có 389 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, cán bộ khoa học
trẻ được thu hút, tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức. Vì vậy,
UBDT sẽ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về
quá trình nghiên cứu, khảo sát xây dựng Đề án, kiến nghị đề xuất để xin ý kiến
chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về Đề án này trong tháng 12/2024.
|
Tổng số đề án, nhiệm vụ được
giao năm 2024: 14 đề án, nhiệm vụ trong đó:
- Đã hoàn thành: 07 đề án, nhiệm
vụ.
- Đã trình: 03 đề án, nhiệm vụ.
- Đang tiếp tục thực hiện: 04 đề
án, nhiệm vụ.
PHỤ LỤC SỐ 04
THỐNG KÊ CHẾ ĐỘ CHẤP HÀNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA CÁC BỘ,
NGÀNH, CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Báo cáo số: 139/BC-UBDT ngày 24/01/2025 của Ủy ban Dân tộc)
I. CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG
TT
|
Bộ ngành
|
Đúng hạn
|
Quá hạn
|
Chưa gửi Báo cáo
|
1
|
Bộ Quốc phòng
|
16/12/2024
|
|
|
2
|
Bộ Công an
|
20/12/2024
|
|
|
3
|
Bộ Ngoại giao
|
|
|
X
|
4
|
Bộ Tư pháp
|
|
23/12/2024
|
|
5
|
Bộ Tài chính
|
|
24/12/2024
|
|
6
|
Bộ Công thương
|
|
|
X
|
7
|
Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội
|
|
|
X
|
8
|
Bộ Giao thông vận tải
|
|
|
X
|
9
|
Bộ Xây dựng
|
|
15/01/2025
|
|
10
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
|
25/12/2024
|
|
11
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
|
|
X
|
12
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
19/12/2024
|
|
|
13
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
|
|
X
|
14
|
Bộ Nội vụ
|
18/12/2024
|
|
|
15
|
Bộ Y tế
|
|
16/01/2025
|
|
16
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
|
|
X
|
17
|
Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch
|
|
31/12/2024
|
|
18
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
|
31/12/2025
|
|
19
|
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh
|
|
|
X
|
20
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
20/12/2024
|
|
|
21
|
Ngân hàng Chính sách xã hội
Việt Nam
|
|
|
X
|
|
Tổng
|
05
|
07
|
09
|
Ghi chú:
1
|
Số Bộ ngành gửi báo cáo:
|
12
|
2
|
Số Bộ ngành gửi báo cáo đúng
hạn:
|
05
|
3
|
Số Bộ ngành gửi báo cáo quá hạn:
|
07
|
4
|
Số bộ ngành chưa gửi báo cáo:
|
09
|
* Thời gian UBDT nhận các báo
cáo tính đến ngày 20/01/2025
(Thời hạn báo cáo theo quy định
tại Thông tư số 06/2022/TT-UBDT trước ngày 20/12/2024).
II. CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC
THUỘC TRUNG ƯƠNG
TT
|
Các tỉnh
|
Ngày nhận BC (Mail/ĐHTN…)
|
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
|
Đúng hạn
|
Quá hạn
|
Chưa gửi Báo cáo
|
1
|
An Giang
|
27/12/2024
|
|
X
|
|
2
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
27/12/2024
|
|
X
|
|
3
|
Bắc Giang
|
30/12/2024
|
|
X
|
|
4
|
Bắc Kạn
|
19/12/2024
|
X
|
|
|
5
|
Bạc Liêu
|
27/12/2024
|
|
X
|
|
6
|
Bình Định
|
16/12/2024
|
X
|
|
|
7
|
Bình Dương
|
31/12/2024
|
|
X
|
|
8
|
Bình Phước
|
20/12/2024
|
X
|
|
|
9
|
Bình Thuận
|
27/12/2024
|
|
X
|
|
10
|
Cà Mau
|
03/01/2025
|
|
X
|
|
11
|
TP. Cần Thơ
|
18/12/2024
|
X
|
|
|
12
|
Cao Bằng
|
25/11/2024
|
X
|
|
|
13
|
TP. Đà Nẵng
|
20/12/2024
|
X
|
|
|
14
|
Đắk Nông
|
19/12/2024
|
X
|
|
|
15
|
Đắk Lắk
|
25/12/2024
|
X
|
|
|
16
|
Điện Biên
|
23/12/2024
|
|
X
|
|
17
|
Đồng Nai
|
13/12/2024
|
X
|
|
|
18
|
Gia Lai
|
02/12/2024
|
X
|
|
|
19
|
Hà Giang
|
17/12/2024
|
X
|
|
|
20
|
TP. Hà Nội
|
20/12/2024
|
X
|
|
|
21
|
Hà Tĩnh
|
02/01/2025
|
|
X
|
|
22
|
Hậu Giang
|
16/12/2024
|
X
|
|
|
23
|
Hòa Bình
|
16/12/2024
|
X
|
|
|
24
|
TP. Hồ Chí Minh
|
17/12/2024
|
X
|
|
|
25
|
Khánh Hòa
|
20/12/2024
|
X
|
|
|
26
|
Kiên Giang
|
24/12/2024
|
|
X
|
|
27
|
Kon Tum
|
18/12/2024
|
X
|
|
|
28
|
Lai Châu
|
27/12/2024
|
|
X
|
|
29
|
Lâm Đồng
|
25/12/2024
|
|
X
|
|
30
|
Lạng Sơn
|
24/12/2024
|
|
X
|
|
31
|
Lào Cai
|
25/12/2024
|
|
X
|
|
32
|
Long An
|
27/12/2024
|
|
X
|
|
33
|
Nghệ An
|
27/12/2024
|
|
X
|
|
34
|
Ninh Bình
|
19/12/2024
|
X
|
|
|
35
|
Ninh Thuận
|
31/12/2024
|
|
X
|
|
36
|
Phú Thọ
|
16/12/2024
|
X
|
|
|
37
|
Phú Yên
|
19/12/2024
|
X
|
|
|
38
|
Quảng Bình
|
20/12/2024
|
X
|
|
|
39
|
Quảng Nam
|
20/12/2024
|
X
|
|
|
40
|
Quảng Ngãi
|
19/12/2024
|
X
|
|
|
41
|
Quảng Ninh
|
19/12/2024
|
X
|
|
|
42
|
Quảng Trị
|
18/12/2024
|
X
|
|
|
43
|
Sóc Trăng
|
27/12/2024
|
|
X
|
|
44
|
Sơn La
|
17/12/2024
|
X
|
|
|
45
|
Tây Ninh
|
19/12/2024
|
X
|
|
|
46
|
Thái Nguyên
|
13/12/2024
|
X
|
|
|
47
|
Thanh Hóa
|
20/12/2024
|
X
|
|
|
48
|
Thừa Thiên - Huế
|
25/12/2024
|
|
X
|
|
49
|
Trà Vinh
|
20/12/2024
|
X
|
|
|
50
|
Tuyên Quang
|
20/12/2024
|
X
|
|
|
51
|
Vĩnh Long
|
20/11/2024
|
X
|
|
|
52
|
Vĩnh Phúc
|
12/12/2024
|
X
|
|
|
53
|
Yên Bái
|
24/12/2024
|
|
X
|
|
|
Tổng
|
53
|
23
|
20
|
0
|
Ghi chú:
1
|
Số tỉnh gửi báo cáo:
|
53
|
/53
|
2
|
Số tỉnh gửi báo cáo đúng hạn:
|
23
|
/53
|
3
|
Số tỉnh gửi báo cáo quá hạn:
|
20
|
/53
|
4
|
Số tỉnh chưa gửi báo cáo:
|
0
|
/53
|
* Thời gian UBDT nhận các báo
cáo tính đến ngày 20/01/2025
(Thời hạn báo cáo theo quy định
tại Thông tư số 06/2022/TT-UBDT trước ngày 20/12/2024).
PHỤ LỤC SỐ 05
BẢNG TỔNG HỢP NỘI DUNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, TỒN TẠI CỦA
CÁC BỘ, NGÀNH, TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Báo cáo số: 139/BC-UBDT ngày 24/01/2025 của Ủy ban Dân tộc)
Tính đến ngày 20/01/2024, tổng hợp
của 53/53 tỉnh/TP (địa phương), 12/21 bộ, ngành gửi báo cáo, trong đó các khó
khăn vướng mắc được tổng hợp thành 05 nhóm sau:
TT
|
Bộ ngành/địa phương
|
Nội dung khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
|
1
|
Khó khăn chung do vùng
DTTS&MN có vị trí địa địa lý, địa hình trải rộng, chia cách, phức tạp, nền
tảng kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế không thuận lợi cho phát triển kinh tế
của vùng, sinh kế của người dân và thực hiện các chính sách dân tộc
|
1.1
|
Cao Bằng, Lai Châu,
Ninh Thuận
|
Đặc thù địa bàn rộng, giao
thông đi lại khó khăn, xuất phát điểm kinh tế thấp, nhu cầu đầu tư lớn nhưng
khả năng đáp ứng về ngân sách còn rất hạn chế. Mặc dù đã đầu tư một số hạng mục
công trình cơ sở hạ tầng, nhưng do cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa đồng
bộ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đến nay đời sống của đồng bào các DTTS vẫn còn gặp
khó khăn; một bộ phận đồng bào còn đói giáp hạt, chênh lệch mức thu nhập của
các vùng, giữa các dân tộc trong tỉnh còn lớn. Trình độ dân trí của một số
vùng trên địa bàn thấp, chưa chủ động trong phát triển kinh tế gia đình, còn ỷ
lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước; một số chương trình, dự án đầu tư,
phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc có nhu cầu kinh phí đầu tư lớn,
nguồn vốn đầu tư của chương trình MTQG chưa đảm bảo... Một số chính sách đã
không còn phù hợp với tình hình kinh tế, thị trường trong giai đoạn hiện nay[1].
|
1.2
|
Hòa Bình
|
Kinh tế xã hội vùng đồng bào
DTTS&MN vẫn chậm phát triển; đời sống người dân còn nhiều khó khăn; tỷ lệ
hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn vẫn
cao so với khu vực khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS&MN
trên địa bàn tỉnh còn thiếu; chất lượng sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh
thấp. Một số ít bộ phận người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà
nước.
|
1.3
|
Kon Tum
|
- Kinh tế - xã hội vùng đồng
bào DTTS và miền núi tuy đã có bước phát triển nhưng chưa toàn diện; đời sống
vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS vẫn còn khó khăn, nhất là đồng bào
DTTS ở khu vực III, II. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo là người DTTS chiếm tỷ lệ
khá cao so với tổng số hộ nghèo trên toàn tỉnh.
- Cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học ở một số cơ sở giáo dục còn thiếu, chưa đồng bộ so với yêu cầu triển
khai Chương trình Giáo dục địa phương hiện hành và Chương trình Giáo dục địa
phương 2018, nhất là thiết bị thí nghiệm, thực hành; hệ thống nhà ăn, nhà bếp,
nhà nội trú, của nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú còn thiếu so với nhu
cầu
|
1.4
|
Lào Cai
|
Tỷ lệ hộ nghèo người DTTS còn
cao, khoảng cách mức thu nhập của đồng bào DTTS ở nông thôn còn thấp so với mặt
bằng chung của tỉnh. Một số tập quán lạc hậu chưa được cải tạo triệt để. Kết
cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư xây dựng, song chưa đồng bộ, chưa đáp ứng
nhu cầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương còn
tiềm ẩn yếu tố phức tạp
|
1.5
|
Ninh Bình
|
Kinh tế - xã hội vùng đồng
bào DTTS&MN đã có bước phát triển trong những năm qua nhưng vẫn là vùng
khó khăn của tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo cao so với mức trung bình toàn tỉnh. Việc hỗ
trợ sản xuất, sinh kế cho đồng bào hiệu quả chưa rõ rệt; chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn chậm. Phần nhiều các mô hình phát triển kinh tế còn nhỏ lẻ, phân
tán, chất lượng hàng hóa chưa cao, sức cạnh tranh thấp, giá trị gia tăng chưa
cao, chưa tạo được nhiều chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.
|
1.6
|
Quảng Trị
|
- Kinh tế chậm phát triển so
với tiềm năng của vùng và chưa bền vững; kết cấu hạ tầng KT-XH vẫn còn thiếu
và yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; một số vấn đề trong đời sống của
đồng bào DTTS như: thiếu đất ở, đất sản xuất... giải quyết chưa hiệu quả;
- Đời sống của đồng bào vùng
DTTS&MN còn có nhiều khó khăn; công tác xóa đói, giảm nghèo tuy có tiến bộ,
song tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao so với miền xuôi; công tác giảm
nghèo chưa bền vững; chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào DTTS với mặt bằng
chung cả nước chậm được thu hẹp.
- Chất lượng giáo dục và nguồn
nhân lực vùng DTTS&MN vẫn còn thấp. Việc thực hiện một số chính sách ưu
đãi về giáo dục cho vùng DTTS&MN thu được những kết quả nhất định nhưng
chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nguồn cán
bộ người DTTS cho sự phát triển bền vững của vùng.
|
1.7
|
Sơn La
|
Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
chưa được đầu tư đồng bộ; chất lượng các công trình nước sinh hoạt tập trung
đã được đầu tư trong những năm qua đang dần xuống cấp, nguồn nước cạn kiệt;
tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất trong chăn nuôi, trồng trọt,
trong khai thác khoáng sản, xử lý bảo quản nông sản trở thành một thách thức
lớn đối với vùng dân tộc, miền núi của tỉnh. Chất lượng giáo dục, y tế còn có
mặt hạn chế; sự chênh lệch về nhận thức, khả năng tiếp cận, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất, môi trường, giữa đồng bào các DTTS với người
đa số, giữa vùng đồng bào DTTS với vùng xuôi chênh lệch lớn. Một số bản sắc tốt
đẹp trong văn hóa của các DTTS đang dần bị mai một; tình trạng tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống chưa được giải quyết triệt để. Còn tiềm ẩn một số nhân tố
có thể gây phức tạp về an ninh trật tự như buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma
tuý; tái trồng cây thuốc phiện; tranh chấp đất đai; hoạt động tôn giáo trái
pháp luật. Đây là thách thức không nhỏ đối với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh và cũng là những vấn đề cần được tập trung, quan tâm giải quyết
của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị.
|
1.8
|
Tuyên Quang
|
Tình hình kinh tế, đời sống của
đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn. Hỗ trợ đầu tư phát triển kinh
tế hộ chưa đáp ứng được với yêu cầu. Công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào
DTTS chưa bền vững; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào DTTS còn cao. Cơ
sở hạ tầng ở một số xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
|
1.9
|
Vĩnh Long
|
Các hoạt động sản xuất và
buôn bán nông sản của người dân đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn; giả cả
hàng hóa tăng, một số mặt hàng nông sản, giá không ổn định, thu nhập đại bộ
phận người DTTS sụt giảm... đã ảnh hưởng nhất định đến công tác giảm nghèo
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
|
1.10
|
Hậu Giang
|
- Đời sống của người dân ở
các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS của tỉnh vẫn còn đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức; điều kiện sống mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp
hơn nhiều so với các khu vực khác của địa phương. Bên cạnh đó nhận thức,
trình độ văn hóa của đồng bào DTTS còn hạn chế nên công tác tuyên truyền, vận
động về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công
tác dân tộc cũng gặp khó khăn, hiệu quả chưa cao.
- Cơ sở vật chất phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS một số nơi còn thiếu, chưa
đáp ứng yêu cầu; việc triển khai lồng ghép một số chương trình, dự án phát
triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bảo DTTS hiệu quả chưa cao, chưa tạo
thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng có đông đồng
bào DTTS
|
1.11
|
Trà Vinh
|
- Kinh tế - xã hội vùng có
đông đồng bào DTTS tuy có tập trung đầu tư và phát triển, nhưng vẫn chuyển biến
còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo người DTTS còn cao so với tổng số hộ
nghèo, cận nghèo chung của tỉnh; hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu
tư, nhưng vẫn chưa đảm bảo; huy động nguồn lực trong dân còn hạn chế; một số
nơi đề ra giải pháp tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi trong vùng DTTS hiệu quả chưa cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS từng lúc, từng nơi còn tiềm ẩn yếu tố
gây mất ổn định do các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo,
dân chủ, nhân quyền để kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
|
1.12
|
Yên Bái
|
- Đời sống của một bộ phận
Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn gặp khó khăn.
Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS còn
cao; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
gắn với thị trường chuyển biến chậm.
- Sản xuất nông nghiệp mặc dù
đã chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành
được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; một số chuỗi liên kết phát
triển sản xuất chưa thực sự bền vững. Thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm
nông nghiệp thiếu ổn định, tình hình thiên tai dịch bệnh diễn biến ngày một
phức tạp, khó lường.
- Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc
thiểu số của tỉnh tuy đã được tăng cường đầu tư, song còn thiếu so với nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội, sinh hoạt của người dân, nhất là các xã, thôn bản
vùng sâu, vùng xa. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng DTTS so với mặt
bằng chung của tỉnh vẫn còn thấp. Việc triển khai một số chương trình, chính
sách, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS còn chậm. Tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương còn tiềm ẩn yếu tố
phức tạp; chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS chưa đồng đều...
|
1.13
|
Tây Ninh
|
Chế độ thông tin báo cáo của
cơ quan thực hiện công tác dân tộc cấp huyện chưa đảm bảo kịp thời theo quy định,
phần nào ảnh hưởng cho công tác cập nhật thông tin, nắm tình hình vùng đồng bào
DTTS.
|
1.14
|
Quảng Nam
|
Tình hình miền núi: đời sống
sản xuất của người dân trên địa bàn huyện miền núi vẫn còn gặp nhiều khó
khăn. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của 09 huyện miền núi còn cao[2]. Tình trạng cháy nhà,
cháy rừng còn xảy ra.
|
1.15
|
Kiên Giang
|
Đời sống, kinh tế của một bộ
phận đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng DTTS
còn cao so với cộng đồng; khoảng cách thu nhập bình quân của đồng bào DTTS ở
nông thôn còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh.
|
1.16
|
Bạc Liêu
|
- Đời sống vật chất, tinh thần
trong đồng bào DTTS được nâng lên nhưng nhìn chung sự chênh lệch giữa vùng
dân tộc với các vùng khác trong tỉnh còn lớn; các lĩnh vực văn hóa - thông
tin - thể dục, thể thao, giáo dục đào tạo, y tế có mặt còn hạn chế; bản sắc
văn hóa của một bộ phận dân tộc thiểu số có nguy cơ bị mai một; tình trạng
thiếu đất sản xuất, tạo sinh kế và giải quyết việc làm vùng đồng bào DTTS còn
bất cập; tình trạng thiếu việc làm, một bộ phận không đất sản xuất hoặc thiếu
đất sản xuất, thiếu đất ở, nhà ở, làm thuê, cuộc sống chưa ổn định.
- Đời sống của một bộ phận đồng
bào DTTS còn khó khăn, việc làm không ổn định, chủ yếu là đi làm thuê, công
việc không ổn định. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn cao so với bình
quân chung của tỉnh, nguy cơ tái nghèo còn lớn, một số chính sách hỗ trợ triển
khai chậm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lao động ở nông thôn và ứng
dụng công nghệ mới trong vùng DTTS còn hạn chế, sinh viên cử tuyển tốt nghiệp
vẫn chưa được bố trí việc làm.
|
1.17
|
Bình Dương
|
- Một bộ phận đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm nhiều đến chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, ít tham gia các hoạt động tại địa phương; mặt bằng
dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, đời sống một bộ phận đồng bào còn khó
khăn.
- Công tác giảm nghèo tuy đạt
kết quả khá nhưng chưa thật bền vững do đa số đồng bào DTTS sinh sống bằng
nông nghiệp, sản xuất, thu nhập phụ thuộc vào thời tiết, giá cả sản phẩm trên
thị trường không ổn định; việc sản xuất còn manh mún, chưa chú trọng ứng dụng
khoa học, kỹ thuật nên năng suất còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Tại các địa phương có công
nghiệp phát triển, đa số người dân tộc làm công nhân, nhân viên trong các
công ty, xí nghiệp, nên việc tập hợp, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước gặp nhiều khó khăn; ý thức chấp hành pháp luật
trong một bộ phận người DTTS tạm trú trên địa bàn tỉnh còn hạn chế nên dẫn đến
phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật.
- Tình hình an ninh dân tộc
cơ bản ổn định nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, số người DTTS từ
các tỉnh, thành đến tạm trú trên địa bàn tỉnh ngày càng đông, hình thành các
hội, nhóm người DTTS và phát sinh nhu cầu về an sinh xã hội, tín nường, tôn
giáo, gây khó khăn cho công tác nắm tình hình, quản lý
|
1.18
|
Bộ Tư pháp
|
Đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn nên đã phần nào ảnh hưởng đến
việc triển khai hoạt động, sự tiếp cận của người dân với dịch vụ trợ giúp pháp
lý miễn phí của Nhà nước.
|
1.19
|
Bộ Nội vụ
|
Một số chính sách liên quan đến
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, vùng DTTS còn chậm
được sửa đổi, bổ sung; các quy định còn thiếu cụ thể đối với từng khu vực và
từng nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số, chưa thực sự động viên, khuyến
khích cán bộ công chức, viên chức người DTTS tích cực tham gia đào tạo, bồi
dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
|
1.20
|
Bộ Tài chính
|
- Một số chính sách chưa được
ban hành, do đó chưa có căn cứ để thực hiện đồng bộ, như chính sách thu hút
nhân tài, cách thức sử dụng người có tài năng sau khi được thu hút, môi trường
làm việc, sự thăng tiến, chế độ đãi ngộ,... chưa được thể chế hóa.
- Nhiều đơn vị, địa phương,
việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc của công chức,
viên chức hiện còn có hạn chế; vị trí địa lý thuộc các vùng núi và trung du
nên việc di chuyển đến các địa điểm học tập và làm việc còn khó khăn.
|
1.21
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
Việc triển khai Tiểu dự án 1
Dự án 3 trong Chương trình MTQG còn một số vướng mắc, chưa thống nhất trong
cơ chế, chính sách tại các văn bản hướng dẫn nên khó khăn cho các địa phương
khi thực hiện. Nội dung này đã được Thủ tướng Chính phủ nêu tại Công điện số
71/CĐ-TTg ngày 23/02/2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình
triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -
2025. Bộ Nông nghiệp và PTNT đang sửa đổi, ban hành Thông tư thay thế Thông
tư số 12/2022/TT-BNNPTNT .
|
1.22
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
- Thời điểm bắt đầu triển
khai, tại một số địa phương còn chậm trong việc phê duyệt danh sách đối tượng
thụ hưởng chính sách, dẫn đến việc giải ngân của NHCSXH chưa kịp thời đến đối
tượng thụ hưởng của Chương trình. Đến thời điểm hiện tại vẫn còn 02 địa
phương đang trong quá trình rà soát đối tượng vay vốn (Hà Nội, Quảng Ninh).
- Tại một số địa phương,
không còn hoặc chưa bố trí được quỹ đất ở/đất sản xuất để bố trí giao đất cho
hộ dân hoặc đất chủ yếu là đất nông nghiệp, chưa chuyển đổi mục đích, chưa cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; một số người dân có tên
trong danh sách đối tượng thụ hưởng nhưng quá trình triển khai cho vay thì
nhiều hộ dân lại không có nhu cầu vay vốn hoặc không đủ điều kiện thụ hưởng
chính sách.
- Trong quá trình triển khai,
thực hiện, các địa phương phải rà soát, điều chỉnh lại nhu cầu vay vốn do thời
điểm dự kiến nhu cầu vốn của chương trình so với hiện nay có sự biến động giảm
về số hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS hằng năm, nhiều xã đã hoàn thành xây dựng
nông thôn mới nên hộ gia đình thuộc đối tượng thụ hưởng nay đã thoát nghèo,
không còn nằm trong vùng thụ hưởng chính sách. Giai đoạn 2024-2025, NHCSXH đã
tổng hợp nhu cầu vốn từ các địa phương (chưa tính tới trường hợp sửa đổi, bổ
sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg theo hướng mở rộng đối tượng, nâng mức cho
vay...), theo đó, nhu cầu vay vốn tại vùng đồng bào DTTS&MN khoảng 1.550
tỷ đồng, trong đó năm 2024 là 800 tỷ đồng, năm 2025 là 750 tỷ đồng. Như vậy,
dự kiến đến 31/12/2025, dư nợ cho vay tại NHCSXH theo Nghị định số
28/2022/NĐ-CP đạt khoảng 3.800 tỷ đồng/19.727 tỷ đồng (đạt khoảng 19%) (thấp
hơn nhiều so với dự kiến vốn vay tín dụng chính sách tại Nghị quyết số
120/2020/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ là 19.727 tỷ đồng).
- Việc triển khai Nghị định số
28/2022/NĐ-CP gặp khó khăn do nguồn vốn bố trí cho NHCSXH để thực hiện các
chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP trong giai đoạn
2024-2025 chưa được xác định cụ thể, vì vậy, từ đầu năm 2024 NHCSXH chỉ thực
hiện giải ngân các chính sách tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình từ nguồn
ngân sách địa phương. Hiện nay, Bộ Tài chính đang chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan tổng hợp, rà soát, đề xuất báo cáo Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí nguồn vốn thực
hiện chính sách trong giai đoạn 2024 - 2025 (nhiệm vụ được giao tại khoản 4,
Điều 37 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP).
|
2
|
Khó khăn, vướng mắc khi triển
khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
DTTS&MN, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025
|
2.1
|
Bình Định
|
Công tác triển khai thực hiện
Chương trình MTQG DTTS&MN của các địa phương còn chậm, kết quả giải ngân
vốn chưa cao; nhiều nội dung khó thực hiện.
|
2.2
|
Bình Phước
|
Một số vấn đề khó khăn, bất cập
trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN từ những năm trước đến
nay vẫn chưa tìm được giải pháp tháo gỡ[3].
|
2.3
|
Đắk Nông
|
Trong năm 2024 việc triển
khai một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã
hội còn gặp một số khó khăn tồn tại cần tháo gỡ:(i) Thuộc thẩm quyền của
Trung ương[4]; (ii)
Thuộc thẩm quyền của địa phương[5]
|
2.4
|
Gia Lai
|
- Việc giải ngân vốn Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MTN
có nhiều chuyển biến; tuy nhiên kết quả giải ngân còn chưa được như yêu cầu,
đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp . Ngoài ra một số Dự án, Tiểu dự án còn gặp
khó khăn vướng mắc, chưa được giải quyết triệt để, cụ thể:
+ Dự án 1: Giải quyết tình trạng
thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: cơ chế thực hiện tại giai
đoạn này quy định vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương chỉ thực hiện được khi địa
phương có điều kiện về đất sản xuất, sử dụng số tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước để tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật để giao đất sản xuất cho các đối
tượng hỗ trợ, do đó, đối với địa phương không còn quỹ đất sản xuất không sử dụng
được kinh phí trung ương phân bổ, bên cạnh đó định mức hỗ trợ còn thấp so với
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thời điểm hiện tại nên đối tượng được hỗ
trợ (hộ nghèo DTTS) không có điều kiện bổ sung thêm vốn để được hỗ trợ chuyển
nhượng tạo quỹ đất ở và đất sản xuất theo nhu cầu. Nguồn vốn cho vay theo Nghị
định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ năm 2024 đến nay chưa cấp
về cho tỉnh để bố trí cho đối tượng thuộc Chương trình vay vốn.
+ Tiểu dự án 1 - Dự án 3:
Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao
thu nhập cho người dân: Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư số 12/2022/TT- BNNPTNT
ngày 20/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát
triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm
2021 đến năm 2025 quy định đối tượng được hỗ trợ trồng rừng sản xuất: “2. Hộ
gia đình thực hiện trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản
ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất
được giao ”, tuy nhiên chưa có kinh phí đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền đối với các
đối tượng được hỗ trợ để khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng
rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện
tích đất lâm nghiệp. Đối với hoạt động hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài
cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ, tại Nghị định số 58/2024/NĐ- CP ngày
24/5/2024 của Chính phủ quy định một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp
chưa quy định cụ thể lập hồ sơ thiết kế, dự toán đối với hình thức hỗ trợ đầu
tư, theo đó nếu vận dụng thực hiện theo quy định thì phần lớn các hộ gia đình
thực hiện trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ chưa
có đủ năng lực, trình độ để tự xây dựng thiết kế, dự toán. Trường hợp thuê
đơn vị tư vấn có năng lực về lĩnh vực Lâm nghiệp để xây dựng thiết kế, dự
toán trồng rừng sản xuất thì chi phí để chi trả công thiết kế, dự toán lớn vì
đa phần các hộ gia đình thực hiện trồng rừng sản xuất trên phần diện tích
manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung, do vậy các hộ gia đình không có đủ chi phí
để chi trả cho việc xây dựng thiết kế, dự toán trồng rừng sản xuất theo đúng
quy định tại Nghị định số 58/2024/NĐ-CP .
+ Tiểu dự án 3 - Dự án 5: Dự
án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động
vùng DTTS&MN: Đối tượng và định mức thực hiện một số nội dung thuộc tiểu
dự án còn chưa phù hợp: Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục nghề
nghiệp thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
Trường Trung cấp và Trường cao đẳng. Vì vậy, một số Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên chưa thuộc đối tượng thụ hưởng kinh phí đầu tư
cơ sở vật chất, thiết bị từ các nội dung về giáo dục nghề nghiệp của Chương
trình, gây khó khăn trong việc giải ngân nguồn vốn và đảm bảo chất lượng đào
tạo nghề cho người lao động trên địa bàn; mức hỗ trợ tiền ăn cho người lao động
tham gia đào tạo nghề trong thực hiện các Chương trình mục tiêu còn thấp so với
thực tế (Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 5 của Quyết định số
46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền ăn là
30.000 đồng/người/ngày thực học), do đó khó huy động đối tượng tham gia.
+ Dự án 8: Thực hiện bình đẳng
giới và giái quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em: Việc
thành lập các mô hình theo Dự án cơ bản đạt chỉ tiêu giai đoạn đề ra, tuy
nhiên, việc duy trì hoạt động của các mô hình đã thành lập chưa đảm bảo do
các văn bản hướng dẫn thực hiện Dự án không có quy định về kinh phí để duy
trì, tổ chức các hoạt động của các mô hình. Một số định mức chi cho các hoạt
động của Dự án tại Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính
còn thấp so với yêu cầu triển khai và duy trì các mô hình của Dự án ở địa bàn
đặc biệt khó khăn; chưa có quy định cụ thể để hỗ trợ cho hội viên phụ nữ, người
dân tham gia các hoạt động của Dự án (ví dụ: định mức chi hỗ trợ thành lập và
vận hành Tổ truyền thông, CLB thủ lĩnh của sự thay đổi 3 triệu/mô hình, chỉ hỗ
trợ 01 lần duy nhất cho mô hình không đủ để triển khai một số buổi truyền
thông/sinh hoạt mẫu để giúp mô hình có thể đủ năng lực; không có quy định chi
hỗ trợ cho đại biểu không hưởng lương tham gia Hội nghị đối thoại chính sách
và tham gia các hoạt động truyền thông); Hướng dẫn số 04/HD-ĐCT, ngày
28/7/2022 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về triển khai Dự án 8 “Thực hiện
bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
hiện nay đang thực hiện trong hệ thống Hội chưa đảm bảo phù hợp với Thông tư
55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính (thời điểm ban hành Trung ương
Hội căn cứ vào Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính để
thực hiện).
+ Tiểu dự án 1 - Dự án 9: Đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc
còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù: tạm dừng triển khai nội
dung hỗ trợ đầu tư có thu hồi đối với hộ DTTS còn nhiều khó khăn thông qua vay
vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi theo Công văn số 1017/UBDT-DTTS ủy
ban Dân tộc.
+ Ngày 18/01/2024, Quốc hội
khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách
đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để tháo gỡ các khó khăn,
vướng mắc cho địa phương. Đến ngày 23/7/2024 Bộ Kế hoạch Đầu tư có Văn bản số
5817/BKHĐT-TCTT về việc trả lời kiến nghị của địa phương về tổ chức thực hiện
Nghị Quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội. Triển khai Nghị quyết số
111/2024/QH15, các sở ngành tỉnh đã phối hợp tham mưu HĐND, UBND ban hành các
Nghị quyết, Quyết định điều chỉnh vốn tại các nội dung, dự án chưa đủ điều kiện
giải ngân hoặc không còn đối tượng thực hiện sang các dự án có khả năng giải
ngân cao. Ngày 14/10/2024, HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết: Nghị quyết số
418/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách
nhà nước giai đoạn 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN; Nghị quyết số 419/NỌ-HĐND về việc điều chỉnh
kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 (bao gồm vốn
năm 2022, năm 2023 chuyển nguồn sang năm 2024) Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN; Nghị quyết số
420/NQ-HĐND điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm
2023 (bao gồm dự toán năm 2022 và năm 2023) đã được chuyển nguồn sang năm
2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN (đợt 2).
Hiện nay, HĐND, UBND các huyện đang triển khai các Nghị quyết điều chỉnh của
HĐND tỉnh để điều chỉnh giao vốn cho các đơn vị trực tiếp triển khai, giải
ngân nguồn vốn cấp huyện, xã theo quy định. Tuy nhiên thời gian triển khai thực
hiện nguồn vốn được điều chỉnh quá ngắn (chỉ còn 2 tháng thực hiện sau khi
Nghị quyết điều chỉnh của HĐND tỉnh ban hành). Do đó, đây cũng còn là một khó
khăn của các đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện nguồn vốn được giao trong
việc thực hiện đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình MTQG theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ.
+ Đối với nguồn vốn sự nghiệp
của Chương trình phân bổ cho các Dự án, Tiểu dự án phần lớn để thực hiện nội
dung tập huấn, tuyên truyền. Do đó việc triển khai nhiều dự án trong cùng một
thời gian của các ban, ngành, đoàn thể dẫn đến việc tập hợp, thu hút đối tượng
tham dự các Hội nghị còn hạn chế, ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện và giải
ngân vốn của từng nội dung, dự án.
|
2.5
|
Đắk Nông
|
Việc bố trí vốn đối ứng của tỉnh
(cấp tỉnh và cấp huyện) chưa đảm bảo theo yêu cầu.
|
2.6
|
Hà Giang
|
- Dự án 1: Giải quyết tình trạng
thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Năm 2023 triển khai cho các
hộ dân vay theo theo Nghị Quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 Về Chương trình
phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/NQ15
của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình (trong đó có
Chương trình cho vay đối với hộ nghèo làm nhà ở theo Nghị định số
28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên năm 2024,
Nghị Quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 đã hết thời hạn thực hiện nên chưa cơ
sở pháp lý để tổ chức triển khai (NHCSXH chưa thực hiện giải ngân).
- Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp,
bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết:
Đối với chính sách hỗ trợ địa
bàn bố trí dân xen ghép, Thông tư số 55/2023/TT-BTC chưa quy định về nội dung
chi và định mức chi nên khó khăn cho cơ sở triển khai thực hiện.
- Dự án 3: Phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để
sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị
Tiểu dự án 1: Phát triển kinh
tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người
dân: Đối với nội dung hỗ trợ trồng rừng phòng hộ: Thông tư số
12/2022/TT-BNNPTNT không có quy định về việc ban hành định mức kinh tế, kỹ
thuật để làm cơ sở lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế - dự toán lâm
sinh để xác định chi phí cho cả giai đoạn trồng và chăm sóc rừng phòng hộ của
từng năm. Ngày 24/5/2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2024/NĐ-CP về một
số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp (có hiệu lực thi hành từ ngày
15/7/2024). Tuy nhiên, hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính chưa ban
hành thông tư hướng dẫn thực hiện theo chính sách mới. Do vậy địa phương
không có cơ sở để triển khai thực hiện.
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển
sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh
doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào DTTS&MN: Nội
dung chi triển khai đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm; chi khác về quản lý dự
án, kế hoạch, phương án, mô hình chưa quy định cụ thể trong 5% tổng kinh 3
phí thực hiện hoạt động hỗ trợ PTSX, vì vậy, địa phương gặp khó khăn trong
quá trình tổ chức thực hiện.
- Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các
đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc: Theo quy định của Chương
trình, công tác lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán thực hiện theo
Thông tư số 65/2021/TT-BTC và quy định của pháp luật chuyên ngành về công tác
sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình. Tuy nhiên, địa phương gặp khó khăn
khi thực hiện nội dung, do chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn công tác thẩm
tra, phê duyệt quyết toán hồ sơ dự án hoàn thành đối với các công trình duy
tu, sửa chữa sau đầu tư.
- Dự án 5: Phát triển giáo dục
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đối với Tiểu dự án 4: Đào tạo
nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp:
Chưa có hướng dẫn cụ thể về báo viên cấp Trung ương, cấp tỉnh, hay cấp huyện
trực tiếp làm giảng viên hoặc báo cáo viên.
- Dự án 7. Chăm sóc sức khỏe
nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em: Nội dung “Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm
giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc
thiểu số”, cụ thể:
Đối với triển khai Mô hình
chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời: Tại Thông tư số 55/TT- BTC, phần hướng
dẫn thực hiện Mô hình không có hướng dẫn chi in tài liệu truyền thông (tranh
lật, poster, tờ rơi…).
Đối với thực hiện gói chăm
sóc sức khoẻ trẻ em: Tại điểm b, khoản 4, điều 35, Thông tư số 55/2023/TT-BTC
ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn chưa cụ thể đối với nội dung chi hỗ
trợ cơ sở y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 2 tuổi; không có mục chi
mua túi cho Nhân viên y tế thôn bản.
Đối với nội dung “Tuyên truyền
vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ,
trẻ em”: Chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Mô hình truyền thông về chăm sóc
sức khỏe bà mẹ, trẻ em thông qua già làng, trưởng bản, người có uy tín và Mô
hình Góc thí điểm truyền thông về chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh
niên... tại một số trường Phổ thông Dân tộc nội trú.
- Dự án 8: Thực hiện bình đẳng
giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em: Nội dung
2: Xây dựng và nhân rộng mô hình thay đổi nếp nghĩ cách làm nâng cao quyền
năng kinh tế cho phụ nữ: Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ chưa có hướng dẫn cụ
thể hoạt động thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập
cộng đồng cho nạn nhân mua bán người.
- Dự án 10: Truyền thông,
tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát
đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình: Trong quá trình tổ chức thực hiện
Tiểu dự án 2: ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN, do Ủy ban Dân tộc chưa
ban hành hướng dẫn các nội dung quy định tại mục IV, Quyết định số
330/QĐ-UBDT ngày 12/5/2023 của Ủy Ban Dân tộc; chưa hướng dẫn, thống nhất
phương án giải pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết bị phòng họp trực tuyến.
Nên các địa phương không có cơ sở để thực hiện.
|
2.7
|
Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu,
Quảng Bình
|
Còn một số bất cập, chưa rõ
ràng và thống nhất trong các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện của Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN; công
tác tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung, tiểu dự án, dự án và giải
ngân nguồn vốn Chương trình tại một số cơ quan, đơn vị còn chậm.
|
2.8
|
Kon Tum
|
- Hiện nay còn nhiều nội dung
trùng lặp giữa các chương trình 40; một số nội dung chưa được quy định, hướng
dẫn cụ thể (Tiêu chí xác định thời gian chưa tự túc được lương thực; tiêu chí
xác định người lao động có thu nhập thấp; quy định về cơ chế sử dụng ngân
sách nhà nước nước hỗ trợ chủ trì liên kết (doanh nghiệp, hợp tác xã) và quản
lý tài sản hình thành sau đầu tư;…); một số nội dung, đối tượng không thuộc đối
tượng thụ hưởng (Các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp
huyện); nguồn kinh phí sự nghiệp bố trí cho nhiều nội dung, hoạt động quá lớn,
trong khi nhu cầu, đối tượng thực tế thấp (hỗ trợ bảo vệ rừng, trợ cấp gạo;…)
hoặc không có đối tượng hỗ trợ (chuyển đổi nghề; hỗ trợ đào tạo dự bị đại học,
đại học; hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề nghiệp;…).
- Tiến độ giải ngân Chương
trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt tỷ lệ
thấp. Khả năng huy động các nguồn lực đầu tư vào vùng đồng bào DTTS và miền
núi còn khó khăn; việc lồng ghép các nguồn lực vẫn chưa đồng bộ.
- Công tác thông tin, tuyên
truyền, phổ biến về chương trình, chính sách (hình thức, cách thức thực hiện)
cho người dân và đối tượng thụ hưởng chưa phù hợp.
|
2.9
|
Lào Cai
|
Tiến độ giải ngân nguồn vốn
thực hiện các Chương trình MTQG còn chậm, nhất là nguồn vốn sự nghiệp. Đặc biệt
là các dự án về hỗ trợ đất ở, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ sắp xếp
dân cư, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp,... ảnh hưởng đến hiệu quả của
các chính sách cũng như việc thụ hưởng của người dân.
|
2.10
|
Phú Thọ
|
Chương trình MTQG DTTS&MN
là Chương trình mới, được tích hợp từ nhiều các chương trình, dự án chính
sách cho vùng DTTS&MN, hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành, cơ chế hướng dẫn
nhiều với sự tham gia chủ trì, hướng dẫn của nhiều bộ, ngành trung ương khác
nhau, do vậy, quá trình tiếp cận, nghiên cứu, triển khai thực hiện của đội
ngũ cán bộ, công chức triển khai Chương trình gặp rất nhiều khó khăn.
|
2.11
|
Vĩnh Phúc
|
Một số địa phương cấp huyện,
cấp xã chưa chủ động trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc, còn phụ
thuộc vào chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc của cấp trên, kết quả đạt thấp nhất là
trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào DTTS&MN.
|
2.12
|
Quảng Ngãi, Lạng Sơn
|
- Tình hình thực hiện các dự
án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình MTQG còn chậm, có những
nội dung đến nay chưa được thực hiện do vướng mắc về cơ chế, chính sách như: nội
dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất của dự án 1; nội dung hỗ trợ gạo cho các hộ
nhận khoán bảo vệ rừng thuộc tiểu dự án 1 của dự án 3; nội dung đầu tư, phát
triển vùng trồng dược liệu quý thuộc tiểu dự án 2 của dự án 3; nội dung bồi
dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, đào tạo đại học và sau đại học thuộc tiểu dự án
2 của dự án 5; nội dung sử dụng vốn đầu tư công thuộc tiểu dự án 2 của dự án
10.
- Tỷ lệ giải ngân vốn Chương
trình còn thấp; UBND các huyện chưa bố trí đủ vốn đối ứng tối thiểu 5% thực
hiện Chương trình theo quy định tại Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày
07/7/2022 của HĐND tỉnh.
- Việc rà soát số liệu để làm
cơ sở phân bổ vốn và xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm của
các huyện chưa sát với nhu cầu thực tế và kế hoạch giai đoạn đã được phê duyệt
gây khó khăn trong công tác tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ vốn và thực hiện.
- UBND các huyện chưa bố trí
đủ vốn đối ứng tối thiểu 5% thực hiện Chương trình theo quy định tại Nghị quyết
số 09/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh.
|
2.13
|
Bắc Giang
|
- Công tác phân bổ kế hoạch vốn
bổ sung, vốn điều chỉnh chi tiết đến các chủ đầu tư của UBND các huyện còn chậm,
ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ thực hiện, giải ngân một số nội dung, dự án
thuộc nguồn vốn sự nghiệp.
- Trên địa bàn một số xã vùng
đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh còn khoảng 150 hộ thuộc đối tượng, có nhu
cầu làm nhà ở nhưng chưa thực hiện được do vướng mắc về đất đai như: cư trú
trong quy hoạch Trường bắn quốc gia TB1, cư trú trong quy hoạch rừng phòng hộ,
đặc dụng, rừng sản xuất hoặc đã sinh sống ổn định nhưng chưa được cấp
GCNQSDĐ.
- Đối với nội dung 1 Tiểu dự
án 2 Dự án 3, nhiều địa phương còn lúng túng trong công tác triển khai, UBND
các xã vẫn còn chậm trong việc lựa chọn đối tượng đủ điều kiện tham gia dự án
phát triển sản xuất cộng đồng và chậm trong việc lựa chọn nội dung phù hợp với
điều kiện canh tác của địa phương, dẫn đến việc lập hồ sơ trình cơ quan cấp
trên thẩm định, phê duyệt định muộn ảnh hưởng đến thời vụ, tiến độ giải ngân.
- Một số dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng như đường đến trung tâm xã, đường liên xã, đầu tư các trường phổ thông
dân tộc nội trú, trường phổ thông bán trú có sử dụng ngân sách trung ương,
ngân sách tỉnh đã được phê duyệt và khởi công xây dựng nhưng tiến độ chậm do
vướng mắc về giải phóng mặt bằng, cấp quyền khai thác khoáng sản, có nguy cơ
không hoàn thành kế hoạch.
- Công tác triển khai thực hiện
dự án 6 còn khó khăn, nhất là các dự án tu bổ tôn tạo di tích, do việc thẩm định,
ra văn bản thỏa thuận Dự án, thỏa thuận báo cáo kinh tế kỹ thuật của Bộ
VHTT&DL đối với các di tích tu bổ, tôn tạo vẫn còn chậm, một số nội dung
hướng dẫn thực hiện còn chưa rõ ràng, có nội dung chưa phù hợp với đặc thù của
địa phương dẫn đến công tác xây dựng kế hoạch thực hiện của các chủ đầu tư
còn lúng túng.
|
2.14
|
Bình Thuận
|
Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn
năm 2024 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào DTTS&MN còn chậm, nhất là đối với nguồn kinh phí sự nghiệp. Đến
nay, trung ương vẫn chưa ban hành văn bản điều chỉnh, sửa đổi nội dung Quyết định
số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ gây khó khăn cho địa
phương trong việc thực hiện dự án Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng thí điểm
02 nhà hỏa táng cho đồng bào DTTS huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Dự án 4).
|
2.15
|
Cà Mau
|
- Kết quả thu được trong việc
triển khai và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS thời gian qua chỉ mới giải quyết nhu cầu
cho một bộ phận hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn tại các địa phương;
hiện vẫn còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong
vùng đang tiếp tục có nhu cầu nhận được hỗ trợ để ổn định cuộc sống và có điều
kiện vươn lên thoát nghèo.
- Các nội dung chính sách có
tác động trực tiếp, tác động lớn đến đời sống của đồng bào vùng DTTS như
chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất thì luôn phải đối mặt với áp lực rất
lớn trong việc tạo quỹ đất để triển khai hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi
nghề (thay cho đất sản xuất) thì có định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thấp
(không quá 10 triệu đồng/hộ) thật sự chưa phát huy được hiệu quả trong việc hỗ
trợ thoát nghèo cho đối tượng thụ hưởng.
- Trong triển khai và tổ chức
thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển
kinh tế - xã hội vùng DTTS của tỉnh luôn gặp khó khăn trong việc huy động và
bố trí nguồn lực để thực hiện; chủ yếu được đảm bảo từ nguồn vốn ngân sách
Nhà nước.
|
2.16
|
Đà Nẵng, Thái Nguyên
|
- Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg
ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày
18/6/2021 của Ủy ban Dân tộc, thành phố Đà Nẵng chỉ có 01 xã thuộc khu vực I,
không có thôn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS & MN, không
được hưởng các chính sách, kinh phí đầu tư từ Trung ương. Do đó, việc triển
khai thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN trên địa bàn thành phố giai đoạn
2021 - 2030, giai đoạn I, 2021 - 2025 chủ yếu được triển khai thực hiện bằng
nguồn ngân sách thành phố.
- Kinh tế vùng DTTS & MN
chủ yếu vẫn dựa vào phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế chưa
cao, trong khi đó một số diện tích đất sản xuất của đồng bào DTTS trên địa
bàn huyện Hòa Vang đã bị thu hồi để phục vụ các dự án nên cũng có những khó
khăn nhất định trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của
người dân; Cơ cấu kinh tế hiện nay của vùng DTTS & MN là nông - lâm nghiệp
và dịch vụ (trong đó, nông - lâm nghiệp chiếm trên 95%), sản xuất nông nghiệp
còn manh mún, nhỏ lẻ, người dân chưa mạnh dạn đầu tư nguồn lực, tâm huyết để
phát triển kinh tế gia đình. Một số hộ còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ
trợ của Nhà nước nên hiệu quả từ các mô hình hỗ trợ sinh kế, cải tạo vườn tạp
còn hạn chế. Lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chiếm đa số, việc làm không
ổn định, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của các hộ đồng bào DTTS.
|
2.17
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
Kết quả thực hiện các tiêu
chí, đạt chuẩn nông thôn mới của các địa phương khu vực khó khăn, vùng đồng
bào DTTS&MN chênh lệch khá lớn so với vùng miền khác của cả nước. Kết quả
đạt chuẩn nông thôn mới của các địa phương khu vực khó khăn, vùng đồng bào
DTTS&MN chênh lệch khá lớn so với vùng, miền khác của cả nước. Vẫn còn 04
tỉnh[6] thuộc khu vực
miền núi phía Bắc, có tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM dưới 30%; còn 05 tỉnh chưa có
đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM[7]. Đặc biệt, đến nay vẫn
còn 15 huyện nghèo thuộc 12 tỉnh “trắng xã NTM”[8]. Còn có sự chênh lệch giữa vùng có tỷ lệ
cao về người nghèo, đồng bào DTTS sinh sống; dân cư sống phân tán, nguồn nước
khó khăn; người dân sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ thấp hơn nhiều so với mức
trung bình của cả nước, như vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
|
2.18
|
Bộ Tài chính
|
- Theo Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030, trong đó, có giao các Bộ, cơ quan Trung ương chủ quản các chương
trình tham mưu hoặc ban hành các quy định, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Tuy
nhiên, hiện công tác hoàn thiện thể chế quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG
từ Trung ương đến địa phương còn chậm, chưa kịp thời, đồng bộ, ảnh hưởng lớn
đến việc triển khai các khâu từ phân bổ, giao kế hoạch thực hiện và giải ngân
vốn thực hiện tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Theo đó, đến nay
vẫn còn một số cơ chế Trung ương chưa ban hành dẫn đến các địa phương còn
lúng túng trong thực hiện.
- Chương trình trên địa bàn
các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS&MN; trong khi đó,
các cơ quan, đơn vị, tổ chức có trụ sở không nằm trên địa bàn đầu tư. Đối tượng
được thụ hưởng chính sách hỗ trợ gạo chủ yếu là đồng bào dân tộc, thuộc các
huyện nghèo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; tại
các địa phương có nguồn thu ngân sách còn hạn chế, hệ thống giao thông không
thuận lợi; ảnh hưởng của phong tục tập quán, trình độ văn hóa vùng miền… dẫn
đến một số khó khăn trong việc lập, thẩm định kế hoạch bố trí vốn, đầu tư,
thanh quyết toán nội dung đầu tư cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.
|
3
|
Khó khăn về nhân lực, năng
lực tổ chức bộ máy triển khai thực hiện chương trình, chính sách dân tộc
|
3.1
|
Bình Phước
|
Bộ máy, biên chế của cơ quan
làm công tác dân tộc tỉnh vẫn đang trong quá trình sắp xếp, kiện toàn nên việc
tham mưu cho Cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện Chương trình MTQG
DTTS&MN gặp khó khăn, tiến độ thực hiện nhiệm vụ còn chậm.
|
3.2
|
Đắk Nông
|
Việc bố trí cán bộ phụ trách
thực hiện các Chương trình ở một số cơ quan, đơn vị và địa phương chưa đáp ứng
đầy yêu cầu nhiệm vụ, công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, tham mưu chỉ đạo,
điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế.
|
3.3
|
Lào Cai
|
Đội ngũ cán bộ người DTTS
trong hệ thống chính trị tuy đã được quan tâm nhưng cơ cấu vẫn chưa hợp lý.
|
3.4
|
Quảng Trị
|
Hệ thống chính trị cơ sở một
số nơi còn yếu, đặc biệt thiếu đội ngũ cán bộ người DTTS hoặc có nhưng việc
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ vẫn còn bất cập; chưa có giải pháp tích
cực nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng
bào DTTS&MN.
|
3.5
|
Tuyên Quang
|
Việc tuyển dụng bố trí cán bộ,
công chức, viên chức, sinh viên người DTTS tốt nghiệp hệ cử tuyển làm việc
trong các cơ quan nhà nước còn hạn chế.
|
3.6
|
Kiên Giang, Bắc Giang, Lai
Châu, Lâm Đồng
|
Đội ngũ cán bộ, công chức được
phân công làm công tác dân tộc ở các cấp, số lượng, chất lượng tham mưu còn hạn
chế về năng lực, chưa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
|
3.7
|
Bộ Tư pháp
|
Việc nâng cao năng lực cho
các công chức thi hành án dân sự, đội ngũ hòa giải viên là người dân tộc thiểu
số, hòa giải viên ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi chưa đáp ứng được yêu cầu
do hoàn cảnh gia đình khó khăn và kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành còn
hạn chế nên chưa tích cực, chủ động tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn theo yêu cầu nhiệm vụ. Năng lực tổ chức bộ máy cán bộ
để triển khai thực hiện trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS còn hạn chế do số
lượng người thực hiện trợ giúp pháp lý biết tiếng dân tộc tại một số Trung
tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước còn ít nên một số trường hợp thực hiện trợ giúp
pháp lý phải thông qua lực lượng cán bộ tại chỗ phần nào cũng ảnh hưởng đến kết
quả trợ giúp pháp lý cho người dân do không kiểm soát được việc truyền đạt
thông tin pháp luật.
|
3.8
|
Bộ Nội vụ
|
Công tác phối hợp giữa các
ngành trong xây dựng, ban hành và thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, vùng DTTS đôi khi
chưa chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời.
|
4
|
Công tác phối hợp và nắm
thông tin chưa chặt chẽ, hiệu quả; công tác báo cáo chưa kịp thời, công tác
triển khai chưa quyết liệt, việc kiểm tra đôn đốc chưa kịp thời
|
4.1
|
Bình Định, Bình
Thuận, Ninh Thuận
|
- Công tác chỉ đạo, điều
hành, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đôi lúc chưa được thường
xuyên; công tác phối hợp các sở, ngành, đoàn thể và các huyện liên quan để thực
hiện một số nhiệm vụ UBND tỉnh giao đôi lúc chưa nhịp nhàng, đồng bộ nên công
tác tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh đôi lúc còn chậm.
- Việc kiểm tra, đôn đốc tổ
chức thực hiện các chính sách của các cấp, các ngành có nơi chưa
kịp thời.
|
4.2
|
Bình Phước
|
Công tác phối hợp tham mưu
triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa
bàn tỉnh tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng công tác phối hợp báo
cáo, cung cấp thông tin triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc còn chậm,
chưa đảm bảo đúng quy định, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tham mưu lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện.
|
4.3
|
Đắk Nông
|
- Công tác kiểm tra, giám sát
tuy đã được triển khai, nhưng chủ yếu là do cơ quan thường trực chương trình
và các cơ quan chủ trì Chương trình tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá
chung; một số Sở, ngành được giao phụ trách các nội dung, dự án thành phần
chưa thật sự quan tâm, đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra, giám sát các nội
dung do đơn vị phụ trách. Vì vậy, đôi lúc chưa kịp thời tham mưu, xử lý, tháo
gỡ các khó khăn, vướng mắc và chấn chỉnh các địa phương trong quá trình thực
hiện Chương trình.
- Công tác quản lý, tổ chức,
triển khai thực hiện Chương trình của một số đơn vị, địa phương chưa thật sự
quyết liệt, kịp thời; một số đơn vị, địa phương chưa chủ động nghiên cứu kỹ
các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh để triển khai thực hiện.
|
4.4
|
Gia Lai
|
Công tác theo dõi, tổng hợp,
báo cáo đánh giá tình hình vùng đồng bào DTTS&MN và kết quả thực hiện
Chương trình ở nhiều địa phương còn hạn chế; chất lượng số liệu báo cáo chưa
đầy đủ và kịp thời, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành chung của tỉnh.
|
4.5
|
Hà Nội
|
- Thực hiện chế độ thông tin,
báo cáo định kỳ của một số cơ quan, đơn vị trong thực hiện một số nhiệm vụ
chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến tiến độ theo chương trình, kế hoạch đề ra.
- Sự phối hợp giữa các cơ
quan chuyên môn cấp huyện và các xã vùng DTTS còn thiếu chặt chẽ, thông tin số
liệu chưa đảm bảo chính xác, kịp thời.
|
4.6
|
Kon Tum
|
- Công tác thống kê, tổng hợp
một số chỉ tiêu, mục tiêu còn gặp khó khăn như: chỉ tiêu thu nhập bình
quân/người/năm của người DTTS. Công tác theo dõi, tổng hợp, báo cáo đánh giá
tình hình thực hiện công tác dân tộc và các chương trình, chính sách dân tộc
của một số địa phương chưa kịp thời, chất lượng thông tin, báo cáo chưa đầy đủ
làm ảnh hưởng đến công tác tổng hợp chung.
|
4.7
|
Lào Cai
|
Việc chỉ đạo, triển khai thực
hiện công tác dân tộc ở một số địa phương chưa được quan tâm sâu sát.
|
4.8
|
Ninh Bình, Bình Thuận
|
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của một số cấp ủy, chính quyền chưa
đáp ứng nhu cầu của tình hình mới; chậm xây dựng chương trình, kế hoạch và
phân công nhiệm vụ thực hiện các Nghị quyết, quyết định, dự án của cấp trên về
công tác dân tộc, chính sách dân tộc
- Công tác tuyên truyền vận động
làm chuyển biến tư tưởng của quần chúng nhân dân ở một vài địa phương chưa
sâu rộng; công tác kiểm tra, đôn đốc của một số cấp ủy, chính quyền và các cơ
quan chuyên môn chưa thường xuyên, kịp thời, hiệu quả chưa cao; hình thức
tuyên truyền về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc có mục,
chuyên mục chưa thực sự hấp dẫn. Sự phối hợp của một số ban, ngành, địa
phương, đơn vị có thời điểm còn hạn chế.
|
4.9
|
Quảng Trị
|
Công tác theo dõi, tổng hợp,
báo cáo đánh giá tình hình vùng DTTS&MN và kết quả thực hiện các chính sách
dân tộc ở nhiều địa phương còn hạn chế; chất lượng thông tin báo cáo chưa đầy
đủ và kịp thời, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành chung.
|
4.10
|
Tuyên Quang
|
Việc quán triệt, triển khai, thực
hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về
công tác dân tộc của một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội ở cơ sở còn chậm.
|
4.11
|
Vĩnh Phúc
|
- Công tác chỉ đạo, tham mưu
phối hợp triển khai thực hiện chính sách dân tộc với cấp uỷ, chính quyền cơ sở
có việc còn chậm so với kế hoạch.
|
4.12
|
Quảng Ngãi
|
- Sự phối hợp trong tham mưu
UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình
giai đoạn 2021 - 2025 giữa các sở ngành, địa phương chưa chặt chẽ, thiếu nhất
quán.
- Một số địa phương còn chưa
quyết liệt, chủ động trong việc đôn đốc, tổ chức triển khai quyết liệt chính
sách dân tộc dẫn đến kết quả triển khai và giải ngân vốn còn hạn chế.
|
4.13
|
Hậu Giang
|
Tổng hợp báo cáo kết quả thực
hiện Chương trình MTQG DTTS&MN của các đơn vị chưa kịp thời, chưa phản
ánh hết những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện.
|
4.14
|
Cần Thơ
|
Công tác tham mưu ban hành
các văn bản và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày
23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định
số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người
có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS còn chậm.
|
4.15
|
Trà Vinh
|
Công tác phối hợp giữa các
ngành, các cấp đôi lúc chưa chặt chẽ, thiếu sự liên kết nên còn hạn chế trong
việc lồng ghép các nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn.
Tiến độ triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
DTTS&MN năm 2024 còn chậm.
|
4.16
|
Khánh Hòa
|
- Công tác tuyên truyền, phổ
biến và vận động Nhân dân tham gia thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước nói chung và Chương trình mục tiêu quốc gia nói
riêng ở các địa phương còn nhiều hạn chế, lực lượng làm công tác tuyên truyền
còn mỏng, thiếu kỹ năng tuyên truyền, nội dung tuyên truyền chưa sát với nhu
cầu của người dân.
- Một số cơ quan, đơn vị, địa
phương chậm ban hành và tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác dân tộc,
chính sách dân tộc nói chung và Chương trình MTQG nói riêng ngay từ đầu năm
2024. Các địa phương chậm triển khai hỗ trợ xây dựng nhà ở; hỗ trợ phát triển
sản xuất.
- Công tác phối hợp triển
khai thực hiện Chương trình giữa các sở, ngành và địa phương đôi lúc chưa kịp
thời, một số vướng mắc chưa được các sở, ngành tháo gỡ và hướng dẫn kịp thời;
tỷ lệ giải ngân các dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG DTTS&MN năm
2024 chưa đạt 100% kế hoạch đề ra.
|
4.17
|
Kiên Giang
|
- Một số cấp uỷ đảng, chính
quyền các cấp chưa quan tâm sâu sát trong chỉ đạo, triển khai thực hiện công
tác dân tộc, chính sách dân tộc, trong quá trình thực hiện thiếu sự kiểm tra,
đôn đốc.
- Công tác điều hành, phối hợp
trong quản lý, tổ chức thực hiện từng lúc thiếu chặt chẽ. Một số văn bản của
bộ, ngành trung ương cơ bản đầy đủ, nhưng cũng còn vài nội dung chưa phù hợp
với đặc thù của địa phương.
|
4.18
|
Bộ Tài chính
|
Một số đơn vị chưa mạnh dạn đổi
mới cách nghĩ, cách làm trong công tác dân tộc; hoạt động chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm, khả năng vận dụng kiến thức được đào tạo vào thực tế chưa đạt được
như kỳ vọng.
|
5
|
Các khó khăn khác như: Một
số chính sách tại vùng DTTS dàn trải, định mức hỗ trợ thấp; các tác động bất
lợi chung toàn cầu, nguồn lực đầu tư hạn chế... cũng gây khó khăn cho phát
triển vùng DTTS&MN
|
5.1
|
Phú Thọ
|
Nguồn lực đầu tư cho vùng
DTTS&MN còn hạn chế. Nguồn thu ngân sách trên địa bàn các huyện thuộc
vùng DTTS&MN còn thấp so với mức thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh.
|
5.2
|
Hòa Bình, Bắc Giang,
Lạng Sơn
|
Do ảnh hưởng của mưa lũ, dông
lốc và sạt lở đất của cơn bão số 3, vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh
đã bị ảnh hưởng và thiệt hại lớn về người, tài sản, hoa màu,...; nhiều công
trình cơ sở hạ tầng bị hỏng hóc, nhiều nội dung đã thực hiện của một số dự án
bị phá hủy, cần đầu tư, hỗ trợ tiếp trong thời gian tới.
|
5.3
|
Quảng Trị
|
Thiên tai, bão lũ thường
xuyên xảy ra đã bồi lấp, sạt lỡ nhiều diện tích đất sản xuất và làm hư hỏng nhiều
công trình trên địa bàn
|
5.4
|
Vĩnh Long
|
Tình hình dịch bệnh tuy được
kiểm soát tốt nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có dấu hiệu tăng trở lại và một
số dịch bệnh trên người như sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao so với
cùng kỳ; một số ngành lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến việc
làm và thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số.
|
5.5
|
Nghệ An
|
Các nhóm chính sách tại Nghị
định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ mới quy định khung chính sách trên tất cả
các lĩnh vực nhưng chưa quy định về nguồn lực tài chính để đảm bảo thực hiện,
do đó kết quả thực hiện một số chính sách chưa đạt mục tiêu đề ra.
|
5.6
|
Bộ Tư pháp
|
Nguồn lực thực hiện công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật về dân tộc còn hạn chế do chưa có giải pháp thiết
thực để tạo nguồn lực đầu tư cho công tác này (chủ yếu được thực hiện lồng
ghép trong hoạt động chuyên môn nên hiệu quả chưa cao).
|
PHỤ LỤC SỐ 06.1
TỔNG HỢP NỘI DUNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA CÁC TỈNH/THÀNH
PHỐ VÀ BỘ, NGÀNH
(Kèm theo Báo cáo số 139/BC-UBDT ngày 24/01/2025 của Ủy ban Dân tộc)
Tính đến ngày 20/01/2025[1], trong tổng số 53/53 tỉnh/TP
(địa phương), 12/21 bộ ngành gửi báo cáo trong đó:
- 29/53 tỉnh, thành phố có
kiến nghị, đề xuất (Gồm: An Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bình Định,
Bình Dương, Bình Thuận, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nội, Hà Tĩnh,
Khánh Hòa, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận,
Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái
Nguyên, Thanh Hóa).
- 24/53 tỉnh, thành phố
không có kiến nghị, đề xuất (Gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Cà Mau,
Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Điện Biên, Đồng Nai, Hậu Giang, Hòa Bình, TP Hồ Chí
Minh, Kiên Giang, Lạng Sơn, Long An, Phú Thọ, Phú Yên, Sơn La, Tây Ninh, Thừa
Thiên - Huế, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái)
- 08/12 Bộ ngành gửi báo cáo
có kiến nghị, đề xuất (04 Bộ: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng và
Bộ Tài nguyên và Môi trường không có đề xuất, kiến nghị).
- TÍNH TỔNG SỐ KIẾN NGHỊ: Tổng
số: 82 kiến nghị. Trong đó: Địa phương 61 kiến nghị; Bộ, ngành 21 kiến nghị.
- Đối với các kiến nghị của địa
phương liên quan đến Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Dân tộc đã tổng hợp, phân nhóm và
chỉ đạo các cơ quan tham mưu kịp thời tham mưu trả lời địa phương (theo Phụ lục
số 06.2).
TT
|
Cơ quan kiến nghị, đề xuất
|
Nội dung kiến nghị/đề xuất
|
I
|
ĐỊA PHƯƠNG
|
1
|
An Giang
|
1. Đề nghị tiếp tục tăng cường
đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền
thống các DTTS một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát
huy. Sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống
có nguy cơ thất truyền; số hóa các tư liệu, hình ảnh về các di sản văn hoá
các dân tộc thiểu số.
2. Xây dựng chính sách đãi ngộ
cho các nghệ nhân người đồng bào thiểu số để họ tiếp tục cống hiến, bảo tồn
nghệ thuật truyền thống; Có chính sách hỗ trợ cho địa phương trong việc triển
khai thực hiện các đề án bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân
tộc đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; có chính
sách hỗ trợ các chương trình truyền dạy kỹ năng, đào tạo lực lượng kế thừa đặc
biệt đối với các loại hình di sản văn hóa có nguy cơ bị mai một; Khuyến khích
người dân cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống
của các DTTS, nhất là tại các địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
3. Thực hiện chính sách đào tạo
nguồn giáo viên Khmer tại chỗ nhằm phục vụ cho công tác giáo dục dân tộc, đầu
tư trang thiết bị nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy và học; cập nhật các
chính sách (nhất là về tài chính) để phù hợp với sự biến động về giá; quan
tâm hơn nữa (hỗ trợ các điều kiện vật chất) đối với học sinh nhất là học sinh
DTTS có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để các cháu có điều kiện tiếp bước tới trường;
tiếp tục vận động học viên ra các lớp xóa mù chữ.
4. Thông tin các mô hình các
tỉnh có cách làm hay trong thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN.
5. Sớm có hướng dẫn các chế độ
chính sách được quy định tại Nghị định 127/2024/NĐ-CP ngày 10/10/2024 của
Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày
14/01/2011 có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024 để tạo điều kiện cho địa phương
xây dựng và ban hành nghị quyết thực hiện.
|
2
|
Bà Rịa -Vũng Tàu
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
3
|
Bắc Giang
|
1. Đề nghị Trung ương sớm
thông báo nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình MTQG DTTS&MN năm 2025 để tỉnh
chủ động giao vốn và triển khai thực hiện sớm, đảm bảo tiến độ thực hiện.
2. Đề nghị Chính phủ, Ngân
hàng CSXH Trung ương phân bổ nguồn vốn để thực hiện cho vay đối với các đối
tượng thuộc diện được vay vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số
28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực
hiện Chương trình MTQG DTTS&MN giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai
đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 (hiện nay, nhiều hộ dân thuộc đối tượng có
nhu cầu vay nhưng không có nguồn vốn để cho vay).
3. Đề nghị Bộ Y tế và
các bộ, ngành liên quan sớm có ý kiến trả lời tỉnh Bắc Giang về việc Đầu tư,
hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Tiểu dự án 2 Dự án 3 Chương
trình MTQG DTTS&MN giai đoạn 2021-2025.
4. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Hướng dẫn việc đánh giá, tổng
kết việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN.
- Hướng dẫn các tỉnh triển
khai thực hiện Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến
năm 2030.
- Ban hành Thông tư hướng dẫn,
định hướng về chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân tộc - Tôn giáo các tỉnh sau sắp
xếp, kiện toàn.
|
4
|
Bắc Kạn
|
1. Đối với Thủ tướng Chính
phủ
- Xem xét sớm sửa đổi, bổ
sung nội dung tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng
Chính phủ và Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng
bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục chỉ đạo các Bộ,
ngành Trung ương sớm giải quyết dứt điểm những kiến nghị của địa phương và
ban hành văn bản hướng dẫn đối với Chương trình MTQG DTTS&MN (đối với tiểu
dự án đến nay chưa có hướng dẫn) để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện
đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
- Xem xét, chỉ đạo tiếp tục
rà soát tích hợp một số chính sách có cùng nội dung hoạt động với Chương
trình MTQG DTTS&MN để triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, nhất là
những Đề án, chính sách dân tộc hiện nay đang triển khai nhưng do địa phương
tự cân đối kinh phí.
2. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Nội dung kiến nghị, đề xuất
thuộc Chương trình MTQG DTTS&MN tại các Văn bản: Số 1234/BDT-CSDT ngày
05/12/2023; 5379/UBND-VXNV ngày 17/8/2023; số 332/BC-UBND ngày 14/5/2024; số
332/BC-UBND ngày 14/5/2024; số 5379/UBND-VXNV ngày 17/8/2023; số 332/BC-UBND
ngày 14/5/2024; số 1260/BDT-CSDT ngày 13/12/2024; số 983/SNV-CCVC ngày
5/7/2024 của Sở Nội vụ; 332/BC-UBND ngày 14/5/2024; số 311/BDT-KHTH ngày 12/4/2024;
số 332/BC-UBND ngày 14/5/2024; số 5379/UBND-VXNV ngày 17/8/2023; số
5379/UBND-VXNV ngày 17/8/2023.
- Hướng dẫn triển khai Quyết
định số 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đề nghị Bộ Kế hoạch và
Đầu tư
Nội dung hỗ trợ phát triển sản
xuất thuộc Tiểu Dự án 2: Thực hiện Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023
của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
báo cáo một số khó khăn, vướng mắc như sau:
- Tại mục 12 Điều 1, Nghị định
số 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày
19/4/2022 về Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, quy định:
“5. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ
trợ từ vốn ngân sách nhà nước
a) Hỗ trợ tối đa không quá
80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc
biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch
liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01)
dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các
chương trình mục tiêu quốc gia”.
- Tại mục 13 Điều 1, Nghị định
số 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 22, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày
19/4/2022 về Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, quy định:
“5. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ
trợ từ vốn ngân sách nhà nước
a) Hỗ trợ tối đa không quá
95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn;
không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn;
không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc
phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ quan phê duyệt dự án,
phương án quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, phương án,
nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định”.
Theo quy định như trên thì đối
tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên các địa bàn khác (không thuộc địa bàn đặc
biệt khó khăn và địa bàn khó khăn) thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục
tiêu quốc gia, khi thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, mức hỗ trợ
không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết và
không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
cộng đồng. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày
27/01/2021 của Chính phủ quy định Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025,
trong đó tại Điều 3, quy định Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, quy định
mức thu nhập đối với khu vực nông thôn 1.500.000 đồng/người/tháng, khu vực
thành thị 2.000.000 đồng/người/tháng, không phân biệt xã đặc biệt khó khăn
(khu vực III), xã khó khăn (khu vực II) hay xã khu vực khác (khu vực I). Đồng
thời, trong thực tế các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở địa bàn các
xã khu vực I, II điều kiện đời sống còn rất khó khăn, việc quy định hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước đối với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất mức từ 50-60%
và người dân phải đối ứng từ 40-50% là rất khó khăn trong việc tổ chức triển
khai thực hiện. Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo
thống nhất với các chính sách hiện hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn kính đề
nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xem xét đề xuất với
Chính phủ quy định mức hỗ trợ đối với các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát
nghèo khi tham gia thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đều được hưởng
mức hỗ trợ như nhau (bằng mức hỗ trợ tại địa bàn đặc biệt khó khăn).
4. Đề nghị Trung ương Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Xem xét hướng dẫn một số nội dung thuộc Dự án
8: Sớm ban hành hướng dẫn đối với nội dung Trung ương Hội đã giao chỉ tiêu
nhưng tạm dừng chưa triển khai. Hướng dẫn mở rộng thêm nội dung hoạt động, đặc
biệt là ở cấp cơ sở, đồng thời kiến nghị cho phép sử dụng kinh phí từ nguồn dự
án 8 để hỗ trợ duy trì các tổ truyền thông cộng đồng, Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của
sự thay đổi”, hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương khi tham gia các
cuộc đối thoại.
|
5
|
Bạc Liêu
|
Đề nghị Ủy ban Dân tộc xem
xét bổ sung kinh phí cho tỉnh để tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch đã đề
ra đối với Chương trình MTQG DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025: (i) Tổ chức
thực hiện tiểu dự án 4, Dự án 5: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và
cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp; (ii) Cấp bổ sung kinh phí sự nghiệp
năm 2024 để tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện Dự án 7; (iii) Cấp bổ sung kinh
phí sự nghiệp năm 2024 để tỉnh tổ chức thực hiện nội dung số 2, Tiểu dự án 1,
Dự án 10.
|
6
|
Bình Định
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc:
Sớm trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất điều chỉnh, sửa
đổi phạm vi, đối tượng, nội dung, tổ chức thực hiện của một số nội dung, tiểu
dự án, dự án quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg .
2. Đối với Dự án 1: Đề
nghị tăng mức hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp với tình hình thực tế ngành, nghề
tại địa phương.
3. Đối với Dự án 3:
|
|
|
- Tên Nội dung 1 “Hỗ trợ
phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị” của Tiểu dự án 2 trùng với tên của
một hình thức hỗ trợ trong Nội dung 1, gây khó khăn, nhầm lẫn trong quá trình
triển khai thực hiện. Do đó, đề nghị sửa tên Nội dung 1 của Tiểu dự án 2
thành “Hỗ trợ phát triển sản xuất”.
- Đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm
có văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện Nội dung số 03 Tiểu dự án 2 Dự án 3:
Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào
DTTS&MN.
4. Đối với Dự án 5: Nâng
mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng quy định tại
Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016; Bổ sung đối tượng
thụ hưởng Chương trình: Trung tâm Giáo dục nghiệp - Giáo dục thường xuyên,
vì đây là cơ sở công lập thuộc UBND cấp huyện và có liên quan trong tất cả
các nội dung đến phát triển giáo dục nghề nghiệp.
5. Đối với Dự án 6:
- Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung đối tượng thụ hưởng là các thôn, bản và
tương đương đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS nằm ngoài các xã khu vực III,
khu vực II, khu vực I theo quy định tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày
16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
- Đối với nhiệm vụ hỗ trợ
trang thiết bị hoạt động cho thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng
bào DTTS và miền núi, mức kinh phí hỗ trợ trang thiết bị tại các thôn vùng đồng
bào DTTS và miền núi tối đa 30 triệu đồng/Nhà văn hóa hoặc khu thể thao cấp
thôn là rất thấp, trong khi đó trang thiết bị Nhà văn hóa hoặc khu thể thao cấp
thôn trên địa bàn còn thiếu so với nhu cầu và tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch. Do đó, đề nghị tăng mức kinh phí hỗ trợ trang thiết
bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN.
6. Đối với Tiểu dự án 1 Dự
án 9: Đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện, để địa phương chủ động
thực hiện hoặc có phương án điều chỉnh kinh phí, đảm bảo hiệu quả nguồn vốn
và tỷ lệ giải ngân Chương trình.
|
7
|
Bình Dương
|
Đề nghị Ủy ban Dân tộc quan
tâm, thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán
bộ làm công tác dân tộc ở địa phương; xem xét xây dựng chế độ chính sách đối với
cán bộ, công chức làm công tác dân tộc các cấp.
|
8
|
Bình Phước
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
9
|
Bình Thuận
|
Kiến nghị Ủy ban Dân tộc và
các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn còn
khuyết thiếu trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia theo sự phân
công; sớm tham mưu điều chỉnh Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của
Thủ tướng Chính phủ để địa phương có cơ sở phê duyệt dự án Đầu tư, hỗ trợ
kinh phí xây dựng thí điểm 02 nhà hỏa táng cho đồng bào DTTS tại tỉnh.
|
10
|
Cà Mau
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
11
|
Cần Thơ
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
12
|
Cao Bằng
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
13
|
Đà Nẵng
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
14
|
Đắk Nông
|
1. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông có rất nhiều công trình, dự án chồng lấn với Quy hoạch phân
vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bô xít. UBND tỉnh Đắk Nông
đã nhiều lần kiến nghị với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng
chưa được hướng dẫn, giải quyết đến kết quả cuối cùng. Vì vậy, kính đề nghị
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Bộ Công Thương sớm xem xét tháo gỡ vướng mắc của các dự án đầu tư xây dựng
nằm trong vùng quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản bô xít đã được phê duyệt
tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đề nghị Ủy ban Dân tộc:
Hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 9: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù (hiện nay
đang tạm dừng triển khai thực hiện); sớm tổng hợp, rà soát, điều chỉnh, bổ
sung danh sách xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN để các địa
phương có cơ sở, căn cứ triển khai thực hiện.
3. Tham mưu Thủ tướng
Chính phủ ban hành quy định về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ đối với một số nội dung dự án thành
phần.
4. Thực hiện số hóa việc
thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày
26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương
trong công tác theo dõi, quản lý và thực hiện báo cáo định kỳ.
5. Về công tác tổ chức
cán bộ: Để công tác tiếp nhận Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ, chuyển chức năng,
nhiệm vụ về giảm nghèo của Sở Lao động, Thương binh và xã hội về Ban Dân tộc
được thống nhất và phù hợp với các quy định từ Trung ương đến địa phương; đề
nghị Ủy ban Dân tộc sớm có văn bản hướng dẫn để Ban Dân tộc có cơ sở
trình UBND tỉnh điều chỉnh sửa đổi, bổ sung một số Điều về chức năng, nhiệm vụ
của Ban Dân tộc (điều chỉnh Quyết định số 23/2022/QĐ- UBND).
|
15
|
Đắk Lắk
|
1. Đối với Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ
- Chính phủ sớm ban hành Nghị
định quy định về việc tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giáo
dục, tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác (nếu có) trên địa bàn các xã
khu vực III, khu vực II, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn
nông thôn mới để khắc phục khó khăn khi áp dụng Điều 3 Quyết định số
861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách
các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS&MN
giai đoạn 2021 - 2025.
- Xem xét, tham mưu xây dựng
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn thực hiện Chương trình cần giới hạn
lại phạm vi, đối tượng áp dụng văn bản theo hướng: Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn thực hiện
Chương trình chỉ để áp dụng làm cơ sở tính toán phân bổ vốn NSTW cho từng địa
phương; Tùy tình hình thực tế, nội dung, nhu cầu đầu tư đặc thù của địa
phương, từng địa phương xây dựng tiêu chí, định mức phân bổ của địa phương để
áp dụng triển khai thực hiện, nhằm đảm bảo nguồn lực bố trí theo nguyên tắc,
tiêu chí đảm bảo phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư, đảm bảo việc đầu tư được trọng
tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún và phát huy được tối đa hiệu quả đầu
tư.
- Bổ sung tiêu chí “tỷ lệ hộ
nghèo của thôn ĐBKK” vào nhóm tiêu chí ưu tiên để tính điểm phân bổ vốn thực hiện
Tiểu dự án 1 Dự án 4.
2. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Sớm hoàn thiện hồ sơ để
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh bổ sung Quyết định số
1719/QĐ-TTg .
- Kiến nghị Chính phủ xem xét
tăng định mức hỗ trợ tại Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg để đảm bảo khả năng thực
hiện các nội dung như đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt phù hợp với
tình hình thực tế.
- Xem xét, phân cấp cho các địa
phương tùy tình hình thực tế, nội dung, nhu cầu đầu tư đặc thù của từng địa
phương xây dựng tiêu chí, định mức phân bổ của địa phương để áp dụng triển
khai thực hiện, nhằm đảm bảo nguồn lực bố trí theo nguyên tắc, tiêu chí đảm bảo
phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư, đảm bảo việc đầu tư được trọng tâm, trọng điểm,
không dàn trải, manh mún và phát huy được tối đa hiệu quả đầu tư.
3. Đề nghị Ngân hàng Chính
sách xã hội Việt Nam
- Sớm giao chỉ tiêu kinh phí
cho vay vốn tín dụng theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính
phủ.
- Tăng mức cho vay theo quy định
tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ; đồng thời bổ sung, mở rộng đối tượng được vay
là hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng được hưởng các chính
sách vay hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề để tạo cơ hội
cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số cận nghèo, mới thoát nghèo ổn định cuộc sống,
thoát nghèo bền vững.
|
16
|
Điện Biên
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
17
|
Đồng Nai
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
18
|
Gia Lai
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc:
- Sớm báo cáo Thủ tướng Chính
phủ điều chỉnh bổ sung Quyết định 1719/QĐ-TTg để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về
mặt cơ chế thực hiện đối với một số nội dung, tiểu dự án, dự án thuộc Chương
trình còn tồn tại đến thời điểm hiện tại; Xây dựng phần mềm kiểm tra, giám
sát, đánh giá để thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 10.
|
|
|
- Nghị định số 75/2023/NĐ-CP
ngày 19/10/2023 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
146/2018/NĐ-CP ngừng hỗ trợ 70% mức đóng BHYT từ 01/11/2026 cho “người DTTS
đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó
khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2016- 2020 mà các xã này
không còn trong danh sách các xã khu vực 77, khu vực III, thôn đặc biệt khó
khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ Vì vậy, đề nghị Ủy ban Dân tộc phối hợp với
các bộ, ngành có liên quan tham mưu cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy định đối
tượng trên vào nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT, đảm bảo đối
tượng tham gia BHYT được duy trì bền vững nhằm tạo điều kiện cho đồng bào
DTTS tiếp cận dịch vụ y tế, khám, chữa bệnh thông qua chính sách BHYT, góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về phê duyệt đề
án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn
2021-2030 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025: 98% đồng bào DTTS tham gia BHYT.
2. Đề nghị Ngân hàng Chính
sách xã hội Việt Nam:
Sớm trình Thủ tướng Chính phủ
phân bổ nguồn vốn vay năm 2024 theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022
của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG
DTTS&MN để tỉnh lồng ghép vào nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để thực hiện
chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS của tỉnh.
3. Đề nghị Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
Đối với hoạt động hỗ trợ trồng
rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ sớm đề xuất Chính phủ
điều chỉnh, bổ sung Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 về quy định một
số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp để quy định cụ thể về nội dung đối với
hình thức hỗ trợ đầu tư trồng rừng, chỉ cần thể hiện đơn giản, dễ thực hiện về
diện tích, vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu, xã, huyện), 10 loài cây trồng rừng
và đánh giá thành rừng theo tiêu chí rừng trồng quy định tại Điều 5, Nghị định
156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, đồng thời, quy định rõ mức hỗ
trợ chi phí xây dựng hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng sản xuất bàng loài
cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ; sửa đổi, bổ sung Thông tư số
12/2022/TT-BNNPTNT và Thông tư 55/2023/TT- BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài
chính về việc Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ
nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2021 - 2025 để phù hợp với định mức quy định tại Nghị định số 58/2024/NĐ-CP .
4. Đề nghị Trung ương Hội
LHPN Việt Nam: Điều chỉnh, bổ sung Hướng dẫn số 04/HD-ĐCT ngày 28/7/2022
để đảm bảo phù hợp với Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài
chính.
|
19
|
Hà Giang
|
1. Dự án 1: Giải quyết
tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
- Đề nghị Trung ương xem xét
sớm ban hành văn bản mới thay thế Nghị Quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 để
các địa phương có cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện cho vay vốn chính sách
tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Đề nghị bổ sung Quyết định
số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng hưởng
hỗ trợ là “hộ cận nghèo dân tộc thiểu số” để thống nhất với chính sách
hỗ trợ nhà ở của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và giảm bớt khó khăn
cho các hộ dân tộc thiểu số thuộc nhóm cận nghèo khi xây dựng nhà ở.
2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp
xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết
Đề nghị Bộ Tài chính xem xét
bổ sung quy định về nội dung chi và định mức chi tại Điều 8 Thông tư số
55/2023/TT-BTC quy định đối với chính sách hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen
ghép.
3. Dự án 3: Phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền
để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị
a) Tiểu dự án 1: Phát triển
kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập
cho người dân: Đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính xem xét sớm ban hành
Thông tư hướng dẫn Nghị định số 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư
trong lâm nghiệp để các địa phương có cơ sở để triển khai thực hiện.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát
triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự
kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi:
- Đề nghị Bộ Tài chính xem
xét quy định hướng dẫn cụ thể về việc thanh quyết toán đối với hộ thực hiện
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng đã được hỗ trợ giống trâu, bò
từ nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình, tiếp tục tham gia dự án hỗ trợ phát
triển sản xuất khác liên quan đến trồng trọt (như: trồng cây quế, hồi....) của
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi.
- Đề nghị Bộ Tài chính xem
xét quy định cụ thể hơn về nội dung đối với nhiệm vụ chi xây dựng và quản lý
dự án, kế hoạch, phương án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất tại Khoản 13,
Điều 4 - Thông tư số 55/2023/TT-BTC. Do hiện nay mới chỉ quy định: chi phí lựa
chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất được tính trong kinh phí thực
hiện hoạt động hỗ trợ PTSX hoặc kinh phí thường xuyên của đơn vị trực tiếp
|
20
|
TP. Hà Nội
|
Đề nghị Ủy ban Dân tộc: Nghiên
cứu và sớm có chỉ đạo, định hướng công tác xây dựng chỉ tiêu Chương trình
MTQG DTTS&MN giai đoạn 2026-2030.
|
21
|
Hà Tĩnh
|
1. Đối với Trung ương
- Đề nghị Chính phủ sớm mở
con đường từ bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh sang
xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình để tạo điều kiện cho dân tộc Chứt
ở 2 địa phương, giao lưu kết nối tình cảm, kết hôn để giảm nguy cơ hôn nhân cận
huyết thống và phát triển kinh tế cho bà con đồng bào dân tộc.
- Đề nghị xem xét mở rộng đối
tượng đầu tư phát triển kinh tế cho các thôn dân tộc mới được Ủy ban Dân tộc
phê duyệt công nhận.
- Đề nghị tăng cường công tác
đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức,
viên chức làm công tác dân tộc, cán bộ có liên quan đến việc thực hiện các dự
án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào DTTS&MN.
|
22
|
Hậu Giang
|
Không có đề xuất, kiến nghị
|
23
|
Hòa Bình
|
Không có đề xuất, kiến nghị
|
24
|
TP. Hồ Chí Minh
|
Không kiến nghị, đề xuất
|
25
|
Khánh Hòa
|
1. Hiện nay, trên địa bàn
vùng đồng bào DTTS&MN đang triển khai thực hiện 03 Chương trình mục tiêu
quốc gia, trong đó Chương trình MTQG DTTS&MN và Chương trình giảm nghèo
có nhiều nội dung thực hiện giống nhau cả về nội dung, đối tượng nhưng mức hỗ
trợ thì khác nhau; mặt khác, hiện nay đang thực hiện tinh gọn tổ chức, bộ máy
và theo đó, Chương trình MTQG giảm nghèo sẽ chuyển về cho Ủy ban Dân tộc thực
hiện. Đề nghị Ủy ban Dân tộc và các bộ ngành trung ương nghiên cứu
ghép 02 Chương trình này lại thành một Chương trình, trong đó có phân định
vùng đồng bào DTTS&MN sẽ ưu tiên và hỗ trợ nhiều hơn... để giảm đầu mối,
giảm thủ tục hành chính, tránh chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho địa
phương quản lý, điều hành và thực hiện.
2. Trong năm 2025 cần tập
trung hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới những cơ
chế, chính sách nhất quán, đồng bộ, dễ hiểu, dễ làm, tăng cường phân cấp,
phân quyền và trách nhiệm cho địa phương để triển khai giai đoạn 2026 - 2030
ngay sau khi Quốc hội và Chính phủ phê duyệt Chương trình, tránh tình trạng
còn phải chờ đợi cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ,
ngành. Việc ban hành các văn bản của các bộ ngành trung ương cần có sự thống
nhất, tránh xung đột, rõ ràng, cố gắng hạn chế viện dẫn và các điều kiện ràng
buộc... để tạo thuận lợi cho địa phương thực hiện.
3. Nhiệm vụ quan trọng, có yếu
tố quyết định sự thành công của Chương trình trong những năm đến là nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo bền vững và để đạt được
mục tiêu “thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân
chung của cả nước (tối thiểu bằng 1/2 bình quân chung cả nước)” thì cần có những
chính sách ưu đãi đủ mạnh về đất đai, thuế, vốn tín dụng, hỗ trợ đầu tư, hỗ
trợ sản xuất... để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển và mở rộng
sản xuất kinh doanh ở vùng đồng bào DTTS&MN, đây là vấn đề mấu chốt để
xây dựng, hình thành và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; giải quyết
tình trạng thiếu đất sản xuất, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, nâng cao
thu nhập và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững cho vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
4. Tập trung hỗ trợ phát triển
sản xuất, nhất là phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vì đây là phương thức
sản xuất tất yếu, có tính bền vững của sản xuất hàng hoá nói chung và ngành
nông nghiệp nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, cần có những
chính sách hỗ trợ thông thoáng hơn, kích thích sự ham muốn, tạo động lực mạnh
mẽ để doanh nghiệp và mọi người dân ở vùng đồng bào DTTS&MN đều được tham
gia, trong đó hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ nhiều hơn để huy động được nguồn
lực của doanh nghiệp và Nhân dân tham gia vào Chương trình, hình thành được
phong trào của toàn dân thi đua lao động sản xuất, tương thân tương ái, hỗ trợ
giúp nhau cùng phát triển.
5. Nghị quyết số
111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc
thù thực hiện các chương trình MTQG đã tạo rất nhiều thuận lợi cho các địa
phương chủ động triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình đã đề ra,
phù hợp với thực tế của từng địa phương, nhất là ở cấp xã; tiến độ giải ngân
nguồn vốn, nhất là vốn sự nghiệp khá tốt so với trước đó. Vì vậy, cần xem xét
điều chỉnh và bỏ nội dung “Tiêu chí phân bổ vốn thực hiện từng Dự án” tại Quyết
định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành
Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỉ
lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình giai đoạn 2021
- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025.
6. Theo Nghị định số
38/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định địa bàn thực hiện là “Địa bàn đặc biệt
khó khăn, khó khăn, các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các Chương
trình MTQG”; đồng thời, theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
quy định địa bàn thực hiện là: “Các xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi”. Tuy nhiên, tại Khoản 10, Điều 1 Thông tư số 02/2023/TT-UBDT
ngày 21/8/2023 của Ủy ban Dân tộc quy định thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất
cộng đồng chỉ ở “Địa bàn tại các xã ĐBKK, thôn ĐBKK thuộc vùng đồng bào
DTTS&MN” là chưa phù hợp với Nghị định số 38/2023/NĐ-CP và Quyết định
1719/QĐ-TTg ; mặt khác, hiện nay tại địa bàn các xã khu vực I, II vẫn còn nhiều
hộ nghèo, cận nghèo cần được hỗ trợ phát triển sản xuất để vươn lên thoát
nghèo. Đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm điều chỉnh, bổ sung Thông tư số
02/2023/TT-UBDT cho phù hợp với quy định pháp luật và thực tế.
7. Để công tác tuyên truyền vận
động hiệu quả thì trước hết cần tập trung xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
tham gia thực hiện Chương trình và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác
tuyên truyền, vận động ở cơ sở hội đủ các tiêu chuẩn: Kiên trì, trách nhiệm,
sâu sát, gần dân, hiểu biết văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý của
đồng bào DTTS nơi mình công tác; có kiến thức về công tác dân tộc, có kỹ năng
tốt về tuyên truyền, vận động, nói dân tin, dân làm theo. Theo đó, phải có
chính sách hỗ trợ thoả đáng, phù hợp với thực tế tình hình hiện nay cho đội
ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động nhất là ở thôn, bản, làng... để
động viên, khuyến khích cán bộ không hưởng lương trực tiếp tham gia làm công
tác tuyên truyền, vận động.
|
26
|
Kiên Giang
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
27
|
Kon Tum
|
1. Đề nghị Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sớm có hướng dẫn, xử lý
các khó khăn, vướng mắc trong áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù tỉnh
Kon Tum đã báo cáo tại các Văn bản số: 1350/UBND-KGVX ngày 19/4/2024,
2605/UBND-KTTH ngày 22/7/2024.
2. Đề nghị Ủy ban Dân tộc:
- Hiện nay có nhiều văn bản
quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình do các cơ quan Trung
ương ban hành, hướng dẫn, đề nghị các bộ, ngành chủ quản Chương trình MTQG
nghiên cứu, tổng hợp, hợp nhất các văn bản quản lý, điều hành, tổ chức thực
hiện chương trình để địa phương dễ dàng nghiên cứu, áp dụng đồng bộ.
- Nghiên cứu, thống nhất các
bộ, cơ quan Trung ương về chế độ, hình thức, hệ thống mẫu, biểu báo cáo các
chương trình MTQG; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong báo cáo kết
quả thực hiện các chương trình, trong đó đề nghị phân cấp việc thực hiện chế
độ báo cáo đến cấp cơ sở (huyện, xã) để đảm bảo tính thường xuyên, liên tục của
thông tin, số liệu báo cáo.
3. Đề nghị Bộ Tài chính: Xem
xét, sửa đổi, bổ sung quy định về chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu đối với
các hoạt động lâm nghiệp của Tiểu dự án 1, Dự án 3 Chương trình.
4. Đề nghị Bộ
Y tế:
- Ban hành quy
chuẩn quốc gia về chất lượng giống cây trồng, vật nuôi sử dụng làm dược liệu
theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định số 65/2017/NĐ-CP .
- Có ý kiến với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật
nhân giống các loài dược liệu để có cơ sở xác định chi phí sản xuất giống gốc,
giống thương phẩm gồm những hạng mục nội dung công việc và mức chi phí cho
các hạng mục.
5. Đề nghị Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Quy định chi
tiết tiêu chí xác định hoặc quy định cụ thể số tháng trợ cấp hoặc loại bỏ quy
định về “thời gian chưa tự túc được lương thực” trong trợ cấp gạo bảo vệ phát
triển rừng; bổ sung các quy định về mẫu dự án trợ cấp gạo, cơ quan thẩm định
dự án trợ cấp gạo, cấp phê duyệt dự án trợ cấp gạo, cấp công bố và cơ quan
công bố giá gạo.
- Hiện nay, Nghị
định 58/2024/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp
ban hành đã quy định cụ thể về các nội dung hoạt động lâm nghiệp bao gồm cả
các khu vực I, II, III (chỉ khác nhau về mức hỗ trợ. Ví dụ khu vực II, III
mức hỗ trợ gấp 1,2 lần khu vực I). Do đó, trong giai đoạn 2026 - 2030, đề
xuất đối với ngành lâm nghiệp chỉ thực hiện một Chương trình (gộp chung Tiểu
dự án 1 Dự án 3 và Chương trình lâm nghiệp bền vững) như đã đề xuất tại
Văn bản số 2632/UBND-NNTN ngày 24 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kon Tum về báo cáo đánh giá kết quả giai đoạn 2021-2024, năm 2024 thực hiện
Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Tiểu dự án 1, Dự án 3 Chương
trình.
6. Đề nghị Bộ
Giáo dục và Đào tạo:
- Ban hành
chính sách hỗ trợ cho trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ vùng DTTS, vùng đặc biệt khó
khăn và chính sách miễn, giảm học phí cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo 3, 4 tuổi để
thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo nhằm tăng tỉ lệ huy động trẻ ra lớp đặc
biệt là trẻ nhà trẻ; bổ sung đối tượng giáo viên mầm non dạy lớp ghép, giáo
viên dạy tăng cường tiếng Việt tại điểm chính vùng DTTS được hưởng chính sách
giống như giáo viên dạy tại các điểm lẻ tại vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị
định số 105/2020/NĐ-CP ; tăng định mức hỗ trợ cho các lớp xóa mù chữ (đặc biệt
kinh phí hỗ trợ người dạy các lớp xóa mù chữ).
- Ưu tiên kinh
phí các nguồn vốn từ chương trình MTQG, viện trợ ODA,...cho các tỉnh còn nhiều
khó khăn như Kon Tum để xây dựng phòng học kiên cố, khối phòng chức năng,…;
trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các trường mầm non, phổ
thông.
7. Đề nghị Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Bổ sung đối tượng thụ
hưởng của Chương trình tại mục 17.1 Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc
biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu. Vì các di tích đã được Thủ tướng
Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia đều là các di tích có giá trị tiêu biểu,
mang tầm vóc về văn hóa và lịch sử.
8. Đề nghị Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội: Sớm hướng dẫn, chỉ
đạo giải pháp cụ thể về thực hiện hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
và hướng dẫn về đối tượng “người lao động có thu nhập thấp” thuộc Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững.
9. Đề nghị Tổng
cục Thống kê: Bổ sung nội dung chỉ tiêu thu nhập
bình quân/người/năm của người DTTS tại địa phương vào trong nội dung phụ biểu
điều tra, thống kê số liệu hàng năm; đồng thời để địa phương có cơ sở tổng hợp
số liệu báo cáo về thu nhập bình quân/người/năm của người DTTS.
|
28
|
Lai Châu
|
Đề nghị các bộ, ngành trung
ương tiếp tục sửa đổi, bổ sung các hướng dẫn đã ban hành còn vướng mắc, khó
khăn theo hướng lược bỏ những bất cập, chồng chéo, giảm bớt các thủ tục hành
chính, tăng cường phân cấp cho địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và
giải ngân kế hoạch vốn.
|
29
|
Lâm Đồng
|
1. Đề nghị Thủ tướng Chính
phủ
- Sớm phê duyệt, giao kế hoạch
vốn các Chương trình, chính sách dân tộc giai đoạn 2026 - 2030 cho các địa
phương để có thời gian chủ động triển khai thực hiện.
- Giao dự toán ngân sách nhà
nước theo hướng cho phép các địa phương được chủ động điều chuyển nguồn vốn
giữa các Tiểu dự án, Dự án thành phần của các Chương trình phù hợp nhu cầu thực
tế của địa phương.
- Quy định cụ thể hệ thống bộ
máy giúp việc Ban chỉ đạo các cấp thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở,
để đảm bảo công tác tham mưu, quản lý, hướng dẫn, theo dõi, điều phối, giám
sát, đánh giá các chương trình, chính sách hiệu quả.
2. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành Trung ương tham mưu cho Chính phủ phân cấp cơ chế, chính sách thực hiện
theo từng vùng miền đe đảm bảo việc áp dụng cơ chế chính sách phù hợp với đặc
điểm kinh tế - xã hội, đặc biệt với khu vực miền núi phía Bắc như tỉnh Lâm Đồng,
đề nghị điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ lệ vốn đầu tư phát triển,
giảm tỷ lệ vốn sự nghiệp do nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng, suất đầu tư lớn,
nguồn thu ngân sách địa phương còn hạn chế; trong đó, tập trung nguồn vốn đầu
tư cho những xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS và miền núi để thực hiện các dự
án trọng yếu tác động tích cực đến quá trình giảm nghèo, phát triển kinh tế -
xã hội của vùng như đường giao thông, trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, trường
lớp học; tăng định mức hỗ trợ các nội dung như hỗ trợ đất ở, nhà ở, hỗ trợ
xây dựng trường, lớp học, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, trồng
rừng, hỗ trợ học nghề...
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành Trung ương tham mưu Chính phủ trên cơ sở quy định của Luật Ngân sách
nhà nước, Luật Đầu tư công cần phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho cấp huyện, xã chủ
động quyết định dự toán, kế hoạch vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện và chịu
trách nhiệm đối với việc triển khai kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành Trung ương rà soát tích hợp, tinh gọn các chính sách dân tộc hoặc bãi bỏ
một số chính sách đã được tích hợp nội dung trong dự án, tiểu dự án thuộc các
Chương trình mục tiêu quốc gia; từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong công tác
kiểm soát, quản lý, tổ chức.
3. Đề nghị các Bộ, ngành
Trung ương: Xem xét, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách ưu tiên
tăng mức hỗ trợ các nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện các Chương trình mục
tiêu quốc gia cho tỉnh Lâm Đồng với đặc thù là tỉnh miền núi nhiều xã vùng
DTTS để góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Trung ương giao tại Nghị quyết
số 16-NQ/TW ngày 10/10/2017 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội
các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an
ninh, đối ngoại.
4. Đề nghị Bộ Kế hoạch và
Đầu tư: Đối với việc triển khai thực hiện nhập dữ liệu trên hệ thống đầu
tư công quốc gia, do số lượng dự án đầu tư thuộc về Chương trình MTQG là rất
lớn, để giảm tải khối lượng công việc cho cơ quan chủ trì tại địa phương và
chủ động cho cấp cơ sở thực hiện báo cáo, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem
xét phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện nhập dữ liệu trên hệ thống.
|
30
|
Lạng Sơn
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
31
|
Lào Cai
|
1. Đề nghị Chính phủ: Cho
phép thực hiện, giải ngân nguồn vốn hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo
chuỗi giá trị thuộc các chương trình MTQG năm 2024-2025 theo cơ chế quản lý đặc
thù như: địa phương được phép thực hiện theo hình thức hỗ trợ trực tiếp cho hộ
gia đình và với thủ tục đơn giản (có phương án với nội dung hỗ trợ theo danh
sách hộ) được UBND cấp huyện, cấp xã phê duyệt.
2. Đề nghị Thủ tướng Chính
phủ: Các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các chương trình MTQG năm 2024 và cả
giai đoạn 2021- 2025 của trung ương đã giao cho các địa phương: Các địa
phương bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 năm 2024 nói riêng,
do thiên tai nói chung thì địa phương được chủ động điều chỉnh, giảm mục tiêu
để tập trung nguồn lực thực hiện các nội dung thuộc từng chương trình có tính
chất khắc phục thiệt hại do thiên tai, đảm bảo phù hợp quy định Nghị quyết
111/2024/QH15 của Quốc hội.
3. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Sớm có hướng dẫn các địa
phương hoặc tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí đánh giá phân định
thôn đặc biệt khó khăn; phân định xã theo 3 khu vực làm cơ sở cho các địa
phương thực hiện. Vì hiện nay, để đánh giá, xã, thôn, nếu căn cứ theo tiêu
chí tại Quyết định 33/QĐ-TTg thì tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo (là chuẩn nghèo của
giai đoạn 2016-2020) sẽ không phù hợp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa
phương rà soát, đánh giá phân định lại các xã theo 3 khu vực tại thời điểm
này, sau khi bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 năm 2024 để có cơ sở xây dựng kế
hoạch thực hiện chính sách dân tộc, thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN
năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
|
32
|
Long An
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
33
|
Nghệ An
|
1. Đề nghị Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ: Tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các cấp
chính quyền địa phương để tăng tính chủ động, chịu trách nhiệm của địa phương
trong việc xây dựng và quản lý Chương trình, tránh tình trạng đầu tư dàn trải,
tập trung vào một số vấn đề có tính cốt lõi như cơ sở hạ tầng, sinh kế bền vững
của người dân...
2. Các bộ, ngành sớm trình
Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của
Thủ tướng Chính phủ để địa phương tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi, kịp
thời, đúng quy định.
3. Các bộ, ngành liên quan
nghiên cứu ban hành quy trình, thủ tục hướng dẫn triển khai thực hiện các cơ
chế đặc thù quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6, 7 Điều 4 Nghị quyết số
111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội cụ thể, chi tiết hơn để địa phương
thực hiện thuận lợi, chính xác, đúng quy định.
4. Các chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất cần được thiết kế công bằng hơn theo hướng nghiên cứu quy định,
định mức hỗ trợ dựa trên những kết quả đầu ra của dự án (số việc làm tạo ra,
phần trăm thu nhập tăng lên...); cần tạo cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân mạnh
mẽ vào hoạt động hỗ trợ để phát triển sản xuất bền vững hơn.
5. Đảm bảo nguồn lực cho phát
triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng cách huy động, phân bổ,
quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo sự chuyển
biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, nguồn lực của Nhà nước
đóng vai trò quan trọng. Tăng cường công tác thu hút các nguồn lực xã hội
hóa, như vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tổ chức phi chính phủ
(NGO), quỹ hỗ trợ từ bên ngoài...
6. Việc chỉ đạo điều hành
Chương trình tại cấp tỉnh cần có sự thống nhất, đồng bộ trên toàn quốc theo
hướng chỉ đạo thành lập Văn phòng điều phối hoặc Tổ công tác cấp tỉnh về
Chương trình; Ban Dân tộc là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp
tỉnh trong chỉ đạo, điều hành. Văn phòng điều phối hoặc tổ công tác cấp tỉnh
phân công công chức, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm trong việc tổ chức thực
hiện Chương trình.
7. Công tác tuyên truyền, hướng
dẫn thực hiện cần đi trước giai đoạn thực hiện và thực hiện thống nhất từ
Trung ương đến địa phương để giảm thiểu những vướng mắc, khó khăn trong quá
trình thực hiện.
8. Công tác báo cáo, đánh giá
kết quả thực hiện theo tháng, quý, năm và giai đoạn là cần thiết. Tuy nhiên,
đề cương và các biểu số liệu báo cáo cần được thiết kế đơn giản, ngắn gọn, đủ
thông tin, tránh rườm rà và có nhiều thông tin không thể thu thập đầy đủ như
quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 cùa Ủy ban Dân tộc; ứng
dụng Chuyển đổi số vào công tác thống kê, báo cáo.
|
34
|
Ninh Bình
|
Đề nghị cấp có thẩm quyền
quan tâm, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác dân tộc, cán bộ có liên
quan đến việc thực hiện các dự án của Chương trình MTQG DTTS&MN
|
35
|
Ninh Thuận
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Sớm tham mưu, trình Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi một số nội dung của Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG DTTS&MN để giải quyết
những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình.
- Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm
quyền xem xét, tăng định mức hỗ trợ trực tiếp đối với chính hỗ trợ đất ở, nhà
ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề (mức hỗ trợ xây mới nhà ở từ 40 triệu đồng/hộ
lên 60 triệu đồng/hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề từ 10 triệu đồng/hộ lên 40 triệu
đồng/hộ); đồng thời mở rộng thêm đối tượng là hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo được thụ hưởng Chương trình (vì khoảng cách thu nhập và mức sống giữa hộ
nghèo và cận nghèo chênh lệch nhau không nhiều), để giúp địa phương thực hiện
có hiệu quả các chính sách nêu trên, góp phần giảm nghèo bền vững.
- Các cơ quan Trung ương quan
tâm, xem xét xây dựng chính sách hỗ trợ cho các xã khu vực III, khu vực II
sau khi cấp có thẩm quyền quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
theo hướng cắt giảm có thời gian, lộ trình để phù hợp quan điểm, định hướng của
Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, đó là “giảm dần chính sách cho không,
thực hiện hỗ trợ có điều kiện” vì việc cắt giảm ngay các chế độ, chính sách đối
với các xã này ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như đời sống của người dân. Đặc
biệt là quan tâm đến chính sách bảo hiểm y tế cho người dân sinh sống trên địa
bàn các xã này.
|
36
|
Phú Thọ
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
37
|
Phú Yên
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
38
|
Quảng Bình
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Nghiên cứu rà soát, điều chỉnh,
bổ sung các nội dung tại Tiểu dự án 2 của Dự án 5 về đào tạo đại học, sau đại
học; tham mưu đề xuất Thủ tướng Chính phủ bổ sung nguồn chi phí quản lý thực
hiện Chương trình để tạo điều kiện cho các địa phương trong triển khai thực
hiện.
- Việc thực hiện lĩnh vực
công tác dân tộc nói chung và Chương trình MTQG DTTS&MN nói riêng khối lượng
công việc rất lớn, Chương trình mới trong khi biên chế bố trí cho Ban Dân tộc
(là cơ quan chủ trì tham mưu thực hiện) rất ít; đề xuất Ủy ban Dân tộc nghiên
cứu xây dựng Đề án vị trí việc làm phù hợp, để có cơ sở bổ sung biên chế cho
Ban Dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là hệ thống cơ quan thanh tra
chính sách dân tộc.
- Phối hợp với các Bộ, ngành
Trung ương tiếp tục ban hành, đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương
trình MTQG DTTS&MN để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.
|
39
|
Quảng Nam
|
Đề nghị Ủy ban Dân tộc:
a) Cho ý kiến bằng văn bản về
việc cấp xã không đủ năng lực làm chủ đầu tư nguồn vốn duy tu bảo dưỡng và có
văn bản đề nghị UBND huyện giao cho cơ quan, đơn vị chức năng huyện thụ hưởng
Chương trình thực hiện chủ đầu tư nguồn vốn duy tu bảo dưỡng.
b) Đối với đề xuất nội dung
cơ chế, chính sách đặc thù chương trình giai đoạn 2026 - 2030.
- Cơ chế chính sách đặc thù đối
với hộ dân sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở đất, lũ quét khi di chuyển đến
nơi ở mới an toàn.
- Đề xuất quy định tỷ lệ % mức
chi phí quản lý chương trình và nguồn kinh phí thực hiện.
|
40
|
Quảng Ngãi
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc:
Khẩn trương tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung
Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt Chương trình MTQG
DTTS&MN, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; đồng thời, phối hợp với
các Bộ ngành Trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện sau khi
có Quyết định điều chỉnh.
2. Đề nghị Ngân hàng Chính
sách xã hội Việt Nam: Sớm tham mưu Thủ tướng Chính phủ Quyết định giao vốn
thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi năm 2024 theo quy định Nghị định số
28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ để địa phương thực hiện.
|
41
|
Quảng Ninh
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Tham mưu Thủ tướng
Chính phủ ban hành về tiêu chí xếp loại xã miền núi, vùng cao để thay thế các
quyết định đã ban hành trước năm 2000 để làm cơ sở xây dựng và thực hiện các
chính sách dân tộc trong giai đoạn mới.
- Sớm hướng dẫn, triển khai
thực hiện thí điểm dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch
và quảng bá sản vật vùng đồng bào DTTS và miền núi” tại 04 địa phương (trong
đó có tỉnh Quảng Ninh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021; Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về chi thăm
hỏi, chúc mừng, tặng quà, động viên, gặp mặt đối với một số đơn vị, cá nhân
là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị định số 127/2024/NĐ-CP ngày
10/10/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2021 của Chính phủ về công tác dân tộc.
- Sớm tham mưu Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo và chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành chức năng sớm hướng dẫn
việc xây dựng Chương trình MTQG DTTS&MN, giai đoạn II: từ năm 2026 đến
năm 2030 (theo Nghị quyết số 88/2019/QH14[2] và Nghị quyết số 120/2020/QH14[3]) để các địa phương chủ
động xây dựng chương trình, đề án và kịp thời xây dựng kế hoạch đầu tư công
trung hạn thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 (nhất là đối với các địa
phương được Trung ương giao chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện
Chương trình).
2. Đề nghị Tổng cục Thống
kê
Phối hợp với Ủy ban Dân tộc
và các Bộ, ngành liên quan xây dựng hệ thống Biểu số liệu về người DTTS và
vùng đồng bào DTTS và miền núi trong hệ thống biểu thu thập số liệu của từng
ngành, làm cơ sở để nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện chính sách
dân tộc đối với từng ngành, lĩnh vực (hiện nay nhiều số liệu không thống kê
tách riêng đối với người DTTS và vùng đồng bào DTTS&MN nên việc thu thập,
tổng hợp số liệu từ các ngành phục vụ tham mưu triển khai, thực hiện và đánh
giá kết quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân
tộc rất khó khăn).
|
42
|
Quảng Trị
|
1. Đề nghị Trung ương sớm ban
hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG DTTS&MN.
2. Đề nghị các bộ, cơ quan chủ
trì, quản lý, theo dõi, thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần
thuộc Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát hoàn
thiện cập nhật sửa đổi, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn
thực hiện Chương trình.
|
43
|
Sóc Trăng
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Xem xét sớm tham mưu Thủ tướng
Chính phủ ban hành văn bản điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quyết định số
1719/QĐ- TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xem xét phối hợp với Bộ
ngành Trung ương nâng mức hỗ trợ nhà ở cao hơn (khoảng 60 triệu đồng/hộ) để
các hộ dân tộc thuộc đối tượng được hỗ trợ thuận lợi hơn trong việc tổ chức
xây dựng được nhà ở đảm bảo chất lượng “3 cứng” và tuổi thọ cao hơn.
- Xem xét mở rộng thêm đối tượng
thụ hưởng cho hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đồng thời, xem xét, bố trí
vốn cho một số Dự án, Tiểu dự án, nội dung hỗ trợ trực tiếp theo nhu cầu đăng
ký kế hoạch vốn hằng năm của tỉnh.
- Xem xét mở rộng đối tượng hỗ
trợ đối với nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế cộng đồng
thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3 cho hộ mới thoát nghèo và địa bàn triển khai thực
hiện là trên các xã vùng đồng bào DTTS.
- Xem xét có văn bản chấp thuận
cho địa phương triển khai đào tạo sau đại học không thông qua hình thức ký kết
hợp đồng đào tạo với cơ sở đào tạo. Địa phương chi trả học phí cho học viên dựa
trên biên lai thu học phí của các trường để tạo điều kiện thuận lợi cho địa
phương triển khai thực hiện Chương trình, đạt mục tiêu theo yêu cầu.
- Xem xét phối hợp Bộ Tài
chính có ý kiến về đối tượng cán bộ, công chức, viên chức được tỉnh Sóc Trăng
cử đi học sau đại học thuộc nội dung số 02, Tiểu dự án 2, Dự án 5, Chương
trình MTQG DTTS&MN có phải là đối tượng được chi trả hỗ trợ học bổng
chính sách theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính
phủ nêu trên hay không; nếu không được chi học bổng chính sách thì ngoài hỗ
trợ học phí, cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được cử đi học
sau đại học theo Chương trình MTQG DTTS & MN được hỗ trợ chi phí học tập
theo quy định cụ thể nào.
- Xem xét tham mưu Thủ tướng
Chính phủ bổ sung thêm đối tượng thụ hưởng của Chương trình tại điểm a, khoản
3, mục III Quyết định số 1719/QĐ- TTg để thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 3:
“- Đối tượng: (i) Hộ gia đình
đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định
tại các xã khu vực I, II, III thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, có thực
hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau: Bảo vệ, khoanh
nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch
phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng; (ii) Cộng đồng
dân cư ấp thuộc các xã khu vực I, II, III thuộc vùng đồng bào DTTS được giao
rừng theo quy định của pháp luật đang thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng
nhận khoán”.
- Xem xét, sớm ban hành văn bản
hướng dẫn tổ chức, kế hoạch phát động phong trào thi đua trong thực hiện
Chương trình làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời hướng
dẫn nội dung chi việc tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương
trình định kỳ (tháng, quý, sơ kết 06 tháng, năm) và các hội nghị đột xuất nhằm
kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình.
2. Đề nghị Bộ Giáo dục và
Đào tạo
- Phát hành SGK tiếng Khmer mới
quyển 1, 2, 3, 4, 5 kịp thời đưa vào sử dụng trong học kỳ 2 năm học
2024-2025;
- Tổ chức biên soạn thêm bộ
SGK tiếng Hoa; Điều chỉnh và bổ sung tên một số danh mục thiết bị theo Thông
tư số 37/2014/TT-BGDĐT cho phù hợp với tranh trong SGK mới;
- Cung cấp đầy đủ các Danh mục
thiết bị dạy học tối thiểu tiếng DTTS theo đúng và phù hợp với SGK mới của
chương trình giáo dục phổ thông.
|
44
|
Sơn La
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
45
|
Tây Ninh
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
46
|
Thái Nguyên
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm
tham mưu Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh sửa đổi Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG
DTTS&MN theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi thực hiện cho phù hợp với
nhu cầu thực tế và các khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tổ chức
triển khai thực hiện để có cơ sở điều chỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc
về mặt cơ chế trong thực hiện một số nội dung/tiểu dự án/dự án của Chương
trình; sớm xây dựng phần mềm kiểm tra, giám sát, đánh giá để thực hiện Tiểu dự
án 3, Dự án 10.
|
47
|
Thanh Hóa
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Bổ sung, mở rộng nội dung,
đối tượng thực hiện các dự án, như: Nội dung hỗ trợ sửa chữa nhà ở (DA1); đối
tượng Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (DA5); Nhóm đối
tượng là người truyền dạy văn hóa phi vật thể người dân tộc thiểu số chưa được
công nhận là nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được hưởng các chế độ, chính
sách trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống
và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận (DA6); Bổ sung đối tượng
là Trạm y tế xã, Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực; Nhân
viên bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện đa khoa khu vực (DA7)...
- Quy định việc phê duyệt
danh sách người có uy tín của các huyện không cần phải xin ý kiến thẩm định,
thống nhất của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh và các ngành chức năng có
liên quan mà giao cho Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện xin ý kiến của các
ngành, đơn vị cùng cấp để tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định công nhận
danh sách người có uy tín của huyện.
- Đề nghị bỏ quy định Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy định về thời gian tổ chức, số lượng lớp, số người có uy
tín tham dự, cấp tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức mà giao
cho các huyện, các sở, ngành, đơn vị có liên quan tự quyết định các nội dung
phù hợp với nguồn kinh phí được phân bổ, phù hợp với thực tế của địa phương,
đơn vị và đảm bảo các quy định hiện hành về chính sách đối với người có uy
tín.
- Thực hiện Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số
vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đề nghị Ủy ban Dân tộc có hướng dẫn về quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức sau khi Ban Dân tộc các tỉnh
tiếp nhận Ban Tôn giáo của Sở Nội vụ và bộ phận thực hiện chức năng QLNN về
công tác giảm nghèo thuộc phòng Bảo trợ Xã hội của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội.
|
48
|
Thừa Thiên-Huế
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
49
|
Trà Vinh
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
50
|
Tuyên Quang
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
51
|
Vĩnh Long
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
52
|
Vĩnh Phúc
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
53
|
Yên Bái
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
II
|
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ
NGÀNH
|
1
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
1. Đề nghị các Bộ, ngành
được giao khẩn trương tổng hợp, hoàn thiện trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung các nội dung còn vướng mắc về
cơ chế, chính sách trong triển khai các Chương trình MTQG (Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ) để tạo điều kiện thuận
lợi cho các địa phương trong triển khai thực hiện.
2. Đề nghị Bộ Tài chính sớm
bố trí kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1, dự án 3 của Chương trình năm 2025 cho
các địa phương kịp thời để các địa phương chủ động thực hiện các nhiệm vụ được
giao.
3. Đề nghị Ủy ban Dân tộc nghiên
cứu, rà soát, đề xuất cơ chế phù hợp áp dụng các xã khu vực III sau khi được
công nhận đạt chuẩn NTM (điều chỉnh, sửa đổi Điều 3 Quyết định 861/QĐ-TTg
ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực
III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025),
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, để đảm bảo lợi ích tối đa
cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống trên địa bàn các
xã khu vực III, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn đặc
biệt khó khăn, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của Chương trình.
|
2
|
Bộ Nội vụ
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Kịp thời đề xuất sửa đổi
Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình MTQG DTTS&MN, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
- Phối hợp để tổ chức bồi dưỡng,
tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc các cấp
giai đoạn 2021-2025.
2. Chính sách dân tộc
và chính sách tôn giáo có nhiều điểm tương đồng trong công tác của hai lĩnh vực
này. Do vậy, cần tăng cường mối quan hệ và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm
trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ này.
|
3
|
Bộ Quốc phòng
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
4
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
1. Đối với thực hiện
chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN theo Nghị
định số 28/2022/NĐ- CP: Đề nghị Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc (cơ quan
chủ quản Chương trình MTQG) khẩn trương tham mưu, báo cáo Chính phủ xem xét,
bố trí nguồn vốn cho NHCSXH triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi theo
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP cho giai đoạn 2024-2025, để nguồn vốn tín dụng
chính sách được thông suốt, đảm bảo tính khả thi của chính sách được ban hành
và người dân, đặc biệt là hộ đồng bào DTTS&MN được thụ hưởng các chính
sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
3. Đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm
trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số
1719/QĐ- TTg, làm cơ sở để Ngân hàng nhà nước Việt Nam xây dựng và trình
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/2022/NĐ- CP về
chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào DTTS&MN cho phù hợp.
4. Đề nghị cấp ủy, chính
quyền địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo các đơn vị có liên quan, tổ chức
chính trị - xã hội địa phương phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong
việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; dành một phần
nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để
bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách xã hội trên địa
bàn, hỗ trợ cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho NHCSXH hoạt động ổn định, bền vững
theo Chỉ thị số 39-CT/TW, Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban
Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội
và Quyết định 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
|
5
|
Bộ Công an
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
6
|
Bộ Tư pháp
|
1. Đề nghị các Bộ, ngành
quan tâm xây dựng, quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm về số lượng và chất lượng.
2. Đề nghị Bộ Tài chính tiếp
tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất cơ chế hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối
với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng đồng bào DTTS và cán bộ,
công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số để nâng cao trình độ chính trị,
nghiệp vụ, chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ chính trị
trong tình hình mới.
|
7
|
Bộ Tài chính
|
1. Đề nghị Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Chủ trì trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chủ trương hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho Dự án trồng,
chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương có đề nghị hỗ trợ gạo
cho giai đoạn tiếp theo.
- Hướng dẫn UBND các tỉnh
trong công tác lập, xây dựng Đề án; bảo đảm việc hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ
quốc gia hỗ trợ Dự án trồng rừng của các địa phương thực hiện theo đúng quy định
của Pháp luật, đúng đối tượng, mục đích.
2. Đề nghị Bộ Giáo dục và
Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Ủy
ban Dân tộc, các bộ ngành liên quan và tổng hợp ý kiến đề xuất, kiến nghị của
các địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nghị định sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, bảo đảm phù hợp
đối tượng thụ hưởng theo từng vùng, miền.
- Hướng dẫn các địa phương thực
hiện tốt công tác rà soát đối tượng học sinh thụ hưởng chính sách theo quy định;
đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) và các cấp
chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát việc giao, nhận,
phân phối, sử dụng gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh bảo đảm hiệu quả, đúng
đối tượng, mục đích và theo quy định hiện hành.
3. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Đề nghị Ủy ban Dân tộc, các
Bộ, cơ quan Trung ương được giao quản lý Chương trình, Dự án, Tiểu Dự án của
Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025 tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả
thực hiện. Trên cơ sở đó, thống nhất phạm vi, nhất là về địa bàn, đối tượng
thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 từ khâu xây dựng các báo cáo
trình các cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội (theo Nghị quyết số 120/2020/QH14
ngày 19/6/2020, năm 2025 tổng kết việc thực hiện Chương trình giai đoạn I,
trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình giai đoạn II từ
năm 2026 - 2030).
- Kịp thời báo cáo cấp có thẩm
quyền duy trì, mở rộng những chính sách đem lại ổn định đời sống cho đồng bào
DTTS, hỗ trợ học sinh những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn; nhân rộng mô hình hỗ trợ gạo cho các Dự án trồng rừng vì tính hiệu quả
thiết thực, đã góp phần ứng phó với sự biến đổi khí hậu, tạo công ăn việc cho
người dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, bảo vệ, phát triển tài
nguyên rừng gắn với phát triển kinh tế vùng khó khăn, bảo đảm công tác an
sinh xã hội, phát triển trên địa bàn.
4. Với các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
- Đề nghị các địa phương rà
soát chính sách hỗ trợ gạo trồng rừng theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP về một
số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hỗ trợ gạo theo quy định.
- Chỉ đạo các cơ quan đơn vị
phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước - Cục Dự trữ Nhà
nước khu vực) trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ gạo
từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng,
mục đích.
- Đề nghị các địa phương chủ
động bố trí kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách dân tộc đã được tính
toán, xác định trong định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2023,
đảm bảo chi trả cho các đối tượng kịp thời, đầy đủ theo quy định; đồng thời,
chủ động bố trí phần kinh phí do NSĐP đảm bảo để thực hiện Chương trình MTQG
DTTS&MN./.
|
8
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai
có hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy
ban Dân tộc liên quan đến công tác dân tộc.
- Phối hợp hướng dẫn, kiểm
tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN và các chương
trình, đề án, dự án do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
|
9
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc
- Tăng cường phối hợp với các
Bộ, ngành có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, chính
sách dân tộc, quan tâm đến việc phân cấp cho từng đơn vị ở địa phương để các đơn
vị nắm rõ nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của mình, nhằm đi sâu, đi
sát, nâng cao hiệu quả công tác dân tộc trên địa bàn, đạt được các mục tiêu đề
ra của công tác dân tộc.
- Với vai trò là điểm phục vụ
gần dân, để nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng bưu chính công cộng, đặc biệt
là điểm BĐ-VHX, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xem xét đưa các chương
trình, dự án, đề án triển khai tại các điểm BĐ- VHX, đặc biệt là tại địa bàn
khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, góp phần giúp bà con tiếp
cận thông tin, nâng cao dân trí, có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương và gia đình.
- Để công tác quản lý nhà nước
về chuyển đổi số, an toàn thông tin được giảm dần khoảng cách giữa các tỉnh
trong cả nước đặc biệt đối với những khu vực đồng bào DTTS, đề nghị tăng cường
sự quan tâm, đầu tư và tạo điều kiện lồng ghép các nội dung về thúc đẩy công
nghệ thông tin, chuyển đổi số nói chung và an toàn thông tin nói riêng cho
các khu vực này trong nội dung các chương trình, dự án, đề án.
|
10
|
Bộ Xây dựng
|
Không có kiến nghị, đề xuất
|
11
|
Bộ Y Tế
|
1. Kiến nghị Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Quốc hội bố trí đủ kinh phí
cho các Chương trình, dự án, tiểu dự án triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã
được phê duyệt tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
- Chính phủ chỉ đạo các địa
phương bố trí ngân sách địa phương: (i) Đối ứng để triển khai thực hiện các
chương trình, dự án mục tiêu quốc gia theo quy định tại các Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách
trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia; (ii) Bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi
của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số khi chuyển về nhiệm vụ chi thường
xuyên của Bộ, ngành, địa phương (bao gồm cả vắc xin, vitamine A cho trẻ em dưới
5 tuổi, thuốc ARV... phục vụ nhu cầu phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng).
2. Các bộ, ngành, Ủy ban
Dân tộc
- Bộ, ngành chức năng cân đối
và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bố trí đủ kinh phí cho các Chương
trình, dự án, tiểu dự án triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được phê duyệt
tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Các Bộ, ngành phối hợp
trong quá trình giám sát thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN.
- Bộ Tài chính nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023, bổ sung thêm các nội
dung chi và mức chi như sau:
+ Khoản 2, khoản 3 Điều 34:
(1) Đào tạo, tập huấn; (2) Mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; (3)
Xây dựng, thí điểm, triển khai mô hình; (4) Kiểm tra, giám sát, đánh giá, hỗ
trợ kỹ thuật tuyển dưới, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết; (5) Điều tra,
khảo sát; (6) Hỗ trợ cán bộ vận động; (7) Thuê chuyên gia; (8) Chi xây dựng,
in ấn cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ; (9) Chi ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn; (10) Chi tổ chức chiến dịch truyền
thông lồng ghép; (11) Chi phí liên quan thực hiện dịch vụ sàng lọc trước
sinh, sàng lọc sơ sinh, tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.
+ Khoản 4, Điều 34 các nội
dung và mức chi về (1) Kiểm tra, giám sát; hỗ trợ kỹ thuật (2) Hội nghị, hội
thảo sơ kết, tổng kết; (3) Thuê chuyên gia; (4) Xây dựng tài liệu...
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố
- Bố trí ngân sách địa phương
để triển khai các nhiệm vụ của Dự án, Tiểu dự án tại địa phương; thường xuyên
đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thuộc tỉnh đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm
vụ của Chương trình.
- Về thực hiện chính sách
theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP của Chính phủ: đề nghị các địa phương đảm bảo
nguồn kinh phí hỗ trợ cho đối tượng theo quy định; bố trí kinh phí các hoạt động
cho các đơn vị thực hiện theo nhiệm vụ đã được quy định tại các thông tư hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP .
|
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Không có kiến nghị, đề xuất./.
|
PHỤ LỤC SỐ 06.2
TRẢ LỜI NỘI DUNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA CÁC TỈNH/THÀNH
PHỐ VÀ BỘ, NGÀNH THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
(Kèm theo Báo cáo số 139/BC-UBDT ngày 24/01/2025 của Ủy ban Dân tộc)
Các tỉnh/cơ quan
|
Nội dung kiến nghị, đề xuất
|
Nội dung trả lời
|
|
Bình Định, Đắk Nông, Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Ninh Thuận,
Sóc Trăng, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân
hàng nhà nước Việt Nam
|
Sớm trình Thủ tướng Chính phủ
Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ
tướng Chính phủ; đề xuất điều chỉnh, sửa đổi phạm vi, đối tượng, nội dung, tổ
chức thực hiện của một số nội dung, tiểu dự án, dự án quy định tại Quyết định
số 1719/QĐ-TTg .
|
Ngày 31/7/2024, Ủy ban Dân tộc
đã trình Thủ tướng Chính phủ Tờ trình số 1358/TTr-UBDT về việc đề nghị thành
lập Hội đồng thẩm định nhà nước, thẩm định Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương
trình MTQG DTTS&MN. Ngày 21/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 878/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định
Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình MTQG DTTS&MN và Hội đồng đã họp thẩm
định. UBDT đang phối hợp chặt chẽ với Hội đồng thẩm định nhà nước để sớm hoàn
thành thẩm định Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình MTQG DTTS&MN theo Kết
luận của Hội đồng.
|
|
TP. Hà Nội, Quảng Ninh
|
- Nghiên cứu và sớm có chỉ đạo,
định hướng công tác xây dựng chỉ tiêu Chương trình MTQG DTTS&MN giai đoạn
2026 - 2030.
- Sớm tham mưu Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo và chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành chức năng sớm hướng dẫn
việc xây dựng Chương trình MTQG DTTS&MN, giai đoạn II: từ năm 2026 đến
năm 2030 (theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 ) để
các địa phương chủ động xây dựng chương trình, đề án và kịp thời xây dựng kế
hoạch đầu tư công trung hạn thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 (nhất
là với các địa phương được Trung ương giao chủ động sử dụng ngân sách địa
phương để thực hiện Chương trình).
|
Trên cơ sở kết quả các Hội
nghị đánh giá Chương trình, Ủy ban Dân tộc sẽ xây dựng Báo cáo Thủ tướng
Chính phủ về Kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn I, đề xuất nội dung, giải
pháp Chương trình giai đoạn II, trong đó đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Ủy
ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương xây dựng Báo cáo
nghiên cứu khải thi Chương trình giai đoạn II (2026 - 2030).
Sau khi được Thủ tướng Chính
phủ giao nhiệm vụ, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với các Bộ ngành đẩy nhanh tiến
độ hướng dẫn các địa phương.
|
|
Quảng Ninh, An Giang
|
Sớm hướng dẫn, triển khai thực
hiện thí điểm dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng
bá sản vật vùng đồng bào DTTS và miền núi” tại 04 địa phương (trong đó có tỉnh
Quảng Ninh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021
|
Nội dung này đã được hướng dẫn
tại khoản 11, Điều 1 Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 của Ủy ban
Dân tộc.
|
|
Hướng dẫn thực hiện một số nội
dung về chi thăm hỏi, chúc mừng, tặng quà, động viên, gặp mặt đối với một số
đơn vị, cá nhân là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị định số 127/2024/NĐ-CP
ngày 10/10/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2021 của Chính phủ về công tác dân tộc.
|
Nghị định số 127/2024/NĐ-CP
ngày 10/10/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc đã bổ sung
quy định “Chi thăm hỏi, chúc mừng, tặng quà, động viên, gặp mặt đối với một số
đơn vị, cá nhân là người dân tộc thiểu số” tại Điều 12a và giao Ủy ban Dân tộc
hướng dẫn thực hiện các quy định tại điểm đ, h, i, k khoản 1 Điều này. Thực
hiện quy định nêu trên, ngày 03/12/2024 Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định
số 831/QĐ-UBDT về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 127/2024/NĐ-CP
ngày 10/10/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP
ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc. Vì phải hướng dẫn dưới
hình thức là văn bản quy phạm pháp luật do vậy, Lãnh đạo Ủy ban đã giao Vụ
Chính sách dân tộc chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị xây dựng “Thông tư hướng
dẫn thực hiện điểm đ, h, i, k khoản 1 Điều 12a Nghị định số 127/2024/NĐ-CP”
trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
|
|
Kon Tum
|
- Hiện nay có nhiều văn bản
quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình do các cơ quan Trung
ương ban hành, hướng dẫn, đề nghị các bộ, ngành chủ quản chương trình MTQG
nghiên cứu, tổng hợp, hợp nhất các văn bản quản lý, điều hành, tổ chức thực
hiện chương trình để địa phương dễ dàng nghiên cứu, áp dụng đồng bộ.
|
Mỗi Thông tư, văn bản hướng dẫn
do 01 Bộ ban hành. Do vậy việc hợp nhất các văn bản không đảm bảo Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban Dân tộc đã tổng hợp chung và phối hợp
với các Bộ, cơ quan trung ương xây dựng các sổ tay hướng dẫn gửi địa phương.
|
|
- Nghiên cứu, thống nhất các
bộ, cơ quan Trung ương về chế độ, hình thức, hệ thống mẫu, biểu báo cáo các
Chương trình MTQG; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong báo cáo kết
quả thực hiện các chương trình, trong đó đề nghị phân cấp việc thực hiện chế
độ báo cáo đến cấp cơ sở (huyện, xã) để đảm bảo tính thường xuyên, liên tục của
thông tin, số liệu báo cáo.
|
Hệ thống mẫu biểu và quy
trình báo cáo đã được quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT. Ủy ban Dân tộc
đang nghiên cứu ứng dụng phần mềm trong quản lý Chương trình.
|
|
Bình Định, Hà Giang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
* Đối với Dự án 1:
- Đề nghị tăng mức hỗ trợ
chuyển đổi nghề phù hợp với tình hình thực tế ngành, nghề tại địa phương.
- Đề nghị Trung ương xem xét
sớm ban hành văn bản mới thay thế Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 để
các địa phương có cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện cho vay vốn chính sách
tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ- CP ngày 26/4/2022 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Đề nghị bổ sung Quyết định
số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng hưởng
hỗ trợ là “hộ cận nghèo dân tộc thiểu số” để thống nhất với chính sách
hỗ trợ nhà ở của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và giảm bớt khó khăn
cho các hộ DTTS thuộc nhóm cận nghèo khi xây dựng nhà ở.
- Đối với thực hiện chính
sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN theo Nghị định số
28/2022/NĐ-CP: Đề nghị Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc (cơ quan chủ quản chương
trình MTQG) khẩn trương tham mưu, báo cáo Chính phủ xem xét, bố trí nguồn vốn
cho NHCSXH triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số
28/2022/NĐ-CP cho giai đoạn 2024-2025, để nguồn vốn tín dụng chính sách được
thông suốt, đảm bảo tính khả thi của chính sách được ban hành và người dân, đặc
biệt là hộ đồng bào DTTS&MN được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng
và Nhà nước.
|
- Ủy ban Dân tộc tiếp thu, rà
soát và phối hợp với cơ quan chủ dự án tham mưu nội dung đề xuất của địa
phương.
- Ủy ban Dân tộc đã hoàn thiện
hồ sơ trình Hội đồng thẩm định Nhà nước, trong đó có đề xuất sửa đổi nội dung
theo kiến nghị của địa phương.
- Ủy ban Dân tộc đang và sẽ
tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước - cơ quan chủ trì đề xuất về tín dụng
chính sách, tham mưu về nội dung này.
|
|
Lào Cai
|
- Sớm có hướng dẫn các địa phương
hoặc tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí đánh giá phân định thôn đặc
biệt khó khăn; phân định xã theo 3 khu vực làm cơ sở cho các địa phương thực
hiện. Vì hiện nay, để đánh giá, xã, thôn, nếu căn cứ theo tiêu chí tại Quyết
định 33/QĐ-TTg thì tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo (là chuẩn nghèo của giai đoạn
2016- 2020) sẽ không phù hợp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa
phương rà soát, đánh giá phân định lại các xã theo 3 khu vực tại thời điểm
này, sau khi bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 năm 2024 để có cơ sở xây dựng kế
hoạch thực hiện chính sách dân tộc, thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN
năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
|
- Theo yêu cầu của Quốc hội,
Chính phủ phải xây dựng và ban hành tiêu chí phân định 3 khu vực trong năm
2020. Tại thời điểm xây dựng, Chính phủ chưa ban hành chuẩn nghèo giai đoạn
2021-2025. Do vậy phải căn cứ chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020. Chuẩn nghèo
giai đoạn 2021-2025 so với giai đoạn 2016-2020 cơ bản thay đổi mức thu nhập hộ
gia đình nông thôn từ 700.000 đồng lên 1.000.000 đồng nên cơ bản không ảnh hưởng
đến việc lựa chọn địa bàn khó khăn nhất.
- Thời gian xây dựng và ban
hành tiêu chí, tổ chức rà soát của các địa phương khoảng 12 tháng. Quốc hội
đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 tại kỳ họp thứ 8, tháng
11/2024. Do vậy, việc ban hành tiêu chí mới, tổ chức rà soát lại phân định 3
khu vực hiện nay là không khả thi, ảnh hưởng đến triển khai thực hiện chính
sách hiện hành. Đồng thời, cơ bản các thôn, xã khó khăn nhất vẫn thuộc diện
ĐBKK và đang thụ hưởng chính sách. Riêng đối với các địa bàn ảnh hưởng cơn
bão số 3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143/NQ- CP ngày 17/9/2024 để hỗ trợ
khắc phục hậu quả. Việc rà soát danh sách thôn, xã Ủy ban Dân tộc đang thực
hiện đúng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó năm 2024 đã bổ sung
tỉnh Lào Cai 02 phường thuộc khu vực I, 02 thôn ĐBKK và 21 thôn thuộc vùng
dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đã báo cáo Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ để xây dựng tiêu chí phân định vùng DTTS&MN giai đoạn
2026-2030, hoàn thành trong năm 2025 để các địa phương tổ chức rà soát, xác định
làm cơ sở cho xây dựng, áp dụng chính sách giai đoạn tiếp theo.
|
|
Ninh Bình, Bình Dương, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp
|
- Đề nghị cấp có thẩm quyền
quan tâm, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác dân tộc, cán bộ có liên
quan đến việc thực hiện các dự án của Chương trình MTQG DTTS&MN.
|
Tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định
số 05/2011/NĐ- CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định: “Các Bộ, ngành,
địa phương có trách nhiệm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội
ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/03/2016 về phê duyệt
|
|
|
- Phối hợp để tổ chức
bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức làm công tác dân
tộc các cấp giai đoạn 2021 – 2025.
- Xây dựng, quy hoạch, bổ nhiệm
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi, bảo đảm về số lượng và chất lượng.
|
Đề án phát triển đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới. Đề nghị các bộ, ngành,
địa phương căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện.
|
|
Khánh Hòa
|
Hiện nay, trên địa bàn vùng đồng
bào DTTS&MN đang triển khai thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia,
trong đó Chương trình MTQG DTTS&MN và Chương trình giảm nghèo có nhiều nội
dung thực hiện giống nhau cả về nội dung, đối tượng nhưng mức hỗ trợ thì khác
nhau; mặt khác, hiện nay đang thực hiện tinh gọn tổ chức, bộ máy và theo đó, Chương
trình MTQG giảm nghèo sẽ chuyển về cho Ủy ban Dân tộc thực hiện. Đề nghị Ủy
ban Dân tộc và các bộ ngành trung ương nghiên cứu ghép 02 Chương trình này lại
thành một Chương trình, trong đó có phân định vùng đồng bào DTTS&MN sẽ ưu
tiên và hỗ trợ nhiều hơn... để giảm đầu mối, giảm thủ tục hành chính, tránh
chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương quản lý, điều hành và thực
hiện.
|
Ủy ban Dân tộc ghi nhận và sẽ
nghiên cứu đề xuất của địa phương. Trên cơ sở chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với các Bộ, cơ quan trung
ương và địa phương đề xuất giải pháp phù hợp nhằm triển khai đồng bộ các
chính sách của 02 Chương trình MTQG.
|
|
Trong năm 2025 cần tập trung hoàn
thành việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới những cơ chế, chính
sách nhất quán, đồng bộ, dễ hiểu, dễ làm, tăng cường phân cấp, phân quyền và
trách nhiệm cho địa phương để triển khai giai đoạn 2026 - 2030 ngay sau khi
Quốc hội và Chính phủ phê duyệt Chương trình, tránh tình trạng còn phải chờ đợi
cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành. Việc ban
hành các văn bản của các bộ ngành trung ương cần có sự thống nhất, tránh xung
đột, rõ ràng, cố gắng hạn chế viện dẫn và các điều kiện ràng buộc... để tạo
thuận lợi cho địa phương thực hiện.
|
Ủy ban Dân tộc tiếp thu và sẽ
nghiên cứu, tổng hợp trong thiết kế, xây dựng Chương trình giai đoạn 2026 -
2030.
|
|
Nhiệm vụ quan trọng, có yếu tố
quyết định sự thành công của Chương trình trong những năm đến là nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo bền vững và để đạt được mục
tiêu “thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của
cả nước (tối thiểu bằng 1/2 bình quân chung cả nước)” thì cần có những chính
sách ưu đãi đủ mạnh về đất đai, thuế, vốn tín dụng, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ sản
xuất... để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển và mở rộng sản xuất
kinh doanh ở vùng đồng bào DTTS&MN, đây là vấn đề mấu chốt để xây dựng,
hình thành và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; giải quyết tình trạng
thiếu đất sản xuất, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, nâng cao thu nhập và
tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững cho vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi.
|
Ủy ban Dân tộc tiếp thu và sẽ
nghiên cứu, tổng hợp trong thiết kế, xây dựng Chương trình giai đoạn 2026 -
2030.
|
|
Tập trung hỗ trợ phát triển sản
xuất, nhất là phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vì đây là phương thức sản
xuất tất yếu, có tính bền vững của sản xuất hàng hoá nói chung và ngành nông
nghiệp nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, cần có những chính
sách hỗ trợ thông thoáng hơn, kích thích sự ham muốn, tạo động lực mạnh mẽ để
doanh nghiệp và mọi người dân ở vùng đồng bào DTTS&MN đều được tham gia,
trong đó hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ nhiều hơn để huy động được nguồn lực
của doanh nghiệp và Nhân dân tham gia vào Chương trình, hình thành phong trào
của toàn dân thi đua lao động sản xuất, tương thân tương ái, hỗ trợ giúp nhau
cùng phát triển.
|
Ủy ban Dân tộc tiếp thu và sẽ
nghiên cứu, tổng hợp trong thiết kế, xây dựng Chương trình giai đoạn 2026 -
2030.
|
|
Nghị quyết số 111/2024/QH15
ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện
các chương trình MTQG đã tạo rất nhiều thuận lợi cho các địa phương chủ động
triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình đã đề ra, phù hợp với thực
tế của từng địa phương, nhất là ở cấp xã; tiến độ giải ngân nguồn vốn, nhất
là vốn sự nghiệp khá tốt so với trước đó. Vì vậy, cần xem xét điều chỉnh và bỏ
nội dung “Tiêu chí phân bổ vốn thực hiện từng Dự án” tại Quyết định số
39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỉ lệ vốn
đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 -
2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025.
|
Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg
ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu
chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỉ lệ vốn đối ứng của ngân
sách địa phương thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ
năm 2021 – 2025 là căn cứ để phân bổ nguồn lực của Chương trình cấp trung
ương. Việc phân bổ nguồn lực tại địa phương thực hiện theo nguyên tắc, tiêu
chí, định mức phân bổ của từng tỉnh. Đề nghị các địa phương căn cứ thực hiện.
|
|
Theo Nghị định số
38/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định địa bàn thực hiện là “Địa bàn đặc biệt
khó khăn, khó khăn, các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các Chương trình
MTQG”; đồng thời, theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy
định địa bàn thực hiện là: “Các xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi”. Tuy nhiên, tại Khoản 10, Điều 1 Thông tư số 02/2023/TT-UBDT
ngày 21/8/2023 của Ủy ban Dân tộc quy định thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất
cộng đồng chỉ ở “Địa bàn tại các xã ĐBKK, thôn ĐBKK thuộc vùng đồng bào
DTTS&MN” là chưa phù hợp với Nghị định số 38/2023/NĐ-CP và Quyết định
1719/QĐ-TTg ; mặt khác, hiện nay tại địa bàn các xã khu vực I, II vẫn còn nhiều
hộ nghèo, cận nghèo cần được hỗ trợ phát triển sản xuất để vươn lên thoát
nghèo. Đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm điều chỉnh, bổ sung Thông tư số 02/2023/TT-
UBDT cho phù hợp với quy định pháp luật và thực tế.
|
Nguyên tắc và mục tiêu của Chương
trình là phát triển sản xuất mang tính bền vững, cần triển khai các chuỗi
liên kết để đảm bảo hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, dài hạn. Do vậy, đề nghị
các địa phương quan tâm hơn nữa trong xây dựng và triển khai các dự án phát
triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Do vậy, chỉ thực hiện các dự án phát triển
sản xuất cộng đồng đối với địa bàn đặc biệt khó khăn.
|
|
Để công tác tuyên truyền vận
động hiệu quả thì trước hết cần tập trung xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
tham gia thực hiện Chương trình và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác
tuyên truyền, vận động ở cơ sở hội đủ các tiêu chuẩn: Kiên trì, trách nhiệm,
sâu sát, gần dân, hiểu biết văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý của
đồng bào DTTS nơi mình công tác; có kiến thức về công tác dân tộc, có kỹ năng
tốt về tuyên truyền, vận động, nói dân tin, dân làm theo. Theo đó, phải có
chính sách hỗ trợ thoả đáng, phù hợp với thực tế tình hình hiện nay cho đội
ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động nhất là ở thôn, bản, làng... để
động viên, khuyến khích cán bộ không hưởng lương trực tiếp tham gia làm công
tác tuyên truyền, vận động.
|
Ủy ban Dân tộc tiếp thu và sẽ
nghiên cứu, tổng hợp trong thiết kế, xây dựng Chương trình giai đoạn 2026 -
2030.
|
|
Quảng Nam
|
1. Cho ý kiến bằng văn bản về
việc cấp xã không đủ năng lực làm chủ đầu tư nguồn vốn duy tu bảo dưỡng và có
văn bản đề nghị UBND huyện giao cho cơ quan, đơn vị chức năng huyện thụ hưởng
Chương trình thực hiện chủ đầu tư nguồn vốn duy tu bảo dưỡng.
2. Đối với đề xuất nội dung
cơ chế, chính sách đặc thù chương trình giai đoạn 2026 - 2030.
- Cơ chế chính sách đặc thù đối
với hộ dân sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở đất, lũ quét khi di chuyển đến
nơi ở mới an toàn.
- Đề xuất quy định tỷ lệ % mức
chi phí quản lý chương trình và nguồn kinh phí thực hiện.
|
1. Đề nghị địa phương chủ động
thực hiện theo quy định về phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Ủy ban Dân tộc tiếp thu,
nghiên cứu tổng hợp vào nội dung đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030.
|
|
Bình Định
|
* Đối với Dự án 3:
- Tên Nội dung 1 “Hỗ trợ
phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị” của Tiểu dự án 2 trùng với tên của
một hình thức hỗ trợ trong Nội dung 1, gây khó khăn, nhầm lẫn trong quá trình
triển khai thực hiện. Do đó, đề nghị sửa tên Nội dung 1 của Tiểu dự án 2
thành “Hỗ trợ phát triển sản xuất”.
- Sớm có văn bản hướng
dẫn cụ thể thực hiện nội dung số 03 Tiểu dự án 2 Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự
kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN.
|
- Mục tiêu của Chương trình
là đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ PTSX theo chuỗi giá trị, đề nghị địa phương quan
tâm thực hiện theo đúng nguyên tắc, mục tiêu của Chương trình.
- Nội dung này đã được hướng
dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT-UBDT và Thông tư số 55/2023/TT-BTC .
|
|
* Đối với Dự án 5:
Nâng mức hỗ trợ đào tạo trình
độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư
số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016; Bổ sung đối tượng thụ hưởng Chương trình:
Trung tâm Giáo dục nghiệp - Giáo dục thường xuyên, vì đây là cơ sở
công lập thuộc UBND cấp huyện và có liên quan trong tất cả các nội dung đến
phát triển giáo dục nghề nghiệp.
|
Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp thu,
rà soát và phối hợp với cơ quan chủ dự án tham mưu nội dung đề xuất của địa
phương. Riêng Trung tâm Giáo dục nghiệp - Giáo dục thường xuyên đã được
Bộ chủ quản và các Bộ ngành trả lời địa phương.
|
|
Quảng Ninh
|
Tham mưu Thủ tướng Chính phủ
ban hành về tiêu chí xếp loại xã miền núi, vùng cao để thay thế các quyết định
đã ban hành trước năm 2000 để làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chính sách
dân tộc trong giai đoạn mới.
|
Theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tham mưu
cho Chính phủ về đánh giá, đề xuất phân định miền núi, vùng cao cho thời gian
tới. Ngày 03/4/2024, Chính phủ đã có Tờ trình số 126-TTr- CP gửi Ủy ban Thường
vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Như vậy, ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc
hội có ý kiến chỉ đạo, Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ thực hiện các nội dung tiếp theo.
|
|
Bình Định, Đắk Nông
|
* Đối với Dự án 9: Đối với
Tiểu dự án 1:
- Đề nghị sớm có văn bản hướng
dẫn thực hiện, để địa phương chủ động thực hiện hoặc có phương án điều chỉnh
kinh phí, đảm bảo hiệu quả nguồn vốn và tỷ lệ giải ngân Chương trình.
- Hướng dẫn thực hiện Tiểu dự
án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn,
dân tộc có khó khăn đặc thù (hiện nay đang tạm dừng triển khai thực hiện); sớm
tổng hợp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách xã, thôn đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào DTTS&MN để các địa phương có cơ sở, căn cứ triển khai thực
hiện.
|
Ủy ban Dân tộc đã đề xuất
trong nội dung sửa đổi Quyết định 1719/QĐ-TTg trình Hội đồng thẩm định Nhà nước.
|
|
Đắk Nông
|
Thực hiện số hóa việc thực hiện
chế độ thông tin, báo cáo theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của
Ủy ban Dân tộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong công tác
theo dõi, quản lý và thực hiện báo cáo định kỳ.
|
Ủy ban Dân tộc đã và đang
nghiên cứu ứng dụng phần mềm quản lý Chương trình MTQG DTTS&MN để tạo thuận
lợi cho địa phương và các cơ quan, đơn vị trong công tác theo dõi, quản lý và
thực hiện báo cáo định kỳ.
|
|
|
|
Về công tác tổ chức cán bộ: Để
công tác tiếp nhận Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ, chuyển chức năng, nhiệm vụ về
giảm nghèo của Sở Lao động, Thương binh và xã hội về Ban Dân tộc được thống
nhất và phù hợp với các quy định từ Trung ương đến địa phương; kiến nghị với Ủy
ban Dân tộc sớm có văn bản hướng dẫn để Ban Dân tộc có cơ sở trình UBND tỉnh
điều chỉnh sửa đổi, bổ sung một số Điều về chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân tộc
(điều chỉnh Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND).
|
Ngày 18/12/2024, Ban Chỉ đạo
về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ đã có Văn bản số
24/CV-BCDDTKNQ18 về định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gửi các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở đó, đề nghị tỉnh thực hiện theo định
hướng của Trung ương.
Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang
trong quá trình thực hiện tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, tinh gọn tổ
chức bộ máy theo định hướng chỉ đạo của Trung ương. Sau khi được cấp có thẩm
quyền quyết định thông qua, Ủy ban Dân tộc sẽ tham mưu thực hiện theo quy định.
|
|
Gia Lai
|
Nghị định số 75/2023/NĐ-CP
ngày 19/10/2023 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
146/2018/NĐ-CP ngừng hỗ trợ 70% mức đóng BHYT từ 01/11/2026 cho “người dân tộc
thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc
biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2016- 2020 mà
các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực 77, khu vực III, thôn đặc
biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Vì vậy, đề nghị Ủy ban Dân tộc phối hợp với
các bộ, ngành có liên quan tham mưu cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy định đối
tượng trên vào nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT, đảm bảo đối
tượng tham gia BHYT được duy trì bền vững nhằm tạo điều kiện cho đồng bào
DTTS tiếp cận dịch vụ y tế, khám, chữa bệnh thông qua chính sách BHYT, góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về phê duyệt đề
án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai
đoạn 2021-2030 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025: 98% đồng bào DTTS tham gia
BHYT.
|
Để giảm bớt khó khăn, tránh
việc dừng đột ngột chính sách, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP
tiếp tục hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm y tế trong vòng 36 tháng kể từ ngày
01/11/2023 cho người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực
II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các
xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ; tức là sẽ dừng hỗ trợ tại thời điểm 01/11/2026. - Theo quy định của Luật
sửa đổi một số điều của Luật bảo hiểm y tế số vừa được Quốc hội khóa 15 thông
qua quy định tại điểm g), khoản 4, Điều 12: “Người dân tộc thiểu số đang sinh
sống tại các xã được xác định không còn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo
hiểm y tế theo quy định của Chính phủ”.
Do vậy, trong quá trình xây dựng
Nghị định, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với cơ quan soạn thảo để tham mưu cho
Chính phủ đảm bảo đúng quy định của Luật số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024.
|
|
An Giang
|
Thông tin các mô hình các tỉnh
có cách làm hay trong thực hiện các dự án của Chương trình MTQG DTTS&MN.
|
Ủy ban Dân tộc đã hướng dẫn
các địa phương đánh giá Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 về nội dung này.
Tuy nhiên, tại các báo cáo của địa phương chưa thể hiện nội dung này. Ủy ban
Dân tộc ghi nhận và sẽ tiếp tục phối hợp, đôn đốc các địa phương để tổng hợp,
cung cấp đầy đủ thông tin.
|
|
Bắc Giang
|
- Hướng dẫn việc đánh giá, tổng
kết việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN.
- Hướng dẫn các tỉnh triển
khai thực hiện Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến
năm 2030.
- Ban hành Thông tư hướng dẫn,
định hướng về chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân tộc - Tôn giáo các tỉnh sau sắp
xếp, kiện toàn.
|
- Ủy ban Dân tộc đã ban hành
Văn bản số 1716/UBDT-VPCTMTQG ngày 25/9/2024 về việc đánh giá kết quả thực hiện
Chương trình MTQG DTTS&MN giai đoạn 2021-2025; đề xuất nội dung, giải
pháp giai đoạn 2026-2030.
- Ủy ban Dân tộc đã chỉ đạo
đơn vị tham mưu là Trung tâm Chuyển đổi khẩn trương nghiên cứu, tham mưu nội
dung này. Dự kiến sẽ ban hành hướng dẫn trong tháng 01/2025.
- Sau khi Chính phủ ban hành
Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Dân tộc - Tôn giáo và Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn
giáo sẽ ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan,
đơn vị.
|
|
Bắc Kạn
|
- Nội dung kiến nghị, đề xuất
thuộc Chương trình MTQG DTTS&MN tại các Văn bản: Số 1234/BDT-CSDT ngày
05/12/2023; 5379/UBND-VXNV ngày 17/8/2023; số 332/BC-UBND ngày 14/5/2024; số
332/BC-UBND ngày 14/5/2024; số 5379/UBND-VXNV ngày 17/8/2023; số 332/BC-UBND
ngày 14/5/2024; số 1260/BDT-CSDT ngày 13/12/2024; số 983/SNV-CCVC ngày
5/7/2024 của Sở Nội vụ; 332/BC-UBND ngày 14/5/2024; số 311/BDT-KHTH ngày
12/4/2024; số 332/BC-UBND ngày 14/5/2024; số 5379/UBND-VXNV ngày 17/8/2023; số
5379/UBND- VXNV ngày 17/8/2023.
- Hướng dẫn triển khai Quyết
định số 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
|
- Một số nội dung đã được Ủy
ban Dân tộc chỉ đạo cơ quan tham mưu là Văn phòng Điều phối CTMTQG trả lời,
thông tin đến địa phương; mặt khác, trong một số nội dung kiến nghị đã trùng
với câu hỏi của các địa phương khác.
- Triển khai Quyết định số
1220/QĐ-TTg, ngày 23/11/2024, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã tổ chức hội thảo
triển khai thực hiện Quyết định 1220/QĐ- TTg tại tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở kết
quả hội thảo, Thanh tra Ủy ban đã dự thảo văn bản hướng dẫn, gửi xin ý kiến
các vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban, đồng thời gửi các Ban Dân tộc các tỉnh,
thành phố vùng DTTS&MN để xin ý kiến góp ý. Thanh tra Ủy ban đang tổng hợp,
hoàn thiện văn bản hướng dẫn, dự kiến trình Lãnh đạo Ủy ban ký ban hành trong
Quý I/2025.
|
|
Bạc Liêu, Lai Châu
|
Xem xét bổ sung kinh phí cho tỉnh
để tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch đã đề ra đối với Chương trình MTQG
DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025: (i) Tổ chức thực hiện tiểu dự án 4, Dự án
5: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở
các cấp; (ii) Cấp bổ sung kinh phí sự nghiệp năm 2024 để tỉnh tiếp tục tổ chức
thực hiện Dự án 7; (iii) Cấp bổ sung kinh phí sự nghiệp năm 2024 để tổ chức
thực hiện nội dung số 2, Tiểu dự án 1, Dự án 10.
|
Kinh phí trung hạn đã giao
cho các địa phương tương ứng với các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Do vậy,
đề nghị địa phương cân đối, bố trí đối ứng Ngân sách địa phương để thực hiện
theo quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg .
|
|
Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành Trung ương tham mưu cho Chính phủ phân cấp cơ chế, chính sách thực hiện
theo từng vùng miền để đảm bảo việc áp dụng cơ chế chính sách phù hợp với đặc
điểm kinh tế - xã hội, đặc biệt với khu vực miền núi phía Bắc như tỉnh Lâm Đồng,
đề nghị điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ lệ vốn đầu tư phát triển,
giảm tỷ lệ vốn sự nghiệp do nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng, suất đầu tư lớn,
nguồn thu ngân sách địa phương còn hạn chế; trong đó, tập trung nguồn vốn đầu
tư cho những xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS và miền núi để thực hiện các dự
án trọng yếu tác động tích cực đến quá trình giảm nghèo, phát triển kinh tế -
xã hội của vùng như đường giao thông, trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, trường
lớp học; tăng định mức hỗ trợ các nội dung như hỗ trợ đất ở, nhà ở, hỗ trợ
xây dựng trường, lớp học, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, trồng
rừng, hỗ trợ học nghề...
|
|
Bình Thuận
|
Hoàn thiện và ban hành các
văn bản hướng dẫn còn khuyết thiếu trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc
gia theo sự phân công; sớm tham mưu điều chỉnh Quyết định số 1719/QĐ- TTg
ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ để địa phương có cơ sở phê duyệt dự
án Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng thí điểm 02 nhà hỏa táng cho đồng bào
DTTS tại tỉnh.
|
Ủy ban Dân tộc đã tổng hợp
trong kiến nghị Hội đồng thẩm định Nhà nước về sửa đổi Quyết định 1719/QĐ-TTg .
|
|
Đắk Lắk
|
Kiến nghị Chính phủ xem xét
tăng định mức hỗ trợ tại Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg để đảm bảo khả năng thực
hiện các nội dung như đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt phù hợp với
tình hình thực tế.
|
Định mức hỗ trợ đã được Quốc
hội thông qua trên cơ sở đối tượng thụ hưởng. Do vậy, đề nghị địa phương căn
cứ tổ chức thực hiện.
|
|
Xem xét, phân cấp cho các địa
phương tùy tình hình thực tế, nội dung, nhu cầu đầu tư đặc thù của từng địa
phương xây dựng tiêu chí, định mức phân bổ của địa phương để áp dụng triển
khai thực hiện, nhằm đảm bảo nguồn lực bố trí theo nguyên tắc, tiêu chí đảm bảo
phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư, đảm bảo việc đầu tư được trọng tâm, trọng điểm,
không dàn trải, manh mún và phát huy được tối đa hiệu quả đầu tư.
|
Việc xây dựng tiêu chí, định
mức phân bổ của địa phương do địa phương xây dựng và được quy định tại Quyết
định số 39/2021/QĐ-TTg .
|
|
Sóc Trăng
|
- Xem xét mở rộng thêm đối tượng
thụ hưởng cho hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đồng thời, xem xét, bố trí
vốn cho một số Dự án, Tiểu dự án, nội dung hỗ trợ trực tiếp theo nhu cầu đăng
ký kế hoạch vốn hằng năm của tỉnh.
- Xem xét mở rộng đối tượng hỗ
trợ đối với nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế cộng đồng
thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3 cho hộ mới thoát nghèo và địa bàn triển khai thực
hiện là trên các xã vùng đồng bào DTTS; xem xét có văn bản chấp thuận cho địa
phương triển khai đào tạo sau đại học không thông qua hình thức ký kết hợp đồng
đào tạo với cơ sở đào tạo. Địa phương chi trả học phí cho học viên dựa trên
biên lai thu học phí của các trường để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương
triển khai thực hiện Chương trình, đạt mục tiêu theo yêu cầu.
- Xem xét tham mưu Thủ tướng
Chính phủ bổ sung thêm đối tượng thụ hưởng của Chương trình tại điểm a, khoản
3, mục III Quyết định số 1719/QĐ- TTg để thực hiện Tiểu dự án 1
Dự án 3:
“- Đối tượng: (i) Hộ gia đình
đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định
tại các xã khu vực I, II, III thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, có thực
hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau: Bảo vệ, khoanh
nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch
phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng; (ii) Cộng đồng
dân cư ấp thuộc các xã khu vực I, II, III thuộc vùng đồng bào DTTS được giao
rừng theo quy định của pháp luật đang thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng
nhận khoán”.
- Xem xét, sớm ban hành văn bản
hướng dẫn tổ chức, kế hoạch phát động phong trào thi đua trong thực hiện
Chương trình làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời hướng
dẫn nội dung chi việc tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương
trình định kỳ (tháng, quý, sơ kết 06 tháng, năm) và các hội nghị đột xuất nhằm
kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắt trong thực hiện Chương trình.
|
- Định mức đã được Quốc hội
thông qua trên cơ sở đối tượng thụ hưởng. Đề nghị địa phương căn cứ tổ chức
thực hiện.
- Ủy ban Dân tộc đã trình Hội
đồng thẩm định Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ- TTg, trong
đó có nội dung kiến nghị của địa phương.
- Ủy ban Dân tộc đã trình Hội
đồng thẩm định Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ- TTg, trong
đó có nội dung theo kiến nghị của địa phương.
- Đối với phát động các phong
trào thi đua, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo chưa triển khai thực hiện
trong thời điểm này.
|
|
Thái Nguyên
|
Sớm tham mưu Thủ tướng Chính
phủ điều chỉnh sửa đổi Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG DTTS&MN theo hướng mở rộng đối
tượng, phạm vi thực hiện cho phù hợp với nhu cầu thực tế và các khó khăn, vướng
mắc gặp phải trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện để có cơ sở điều chỉnh
giải quyết các khó khăn, vướng mắc về mặt cơ chế trong thực hiện một số nội
dung/tiểu dự án/dự án của Chương trình; sớm xây dựng phần mềm kiểm tra, giám
sát, đánh giá để thực hiện Tiểu dự án 3, Dự án 10.
|
Ủy ban Dân tộc đã trình Hội đồng
thẩm định Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg , trong đó có
nội dung kiến nghị của địa phương.
|
|
Thanh Hóa
|
Bổ sung, mở rộng nội dung, đối
tượng thực hiện các dự án, như: Nội dung hỗ trợ sửa chữa nhà ở (DA1); đối tượng
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (DA5); Nhóm đối tượng
là người truyền dạy văn hóa phi vật thể người dân tộc thiểu số chưa được công
nhận là nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được hưởng các chế độ, chính sách
trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và
đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận (DA6); Bổ sung đối tượng là
Trạm y tế xã, Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực; Nhân viên bệnh
viện đa khoa huyện, bệnh viện đa khoa khu vực (DA7)...
|
Ủy ban Dân tộc đã trình Hội đồng
thẩm định Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg , trong đó có
nội dung theo kiến nghị của địa phương.
|
|
- Quy định việc phê duyệt
danh sách người có uy tín của các huyện không cần phải xin ý kiến thẩm định,
thống nhất của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh và các ngành chức năng có liên
quan mà giao cho Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện xin ý kiến của các ngành,
đơn vị cùng cấp để tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định công nhận danh
sách người có uy tín của huyện.
- Đề nghị bỏ quy định Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy định về thời gian tổ chức, số lượng lớp, số người có uy
tín tham dự, cấp tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức mà giao
cho các huyện, các sở, ngành, đơn vị có liên quan tự quyết định các nội dung
phù hợp với nguồn kinh phí được phân bổ, phù hợp với thực tế của địa phương,
đơn vị và đảm bảo các quy định hiện hành về chính sách đối với người có uy
tín.
|
Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp thu,
rà soát và phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu, xử lý theo quy định.
|
|
Thực hiện Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số
vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Đề nghị Ủy ban Dân tộc hướng
dẫn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức sau khi Ban Dân
tộc các tỉnh tiếp nhận Ban Tôn giáo của Sở Nội vụ và bộ phận thực hiện chức
năng QLNN về công tác giảm nghèo thuộc phòng Bảo trợ Xã hội của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
|
- Sau khi Chính phủ ban hành
Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Dân tộc - Tôn giáo và Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn
giáo sẽ ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan,
đơn vị.
Đối với việc tiếp nhận nhiệm
vụ “giảm nghèo” thuộc ngành, lĩnh vực của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội,
thực hiện chủ trương của Ban Chỉ đạo Chính phủ về tổng kết NQ18 tại Công văn
06/CV-BCĐTKNQ18 ngày 12/01/2025 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết
NQ18-NQ/TW về bổ sung hoàn thiện Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của
Chính phủ, có chỉ đạo chuyển nhiệm vụ “giảm nghèo” từ Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội về Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Vì vậy, đề nghị Ban Dân tộc tỉnh
nghiên cứu tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét việc chuyển nhiệm vụ “giảm
nghèo” trong quá trình thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo.
|
|
Bộ Nội vụ
|
Chính sách dân tộc và chính
sách tôn giáo có nhiều điểm tương đồng trong công tác của hai lĩnh vực này.
Do vậy, cần tăng cường mối quan hệ và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong
việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ này
|
Hiến pháp nước CHXHCN Việt
nam đã nêu rõ:
- Các dân tộc bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,
chia rẽ dân tộc. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều
kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.
- Mọi người có quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo
bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Như vậy, cả 2 lĩnh vực dân tộc và tôn
giáo đã được Hiến định, hướng đến mục tiêu chung là đoàn kết dân tộc và được
Nhà nước hỗ trợ thông qua hệ thống các chính sách dân tộc, chính sách tôn
giáo. Ủy ban Dân tộc thống nhất với Bộ Nội vụ và sẽ chỉ đạo các đơn vị chức
năng từ Trung ương đến địa phương tiếp tục tăng cương, phối hợp chặt chẽ để
thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách tôn giáo
trong đồng bào DTTS.
|
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
|
Nghiên cứu, rà soát, đề xuất
cơ chế phù hợp áp dụng các xã khu vực III sau khi được công nhận đạt chuẩn
Nông thôn mới (điều chỉnh, sửa đổi Điều 3 Quyết định 861/QĐ-TTg ngày
04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu
vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2025), báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định, để đảm bảo lợi ích tối đa cho người dân, nhất
là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống trên địa bàn các xã khu vực III, khuyến
khích đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn đặc biệt khó khăn, góp phần
hoàn thành mục tiêu chung của Chương trình MTQG DTTS&MN.
|
1. Theo quy định của pháp luật
hiện hành:
- Quan điểm chỉ đạo của Quốc hội
tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 là ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập
trung cho địa bàn đặc biệt khó khăn, ĐBKK.
- Nghị quyết 28/NQ của Chính
phủ quy định: địa bàn ĐBKK gồm xã khu vực III, thôn ĐBKK; địa bàn khó khăn gồm
xã khu vực II; địa bàn tương đối phát triển gồm xã khu vực I.
- Quyết định 33/2020/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ quy định xã đạt chuẩn NTM là xã khu vực I (địa bàn tương
đối phát triển)
- Luật bảo hiểm y tế, các Nghị
định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thụ
hưởng áp dụng với địa bàn khó khăn, ĐBKK.
2. Theo kết quả đánh giá của
các địa phương đối với xã khu vực II, khu vực III đạt chuẩn nông thôn mới:
- Trước khi xã đạt chuẩn NTM:
(i) Tổng số đối tượng nhận hỗ trợ là 1.227.968 đối tượng; (ii) Tổng kinh phí
hỗ trợ là 1.507 tỷ đồng.
|
|
|
|
- Sau khi xã đạt chuẩn NTM:
(i) Tổng số đối tượng nhận hỗ trợ là 743.009 đối tượng; (ii) Tổng kinh phí hỗ
trợ là 1.295 tỷ đồng.
Như vậy: (i) Về quy định pháp
luật: Nếu sửa đổi, ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các xã
không thuộc diện khó khăn, ĐBKK tiếp tục thụ hưởng chính sách sẽ trái với Luật,
Nghị định của Chính phủ. (ii) Về thực tế: xã khu vực II, khu vực III đạt chuẩn
NTM thôi hưởng các chính sách của xã khu vực II, khu vực III. Các thôn ĐBKK
đã được phê duyệt tại Quyết định 612 vẫn tiếp tục được thụ hưởng chính sách.
Do vậy, về cơ bản các đối tượng khó khăn, ĐBKK vẫn đang tiếp tục thụ hưởng
chính sách (thể hiện qua so sánh số kinh phí nhà nước đang tiếp tục hỗ trợ
cho các xã khu vực II, khu vực III đã đạt chuẩn NTM ở trên).
Do đó, cả về quy định pháp luật
và thực tế những nơi khó khăn, ĐBKK vẫn đang được ưu tiên hỗ trợ theo đúng
quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội.
|
|
Bộ Tài chính
|
1. Đề nghị Ủy ban Dân tộc,
các Bộ, cơ quan Trung ương được giao quản lý Chương trình, Dự án, Tiểu Dự án
của Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025 tiến hành tổng kết, đánh giá kết
quả thực hiện. Trên cơ sở đó, thống nhất phạm vi, nhất là về địa bàn, đối tượng
thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 từ khâu xây dựng các báo cáo
trình các cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội (theo Nghị quyết số 120/2020/QH14
ngày 19/6/2020, năm 2025 tổng kết việc thực hiện Chương trình giai đoạn I,
trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình giai đoạn II từ
năm 2026 - 2030).
2. Đề nghị Ủy ban Dân tộc kịp
thời báo cáo cấp có thẩm quyền duy trì, mở rộng những chính sách đem lại ổn định
đời sống cho đồng bào DTTS, hỗ trợ học sinh những vùng có điều kiện kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn; nhân rộng mô hình hỗ trợ gạo cho các Dự án trồng rừng
vì tính hiệu quả thiết thực, góp phần ứng phó với sự biến đổi khí hậu, tạo
công ăn việc cho người dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, bảo vệ,
phát triển tài nguyên rừng gắn với phát triển kinh tế vùng khó khăn, bảo đảm
công tác an sinh xã hội, phát triển trên địa bàn.
|
1. Ủy ban Dân tộc đang phối hợp
với các Bộ ngành tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn I,
đề xuất nội dung, giải pháp cho Chương trình giai đoạn II, trong đó có nội
dung kiến nghị của Bộ Tài chính. Trên cơ sở kết quả đánh giá, UBDT sẽ báo cáo
Thủ tướng Chính phủ về các nội dung, giải pháp của Chương trình giai đoạn II
- 2026-2030.
2. Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục
phối hợp với các cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án và địa phương rà soát,
đánh giá và nghiên cứu điều chỉnh trong giai đoạn I và đề xuất hoàn thiện các
chính sách này trong giai đoạn II.
|
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra,
đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN và các chương trình,
đề án, dự án do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
|
Đối với việc thực hiện Chương
trình MTQG DTTS&MN đã được tại Thông tư số 01/2022/TT- UBDT của Ủy ban
Dân tộc. Quá trình thực hiện các đề án dự án do Thủ tướng Chính phủ giao, Ủy
ban Dân tộc sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ,
ngành liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
|
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Để công tác quản lý nhà nước
về chuyển đổi số, an toàn thông tin được giảm dần khoảng cách giữa các tỉnh
trong cả nước đặc biệt đối với những khu vực đồng bào DTTS, đề nghị tăng cường
sự quan tâm, đầu tư và tạo điều kiện lồng ghép các nội dung về thúc đẩy công
nghệ thông tin, chuyển đổi số nói chung và an toàn thông tin nói riêng cho
các khu vực này trong nội dung các chương trình, dự án, đề án./.
|
Ủy ban Dân tộc thống nhất với
ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông.
|
|
[1] 25/52 tỉnh thuộc
vùng đồng bào DTTS&MN.
[2] Trong đó có Chương
trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” theo phát động của Thủ tướng Chính
phủ (Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương
triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước); Công điện số
117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm,
nhà dột nát trên phạm vi cả nước và Đề án hỗ trợ nhà ở của Bộ Công an và của địa
phương.
[3] Thủ tướng Chính phủ
đã xuất cấp hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương để hỗ trợ
cho Nhân dân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và trong thời gian giáp hạt
năm 2024 theo các Quyết định: Số 136/QĐ-TTg ngày 01/02/2024; số 141/QĐ-TTg ngày
02/02/2024; số 146/QĐ-TTg ngày 03/02/2024; số 147/QĐ-TTg ngày 03/02/2024; số
465/QĐ-TTg ngày 30/5/2024 và số 508/QĐ-TTg ngày 13/6/2024; thực hiện kế hoạch
thăm và tặng 12.600 suất quà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết
Giáp Thìn 2024.
[4] Các tỉnh phía Bắc,
miền Trung bị thiệt hại nghiêm trọng do bão, lũ, nhất là các cơn bão số 3, số
6; các tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung bị hạn, mặn, thiếu nước
sinh hoạt.
[5] Trao quà cho người
dân khó khăn, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn...; khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tặng thẻ
BHYT, xây dựng cầu, đường nông thôn… hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ nghèo, khó khăn,
giúp phụ nữ phát triển kinh tế.
[6] Nghị quyết số
143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc
phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh
khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát
tốt lạm phát.
[7] Giá cả một số loại
mặt hàng nông sản nhìn chung cao hơn cùng kỳ năm trước, nhất là loại nông sản
xuất khẩu như: lúa, cà phê, sầu riêng, dừa tươi...
[8] Nhất là tại các tỉnh,
thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh:
Bình Dương, Đồng Nai.
[9] Khoảng trên 900 vụ
thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất, nhất là bờ sông, đê biển, phải di dời nhà ở đến
nơi an toàn tại các địa phương: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu
Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Bình Thuận...
[10] Triều cường kết
hợp mưa lớn, Nam bộ có nơi bị ngập úng; hiện triều cường ở Nam bộ vượt báo động
3 gây ngập lụt nhiều nơi, đợt triều cường rằm tháng 9 âm lịch là đợt triều cường
cao nhất trong năm.
[11] Các tỉnh: Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, tính đến ngày 26/11, mưa lớn gây thiệt hại
như sau: 02 người bị thương (Thừa Thiên Huế); 06 nhà bị hư hỏng (Thừa Thiên Huế
01, Quảng Nam 01, Quảng Ngãi 04); 139 nhà bị ngập (Quảng Ngãi); 338 con gia
súc, gia cầm bị thiệt hại (Quảng Ngãi 330, Quảng Nam 08); Về giao thông: Tỉnh
Thừa Thiên Huế: ngập một số tuyến đường tỉnh (Đường tỉnh 1, 2, 3, 5, 8A, 12B,
12D, 15B, 19, 25B) và nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã; tỉnh Quảng Nam: sạt
lở 25 điểm đường (QL 40B, 24C, đường huyện và một số đường liên xã); tỉnh Bình
Định, tại huyện An Lão, một số nơi bị sạt lở cục bộ. Ngoài ra, các công trình
khác: 01 kè, 10 tuyến kênh, 02 cống, 16 đập dâng, 01 nhà văn hóa (Quảng Ngãi);
01 điểm trường bị sạt lở, hư hỏng, 250m bờ biển bị sạt lở (Quảng Nam). Các địa
phương đã tổ chức sơ tán: 360 hộ/1.1134 người khu vực nguy cơ sạt lở, ngập sâu
đến nơi an toàn (Thừa Thiên Huế: 206 hộ/577 người; Quảng Nam 138 hộ/523 người tại
Bắc Trà My; Quảng Ngãi 16 hộ/30 người tại huyện Đức Phổ và Ba Tơ).
[12] Thống kê sơ bộ từ
đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận trên 700 ổ dịch, tiêu hủy khoảng 47.000
con lợn tại 46 tỉnh, thành, cao gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2023.
[13] Thông tấn xã Việt
Nam đã thông tin phản ánh, để giúp người dân giải quyết sinh kế, đầu tháng
10/2024, UBND thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh) đã triển khai Dự án 2, Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững, cấp 100 con lợn giống với kinh phí 300 triệu đồng
cho 18 hộ dân nghèo và cận nghèo là người DTTS tại làng Vân và làng Mun. Sau
khi các hộ nhận về nuôi, chỉ trong hơn 01 tháng đã có 52 con lợn bị chết, 6 con
đang mc bệnh nghi dịch tả lợn châu Phi.
[14] Chỉ thị số
41/CT-TTg ngày 06/11/2024 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các
giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
[15] Tỉnh Sóc Trăng tổ
chức Lễ ra mắt giao diện mới Báo Sóc Trăng Điện tử và Chuyên trang Báo Sóc
Trăng Điện tử tiếng Khmer, với tôn chỉ mục đích là thông tin đối ngoại của Đảng,
Nhà nước và của tỉnh; tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, các hoạt động, các sự kiện chính trị của tỉnh; kết quả
thực hiện CSDT, các sự kiện của tỉnh, tình hình KT-XH của tỉnh, vùng đồng bào
Khmer…”.
[16] Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Đôn Ta của
dân tộc Khmer (Nam bộ), tết Ramưwan của dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni, tết
Roya Haji hoặc Tháng Ramadan của dân tộc Chăm theo Hồi giáo (Islam), tết Katê của
dân tộc Chăm theo đạo Bàlamôn, tết Đầu lúa của dân tộc Cơ ho và Raglay (Bình
Thuận), Lễ hội Sayangva (cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới) của dân tộc Chơ ro
(Đồng Nai), lễ mừng lúa mới còn gọi là lễ hội Nhô Rhe của dân tộc Mạ (Lâm Đồng),lễ
hội Gầu Tào dân tộc Mông, lễ hội Ná Nhèm dân tộc Dao, lễ hội cầu mùa dân tộc
Tày (phía Bắc), lễ hội truyền thống Chợ tình Xuân Dương, mang đậm bản sắc dân tộc
Nùng (Bắc Kạn), lễ cúng bến nước, cúng mừng sức khỏe của DTTS tại chỗ Tây
Nguyên, tết Nguyên tiêu của dân tộc Hoa...
- Trong thời gian 01 tháng từ
ngày 15/10-15/11, đồng bào Khmer tổ chức lễ Dâng y Kathina và lễ hội Oóc om bóc
- Đua ghe ngo theo phong tục tập
quán, thuần phong mỹ tục và quy định của pháp luật, gắn với các hoạt động tuần
lễ văn hóa, du lịch tại địa phương.
- Tỉnh Đắk Lắk, tại Bảo tàng tỉnh,
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Lễ khai
mạc Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”. Với 200 tác phẩm của 87 tác
giả được trưng bày tại triển lãm thể hiện những nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu
của 54 dân tộc Việt Nam. Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTT&DL phối hợp với tỉnh tổ
chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa và
chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024).
- Tỉnh Bắc Giang: Liên hoan nghệ
thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024, đoàn
nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng
Bằng khen. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức từ ngày 16 -
18/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (TP Hà Nội), hơn 400 nghệ
nhân, diễn viên quần chúng các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở 14 tỉnh, thành tham
gia biểu diễn.
- Tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức
thành công Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần
thứ XI gắn với kỷ niệm 193 năm Ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn và 115 năm Ngày
sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ; triển khai kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, hoàn
thành hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh 01 di tích.
- Tỉnh Tuyên Quang tổ chức Chương trình nghệ thuật “Tuyên Quang với khát vọng
phát triển phồn vinh và hạnh phúc” chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh và tổng
kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng
(khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước.
[17] Trong đó có những
sự kiện văn hóa, thể thao đặc sắc trên địa bàn tỉnh Sơn La dịp nghỉ Lễ 2/9. Dịp
này, tối 03/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du
lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31
năm 2024. Khu Du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La lần thứ 3 được vinh danh với
danh hiệu "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu châu Á 2024".
[18] - Tỉnh Trà Vinh,
điểm trung bình thi tốt nghiệp năm 2023 là 6,072, năm nay lên 6,541; tỉnh nhảy
vọt 22 bậc, từ hạng 60 lên 38, tỷ lệ đạt của tỉnh 99,88%, cao hơn 0,85%, nhất
là môn Ngữ văn đạt 8,1 điểm (tăng 1,77 điểm) cao hơn bình quân cả nước 0,87 điểm;
tỉnh Cao Bằng đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2023 - 2024 đạt 97,92% (bao
gồm thí sinh tự do), tăng 1,9% so với năm học trước...
- Tỉnh Lạng Sơn: Học sinh của tỉnh tham dự thi học sinh giỏi quốc gia với
33/87 thí sinh đoạt giải (tăng 17 giải so với năm 2022 - 2023); kỳ thi học sinh
giỏi cấp tỉnh lớp 9, 11, 12: Số đạt giải 2.102/3.630 thí sinh dự thi (tăng 537
giải và 393 thí sinh); Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp cấp
quốc gia năm 2024 với 02/05 dự án đoạt giải (01 dự án đạt giải Nhất, 01 dự án đạt
giải Ba); Tỷ lệ tốt nghiệp THPT 2024 đạt 99,1%, tăng 0,84% so với năm 2023.
[19] Bộ Tài chính ban
hành các Quyết định số 1078/QĐ-BTC xuất bổ sung gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học
sinh học kỳ II năm học 2023- 2024, Quyết định số 2112/QĐ-BTC ngày 09/9/2024 xuất
gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh học kỳ I năm học 2024-2025, gồm
37.379.521,2 kg cho 40 tỉnh thành để hỗ trợ cho 541.501 học sinh theo Nghị định
số 116/2016/NĐ-CP ; chính sách cử tuyển; tăng cường dạy học tiếng Việt cho trẻ
em, học sinh DTTS; miễn, giảm học phí; chính sách học bổng; thực hiện tốt công
tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập và các hoạt động về học
tập cộng đồng năm 2024… Tỉnh Sóc Trăng, năm 2024 tổ chức được 150 lớp xóa mùa
chữ với 3.895 học viên, DTTS 1.196 học viên.
[20] Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường
lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023 ngày 25/10: Hoạt động
xã hội hóa giáo dục có những bước tiến tích cực, với sự tham gia của hơn 300 tập
thể, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư để kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ
cho giáo viên; các gia đình ở nhiều địa phương đã hiến trên 500ha đất để xây dựng
mới, kiên cố hóa phòng học, nhà công vụ cho giáo viên. Có khoảng 36 nghìn phòng
học, 1.300 phòng công vụ cho giáo viên được đầu tư từ nguồn xã hội hóa với tổng
kinh phí ước khoảng 33 nghìn tỷ đồng.
- Tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết
định số 1789/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 về phê duyệt dự toán: Mua sắm trang thiết
bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 7 và lớp 10 trên địa bàn tỉnh: 144.248.078.025
đồng.
- Tỉnh Gia Lai giao 44 tỷ đồng
cho để thực hiện Dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 24 trường phổ
thông dân tộc nội trú, trường phổ thông có học sinh bán trú giai đoạn 2023 -
2025.
- Tỉnh Sóc Trăng chi 134,5 tỷ đồng cho các trường phổ thông dân tộc nội trú
bằng nguồn ngân sách địa phương kết hợp với Chương trình MTQG DTTS&MN.
[21] Hiện, cả nước có
08 tỉnh, thành miễn học phí 100% cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 trong
các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 - 2025 là Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái; riêng Lào Cai,
hiện tạm thời chưa thu học phí học sinh từ tháng 9 đến hết tháng 11, năm học
2024 - 2025 trong khi chờ Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét.
[22] Tỉnh Lạng Sơn: Học sinh của tỉnh tham dự
thi học sinh giỏi quốc gia với 33/87 thí sinh đoạt giải (tăng 17 giải so với
năm 2022 - 2023); kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9, 11, 12: Số đạt giải 2.102/3.630
thí sinh dự thi (tăng 537 giải và 393 thí sinh); Cuộc thi học sinh, sinh viên với
ý tưởng khởi nghiệp cấp quốc gia năm 2024 với 02/05 dự án đoạt giải (01 dự án đạt
giải Nhất, 01 dự án đạt giải Ba)...
- Tỉnh Cao Bằng: Đội Robotics 11 Trường THPT chuyên Cao Bằng thi đấu ấn tượng
Tại giải VEX Robotics World Championship 2024 tổ chức tại Mỹ, xếp hạng 49/820 đội,
đây là năm thứ 2 liên tiếp đội Robotics 11 Trường THPT Chuyên Cao Bằng giành được
suất thi đấu quốc tế tại Mỹ...
[23] Các tỉnh: Sóc
Trăng có Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ; Trà Vinh có Trường Trung
cấp Pali - Khmer tỉnh là điểm sáng trong công tác giáo dục phổ thông cho sư sãi
Phật giáo Nam tông Khmer.
[24] - Tỉnh Kiên Giang ban hành chính sách hỗ trợ
người dạy chữ Khmer, người dạy chữ Hoa: 30.000 đồng/tiết dịp hè theo Nghị quyết
số 13/2024/NQ-HĐND ngày 22/7/2024 của HĐND tỉnh.
- Tỉnh Bạc Liêu: Trao 560 triệu đồng hỗ trợ các chùa dạy chữ Khmer dịp hè
năm 2024.
- Tỉnh Cà Mau: Tổng kết công
tác dạy chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024 và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên và các
điểm dạy chữ dân tộc, hỗ trợ sách giáo khoa, viết, tập học sinh cho các em, tổng
kinh phí trên 400 triệu đồng.
- Tỉnh Quảng Ngãi có sản phẩm phần mềm Từ điển điện tử tiếng đồng bào DTTS
Việt - Hrê, Việt - Co và ngược lại nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập,
nghiên cứu về tiếng nói, chữ viết của người Hrê, người Co.
[25] Theo thống kê của
Bộ GD&ĐT, hết năm học 2023-2024, cả nước vẫn thiếu khoảng 113.000 giáo
viên.
[26] - Tỉnh Sơn La:
Trong tháng 11/2024, Chương trình việc làm đã chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc
làm cho 2.532 lao động. Lũy kế 10 tháng, toàn tỉnh đã chuyển đổi nghề nghiệp và
tạo việc làm cho 20.479 người (đạt 103,4% so với kế hoạch). Trong đó: Kết nối
thành công cho 29 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
Luỹ kế 10 tháng là 219 lao động, đạt 109,5% kế hoạch. Lao động mới đi làm việc
ngoại tỉnh trong tháng là 2.407 người. Lũy kế đến thời điểm báo cáo là 90.112
người.
- Tỉnh Cà Mau: Lũy kế từ đầu năm đến nay, đã giải quyết việc làm cho hơn
39.600 lao động, đạt 98,3% kế hoạch (13.814 lao động trong tỉnh, 25.411 lao động
ngoài tỉnh và 375 lao động ngoài nước).
[27] Quyết định số
46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số
152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính (tương đương 67% so với giai
đoạn trước năm 2021).
[28] Như: bệnh sốt xuất
huyết, bệnh chân tay miệng, bệnh thủy đậu, bạch hầu, bệnh đau mắt đỏ...
[29] - Tỉnh An Giang: Khám bệnh miễn phí và phát
quà cho khoảng 400 người dân là đồng bào dân tộc Khmer xã Châu Lăng, Tri Tôn, với
tổng kinh phí trên 100 triệu đồng, do nhóm Hương Sen An Giang hỗ trợ.
- Tỉnh Kiên Giang: Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh phối hợp đoàn bác sĩ
Nhân ái (TP. Hồ Chí Minh), Trung tâm Y tế huyện An Biên và Trung tâm Y tế huyện
Tân Hiệp tổ chức phẫu thuật mắt miễn phí, trao quà cho 357 bệnh nhân nghèo,
toàn bộ kinh phí gần 400 triệu.
[30] Theo thông tin từ
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
[31] Trong trung tuần
tháng 10 đến tháng 11, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã tổ chức lễ dâng y
Kathina theo truyền thống hàng năm của Phật giáo Nam tông Khmer. Riêng tại tỉnh
Trà Vinh có 143 chùa Khmer đều được nhận quà của vợ ông Hun Sen, nguyên Thủ tướng
Chính phủ Hoàng gia Campuchia với tổng kinh phí khoảng 60 tỷ đồng, đặc biệt tại
chùa Svay Xiêm Thmây thuộc xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú vợ ông Hun Sen chủ trì tổ
chức Lễ này với qui mô lớn trong thời gian 03 ngày (03-05/11), được đông đảo đồng
bào phật tử, sư sãi Khmer phấn khởi đón tiếp, nhìn chung tình hình diễn ra đảm
bảo an toàn ổn định.
[32] - Ban Tôn giáo
Chính phủ phối hợp cùng Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền
chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cho các vị chức sắc, chức việc của
các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
- Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, An Giang phối hợp với các
sở, ngành tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 465 đại biểu
(Sóc Trăng: 350; An Giang: 65) là chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn
giáo, đại diện các cơ sở thờ tự của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
[33] Tỉnh Kiên Giang:
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Điểm sinh hoạt
tôn giáo tập trung Suvannabhunivansa (Tông Kim Biên) xã Đông Yên, huyện An
Biên. Đây là Điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đầu tiên của đồng bào Khmer trên
địa bàn tỉnh.
[34] - Dịp hè năm 2024, Hội Đoàn kết sư sãi yêu
nước một số tỉnh, thành: Tỉnh Sóc Trăng đã vận động các chùa mở 310 lớp dạy học
chữ Khmer từ lớp 1 đến lớp 5 với tổng số 9.576 học viên và sơ cấp Pali 45 lớp với
tổng số tăng sinh 472 vị và thomă vini có 3 lớp với 19 vị theo học; tỉnh Kiên
Giang phối hợp tổ chức lễ bàn giao trên 6.000 quyển sách giáo khoa Khmer ngữ
cho các chùa do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh hỗ trợ.
- Các tỉnh phối hợp Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên (TP. Hồ Chí Minh) khánh
thành 3 phòng học tại chùa Nha Si Mới (Kiên Giang), tổng kinh phí xây dựng 1 tỷ
đồng và 3 phòng học tại chùa chùa Ba Xoài (An Giang), chi phí thực hiện hơn 1,2
tỷ đồng từ nguồn vận động; Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đã vận động
trên 5 tỷ đồng cho công tác từ thiện xã hội; tỉnh Tây Ninh: Chùa Chàng Rục tổ
chức chương trình tặng quà trao tặng 120 phần quà cho hộ dân tộc Khmer nghèo và
150 phần quà cho học sinh nghèo, hiếu học trên địa bàn xã Hoà Hiệp.
[35] Tỉnh Thái Nguyên, đồng bào dân tộc Sán Dìu
phấn khởi hiến đất làm đường tại địa phương.
- Các địa phương vùng Tây Nguyên tiếp tục công tác đấu tranh, bóc gỡ, xử lý
các đối tượng hoạt động phục hồi Fulro, Tin lành Đề ga và tà đạo Hà mòn... Chủ
động thực hiện các biện pháp bảo vệ biên giới, phòng chống vượt biên, xâm nhập
trái phép; vi phạm lâm luật và phá rừng trái phép.
[36] Tỉnh Đắk Nông, Công an tỉnh đã tổ chức 21
buổi tuyên truyền cho hơn 3.000 cán bộ, giáo viên, học sinh; 45 buổi tuyên truyền
tập trung với gần 17.000 lượt người dân tham dự và tuyên truyền cá biệt đối với
521 đối tượng đồng thời tuyên truyền vận động người dân tiến hành ký cam kết
không sản xuất, mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ và pháo đối với 1.510 trường hợp; tuyên truyên, vận động và yêu
cầu 229 nhà xe ký cam kết không tàng trữ, vận chuyển trái phép VK, VLN, CCHT và
pháo. Sau hơn 3 tháng thực hiện cao điểm, lực lượng công an các cấp trong tỉnh
đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã vận động, thu hồi
được 290 súng tự chế các loại, 7 đầu đạn, bom, mìn; 7 công cụ hỗ trợ các loại;
104 vũ khí thô sơ, dao, kiếm các loại; phát hiện, bắt giữ 5 vụ, 7 đối tượng về
hành vi sử dụng trái phép súng hơi, gây rối trật tự.
- Tỉnh Lâm Đồng, thống kê sơ bộ từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh đã phát hiện
46 vụ, 54 đối tượng vi phạm về vũ khí, công cụ hỗ trợ; đã khởi tố 7 vụ, 7 bị
can về các tội “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”. Xử phạt vi phạm
hành chính 18 vụ, 19 đối tượng với số tiền 236 triệu đồng, đang điều tra, xử lý
các vụ việc còn lại (thu giữ 32 khẩu súng các loại). Các đơn vị phát hiện 129 vụ,
170 đối tượng vi phạm về pháo. Thu giữ 1.419,5 kg pháo, 390 hộp pháo, 4.169 quả
pháo các loại, 12,09 kg thuốc pháo. Đã khởi tố 22 vụ, 26 bị can, xử phạt hành
chính 30 vụ, 33 đối tượng, phạt 405 triệu đồng. Cảnh cáo 13 vụ, 18 trường hợp,
củng cố hồ sơ xử lý 64 vụ, 93 đối tượng.
[37] Tỉnh Bắc Kạn
liên quan đến giới thiệu việc làm ở nước ngoài có thu nhập cao; tỉnh Lai Châu
có vụ bán vàng giả của một nhóm đối tượng người Việt Nam cấu kết với đối tượng
người Trung Quốc, hậu quả có 30 hộ dân vùng dân tộc Mông bị lừa gần 600 triệu đồng
từ nợ vay.
[38] Tỉnh Đắk Nông: Xảy ra 25 vụ phá rừng với
6,26 ha, diện tích rừng bị phá trung bình 0,25ha/vụ, so với cùng kỳ năm 2023, số
vụ phá rừng bằng nhau, tuy nhiên diện tích rừng bị phá tăng 3,86ha (tăng
19,1%); tỉnh Gia Lai phát hiện, b t giữ 15 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, nhiều
tang vật, phương tiện vi phạm, lũy kế từ đến nay, toàn tỉnh xảy ra 102 vụ vi phạm
Luật Lâm nghiệp (tăng 11 vụ, tương ứng 12,09% so với cùng kỳ năm 2023); tỉnh Đắk
Lắk hơn 109 hộ (529 khẩu), là DTTS di cư từ các địa phương: Cao Bằng, Đ k Nông
và từ các huyện của tỉnh Đắk Lắk đến địa bàn huyện biên giới Ea Sup và Buôn Đôn
và lấn chiếm, chặt phá rừng phòng hộ tại 3 tiểu khu: 440, 436 và 453 thuộc Lâm
phần của Trung tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn của xã
Krông Na, huyện Buôn Đôn để lấy đất canh tác, với diện tích rừng bị chặt phá
hơn 887 ha.
- Tỉnh Đắk Lắk: Lực lượng chức
năng huyện Krông Bông đã phát hiện 178 vụ và xử lý 130 vụ vi phạm pháp luật
liên quan đến các quy định về quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, tiếp nhận, xác
minh 162 vụ rừng bị phá, lấn chiếm làm nương rẫy, tổng diện tích gần 41 ha thuộc
lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông. Lực lượng chức
năng cũng tịch thu một số tang vật vi phạm gồm: hơn 40 m3 gỗ các loại;
11 xe máy, 1 cưa xăng. Tổng số tiền thu sau xử lý là hơn 266 triệu đồng.
- Tỉnh Lâm Đồng: Phát hiện trên 90 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, trong đó 74 vụ
đã xác định được đối tượng vi phạm, chiếm 82% và 16 vụ chưa xác định được đối
tượng vi phạm, chiếm 18%; diện tích thiệt hại do phá rừng 6,13 ha; khối lượng
lâm sản thiệt hại là 604,3 m3 gỗ các loại và 9.670 cây lồ ô.
[39] Trường hợp của
bà Kơ Să Ka Thêm ở tỉnh Lâm Đồng vay nóng số tiền 270 triệu đồng, chỉ nhận được
170 triệu đồng, nhưng tòa án buộc phải trả chủ nợ hơn 4 tỷ đồng.
[40] Tỉnh Kon Tum:
TAND huyện Tu Mơ Rông tổ chức phiên tòa xét xử lưu động đối với các bị cáo A
Nhe, A Nhan và A Thọ cùng trú tại thôn Kạch Lớn 1, xã Đăk Sao bị Viện Kiểm sát
nhân dân huyện truy tố về tội “Hủy hoại rừng”. Phiên tòa được truyền hình trực
tuyến đến điểm cầu tại tất cả các xã trên địa bàn huyện. Tại phiên tòa, các bị
cáo đã thành khẩn khai nhận các hành vi phạm tội của mình. Kết thúc phiên tòa,
Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện tuyên phạt bị cáo A Nhe 30 tháng tù, A
Nhan 24 tháng tù và A Thọ 18 tháng tù cùng về tội “Hủy hoại rừng” quy định tại
điểm đ khoản 2, Điều 243 Bộ luật Hình sự.
[41] Lạng Sơn: Tại Cửa
khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình), Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh phối
hợp Đồn Biên phòng cửa khẩu đã tiếp nhận 62 công dân Việt Nam xuất cảnh trái
phép sang Trung Quốc, do lực lượng chức năng của Trung Quốc trao trả vì không
có giấy tờ nhập cảnh hợp pháp.
[42] Tỉnh Gia Lai: Số
liệu sơ bộ đến nay, tai nạn giao thông liên quan đến người DTTS là 17 vụ, làm
16 người chết, 4 người bị thương.
[43] Khu vực Nam bộ: Có nơi vẫn còn tiềm ẩn yếu
tố phức tạp, trong đó có lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, dân chủ
, khiếu kiện kéo dài. Vào ngày 04/6 hằng năm, là ngày mà các tổ chức Hội nhóm
Khmer Krom lưu vong ở nước ngoài và một số phần tử phản động hoạt động núp bóng
trong nước tại một số điểm vùng đồng bào Khmer đã tổ chức cái gọi là “ngày mất
đất Khmer krom - ngày 04/6”. Liên quan đến vụ việc phát ngôn, thái độ của Đại đức
Thích Nhuận Đức trong đoạn video ghi năm 2023 được phát tán qua mạng xã hội gây
bức xúc trong đồng bào Khmer, ngày 09/7/2024, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự,
Ban Tăng sự Trung ương, chư tôn đức lãnh đạo đặc trách hệ phái Nam tông Khmer
cùng Văn phòng II Trung ương Giáo hội tiến hành kỷ luật Đại đức Thích Nhuận Đức
cấm thuyết giảng không thời hạn. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ đồng bào chưa đồng
tình, yêu cầu Đại đức Thích Nhuận Đức phải công khai xin li đồng bào Khmer qua
mạng xã hội. Đến nay, tình hình vùng đồng bào Khmer cơ bản ổn định.
- Khu vực Tây Nguyên: Qua công
tác tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, không nghe, không làm theo xúi
giục, kích động của phần tử xấu, đã phát huy được hiệu quả, trong đó có gương
điển hình một số người DTTS đã từ bỏ tổ chức FULRO để trở thành người già làng,
người có uy tín, người nông dân sản xuất giỏi tại địa phương... một số đối tượng
có hành vi chế tạo vũ khí thô sơ, qua vận động cũng đã giao nộp vũ khí cho cơ
quan và chính quyền quản lý.
- Khu vực phía Bắc: Hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng và tái
trồng cây có chứa chất ma túy tập trung nhiều vùng DTTS, biên giới. Bộ Công an
đã tổ chức Hội nghị tổng kết 02 năm thực hiện Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày
09/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ”Đấu tranh, ngăn chặn, tiến
tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”; đến nay không còn biểu hiện phức
tạp về tình trạng ảnh hưởng tuyên truyền “Nhà nước Mông” và hoạt động của tổ chức
bất hợp pháp Dương Văn Mình trong khu vực.
[44] Ngày 18/01/2024,
Ban cán sự đảng UBDT đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/BCSĐ về việc lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024
của Chính phủ. Ngày 19/01/2024, UBDT đã ban hành Quyết định số 48/QĐ-UBDT về
Chương trình hành động của UBDT thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết
số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ.
[45] Hoà Bình, Lào
Cai, Lai Châu, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, Cần Thơ, Cà Mau,
Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn
[46] UBDT đã ban hành
Quyết định số 186/QĐ-UBDT ngày 29/3/2024 phê duyệt Đề án, danh mục vị trí việc
làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc UBDT;
đề án vị trí việc làm các đơn vị sự nghiệp như Tạp chí Dân tộc, Trung tâm Chuyển
đổi số, Trường Dự bị Đại học thành phố Hồ Chí Minh; Trường Dự bị Đại học Dân tộc
Trung ương Nha Trang, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương; đã báo cáo Bộ Nội
vụ kết quả xây dựng Đề án và phê duyệt vị trí việc làm của UBDT. Tham mưu Quyết
định thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Thực hiện giao biên chế công chức hành
chính và hợp đồng lao động thực hiện công việc theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP của
Chính phủ cho các tổ chức, đơn vị hành chính và giao số người làm việc và hợp đồng
lao động thực hiện công việc theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho
các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBDT năm 2024 đảm bảo phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của các vụ, đơn vị; đã ban hành Đề án tinh giản biên chế của
UBDT năm 2024, thực hiện tinh giản biên chế theo quy định; ban hành Quy định
luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của UBDT; xây dựng kế hoạch luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2024; tổ chức hướng dẫn thực hiện quy định khuyến
khích bảo vệ cán bộ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung;
xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ và ban hành Kế hoạch chi tiết đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của UBDT năm 2024. Ban hành Thông tư số
01/2024/TT-UBDT ngày 15/3/2024 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
thi đua, khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc thay thế Thông tư số 02/2015/TT-UBDT
ngày 30/11/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT hướng dẫn công tác thi đua khen
thưởng. Phối hợp với Bộ Nội vụ (Ban Thi đua khen thưởng Trung ương) xây dựng kế
hoạch tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức phát triển
kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS&MN” giai đoạn 2024-2030.
[47] Văn bản số
5541/BC-BQP ngày 13/12/2024.
[48] Đối với Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các đơn vị trong toàn quân đã tập trung xây
dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp”; chủ động xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị; xây dựng củng cố, cải tạo nâng cấp hạ tầng nông thôn, xây
dựng cầu dân sinh, đường giao thông, kênh mương thủy lợi, trường học, trạm y tế;
vận động nhân dân hiến đất làm đường; xóa cầu tạm; xây dựng, lắp đặt tặng công
trình nước sạch. Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Bộ Quốc phòng
đã triển khai thực hiện dự án “Nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng,
an ninh” trên địa bàn 24 huyện thuộc 11 tỉnh trong vùng dự án và 15 Khu kinh tế
quốc phòng. Các Đoàn kinh tế - quốc phòng đã triển khai trên 100 mô hình giảm
nghèo; tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ, chuyển giao kỹ thuật
chăn nuôi và trồng trọt, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ... góp phần
nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các DTTS vùng sâu, vùng xa,
khu vực biên giới, biển đảo. Đối với Chương trình MTQG DTTS&MN, Bộ Quốc
phòng đã rà soát và có phương án phân bố kinh phí năm 2024 cho các cơ quan, đơn
vị để triển khai thực hiện các nội dung, dự án thành phần.
[49] Văn bản số
4529/BCA-ANNĐ ngày 19/12/2024.
[50] Văn bản số
8277/BC-BNV ngày 18/12/2024.
[51] Văn bản số
14233/BTC-TCCB ngày 24/12/2024.
[52] Văn bản số
363/BC-BVHTTDL ngày 31/12/2024.
[53] Văn bản số
9708/BC-BNN-KTHT ngày 19/12/2024.
[54] Đến hết tháng
9/2024, cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 72,1% sản
phẩm 3 sao, 25,8% sản phẩm 4 sao, 2,1% sản phẩm 5 sao và tiềm năng 5 sao. Có
7.846 chủ thể OCOP, trong đó có 32,8% là HTX, 22,7% là doanh nghiệp nhỏ, 38,6%
là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.
[55] Báo cáo số
532/BC-BTP ngày 23/12/2024.
[56] Văn bản số
10391/NHNN-TD ngày 20/12/2024.
[57] Từ năm 2021 đến
nay, UBDT đã ký kết 16 Chương trình phối hợp với các Bộ, cơ quan.
[58] Các Công văn số
4176/BTC-NSNN ngày 22/4/2024 hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương về cơ chế tài chính quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách
quy định tại Quyết định số 28/2023/QĐ- TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính
phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người
có uy tín trong đồng bào DTTS; số 3864/BTC-HCSN ngày 12/04/2024 về việc tháo gỡ
vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN tỉnh Quảng Ngãi.
[59] Công văn số
474/BVHTTDL-GĐ ngày 02/2/2024 hướng dẫn thực hiện công tác gia đình năm 2024; số
1461/BVHTTDL-GĐ ngày 09/4/2024 về việc triển khai Tháng hành động quốc gia về
phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024; số 575/BVHTTDL-PC ngày 19/02/2024 hướng
dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024 và yêu cầu các cơ
quan, đơn vị, chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình,
đề án về phổ biến giáo dục pháp luật (Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có
tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
giai đoạn 2022-2027” theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022; Đề án “Tăng
cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” theo Quyết định số 977/QĐ-TTg
ngày 11/08/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công
tác PBGDPL ngành VHTT&DL giai đoạn 2022-2026” theo Quyết định số
3853/QĐBVHTTDL ngày 30/12/2022...) bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả,
trong đó cần ưu tiên các nhóm đối tượng đặc thù, đồng bào DTTS, địa bàn vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh gắn
với thực hiện các Chương trình MTQG, đề án phát triển KT-XH.
[60] Xây dựng 02
Thông tư: Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế -
kỹ thuật bảo tồn, phục dựng, tái hiện và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
đặc sắc; sưu tầm, bảo quản, trưng bày giới thiệu các tài liệu, hiện vật văn hóa
vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc Việt Nam; bảo tồn làng, bản văn
hóa truyền thống của các DTTS có nguy cơ mai một; Thông tư quy định tiêu chí,
tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật tổ chức các chương trình văn
hóa nghệ thuật, ngày hội giao lưu VHTTDL phục vụ đồng bào đang sinh sống tại
vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, ĐBKK tại xã đảo, huyện đảo.
[61] Báo cáo Kết quả
thực hiện nhiệm vụ giao và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết Luật,
Nghị quyết của Quốc hội thuộc thẩm quyền của Chính phủ 4 tháng đầu năm 2024.
[62] Quyết định số
878/QĐ-TTg ngày 21/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm
định nhà nước thẩm định Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình MTQG DTTS&MN,
giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
[63] Quyết định số
2414/QĐ-HĐTĐNN ngày 16/10/2024 của Hội đồng thẩm định nhà nước.
[64] Công văn số
2205/UBDT-VPCTMTQG ngày 27/11/2024 về việc phối hợp giải trình, làm rõ nội dung
theo Kết luận của HĐTĐNN thẩm định Báo cáo NCKT điều chỉnh Chương trình MTQG
DTTS&NM gửi Bộ trưởng các Bộ: NN&PTNT, GD&ĐT, Quốc phòng,
LĐTB&XH, VHTT&DL, Tư pháp, Y tế; Chủ tịch Hội LHPN VN, Tổng Giám đốc
NHCSXH.
[65] Các huyện: Phong
Thổ, Nậm Nhùn, Tuần Giáo, Trùng Khánh, Hà Quảng, Đà Bắc, Lạc Sơn, Phước Sơn,
Tuy Đức, Đắk Glong, Di Linh, Lâm Hà, Bắc Quang, Quang Bình, Mường Khương, Bắc
Hà, Na Rì, Pắc Nặm, Sơn Dương, Na Hang, Tràng Định, Lộc Bình, Trà Cú, Cầu Ngang,
Văn Chấn, Văn Yên, Kỳ Sơn, Quế Phong, Krông Pa, Chư Pưh, Bắc Bình, Tánh Linh.
[66] Các địa phương
vùng đồng bào DTTS&MN không đề xuất lựa chọn huyện thí điểm phân cấp: Quảng
Ngãi, Phú Yên, Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang, Phú Thọ, Đắk Lắk.
[67] Một số địa
phương: Quảng Trị, Lâm Đồng, Đắk Nông, Phú Thọ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc
Trăng, Phú Yên, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Thanh
Hoá, Bình Thuận, Sơn La, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bắc Kạn, An Giang, Bắc Giang,
Tuyên Quang, Lào Cai, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Lạng Sơn, Kon Tum,
Cà Mau, Đồng Nai.
[68] Gồm các tỉnh: Bắc
Kạn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà,
Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bạc
Liêu.
[69] Theo báo cáo của
Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công đến 30/11/2024 của Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới đạt khoảng 5.862,606 tỷ đồng, Chương trình MTQG Giảm
nghèo bền vững đạt khoảng 3.722,449 tỷ đồng.
[70] 05 tỉnh đạt tỷ lệ
giải ngân cao nhất là: Hậu Giang (97%), Tây Ninh (88%), Ninh Thuận (85%), Trà
Vinh, (85%),Vĩnh Long (84%), Sóc Trăng (82%); 05 tỉnh đạt tỷ lệ giải ngân dưới
50% gồm: Đắk Nông (49%), An Giang (43%), Bình Phước (35%), Hà Tĩnh (31%).
[71] 12 tỉnh ước thực
hiện giải ngân vốn đầu tư công đến 31/12/2024 đạt từ 90% trở lên gồm: các tỉnh
Bắc Kạn, Hậu Giang ước giải ngân đạt 100%; Tuyên Quang (96%); Sóc Trăng (94%);
Vĩnh Long (93%); các tỉnh Trà Vinh, Lâm Đồng, Phú Yên (92%); các tỉnh Gia Lai,
Ninh Thuận, Tây Ninh, Kiên Giang (90%). Có 03 tỉnh ước thực hiện giải ngân đạt
dưới 60% gồm: An Giang (56%), Bình Phước (53%), Hà Tĩnh (44%).
[73] (i) Triển khai
03 cuộc thanh tra hành chính theo kế hoạch: (1) Việc thực hiện Dự án 10: Truyền
thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám
sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ do các vụ, đơn vị thuộc UBDT và các tổ
chức, cá nhân có liên quan thực hiện từ năm 2021 đến năm 2023; (2) Việc thực hiện
Dự án Tăng tốc phát triển KT-XH và giảm nghèo đa chiều trong DTTS tại Việt Nam
(Dự án SDPREM) do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tài trợ ; (3) Việc
thực hiện Đề án “ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên
chức giai đoạn 2018-2025 tại Học viện Dân tộc. (ii) Triển khai 01 cuộc thanh
tra hành chính đột xuất: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí
mật nhà nước, an ninh mạng và trách nhiệm về thực hiện công vụ của công chức,
viên chức tại vụ Pháp chế, Tạp chí Dân tộc, Nhà khách Dân tộc; (iii) Triển khai
04 cuộc thanh tra chuyên ngành việc thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN tại
các tỉnh Hòa Bình, Đắk Lắk, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế; (iv) Triển khai 01 cuộc thanh
tra (phát sinh) chuyên ngành việc thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN tại tỉnh
Gia Lai.
[74] Quyết định số
136/QĐ-TTr ngày 08/4/2024 của Chánh Thanh tra UBDT về việc thành lập tổ công
tác theo dõi, đôn đốc xử lý sau thanh tra.
[75] Thông báo số
2419/TB-UBDT ngày 25/12/2023 của UBDT.
[76] Thanh tra Ủy ban
tiếp 08 lượt; Vụ Công tác dân tộc địa phương tiếp 17 lượt, trong đó có 09 đoàn
đông người.
[77] Nội dung phản
ánh, kiến nghị chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi thực hiện các Dự án; phản ánh về việc chính quyền địa phương
thu hồi đất của các hộ dân để giao cho doanh nghiệp; việc thực hiện chính sách
đối với học sinh là con em người DTTS; việc cán bộ, công chức gây phiền hà cho
người dân khi giải quyết công việc... Một số nội dung đơn thư khiếu nại, kiến
nghị của công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế... đã
được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, tuy nhiên công dân không đồng ý,
tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan của đảng, nhà nước từ Trung ương, đến
địa phương.
[78] UBDT đã ban hành
Quyết định số 186/QĐ-UBDT ngày 29/3/2024 phê duyệt Đề án, danh mục vị trí việc
làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc UBDT;
đề án vị trí việc làm các đơn vị sự nghiệp như Tạp chí Dân tộc, Trung tâm Chuyển
đổi số, Trường Dự bị Đại học thành phố Hồ Chí Minh; Trường Dự bị Đại học Dân tộc
Trung ương Nha Trang, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương; đã báo cáo Bộ Nội
vụ kết quả xây dựng Đề án và phê duyệt vị trí việc làm của UBDT. Tham mưu Quyết
định thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Thực hiện giao biên chế công chức hành
chính và hợp đồng lao động thực hiện công việc theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP của
Chính phủ cho các tổ chức, đơn vị hành chính và giao số người làm việc và hợp đồng
lao động thực hiện công việc theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho
các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBDT năm 2024 đảm bảo phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của các vụ, đơn vị; đã ban hành Đề án tinh giản biên chế của
UBDT năm 2024, thực hiện tinh giản biên chế theo quy định; ban hành Quy định
luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của UBDT; xây dựng kế hoạch luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2024; tổ chức hướng dẫn thực hiện quy định khuyến
khích bảo vệ cán bộ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung;
xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ và ban hành Kế hoạch chi tiết đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của UBDT năm 2024. Ban hành Thông tư số
01/2024/TT-UBDT ngày 15/3/2024 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
thi đua, khen thưởng đối với lĩnh vực công tác dân tộc thay thế Thông tư số
02/2015/TT-UBDT ngày 30/11/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT hướng dẫn công
tác thi đua khen thưởng. Phối hợp với Bộ Nội vụ (Ban Thi đua khen thưởng Trung
ương) xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Cả nước chung
sức phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN” giai đoạn 2024-2030.
[79] (i) Tổ chức đi
kiểm tra tiến độ thực hiện nội dung xây dựng mô hình thuộc nhiệm vụ KH&CN cấp
Bộ thực hiện từ năm 2022 tại các tỉnh: Sóc Trăng (thuộc đề tài do Học viện Nông
nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện), Bắc Kạn và Yên Bái (thuộc đề tài do Trường
Đại học Lâm nghiệp chủ trì); (ii) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện
mô hình tại tỉnh Sóc Trăng (thuộc đề tài do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ
trì thực hiện)
[80] 06 tỉnh giải
ngân trên 75% gồm: Vĩnh Long 76,3%; Sóc Trăng 76,4%; Trà Vinh 79,3%; Ninh Thuận:
82,3%; Tây Ninh 86,2%; Hậu Giang: 97,4%
[81] Có 03 tỉnh ước
thực hiện giải ngân đạt dưới 60% gồm: An Giang (56%), Bình Phước (53%), Hà Tĩnh
(44%).
[1] Như: (i) Nghị định
số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ: đối tượng được hưởng chế độ bán
trú, chưa có đối tượng là học viên các cơ sở giáo dục thường xuyên học chương
trình giáo dục phổ thông; đối với các trường phổ thông không phải trường PTDTBT
nhưng có học sinh bán trú và cũng thực hiện các công tác bán trú; tuy nhiên
chưa có quy định về chế độ về hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên thực hiện công tác bán trú tại các trường này; (ii) Thông tư liên tịch số
109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Quy định về mức học bổng học sinh các trường PTDTNT (hưởng 80% mức lương cơ bản)
là thấp, chưa thực sự đảm bảo cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh; một số
quy định về chế độ tài chính và trang cấp vật phẩm cá nhân cho học sinh đã
không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
[2] Theo kết quả điều
tra năm 2023 tại Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 04/01/2024 của UBND tỉnh Quảng
Nam thì tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 như sau: Tây Giang
50,61%, Đông Giang 37,46%, Nam Trà My 36,30%, Bắc Trà My 34,56%, Nam Giang
35,58%, Phước Sơn 27,64%, Nông Sơn 7,25%, Tiên Phước 3,42 %, Hiệp Đức 6,43%.
[3] Tỉnh có 06/07 Trường
Dân tộc nội trú không nằm trên địa bàn vùng DTTS&MN nên gặp khó khăn trong
phân bổ nguồn vốn thực hiện; Đối tượng, địa bàn thụ hưởng của tỉnh đã giảm nhiều
so với kế hoạch đầu giai đoạn, dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch nguồn vốn
được Trung ương giao hoặc vốn phân bổ không thực hiện giải ngân được; Định mức
hỗ trợ một số chính sách thấp hơn thực tế đang thực hiện tại tỉnh,…
[4] - Việc triển khai thực
hiện một số dự án đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia nói chung còn
vướng mắc do nằm trong vùng quy hoạch bô xít.
- Chương trình
MTQG DTTS&MN còn một số nội dung chưa được hướng dẫn, cụ thể: (1) Thực hiện
việc lồng ghép các nguồn vốn theo quy định tại Mục VI Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày
22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ; (2) Hướng dẫn, Quy định thực hiện Tiểu dự
án 1 Dự án 9: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó
khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù (hiện nay Ủy ban Dân tộc đã có văn bản đề nghị
các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện). Hiện nay, đối tượng thụ hưởng
các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào DTTS&MN theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ là hộ nghèo DTTS thuộc địa bàn thôn, xã đặc biệt khó khăn đã giảm mạnh
so với kế hoạch đã đề ra từ đầu Chương trình, cụ thể: Năm 2022 toàn tỉnh Đắk
Nông có 12.789 hộ DTTS nghèo, chiếm 27,98% thì đến nay giảm còn 6.419 hộ, chiếm
13,24% (giảm 6.370 hộ, tương ứng với 14,74%), bên cạnh đó nguồn vốn được chuyển
từ các năm trước sang năm 2024 nhiều dẫn đối tượng thụ hưởng bị hạn chế.
- Việc thực hiện điều chuyển nguồn vốn theo số cơ chế, chính sách đặc thù của
Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội trong quá trình thực
hiện gặp khó khăn, lúng túng.
[5] - Việc xây dựng, hoàn
thiện một số cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương trong năm 2022
và 2023 chậm ảnh hưởng đến thực hiện giải ngân nguồn vốn.
- Việc lựa chọn, đề xuất danh mục dự án đầu tư có một số địa phương chưa thực
hiện kỹ càng, chưa đảm bảo khả thi ảnh hưởng đến thực hiện đầu tư dự án; bên cạnh
đó, công tác lập, thẩm định, quyết định đầu tư chưa kịp thời.
- Một số địa
phương đang còn thiếu các quy hoạch, như: Quy hoạch chung của cấp huyện, cấp
xã; quy hoạch về nông thôn mới, khu dân cư tập trung, quy hoạch đô thị và các
quy hoạch khác có liên quan. Do vậy, việc thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư gặp
nhiều khó khăn.
- Một số hộ gia đình đang có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà
nước, chưa chủ động, phấn đấu vươn lên, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc triển
khai thực hiện Chương trình; vì vậy kết quả đạt được ở những nơi này có sự chuyển
biến chậm và có sự chênh lệch ngày càng lớn đối với các địa phương khác.
[6] Hà Giang, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Điện Biên.
[7] Gồm: Cao Bằng, Điện
Biên, Quảng Bình, Khánh Hòa, Kon Tum.
[8] Gồm: Huyện Bảo
Lâm, huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng); huyện Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái); huyện
Pắc Nặm (tỉnh Bắc Kạn); huyện Tủa Chùa, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Chà
(tỉnh Điện Biên); huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa); huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ
An); huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam); huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi); huyện
Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa); huyện Bắc Ái (tỉnh Ninh Thuận); huyện Tuy Đức (tỉnh
Đắk Nông); huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum).
[1] Thời hạn báo cáo
theo quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-UBDT trước ngày 20/12/2024. Số
liệu thống kế theo thời điểm UBDT nhận báo cáo đường công văn và trên trục hệ
thống liên thông quốc gia.
[2] Nghị quyết số
88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 -
2030.
[3] Nghị quyết số
120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt chủ trương đầu
tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Báo cáo 139/BC-UBDT về kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 do Ủy ban Dân tộc ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Báo cáo 139/BC-UBDT về kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm ngày 24/01/2025 do Ủy ban Dân tộc ban hành
41
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng

Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|