Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp

Số hiệu: 58/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 24/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm từ ngày 15/7/2024

Ngày 24/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó quy định mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm.

Mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm

Theo đó, mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm.

Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.

Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

Mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm;

- Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;

- Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn;

- Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP .

Xem chi tiết tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2024

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRONG LÂM NGHIỆP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định về một số chính sách đu tư trong lâm nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định một số chính sách về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến hoạt động bo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác cho các chương trình, dự án và hoạt động đu tư khác để thực hiện bo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật.

2. Hỗ trợ đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ một phần vốn đầu tư để thực hiện bo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật.

3. Hỗ trợ sau đu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đã thực hiện hoạt động bo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sn được cơ quan có thm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.

4. Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao thuộc lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; là khu nghiên cứu, ứng dụng phát triển và sản xuất các sn phẩm công nghệ cao, công nghệ mới trong lĩnh vực lâm nghiệp, gm: giống cây lâm nghiệp, cơ giới hóa trong trồng rừng, chăm sóc và khai thác rừng, chế biến lâm sản và sn xuất các sn phẩm phụ trợ ngành chế biến gỗ và lâm sn.

5. Công trình lâm sinh là công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn được tạo thành từ việc thực hiện hoạt động đầu tư lâm sinh gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên, cải tạo rừng tự nhiên, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, nuôi dưỡng rừng trồng; xây dựng các hạng mục công trình kết cấu hạ tng kỹ thuật cần thiết phục vụ bo vệ và phát triển rừng.

6. Xã khu vực II thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; xã khu vực III là thuộc địa bàn điều kiện kinh tế - hội đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định về tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ.

7. Vùng đất ven biển bao gồm các xã, phường, thị trấn có biển.

8. Cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 24 Điều 2 Luật Lâm nghiệp.

Điều 4. Nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp

1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bo vệ và phát trin rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; cấp kinh phí bảo vệ và phát trin rừng sn xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng phù hợp với kh năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch trung hạn và hằng năm.

2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tự đầu tư, huy động vốn hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.

Chương II

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Mục 1. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 5. Cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng

1. Đối tượng:

a) Ban quản lý rừng đặc dụng;

b) Ban quản lý rừng phòng hộ;

c) Cộng đồng dân cư;

d) Các đối tượng khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.

2. Mức kinh phí:

a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban qun lý rừng.

b) Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.

c) Kinh phí bảo vệ rừng đối với khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven bin bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

d) Chi phí lập hồ sơ ln đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều này là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

3. Nội dung chi:

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung sau:

Khoán bảo vệ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;

Chi phí tiền công cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, thuộc đối tượng không được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp; thuê lao động bảo vệ rừng;

Mua sm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ bo vệ rừng và các công cụ hỗ trợ, bảo hộ lao động cho lực lượng bo vệ rừng;

Hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét, tuần tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ rừng; tập hun chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách bo vệ rừng; tổ chức quy ước, cam kết bo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng; tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư;

Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; trực ngoài giờ phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô và chi các hội nghị phục vụ công tác bảo vệ rừng;

Hỗ trợ chi phí đi lại, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, họp với cộng đồng dân cư để triển khai hoạt động quy định tại Điều 8 Nghị định này;

Thực hiện các hoạt động bo vệ rừng khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện khoán bảo vệ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định này và chi cho các nội dung sau:

Thuê lao động bo vệ rừng; chi cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thuộc đối tượng không được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp;

Mua sm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng và các công cụ hỗ trợ, bảo hộ lao động cho lực lượng bảo vệ rừng;

Hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét, tuần tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ rừng; tập hun chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tổ chức ký quy ước, cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng; tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư;

Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; trực ngoài giờ phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô và chi các hội nghị phục vụ công tác bảo vệ rừng;

Thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

c) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

d) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định này và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Đối với các tổ chức khác thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rừng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

đ) Căn cứ vào ngân sách nhà nước được phân bổ hàng năm, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này ưu tiên thực hiện các nội dung chi bảo vệ rừng cho khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng; khu rừng có giá trị đa dạng sinh học cao cần được bảo vệ.

4. Trình tự thực hiện:

a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, thực hiện như sau:

Căn cứ dự toán kinh phí quản lý, bảo vệ rừng được giao hng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp kinh phí cụ thể cho từng ban quản lý rừng trực thuộc Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp kinh phí cụ thể cho từng ban quản lý rừng tại địa phương;

Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, ban quản lý rừng lập hồ sơ và phê duyệt thiết kế, dự toán kinh phí cho nội dung chi quy định tại khoản 3 Điều này theo quy định tại các Điều 28, 30 và 32 Nghị định này.

b) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, thực hiện như sau:

Phương thức cấp kinh phí: căn cứ diện tích rừng được giao, kết quả bảo vệ rừng giữa chủ rừng là cộng đồng dân cư với Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch 3 năm, hoặc 5 năm;

Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã cùng với Kiểm lâm làm việc tại địa bàn trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư;

Trường hợp bên nhận kinh phí bảo vệ rừng để xảy ra mất rừng hoặc phá rừng hoặc không thực hiện theo kế hoạch được duyệt thì lập biên bn xác định diện tích rừng đã mt hoặc bị suy giảm, xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành;

Kết quả nghiệm thu hằng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.

c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: đối với doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Đối với tổ chức khác được Nhà nước cấp thông qua dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng đặc dụng

1. Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

2. Nội dung và mức kinh phí:

a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: mức kinh phí bình quân 1.000.000 đồng/ha/năm trong thời gian 6 năm. Đối với vùng đất ven bin bằng 1,5 lần mức bình quân;

b) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung: mức kinh phí bình quân 2.000.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 1.000.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo;

c) Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là 50.000 đồng/ha; chi phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được xác định bằng dự toán được duyệt; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là 7% trên tổng kinh phí chi cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trồng bổ sung hng năm.

3. Phê duyệt thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.

Điều 7. Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng

1. Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư thực hiện trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng.

2. Mức đầu tư: theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Trình tự, thủ tục lập, thm định, phê duyệt thiết kế, dự toán đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này.

Điều 8. Hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng

1. Đối tượng và mức hỗ trợ: cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm.

2. Nội dung hỗ trợ:

Căn cứ vào nguồn kinh phí được hỗ trợ, cộng đng dân cư xác định nội dung hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giống cây trồng, giống vật nuôi; thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ;

b) Vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng dân cư như công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn, nhà văn hóa và các công trình khác.

3. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Cộng đồng dân cư có quá trình bảo vệ rừng tốt, không để xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ rừng;

b) Có kế hoạch, dự toán được duyệt; cam kết bo vệ rừng với ban quản rừng đặc dụng;

c) Không trùng lặp nội dung hỗ trợ với dự án được đu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khác được cấp có thm quyền phê duyệt.

4. Trình tự thực hiện hỗ trợ:

a) Lập kế hoạch, dự toán và phê duyệt kinh phí hỗ trợ:

Hng năm, Trưởng thôn tổ chức họp với cộng đồng dân cư về đề xuất nội dung, kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ và thống nhất tại biên bản họp theo Mẫu số 01 và lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và ban quản lý rừng đặc dụng;

Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã họp với cộng đồng dân cư có đề nghị hỗ trợ và thống nht đồng phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ của cộng đồng dân cư.

b) Thực hiện hỗ trợ:

Cộng đồng dân cư tự tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch, dự toán hỗ trợ kinh phí được duyệt. Đối với các nội dung cộng đồng dân cư không tự tổ chức thực hiện được, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ thực hiện;

Trưng hợp có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch và kinh phí hỗ trợ, cộng đồng dân cư đề nghị ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, điều chỉnh.

c) Nghiệm thu, giám sát thực hiện:

Cộng đồng dân cư tự tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch, kinh phí hỗ trợ theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;

Sau khi hoàn thành các nội dung kế hoạch được phê duyệt hỗ trợ hoặc kết thúc năm, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được thể hiện trong biên bản nghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm đại diện ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cp xã và đại diện cộng đồng dân cư. Nội dung nghiệm thu, bao gồm:

Đối với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ;

Đối với hỗ trợ giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông, lâm sn quy mô nhỏ: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ và theo hóa đơn hoặc biên nhn (trong trường hợp không có hóa đơn) và danh sách ký nhận của các hộ gia đình, cá nhân hay tổ hợp tác (nếu có);

Đối với hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng thôn: nghiệm thu số lượng, khối lượng vật tư hỗ trợ theo kế hoạch, dự toán. Riêng đối với các công trình đồng hỗ trợ, bổ sung ký xác nhận vật liệu của ban quản lý dự án công trình.

Mục 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 9. Cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ

1. Đối tượng:

a) Ban quản lý rừng phòng hộ;

b) Ban quản lý rừng đặc dụng;

c) Doanh nghiệp nhà nước;

d) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

đ) Ủy ban nhân dân cấp đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;

e) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.

2. Mức kinh phí:

a) Đi tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tng diện tích rừng phòng hộ được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban qun lý rừng.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối tượng quy định tại các điểm c, d và e khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí quản lý, bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.

đ) Kinh phí bảo vệ rừng đối với khu vực II, III bng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

e) Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm d khoản 1 Điều này là 50.000 đng/ha; kinh phí quản lý, kim tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

3. Nội dung chi:

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định này và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

d) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện các hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

đ) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện các hoạt động sau:

Duy trì hoạt động thường xuyên của tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng;

Hợp đồng lao động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và các hoạt động khác trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức thực hiện các hoạt động chống chặt phá rừng;

Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng, diễn tập chữa cháy rừng;

Chi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về bảo vệ rừng; chi lập và nhn hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng và giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, nhân và cộng đồng dân cư theo thẩm quyền.

e) Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

g) Căn cứ vào ngân sách nhà nước được phân bổ hằng năm, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này ưu tiên thực hiện các nội dung chi bảo vệ rừng đối với khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng và khu vực rừng xung yếu cần được bảo vệ.

4. Trình tự thực hiện:

a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

b) Đối tượng quy định tại điểm c, e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

Trước ngày 30 tháng 5 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí bảo vệ rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê năm sau và đưa vào trong dự toán kinh phí ngân sách xã cùng năm, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, phân bổ kinh phí hng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí sự nghiệp.

Điều 10. Cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng phòng hộ

1. Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

2. Nội dung và mức kinh phí thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

3. Phê duyệt thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trồng bổ sung rừng phòng hộ thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.

Điều 11. Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ

1. Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ.

2. Mc đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

3. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ thực hin theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này.

Mục 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI RỪNG SẢN XUẤT

Điều 12. Hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng

1. Đối tượng:

a) Ban quản lý rừng đặc dụng;

b) Ban quản lý rừng phòng hộ;

c) Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 01 năm 2019;

d) Hộ gia đình, nhân, cộng đồng dân cư;

đ) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;

e) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.

2. Mức kinh phí:

a) Đối tượng quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

b) Đối tượng quy định tại các điểm c, d và e khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

c) Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, xã vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại điểm a, b khoản này.

d) Chi phí lp hồlần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm d khoản 1 Điều này là là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

3. Nội dung chi:

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối tượng quy định tại điểm c, e khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

d) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

đ) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

e) Căn cứ vào ngân sách nhà nước được phân bổ hằng năm, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này ưu tiên thực hiện các nội dung chi bảo vệ rừng cho khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng.

4. Trình tự thực hiện:

a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

b) Đối tượng quy định tại điểm c, e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

d) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định này.

Điều 13. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1. Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại biên giới, hải đảo, vùng đng bào dân tộc thiểu số và min núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xut là rừng tự nhiên.

2. Mức hỗ trợ bình quân 8.000.000 đồng/ha. Chi phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được xác định bng dự toán được duyệt; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là 7% trên tổng kinh phí chi cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hằng năm.

3. Phê duyệt thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.

Điều 14. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

1. Đối tượng: chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.

2. Mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây ly gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.

b) Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).

c) Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí qun lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.

3. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không tranh chấp; không hỗ trợ đầu tư cho các diện tích đã được nhà nước đầu tư hoặc đã dùng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; không hỗ trợ lặp lại trong một chương trình, dự án;

b) Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phi có đủ hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

4. Phương thức hỗ trợ: hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về lĩnh vực lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sn ngoài gỗ trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Điều 15. Hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn

1. Đối tượng: chủ rừng là doanh nghiệp, hộ gia đình, nhân trồng rừng gỗ lớn trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, được thuê.

2. Đi với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân

Được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại như sau:

a) Mức hỗ trợ: bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, tính trên số vốn vay dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hỗ trợ;

b) Thời gian hỗ trợ lãi suất: tính từ ngày bt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng đầu tư với ngân hàng thương mại, tối đa 12 năm;

c) Số vốn vay được hỗ trợ lãi suất: không quá 70% tổng vốn vay tại ngân hàng thương mại;

d) Điều kiện được hỗ trợ:

Có đất trồng rừng sn xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyn sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chp;

Chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chính sách khác.

đ) Trình tự, thủ tục hỗ trợ lãi suất:

Chrừng gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này; bản thiết kế trồng rừng, chăm sóc năm thứ nhất theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này; bản sao hợp đồng tín dụng đã ký giữa chủ rừng và ngân hàng thương mại;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bng văn bản cho chủ rừng trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ khi nhn được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức xác minh hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất và lập biên bản xác minh điều kiện hỗ trợ lãi sut tín dụng theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trường hợp không hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

e) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ chênh lệch lãi suất cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;

g) Việc lập dự toán, thanh quyết toán tiền hỗ trợ lãi suất thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan khác.

3. Đối với chủ rừng là doanh nghiệp

Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư; trình tự, thủ tục về hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Điều 16. Hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

1. Đối tượng: chủ rừng có rừng trồng sản xuất, trừ chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Mức hỗ trợ và hình thức hỗ trợ:

a) Mức hỗ trợ: hỗ trợ một lần xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tối đa 400.000 đồng/ha.

b) Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ sau đầu tư.

3. Điều kiện được hỗ trợ:

a) Có dự án qun lý rừng bền vng và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Có diện tích rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

4. Trình tự hỗ trợ:

a) S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định rõ quy mô, địa điểm, diện tích, danh sách chủ rừng, nguồn kinh phí hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo dự án được duyệt quy định tại điểm a khoản này cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng là tổ chức và giao dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua Ủy ban nhân dân cp xã;

c) Đi với chủ rừng là tổ chức: sau khi có diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản rừng bền vững, gửi đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn kiểm tra hồ sơ và cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp không cấp kinh phí hỗ trợ cho chủ rừng, S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bn trả lời và nêu rõ lý do.

d) Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cùng thống nhất hình thành nhóm hộ và cử thành viên đại diện: sau khi rừng được tổ chức chng nhận cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đại diện nhóm hộ gửi đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 07 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Ủy ban nhân cấp xã;

Ủy ban nhân dân cấp căn cứ dự toán kinh phí được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hng năm, kiểm tra hồ sơ và cấp kinh phí hỗ trợ cho đại diện nhóm hộ và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp không cấp kinh phí hỗ trợ cho đại diện nhóm hộ, Ủy ban nhân dân cp xã có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 17. Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp và đường băng cản lửa tại những khu rừng sản xuất

1. Xây dựng đường lâm nghiệp

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: khu vực trng rừng sản xut có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;

b) Mức hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp tối đa 450.000.000 đồng/km;

c) Trình tự hỗ trợ đầu xây dựng đường lâm nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.

2. Xây dựng đường băng cản lửa

a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: đường băng cản lửa tại khu rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;

b) Mc hỗ trợ đầu tư xây dựng đường băng cản lửa tối đa 100.000.000 đồng/km;

c) Trình tự hỗ trợ đầuđường băng cản lửa theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.

Điều 18. Hỗ trợ đầu tư phát triển hợp tác, liên kết trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản

1. Đối tượng áp dụng: chủ rừng hợp tác, liên kết với doanh nghiệp chế biến, thương mại lâm sản.

2. Điều kiện để được hỗ trợ:

Các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các bên tham gia hợp tác, liên kết có hợp đồng, dự án liên kết trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản theo quy định tại các Điều 4, 5 và 6 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết trong sản xut và tiêu thụ sản phẩm nông sản;

b) Dự án liên kết gắn trồng rừng sản xuất với chế biến, tiêu thụ lâm sản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế hội của địa phương;

c) Thời gian liên kết tối thiểu là 7 năm.

3. Nội dung, mức hỗ trợ và trình tự, thủ tục hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và 12 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.

Mục 4. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CHUNG VỀ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Điều 19. Khoán bảo vệ rừng

1. Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5, các điểm a, b và c khoản 1 Điều 9, các điểm a, b và c khoản 1 Điều 12 ưu tiên thực hiện khoán bảo vệ rừng: diện tích rừng tiếp giáp khu dân cư cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo tại khu vực II, III, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương; diện tích rừng tiếp giáp với khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng.

2. Điều kiện, hạn mức khoán bo vệ rừng thực hiện theo quy định tại Điều 4, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

3. Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng:

a) Mc kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm. Đối với diện tích rừng thuộc khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.

b) Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hng năm.

4. Nguồn kinh phí khoán bảo vệ rừng được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho chủ rừng quy định tại khoản 2 Điều 5; khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 12 Nghị định này và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

5. Phương thức khoán bảo vệ rừng thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hng năm. Hằng năm, bên khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 20. Kinh phí chữa cháy rừng

1. Đối tượng:

a) Chủ rừng theo quy định Điều 8 của Luật Lâm nghiệp;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;

c) Cơ quan Kiểm lâm các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.

2. Nội dung và mức chi:

a) Chi tiền ăn đối với các lực lượng và những người tham gia chữa cháy rừng (bao gồm cả người hưởng lương và người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) theo lệnh điều động, huy động của người có thm quyền tối đa bằng 0,4 ngày lương tối thiểu vùng/suất ăn;

b) Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy rừng và phục vụ chữa cháy rừng theo lệnh điều động, huy động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Thời gian chữa cháy rừng được tính kể từ khi người tham gia chữa cháy rừng nhận được lệnh điều động, huy động tham gia chữa cháy đến khi đám cháy được dập tắt và có thông báo kết thúc thời gian chữa cháy của người có thẩm quyền huy động;

Khi chữa cháy rừng ở cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

c) Chi cho việc mua nước uống cho người tham gia chữa cháy rừng, mua nhiên liệu (xăng, dầu), sửa chữa, bồi thường thiệt hại khi phương tiện, thiết bị được huy động, thuê để chữa cháy rừng. Đối với phương tiện, thiết bị của chủ sở hữu (trừ chủ rừng) được huy động tham gia chữa cháy rừng được thanh toán chi phí nhiên liệu, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (nếu bị hư hng) theo quy định hiện hành.

3. Nguồn kinh phí:

a) Kinh phí cho các khoản quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này được sử dụng nguồn dự phòng ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Phòng, chống thiên tai và các nguồn lực tài chính hợp pháp khác theo thẩm quyền;

b) Căn cứ vào hoạt động chữa cháy rừng và các chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cấp kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương và nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý các nhu cầu kinh phí cho chữa cháy rừng trên địa bàn ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt;

c) Căn cứ vào hoạt động chữa cháy rừng và các chế độ, chính sách, các bộ, ngành quyết định cp kinh phí từ nguồn ngân sách của Bộ và nguồn tài chính hợp pháp khác để xử các nhu cầu kinh phí cho chữa cháy rừng đối với diện tích rừng do các bộ, ngành quản lý và đối với các đơn vị trực thuộc được huy động tham gia chữa cháy rừng ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt.

4. Cấp thẩm quyền quyết định điều động, huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng trách nhiệm thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng do cấp huy động. Chủ rừng có trách nhiệm thanh toán kinh phí từ nguồn kinh phí của đơn vị cho lực lượng do chủ rừng huy động.

Điều 21. Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

1. Đối tượng và nội dung trợ cấp: hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại xã khu vực II và III thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát trin lâm sn ngoài gỗ, trồng rừng để thay đổi tập quán du canh du cư, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy và đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bo các nguyên tc sau:

a) Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm;

b) Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát trin rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;

c) Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn;

d) Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

3. Điều kiện được trợ cấp gạo:

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng, phải đm bo một trong các điều kiện sau:

a) Có giấy chứng nhn quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; thực hiện bảo vệ rừng theo quy định tại các Điều 5, 9 và 12; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trồng bổ sung theo quy định tại các Điều 6, 10 và 13; trồng rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 11 và trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này, hằng năm được cấp có thm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện;

b) Có hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo quy định tại khoản 5 Điều 19; thực hiện khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.

4. Loại gạo trợ cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gạo dự trữ quốc gia hiện hành.

5. Thực hiện trợ cấp gạo từ nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, đơn vị trực thuộc xây dựng dự án về trợ cấp gạo thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng thay thế nương rẫy; tổ chức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ tại mỗi thôn nơi hộ gia đình cư trú. Căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lần trợ cp nhưng tối đa 3 tháng một lần;

b) Căn cứ vào dự án về trợ cấp gạo được duyệt, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, đơn vị được giao trợ cấp gạo lập danh sách các hộ gia đình tham gia, số lượng gạo trợ cấp cho từng hộ gia đình theo Mẫu số 09, Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định này;

c) Trợ cấp gạo được thực hiện khi hộ gia đình bắt đầu thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng thay thế nương rẫy, được lập hồ sơ theo Mẫu số 11, Mẫu số 12 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

6. Thực hiện trợ cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách, số lượng gạo hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính; trên cơ sở đề nghị của địa phương và ý kiến của Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ gạo cho địa phương;

b) Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính giao Tng cục Dự trữ Nhà nước xuất cấp gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho các địa phương theo đúng quy định. Chủ đầu tư hoặc tổ chức, đơn vị được giao trợ cấp gạo tổ chức cấp gạo cho các hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 22. Hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp

1. Đối tượng nhận hỗ trợ: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu sản xuất giống cây trng lâm nghiệp.

2. Nội dung hỗ trợ:

a) Xây dựng rừng ging, vườn giống, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng;

b) Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng cht lượng cao;

c) Xây dựng vườn ươm giống.

3. Mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư đối với một dự án hoặc công trình được quy định tại khoản 2 Điều này nhưng tối đa theo mức quy định tại các điểm b, c và d khoản này;

b) Tối đa 55.000.000 đồng/ha đối với xây dựng rừng giống trồng mới có diện tích từ 2,0 ha trở lên, vườn giống trồng mới diện tích từ 1,0 ha trở lên; tối đa 25.000.000 đồng/ha đối với xây dựng rừng giống chuyển hóa diện tích từ 1,0 ha trở lên, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng có diện tích từ 500 m2 trở lên;

c) Tối đa 5.000.000.000 đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng trung tâm sn xuất giống cây rừng chất lượng cao có quy mô sản xuất tối thiểu 1 triệu cây/năm;

d) Tối đa 300.000.000 đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng mới vườn ươm giống cây lâm nghiệp bng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích đất xây dựng vườn ươm tối thiểu 0,5 ha.

4. Điều kiện hỗ trợ: có dự án đầu tư riêng hoặc được lập chung trong các dự án bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thm quyền phê duyệt.

5. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định thiết kế, dự toán dự án hỗ trợ sn xuất giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.

Điều 23. Hỗ trợ trồng cây phân tán

1. Đối tượng: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia trồng cây phân tán.

2. Mc hỗ trợ: bình quân 15.000.000 đồng/ha trồng cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha) để hỗ trợ mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng, chăm sóc; tổ chức các hoạt động quản lý, kim tra, giám sát thực hiện trồng cây phân tán.

3. Hình thức hỗ trợ, tiêu chuẩn cây giống thực hiện theo kế hoạch trồng cây phân tán được cơ quan nhà nước thẩm quyền phê duyệt.

4. Điều kiện hỗ trợ: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có đất và nhu cu trồng cây phân tán.

5. Trình tự hỗ trợ:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp nhu cu hỗ trợ trng cây phân tán của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, đáp ứng điều kiện hỗ trợ tại khoản 4 Điều này trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch trồng cây phân tán kèm theo dự toán kinh phí hỗ trợ trồng cây phân tán, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai kế hoạch, nghiệm thu, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

Điều 24. Hỗ trợ đầu tư Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng hỗ trợ về công nghệ, thông tin, tư vn, phát trin nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị và trình tự, thủ tục hưởng hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 25. Những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác

1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác, bao gồm:

a) Theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kim kê rừng; kim tra, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, chương trình, đề án ngành lâm nghiệp;

b) Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng;

c) Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng;

d) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm;

đ) Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

e) Giao rừng, xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới rừng;

g) Duy trì và phát triển rừng giống, vườn thực vật quốc gia;

h) Điều tra cơ bn về lâm nghiệp;

i) Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

k) Xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát trin rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 6 Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

l) Mua sắm, sửa chữa phương tiện, trang bị, thiết bị, công cụ hỗ trợ: bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; quan trc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;

m) Điều tra, thu thập và đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng ngân hàng gen, dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; nghiên cứu chọn, tạo, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp;

n) Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.

2. Việc thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này theo dự án, kế hoạch được cấp có thm quyền phê duyệt, theo thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng ngân sách của ngành và địa phương.

3. Trình tự, thủ tục đối với hoạt động sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, ngun vốn kinh phí sự nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.

Chương III

CƠ CHẾ VÀ NGUỒN VỐN

Điều 26. Nguồn vốn thực hiện

1. Ngân sách trung ương:

a) Bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác trung ương liên quan để thực hiện các hoạt động theo quy định tại Nghị định này;

b) Cân đối ngân sách và bổ sung mục tiêu ngân sách hằng năm cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và các địa phương khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động theo quy định tại Nghị định này;

c) Nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương được giao chi tiết theo ngành, lĩnh vực, do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cân đối trên tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm được giao.

2. Ngân sách địa phương:

a) Đối với các địa phương tự cân đối được ngân sách, trừ các địa phương khác theo quy định của pháp luật, toàn bộ kinh phí thực hiện các hoạt động theo quy định tại Nghị định này được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương;

b) Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và các địa phương khác theo quy định của pháp luật, kinh phí thực hiện các hoạt động theo quy định tại Nghị định này được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương, kết hợp với ngân sách trung ương hỗ trợ và các nguồn lực khác để thực hiện hiệu quả các hoạt động theo quy định tại Nghị định này.

3. Nguồn vốn khác: dịch vụ môi trường rừng, ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Nghị định này.

Điều 27. Cơ chế đầu tư, hỗ trợ đầu tư

1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu cho các hoạt động đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công:

a) Các hoạt động ưu tiên sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển bao gồm: trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 7; trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 11; trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sn ngoài gỗ theo quy định tại Điều 14; xây dựng đường lâm nghiệp và xây dựng đường băng cản lửa tại những khu rừng sn xuất theo quy định tại Điều 17; đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trng lâm nghiệp theo quy định tại Điều 22; đầu tư khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Điều 24; những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;

b) Các hoạt động ưu tiên sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên bao gồm: bảo vệ rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 5; phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 8; bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 9; bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo quy định tại Điều 12; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trồng bổ sung theo quy định tại các Điều 6, 10 và 13; hỗ trợ tín dụng đu tư trồng rừng gỗ lớn theo quy định tại Điều 15; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định tại Điều 16; chữa cháy rừng theo quy định tại Điều 20; trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 21; hỗ trợ trồng cây phân tán theo quy định tại Điều 23; những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

2. Nguồn kinh phí từ chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện chi trả theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; được sử dụng kinh phí chi trả cho bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư quy định tại Nghị định này.

3. Hội đồng nhân dân cp tỉnh căn cứ mức đu tư, hỗ trợ đu tư, mức khoán bảo vệ rừng quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 16, 19, 21, 22 và 23 quyết định mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Các bộ, ngành có liên quan căn cứ mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 19 và 22 quyết định mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư cụ thể đối với chủ rừng trực thuộc.

5. Trình tự lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư đối với các hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật đầu tư công và pháp luật có liên quan khác. Đối với hoạt động đầu tư lâm sinh thuộc dự án đu tư đã được phê duyệt, việc lập, thm định, phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định này. Đối với các hạng mục công trình khác, việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công và pháp luật về xây dựng. Trình tự lập dự toán, thanh, quyết toán kinh phí cho các hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.

6. Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước phân giao cho các dự án công trình lâm sinh thực hiện theo chu kỳ các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Thời gian thực hiện thanh toán, kế hoạch vốn năm trước đối với dự án trồng rừng chậm nhất không quá 30 tháng 6 năm sau.

7. Kinh phí cấp cho bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng theo hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng và khoán bảo vệ rừng, hợp đồng khoán bo vệ rừng, được cp và sử dụng kinh phí theo định mức quy định tại Nghị định này, thực hiện trong năm ngân sách.

Chương IV

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ, DỰ TOÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH LÂM SINH, BẢO VỆ RỪNG

Điều 28. Nguyên tắc lập hồ sơ thiết kế, dự toán

1. Đối với các công trình lâm sinh là một trong các hạng mục của dự án đầu tư đã được phê duyệt, chủ đầu tư lập thiết kế, dự toán công trình lâm sinh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với dự án ch yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, việc lập thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được thực hiện đồng thời với việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

2. Đối với công trình lâm sinh là xây dựng các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cần thiết phục vụ bảo vệ và phát triển rừng thì việc lập thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

3. Đối với công trình lâm sinh không thuộc khoản 2 Điều này thì việc lập thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 Nghị định này.

4. Đối với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lp thiết kế, dự toán một lần cho nhiu năm hoặc lập thiết kế, dự toán hằng năm theo kế hoạch ngân sách được giao.

5. Việc lập hồ sơ thiết kế, dự toán do chủ đu tư, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện.

Điều 29. Dự toán

1. Dự toán đối với công trình lâm sinh, trừ quy định tại khoản 2 Điều này

a) Chi phí xây dựng công trình lâm sinh:

Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công;

Chi phí gián tiếp gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định của pháp luật về xây dựng;

Thu nhập chịu thuế tính trước: được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) tng chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp theo quy định của pháp luật về xây dựng;

Thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định hiện hành.

b) Chi phí thiết bị, gồm: mua sắm công cụ, máy móc, thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công), lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị, vận chuyn, bo hiểm thiết bị, đào tạo và chuyển giao công nghệ phục vụ công trình lâm sinh;

c) Chi phí quản lý: được tính trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị hoặc được xác định bng dự toán chi tiết, gồm: chi phí tổ chức quản lý công trình lâm sinh từ giai đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc, nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng;

d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định của pháp luật xây dựng hoặc được xác định bằng dự toán chi tiết trên cơ sở phạm vi, khối lượng công việc, kế hoạch thực hiện, gồm: khảo sát; lập thiết kế, dự toán; giám sát và các chi phí tư vấn khác có liên quan;

đ) Chi phí dự phòng, chi phí khác.

e) Đối với các chi phí qun lý, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng, chi phí khác được áp dụng định mức tỷ lệ phần trăm (%) đối với loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Dự toán đối với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung bảo vệ rừng

a) Chi phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng, lập hồ sơ và các chi phí khác áp dụng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 6, khoản 2 và khoản 3 Điều 9, khoản 2 Điều 10, khoản 2 và khoản 3 Điều 12 và khoản 3 Điều 13 Nghị định này.

b) Đối với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng thực hiện bằng hình thức khoán cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư: mức kinh phí khoán cho các đối tượng nhận khoán, chi phí lập hồ sơ và các chi phí khác áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 13 và khoản 3 Điều 19 Nghị định này.

Điều 30. Hồ sơ đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán

1. Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo Mẫu số 13 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

2. Thuyết minh thiết kế bao gồm dự toán và bản đồ thiết kế công trình lâm sinh theo Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

3. Bn sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc kế hoạch vốn được giao đối với hoạt động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tài liệu khác liên quan.

Điều 31. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công

1. Cơ quan thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:

a) Đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đu tư: cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp được giao chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;

b) Đối với các dự án do các bộ, ngành trung ương khác quyết định đầu tư: cơ quan chuyên môn trực thuộc chủ trì thm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;

c) Đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;

d) Đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp huyện, cấp quyết định đu tư: Phòng chức năng cấp huyện hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp huyện chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh.

2. Trình tự thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:

a) Chđầu tư nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh) 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 30 Nghị định này đến cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Cơ quan chủ trì thẩm định kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trả giấy tiếp nhận hoặc không tiếp nhận ngay cho chủ đầu tư đối với trường hợp nộp trực tiếp; sau 02 ngày làm việc đối với các trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chủ trì thm định tổ chức thẩm định và có báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 15 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; thông báo kết quả thẩm định đến chủ đầu tư.

3. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:

Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế dự toán công trình lâm sinh sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn được giao thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nội dung phê duyệt thiết kế dự toán công trình lâm sinh theo quy định tại Mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo nghị định này.

Điều 32. Phê duyệt thiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

1. Hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.

2. Đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tự thm định hoặc thuê tư vn thẩm định thiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng.

3. Đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tự phê duyệt thiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng.

4. Việc lập, phê duyệt dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật khác liên quan.

Điều 33. Điều chỉnh thiết kế, dự toán

1. Điều chỉnh thiết kế, dự toán trong các trường hợp:

a) Khi dự án đu tư có yêu cầu điều chỉnh thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;

b) Khi có thay đổi về kinh phí được bố trí hng năm đối với công trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

c) Trong quá trình thực hiện có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế để bảo đảm chất lượng.

2. Hồ sơ điều chỉnh thiết kế, dự toán theo quy định tại Điều 30 Nghị định này; thẩm định và phê duyệt điều chỉnh thiết kế, dự toán theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Nghị định này.

3. Trường hợp ch điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí, không làm thay đổi giá trị dự toán đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng, chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quyết định điều chỉnh và báo cáo người quyết định đầu tư hoặc cơ quan giao kinh phí về nội dung điều chỉnh dự toán.

4. Ch đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước xác định dự toán điều chỉnh làm cơ sở để điều chỉnh giá trị hợp đồng.

Điều 34. Xử lý rủi ro trong giai đoạn đầu tư

1. Nguyên nhân rủi ro:

a) Rủi ro thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai;

b) Nguyên nhân rủi ro khác do chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng ngân sách lập hồ sơ xác định, báo cáo cp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Xử lý rủi ro:

a) Việc thống kê, đánh giá và báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, được thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lập biên bản đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nguyên nhân, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh dự án đu tư hoặc điều chỉnh kế hoạch vốn được giao; điều chỉnh thiết kế và dự toán theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này;

b) Ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật để thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghip và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện theo quy định tại Nghị định này;

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

3. Bộ Tài chính

Chủ trì cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bn pháp luật có liên quan; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đu tư trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch vốn đầu tư trung hạn và hằng năm đm bảo thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nướcLuật Đầu tư công.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác có liên quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 36. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ch đạo, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện quy định tại Nghị định này.

2. Bố trí vốn ngân sách địa phương và lồng ghép các nguồn vốn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các ngun vốn khác) đm bảo thực hiện đúng mục tiêu, hiệu quả việc bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nghị định này và văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

3. Giao S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách quy định tại Nghị định này.

4. Trên cơ sở định mức trồng rừng hiện hành, chỉ đạo hoặc ủy quyền cơ quan chuyên môn hướng dẫn lập dự toán công trình lâm sinh phù hợp với điều kiện của địa phương.

Điều 37. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2024.

2. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Các điểm a, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 91 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

b) Chương II, Điều 20Phụ lục I, III Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh.

3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Điều 38. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với các chương trình, dự án, hoạt động đầu tư đã được phê duyệt theo các văn bản pháp luật hiện hành trước ngày Nghị định này hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo chương trình, dự án đã được phê duyệt, mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

2. Đối với chương trình, dự án, hoạt động đầu tư được xây dựng theo các văn bản pháp luật hiện hành đã nộp hồ sơ nhưng chưa được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 39. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
-
Lưu: VT, NN (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Biên bản cuộc họp cộng đồng dân cư

Mẫu số 02

Kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ

Mẫu số 03

Đnghị hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng

Mẫu số 04

Thiết kế trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất

Mẫu số 05

Biên bản xác minh điều kiện hỗ trợ lãi suất tín dụng

Mẫu số 06

Đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (đối với chủ rừng tổ chức)

Mẫu số 07

Đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bn vững (đối với nhóm hộ)

Mẫu số 08

Cách tính mức trợ cp gạo bảo vệ và phát triển rừng

Mẫu số 09

Danh sách hộ gia đình đăng ký thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sn ngoài gỗ, trồng rừng thay thế nương rẫy

Mẫu số 10

Danh sách đối tượng, nhu cầu trợ cấp gạo

Mẫu số 11

Danh sách hộ gia đình nhận trợ cấp gạo

Mẫu số 12

S theo dõi trợ cp gạo

Mẫu số 13

Tờ trình về việc phê duyệt thiết kế, dự toán

Mẫu số 14

Đ cương thuyết minh thiết kế

Mẫu số 15

Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế, dự toán

Mẫu số 16

Quyết định về việc phê duyệt thiết kế, dự toán công trình

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

BIÊN BẢN CUỘC HỌP CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

(Địa điểm), ngày…….tháng ....năm ....

1. Ngày tổ chức cuộc họp: …………………………………………………………..

2. Chủ trì cuộc họp: Trưởng thôn: ………………………………………………………

3. Số lượng người tham dự: ………………………………………………………………

4. Thời gian bắt đầu: ……………………………………………………………………….

5. Nội dung cuộc họp:

- Trưởng thôn tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký.

- Trưởng thôn trình bày dự kiến kế hoạch, dự toán kinh phí thôn thực hiện trong năm và dự toán đề nghị Ban quản lý khu rừng đặc dụng hỗ trợ.

- Nhng người tham gia cuộc họp thảo luận: (ghi ý kiến tho luận của từng người).

- Trưởng thôn tổng hợp chung các ý kiến của những người tham gia cuộc họp; đề xuất phương án biểu quyết.

- Trưởng thôn thống nhất hình thức biểu quyết (hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).

- Kết quả biểu quyết: biểu quyết theo từng nội dung, xác định số người đng ý/tổng số người tham dự cuộc họp.

o Nội dung 1: số người đồng ý/tng số người tham dự cuộc họp.

o Nội dung 2: số người đồng ý/tng số người tham dự cuộc họp.

o ……………………………………….

- Trưởng thôn công bố những nội dung đề nghị ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ (những nội dung được trên 50% tổng số người tham dự cuộc họp hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn biểu quyết đồng ý).

6. Thời gian kết thúc: ………………………………………………………………..

Biên bản này đã được đọc to cho mọi người tham dự cuộc họp nghe, được lập thành 03 bản: 01 bản gửi Ban quản lý khu rừng đặc dụng; 01 bn gửi Ủy ban nhân dân cấp xã; 01 bản lưu tại thôn.

 

THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)


TRƯỞNG THÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02

Thôn: ……………….
Xã: …….. Huyện …….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

KẾ HOẠCH, DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ

Năm: ………..

Phần I

KẾ HOẠCH, DỰ TOÁN HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Nội dung

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí dự kiến (1.000 đồng)

Nguồn kinh phí (1.000 đồng)

Dự kiến hình thc tổ chức thực hiện

Ghi chú

Ban QL RĐD hỗ trợ

Đóng góp của cộng đng

Nguồn khác

1

2

3=4+5+6

4

5

6

7

8

1. Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

- Giống cây

 

 

 

 

 

 

 

- …………………

 

 

 

 

 

 

 

- …………………

 

 

 

 

 

 

 

2. Hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng

 

 

 

 

 

 

 

- Nước sạch

 

 

 

 

 

 

 

- …………..

 

 

 

 

 

 

 

- …………..

 

 

 

 

 

 

 

Tng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

Phần II

DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng/ khối lượng

Đơn giá (1.000 đồng)

Thành tiền (1.000 đồng)

Ghi chú

1

2

3

4

5=3*4

6

1. Đu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất

 

 

 

 

 

- Giống cây

 

 

 

 

 

- ……………….

 

 

 

 

 

- ……………….

 

 

 

 

 

2. Hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng

 

 

 

 

 

- Nước sạch

 

 

 

 

 

- ………………

 

 

 

 

 

- ………………

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

TRƯỞNG THÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)


ĐỒNG PHÊ DUYỆT
ĐẠI DIỆN UBND CẤP XÃ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BAN QUẢN LÝ
KHU RỪNG ĐẶC DỤNG
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP BIỂU

Phần I. Kế hoạch, dự toán hỗ trợ cộng đồng dân cư

Kế hoạch, dự toán do cộng đồng dân cư lập vào Quý I hằng năm trên cơ sở: (i) Thông báo của ban quản lý rừng đặc dụng và (ii) Kết quả cuộc hp thôn được thể hiện trong Biên bản họp cộng đồng dân cư.

1. Cột 1- Nội dung: là các nội dung được hỗ trợ cho cộng đồng dân cư vùng đệm theo quy định tại Nghị định số .../20../NĐ-CP, đáp ứng các tiêu chí sau:

- Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã/phường/thị trấn;

- Phù hợp với quy hoạch rừng đặc dụng;

- Được trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư tán thành trong biên bản họp cộng đồng dân cư.

Các nội dung được ghi theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống theo 2 nội dung (1. Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất; 2. Hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng) và không quá 3 hoạt động trong 1 năm.

2. Cột 2- Thời gian thực hiện: dự kiến thời gian thực hiện nội dung công việc theo quý trong năm.

3. Từ cột 3 đến cột 6 là tổng kinh phí dự kiến để thực hiện nội dung hoạt động và dự kiến huy động nguồn kinh phí.

- Cột 3 - Tổng kinh phí dự kiến: được xác định bằng tổng các cột 4, cột 5 và cột 6.

- Cột 4- Ghi số kinh phí đề nghị Ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ. Tổng kinh phí không vượt quá 40.000.000 đồng/năm.

- Cột 5- Ghi dự kiến giá trị đóng góp của cộng đồng dân cư bằng tiền. Trường hợp đóng góp bằng ngày công lao động hay vật tư thì phải quy đi thành tiền theo đơn giá tại địa phương.

- Cột 6- Nguồn kinh phí khác: ghi số kinh phí dự kiến được huy động từ các nguồn khác như hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân... cho cộng đồng dân cư.

4. Cột 7- Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện, ghi:

- Thôn tự thực hiện; thực hiện theo hợp đồng (cộng đồng dân cư ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân); hay đồng tài trợ cho công trình khác.

- Đối với các nội dung cộng đồng dân cư không tự tổ chức thực hiện được: cộng đồng dân cư đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ thực hiện.

5. Cột 8 - Ghi chú: giải thích thêm những gì chưa rõ.

Phần II. Dự toán kinh phí hỗ trợ

Phần này ghi những nội dung cụ thể thôn đề nghị Ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ.

1. Cột 1- Nội dung: là các nội dung được ghi tại Phần I.

2. Cột 2- Đơn vị tính: ghi đơn vị tính, ví dụ:

- Mua giống cây là cây;

- Mua giống con là con;

- Vật liệu xây dựng công trình: sắt, thép là kg; cát là m3; xi măng là kg; gạch là viên ....

- ………..

3. Cột 3- Số lượng/khối lượng:

- Mua giống cây là số lượng cây;

- Mua giống con là số lượng con;

- Vật liệu xây dựng công trình: là khối lượng vật liệu như sắt, thép; cát; xi măng; gạch ....

- …………….

4. Cột 4- Đơn giá: là đơn giá dự kiến tại địa phương được tính theo đơn vị 1.000 đồng.

5. Cột 5- Thành tiền bằng s liệu cột 3 (số lượng/khối lượng) nhân với (x) cột 4 (đơn giá). Tổng cộng cột này bằng tổng cộng cột 4 Phần I.

6. Cột 6- Ghi chú: giải thích thêm những gì chưa rõ.

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

…., ngày .... tháng .... năm….

ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ LÃI SUẤT VAY VỐN NGÂN HÀNG

Kính gửi: y ban nhân dân huyện, thị xã, ….

Tôi tên là:………………Sinh ngày: ………………

Căn cước công dân/Căn cước số: ………………

Nơi cấp: ……………cấp ngày…./tháng/năm…

Địa chỉ thường trú: ………………………………

Địa chỉ hiện tại: ………………………………

Số điện thoại: ………………………………

Tôi là bên vay trong Hợp đồng vay tín dụng số……….. được ký kết vào ngày……/……/…… giữa Tôi và Ngân hàng …………… với số tiền là: ….. đồng. Nội dung hợp đồng có ghi rõ số tiền vay và mức lãi suất hàng tháng mà tôi phải trả là:….. đồng. Tôi đã sử dụng số tiền vay để đầu tư vào trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ.

Sau khi nghiên cứu chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng thương mại quy định tại Nghị định số …../…../NĐ-CP ngày … thángnămcủa Chính ph về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, Tôi đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định được hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng theo Nghị định số…./…/NĐ-CP ngàythángnăm …. của Chính phủ, cụ thể:

Tổng số vốn đề nghị được vay có hỗ trợ lãi suất:.........................................................

Thời gian vay vốn có hỗ trợ lãi suất:…………….

Tôi xin cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu đ xảy ra vi phạm./.

Tôi xin chân thành cm ơn!

 

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ





 

Mẫu số 04

THIẾT KẾ TRỒNG, CHĂM SÓC RỪNG NĂM THỨ NHẤT

Tiểu khu:………………….

Khoảnh:…………………..

Biện pháp kỹ thuật

Lô thiết kế

Lô ...

...

I. X lý thực bì:

 

 

 

1. Phương thức

 

 

 

2. Phương pháp

 

 

 

3. Thời gian xử lý

 

 

 

Il. Làm đất:

 

 

 

1. Phương thức:

 

 

 

- Cục bộ

- Toàn diện

 

 

 

2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố...):

 

 

 

- Thủ công

- Cơ giới

- Thủ công kết hợp cơ giới

 

 

 

3. Thời gian làm đất

 

 

 

III. Bón lót phân:

 

 

 

1. Loại phân

 

 

 

2. Liều lượng bón

 

 

 

3. Thời gian bón

 

 

 

IV. Trồng rừng:

 

 

 

1. Loài cây trồng

 

 

 

2. Phương thức trồng

 

 

 

3. Phương pháp trồng

 

 

 

4. Công thức trồng

 

 

 

5. Thời vụ trồng

 

 

 

6. Mật độ trồng:

 

 

 

- Cự ly hàng (m)

 

 

 

- Cự ly cây (m)

 

 

 

7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi)

 

 

 

8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm)

 

 

 

V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu:

 

 

 

1. Lần thứ nhất: (thángđến tháng….)

 

 

 

- Nội dung chăm sóc:

 

 

 

+ ...

 

 

 

2. Lần thứ 2, thứ 3...: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện ch vận dụng nội dung thích hợp

 

 

 

3. Bảo vệ:

 

 

 

- …..

 

 

 

 

 

Ngày .... tháng .... năm
CHỦ RỪNG





Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

...., ngày tháng... năm….

BIÊN BẢN

Xác minh điều kiện hỗ trợ lãi suất tín dụng theo Nghị định số ..../.../NĐ-CP ngày … tháng .... năm …của Chính phủ

Hôm nay, ngàythángnăm, chúng tôi gồm có:

A. THÀNH PHẦN

- Ông/Bà:…………….đại diện Phòng……..

- Ông/Bà:…………..đại diện Phòng………

- …………………………………………………

- …………………………………………………

- Ông/Bà: ………………………………………

B. NỘI DUNG KIỂM TRA

Tiến hành xác minh việc đáp ứng các điều kiện về hỗ trợ lãi suất tín dụng theo quy định tại Nghị định số …/…../NĐ-CP ngàytháng... năm….của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, cụ thể:

1. Cơ sở pháp lý đ thực hiện trồng rừng gỗ lớn

…………………………

2. Kiểm tra thực tế việc trồng rừng, hồ sơ, tài liệu liên quan

- Họ, tên chủ rừng đề nghị được hỗ trợ:……………..

- Tên khu rừng trồng gỗ lớn:………………..

- Địa điểm rừng trồng g lớn: ……………..

- Diện tích rừng trồng gỗ lớn, phát triển lâm sản ngoài gỗ: ………(có bản đồ, sơ đồ đính kèm);

- Loại rừng: ……………..

- Loài cây trồng: ……………..

- Năm trồng: ……………..

- Mật độ hiện tại: ……………..

- Tổng số vốn vay tại ngân hàng thương mại:………… đồng.

- Tổng số vốn đề nghị được vay có hỗ trợ lãi suất:……....đồng.

- Thời gian vay vốn có hỗ trợ lãi suất: ……………..

3. Hộ gia đình, cá nhân đã được hỗ trợ từ chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ khác nhưng chưa được hỗ trợ cho việc trồng rừng gỗ lớn, phát triển lâm sản ngoài gỗ:

……………..……………..……………..……………..……………..

……………..……………..……………..…………………………....

4. Các vấn đề khác có liên quan

Biên bản kết thúc vào hồi...ngày...thángnăm….; đã được các thành phần tham gia nht trí thông qua và lập thành 02 bản: 01 bản gửi chủ rừng; 01 bản lưu hồ sơ hỗ trợ lãi suất.

 

CHỦ RỪNG





T XÁC MINH





Mẫu số 06

CƠ QUAN/ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN ……
TÊN CHỦ RỪNG LÀ T
CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../CV-....

(Địa điểm), ngày … tháng ... năm

 

ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

(Đối với chủ rừng là tổ chức)

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố ……..

Căn c Nghị định số …/…/NĐ-CP ngàythángnămcủa Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp;

Căn c Quyết định số…./QĐ-UBND ngàythángnăm ...của y ban nhân dân tnh/thành phố.....về phê duyệt dự án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

.(Tên ch rừng) …. kính đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ qun lý rừng bền vng, cụ thể như sau:

1. Tên chủ rừng:…………………………………….

2. Địa chỉ: ………………….………………….

3. Số điện thoại liên hệ: ………………….; Email: ………………….

4. Số tài khoản: ………………….tại ngân hàng………………….; họ và tên chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật: ………………….

5. Tổng diện tích rừng trồng sản xuất được xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững:………..ha.

6. Loại chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp: (FSC hoặc VFCS hoặc VFCS/PEFC).

7. Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững: Số tiền được hỗ trợ (đồng/ha) x Diện tích rừng được hỗ trợ (ha) = ….. đồng (bằng chữ: ………………….).

8. H sơ đề nghị hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững kèm theo văn bản này gồm:

- Bản sao hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa chủ rừng với tổ chức tư vấn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

- Bản sao chứng chỉ quản lý rừng bền vững do tổ chức cấp chứng chỉ rừng cấp.

.(Tên chủ rừng)... kính đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tnh/thành phố…..xem xét cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho đơn vị theo quy định.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……..
- Lưu: VT…

CHỦ RỪNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)





Mẫu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

 (Xã…), ngày ... tháng ...năm

ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

(Đối với nhóm hộ)

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ………..

Căn cứ Nghị định số …./20.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày ... tháng ...năm ... của Ủy ban nhân dân tnh/thành phố….về phê duyệt dự án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

...(Tên nhóm hộ) ... kính đề nghị y ban nhân dân xã/phường/thị trấn………xem xét cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, cụ thể như sau:

1. Tên nhóm hộ:………………Địa chỉ: ………………

2. Họ và tên người đại diện nhóm hộ: ………………Địa chỉ: ………

3. Căn cước công dân/Căn cước số: ……………, nơi cấp………………, cấp ngày………………

Số điện thoại liên hệ: ………………Email (nếu có): ………………

4. Số tài khoản: ………………tại ngân hàng………………; họ và tên chủ tài khoản người đại diện nhóm hộ: ………………

5. Tổng diện tích rừng trồng sản xuất được xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng ch quản lý rừng bền vững: ….ha.

6. Loại chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp: (FSC hoặc VFCS hoặc VFCS/PEFC).

7. Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững: Số tiền được hỗ trợ (đồng/ha) x Diện tích rừng được hỗ trợ (ha) =………… đồng (bằng chữ: ………….…………).

8. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bn vững kèm theo văn bản này gồm:

- Bản sao hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa người đại diện nhóm hộ với tổ chức tư vấn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

- Bản sao chứng chỉ quản lý rừng bền vững do tổ chức cấp chứng chỉ rừng cấp.

...(Tên nhóm hộ)... kính đề nghị y ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……………… xem xét cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho nhóm hộ theo quy định.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Trưởng thôn;
- Lưu nhóm hộ.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN NHÓM H
(Ký và ghi rõ họ tên)





Mẫu số 08

CÁCH TÍNH MỨC TRỢ CẤP GẠO BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

1. Cách tính số gạo trợ cấp

a) Đối với trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương ry

Trong đó:

- Số tháng trợ cấp không quá 6 tháng;

- Số khẩu được trợ cấp là số khẩu trong hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy;

- Hệ số diện tích trồng rừng được lấy theo Mục 2 Mẫu này.

b) Đi với trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, không thuộc điểm a khoản này

Trong đó:

- Số tháng trợ cấp không quá 4 tháng;

- S khẩu được trợ cấp là số khẩu trong hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng;

- Hệ số diện tích bảo vệ và phát triển rừng được lấy theo Mục 2 Mẫu này.

2. Hệ số diện tích thực hiện

TT

Diện tích thực hiện

Hệ số

Trồng rừng thay thế nương rẫy

Bảo vệ và phát triển rừng

1

Trên 1,0 ha

Trên 15 ha

1

2

Từ 0,8 - 1,0 ha

Từ 10 - 15 ha

0,9

3

Từ 0,5 - 0,8 ha

Từ 5 - 10 ha

0,8

4

Dưới 0,5 ha

Dưới 5 ha

0,7

3. Ví dụ về cách tính khối lượng gạo trợ cấp

a) Đi với trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy

Ví dụ 1: Hộ gia đình A có 5 khẩu thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy là 0,6 ha. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này như sau:

- Xác định số gạo trợ cấp: 6 tháng x 15 kg x 5 khu x 0,8 = 360 kg/năm.

- Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình A trong năm là 360 kg/năm.

Ví dụ 2: Hộ gia đình A có 4 khẩu thực hiện trồng rừng thay thế nương ry là 1,5 ha. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này như sau:

- Xác định số gạo trợ cấp: 6 tháng x 15 kg x 4 khẩu x 1 = 360 kg/năm.

- Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình A trong năm là 360 kg/năm.

Ví dụ 3: Hộ gia đình A có 6 khẩu thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy là 2 ha. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này như sau:

- Xác định số gạo trợ cấp: 6 tháng x 15 kg x 6 khẩu x 1 = 540 kg/năm.

Số gạo vượt so với định mức (450 kg/năm)

Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số tháng trợ cấp phù hợp, đảm bảo tổng số gạo trợ cấp cho gia đình A trong năm không vượt quá 450 kg/năm.

b) Đối với trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, không thuộc điểm a khoản này

Ví dụ 4: Hộ gia đình B có 6 khẩu thực hiện bảo vệ và phát triển rừng là 4 ha. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này như sau:

- Xác định số gạo trợ cấp: 4 tháng x 15 kg x 6 khẩu x 0,7 = 252 kg/năm.

- Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình B trong năm là 252 kg/năm.

Ví dụ 5: Hộ gia đình B có 5 khẩu thực hiện bảo vệ và phát triển rừng là 12 ha. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này như sau:

- Xác định số gạo trợ cấp: 4 tháng x 15 kg x 5 khẩu x 0,9 = 270 kg/năm.

- Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình B trong năm là 270 kg/năm.

Ví dụ 6: Hộ gia đình B có 6 khẩu thực hiện bảo vệ và phát triển rừng là 16 ha. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này như sau:

- Xác định số gạo trợ cấp: 4 tháng x 15 kg x 6 khẩu x 1 = 360 kg/năm.

Số gạo vượt so với định mức (300 kg/năm)

Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh quyết định số tháng trợ cấp phù hợp, đảm bảo tổng số gạo trợ cấp cho gia đình B trong năm không vượt quá 300 kg/năm.


Mẫu số 09

Huyện…..….
Xã……….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH

HỘ GIA ĐÌNH ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN BẢO VỆ RỪNG, KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH TỰ NHIÊN CÓ TRỒNG BỔ SUNG, TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ, TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ, TRỒNG RỪNG THAY THẾ NƯƠNG RẪY

Thôn ……..….

TT

Tên chủ hộ gia đình

Dân tộc

Số khẩu

Diện tích được bo vệ rừng

Diện tích nhận khoán bo vệ rừng

Diện tích rừng được khoanh nuôi XTTS tự nhiên có trng bổ sung

Diện tích trồng rừng

S lượng gạo hỗ trợ năm … (kg)

Ghi chú

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Loại rừng (đánh du “X” vào ô tương ứng)

Din tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiu khu)

Loại rừng (đánh du “X” vào ô tương ứng)

Diện tích (ha)

V trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Trạng thái đt LN được giao

Diện tích (ha)

V trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiu khu)

Trng thái đt LN được giao

Rừng PH

RSX là RTN

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Tổng

KN mới

KN chuyển tiếp

Tổng

PH

SX

Phát triển LSNG

ĐD

PH

SX

ĐD

PH

SX

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…, ngày ... thángm…
CHỦ ĐẦU TƯ/ĐƠN VỊ
(Họ tên, chữ ký)





Mẫu số 10

UBND TỈNH…….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG, NHU CẦU TRỢ CẤP GẠO

Năm ……….

TT

Tên Dự án, chủ hộ gia đình

Thôn

Dân tộc

Số khẩu

Đối tượng (nếu thuộc hộ nghèo thì đánh dấu “X”)

Diện tích được bo vệ rừng

Diện tích nhận khoán bo vệ rừng

Diện tích rừng được khoanh nuôi XTTS tự nhiên có trng bổ sung

Diện tích trồng rừng

Hỗ trợ năm thứ…

S lượng gạo hỗ trợ (kg)

Ghi chú

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Loại rừng (đánh du “X” vào ô tương ứng)

Din tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiu khu)

Loại rừng (đánh du “X” vào ô tương ứng)

Diện tích (ha)

V trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Trạng thái đt LN được giao

Diện tích (ha)

V trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiu khu)

Trng thái đt LN được giao

Rừng PH

RSX là RTN

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Tổng

KN mới

KN chuyển tiếp

Tổng

PH

SX

Phát triển LSNG

ĐD

PH

SX

ĐD

PH

SX

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

 

Tng (A+B+)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Dự án (tên dự án, số QĐ đu tư)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Huyện….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Dự án (tên dự án, số QĐ đầu tư)...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lp lại tương tự như Mục A)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LẬP BIỂU

…, ngày .... thángm….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ





Mẫu số 11

Huyện……..
Xã……..

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH

HỘ GIA ĐÌNH ………... NHẬN TRỢ CẤP GẠO

Tháng….năm....

TT

Tên chủ hộ gia đình

Dân tộc

Số khẩu

Diện tích đã được bo vệ rừng

Diện tích đã nhận khoán bo vệ rừng

Diện tích rừng đã được KNXTTS tự nhiên có trng bổ sung

Diện tích đã trồng rừng

S lượng gạo hỗ trợ (kg)

Ký nhận hoặc điểm chỉ

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Loại rừng (đánh du “X” vào ô tương ứng)

Din tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiu khu)

Loại rừng (đánh du “X” vào ô tương ứng)

Diện tích (ha)

V trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Diện tích (ha)

V trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiu khu)

Rừng PH

RSX là RTN

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

TRPH

TRSX

Phát triển LSNG

ĐD

PH

SX

ĐD

PH

SX

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…, ngày .... tháng ... năm ...
CHỦ ĐẦU TƯ/ĐƠN VỊ
(Họ tên, chữ ký)





Mẫu số 12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

SỔ THEO DÕI TRỢ CẤP GẠO

Cho chủ hộ tham gia ……. theo quy định tại Nghị định số …….….. của Chính phủ

Cấp cho ông (bà): ……………….

Địa chỉ: ThônHuyện …. Tnh

Số sổ: …..

BẢNG THEO DÕI TRỢ CẤP GẠO

Ngày cấp

Duyệt cấp

Diện tích thực hin

Thực cp

S khẩu

Diện tích đăng ký (ha)

S lượng gạo h trợ (kg)

Diện tích rừng được bảo vệ (ha)

Diện tích đưc nhn khoán bảo vệ rừng (ha)

Diện tích rừng được KNXTTS tự nhiên có trồng b sung (ha)

Diện tích rừng đã được trồng (ha)

Số lưng gạo thực cấp (kg)

Họ và tên người giao gạo

Họ và tên người nhn gạo

Ch ký của người nhận gạo

Bảo vệ rừng

Khoán bảo vệ rừng

Khoanh nuôi XTTS có trồng bổ sung

Trồng rừng

Tổng

Rừng phòng hộ

Rừng sn xuất

Phát triển LSNG

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Mẫu số 13

CƠ QUAN TRÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ....

…, ngày...tháng…năm….

 

TỜ TRÌNH

Về việc phê duyệt thiết kế, dự toán

Kính gửi: ………..…………….

Các căn cứ pháp lý:

…………….…………….…………….………………………………………….

…………….…………….…………….…………….……………………………

…………….…………….…………….…………….……………………………

Cơ quan trình phê duyệt thiết kế, dự toán với các nội dung chính sau:

1. Tên công trình lâm sinh hoặc hoạt động bảo vệ rừng

2. Dự án (nếu là dự án đầu tư)

3. Chủ đu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí nhà nước

4. Địa điểm

5. Mục tiêu

6. Nội dung và quy mô

7. Các giải pháp thiết kế chủ yếu

8. Tổng mức đầu tư:

Trong đó:

a) Chi phí xây dựng

b) Chi phí thiết bị

c) Chi phí quản lý

d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

đ) Chi phí khác

e) Chi phí dự phòng

……………………

……………………

9. Dự toán chi tiết và tiến độ giải ngân:

STT

Nguồn vốn

Tổng số

Năm 20..

Năm 20..

Năm 20..

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Thời gian, tiến độ thực hiện:

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Năm 20..

Năm 20..

Năm 20..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Tổ chức thực hiện

12. Các nội dung khác:

Cơ quan trình phê duyệt thiết kế, dự toán.

 

Nơi nhận:
- ……;
- Lưu:
…..

CƠ QUAN TRÌNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)





Mẫu số 14

ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ

I. NỘI DUNG THUYẾT MINH CHUNG

1. Tên công trình: Xác định tên công trình cụ thể là trồng rừng, nuôi dưng rừng, cải tạo rừng, ... hoặc bảo vệ rừng.

2. Dự án: Tên dự án, số quyết định phê duyệt, ngày tháng năm ban hành, cấp ban hành.

3. Mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu xây dựng nhằm mục đích phòng hộ, đặc dụng, sản xuất...

4. Địa điểm xây dựng: Theo đơn vị hành chính, theo hệ thống đơn vị tiểu khu, khoảnh, lô.

5. Chủ quản đầu tư: Cấp quyết định đầu tư hoặc cấp giao ngân sách.

6. Chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao kinh phí ngân sách nhà nước.

7. Căn cứ pháp lý và tài liệu liên quan: Nhng tài liệu liên quan trực tiếp đến công trình gồm:

- Văn bản pháp lý;

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc quy hoạch ngành liên quan;

- Dự án đầu tư được phê duyệt đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công;

- Kế hoạch bố trí kinh phí hằng năm đối với công trình sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

- Các tài liệu liên quan khác.

8. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

a) Vị trí địa lý: Khu đất/rừng thuộc tiu khu, khoảnh, lô;

b) Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì;

c) Tình hình khí hậu, thủy văn và các điều kiện t nhiên khác trong vùng: xác định các yếu tố ảnh hưởng như đến yếu t mùa vụ, việc lựa chọn biện pháp kỹ thuật...;

d) Điều kiện kinh tế - xã hội: Khái quát những nét cơ bản, liên quan trực tiếp đến hoạt động thực thi công trình lâm sinh, bảo vệ rừng.

9. Nội dung thiết kế: Nêu nội dung thiết kế tng công trình cụ thể theo quy định tại Mục II Phụ lục này.

10. Thời gian thực hiện, gồm: Thời gian khởi công và hoàn thành; nội dung hoạt động từng năm (nếu công trình kéo i nhiều năm); chi tiết các hoạt động theo tháng (nếu công trình thực hiện một năm).

STT

Hạng mục

ĐVT (ha/lượt ha)

Khối lượng

Kế hoạch thực hiện

Năm...

Năm...

Năm...

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Dự toán vốn đầu tư, nguồn vốn

a) Dự toán vốn đầu tư: Việc tính toán vốn đầu tư được tiến hành theo từng lô. Những lô có điều kiện tương tự được gộp thành một nhóm. Tổng vốn cho từng công trình lâm sinh được tính thông qua việc tính toán chi phí trực tiếp cho từng lô, sau khi nhân với diện tích sẽ tổng hợp và tính các chi phí cần thiết khác.

STT

Hạng mục

Số tiền (1.000 đ)

 

TNG (I+II+...+VI)

 

I

Chi phí xây dựng

 

1

Chi phí trực tiếp

 

1.1

Chi phí nhân công

 

 

Xử lý thực bì

 

 

Đào hố

 

 

Vận chuyển cây con thủ công

 

 

Phát đường ranh cản lửa

 

 

Trồng dặm

 

 

….

 

 

….

 

1.2

Chi phí máy

 

 

Đào hố bằng máy

 

 

Vận chuyn cây con bằng cơ giới

 

 

i đường ranh cản lửa

 

 

….

 

 

….

 

1.3

Chi phí vật tư, cây giống

 

 

Cây giống (bao gồm cả trồng dặm)

 

 

Phân bón

 

 

Thuốc bảo vệ thực vật

 

 

…..

 

 

…..

 

2

Chi phí gián tiếp

 

 

……..

 

 

……..

 

3

Thu nhập chịu thuế tính trước

 

 

……..

 

 

……..

 

4

Thuế giá trị gia tăng

 

 

……..

 

 

……..

 

II

Chi phí thiết bị

 

 

……..

 

 

……..

 

III

Chi phí quản lý

 

 

……..

 

 

……..

 

IV

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

 

 

……..

 

 

……..

 

V

Chi phí khác

 

 

……..

 

 

……..

 

VI

Chi phí dự phòng

 

 

……..

 

 

……..

 

b) Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách nhà nước;

- Vốn khác (vay ngân hàng, liên doanh, liên kết,...).

c) Tiến độ giải ngân:

STT

Nguồn vốn

Tổng

Năm 1

Năm 2

……..

Năm kết thúc

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

1

Vốn ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

2

Vốn khác

 

 

 

 

 

12. Tổ chức thực hiện

- Phân công trách nhiệm của tng tổ chức, cá nhân tham gia các công việc cụ thể;

- Nguồn nhân lực thực hin: Xác định rõ tổ chức hoặc hộ gia đình của thôn, xã hoặc cộng đồng dân cư thực hiện.

II. NỘI DUNG THIẾT KẾ CỤ THỂ

1. Công tác chuẩn bị:

a) Thu thập tài liệu có liên quan:

- Bản đồ địa hình có hệ tọa độ gốc VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000;

- Báo cáo nghiên cứu kh thi, bản đồ hiện trạng và quy hoạch của dự án được phê duyệt;

- Định mc kinh tế kỹ thuật thực hiện các biện pháp lâm sinh và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ bản khác có liên quan của trung ương và địa phương;

- Tài liệu, văn bản khác có liên quan đến công tác thiết kế.

b) Dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm, bao gồm: Máy định vị GPS, thiết bị đo vẽ, dao phát, phiếu điều tra thu thập số liệu...

c) Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phương tiện, tư trang...

d) Lập kế hoạch thực hiện: Về nhân sự, kinh phí, thời gian thực hiện.

2. Công tác ngoại nghiệp:

a) Sơ bộ khảo sát, xác định hiện trường khu thiết kế.

b) Đánh giá hiện trạng, xác định đối tượng cn thực hiện các biện pháp lâm sinh.

c) Xác định ranh giới tiểu khu, khoảnh (hoặc ranh giới khu thiết kế), lô trên thực địa.

d) Đo đạc các đường ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô thiết kế; lập bản đồ thiết kế ngoại nghiệp và đóng cọc mốc trên các đường ranh giới.

đ) Cm mốc: Tại điểm các đường ranh giới tiểu khu, đường khoảnh, đường lô giao nhau và trên đường ranh giới lô khi thay đổi góc phương vị phải cắm cọc mốc, trên mốc ghi số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô và diện tích lô.

e) Khảo sát các yếu tố tự nhiên:

- Địa hình: Độ cao (tuyệt đối, tương đối), hướng dốc, độ dốc.

- Đt đai: Đá mẹ; loại đất, đặc điểm của đất; độ dày tầng đất mặt; thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng; t lệ đá ln: %; độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn; đá nổi: %; tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh.

- Thực bì: Loại thực bì; loài cây ưu thế; chiều cao trung bình (m); tình hình sinh trưng (tốt, trung bình, xấu); độ che phủ; cấp thực bì.

- Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển.

- Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại.

g) Thiết kế công trình phòng chống cháy rừng (nếu có).

h) Thu thập các tài liệu về dân sinh kinh tế xã hội.

i) Điều tra trữ lượng rừng:

Áp dụng đối với các lô rừng thiết kế chăm sóc rừng trồng, trồng lại rừng, nuôi dưng rừng trồng, cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên và làm giàu rừng tự nhiên.

Phương pháp và nội dung điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Thông tư số 33/2018/TT-BNN-PTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, b sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT.

k) Điều tra cây tái sinh:

Áp dụng đối với việc thiết kế các công trình lâm sinh, bao gồm: trồng rừng; cải tạo rừng tự nhiên; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; làm giàu rừng tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng b sung.

Phương pháp và nội dung điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 33/2018/TT-BNN-PTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT.

l) Điều tra xác định độ tàn che đối với rừng g và tỷ lệ che phủ đối với rừng tre nứa, cau dừa:

Áp dụng đi với việc thiết kế các công trình lâm sinh, bao gồm: nuôi dưỡng rừng trồng; cải tạo rừng tự nhiên; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; làm giàu rừng tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

Phương pháp điều tra thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành.

m) Hoàn chỉnh tài liệu ngoại nghiệp.

n) Xác định các công trình kết cấu hạ tầng phụ trợ để xây dựng các giải pháp thi công.

3. Công tác nội nghiệp:

a) Xác định biện pháp kỹ thuật cụ thể trong từng lô rừng.

b) Tính toán sản lượng khai thác tn dụng đối với công trình ci tạo rừng tự nhiên.

c) Dự toán chi phí đầu tư cho 01 ha, từng lô hoặc nhóm lô, xây dựng kế hoạch thi công trong từng năm và toàn bộ thời gian thực hiện.

(Các s liệu điều tra, tính toán được thống kê theo hệ thống biểu quy định tại Mục III).

d) Xây dựng bản đồ thiết kế trên nền địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000. Trình bày và thể hiện nội dung bản đồ áp dụng TCVN 11565:2016 về Bản đồ hiện trạng rừng và TCVN 11566:2016 về Bản đồ quy hoạch lâm nghiệp.

(i) Đối với những lô có trồng rừng thể hiện cụ thể các thông tin sau:

Tử số là số hiệu lô (6) - Trồng rừng (TR) - Loài cây trồng (Keo lai);

Mẫu số là diện tích lô tính bằng ha (24,8).

Thí dụ:

6-TR-Keolai

24,8

(ii) Đối với nhng lô không trồng rừng, thì ch thể hiện thông tin về số lô và diện tích.

đ) Xây dng báo cáo thuyết minh cụ thể cho từng công trình lâm sinh.

III. HỆ THỐNG BIỂU KÈM THEO THUYẾT MINH THIẾT KẾ

Biểu 1: Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất

Tiểu khu:…………….

Khoảnh: ………….

Hạng mục

Khảo sát

Lô...

Lô...

Lô....

1. Địa hình1 (+)

 

 

 

- Độ cao (tuyệt đối, tương đối)

 

 

 

- Hướng dốc

 

 

 

- Độ dốc

 

 

 

2. Đất (++)

 

 

 

a. Vùng đồi núi.

 

 

 

- Đá mẹ

 

 

 

- Loại đt, đặc điểm của đất.

 

 

 

- Độ dày tầng đất: mét

 

 

 

- Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng

 

 

 

- T lệ đá lẫn:   %

 

 

 

- Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn.

 

 

 

- Đá ni:   % (về diện tích)

 

 

 

- Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh

 

 

 

b. Vùng ven sông, ven bin:

 

 

 

- Vùng bãi cát:

 

 

 

+ Thành phần cơ giới: cát thô, cát mịn, cát pha.

 

 

 

+ Tình hình di động của cát: di động, bán di động, c định.

 

 

 

+ Độ dày tầng cát.

 

 

 

+ Thời gian bị ngập nước.

 

 

 

+ Loại nước: ngọt, mặn, lợ.

 

 

 

- Vùng bãi lầy:

 

 

 

+ Độ sâu tầng bùn.

 

 

 

+ Độ sâu ngập nước.

 

 

 

+ Loại nước: ngọt, mặn, lợ.

 

 

 

+ Thời gian bị ngập nước, chế độ thủy triều.

 

 

 

3. Thực bì

 

 

 

- Loại thực bì.

 

 

 

- Loài cây ưu thế.

 

 

 

- Chiều cao trung bình (m).

 

 

 

- Tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu).

 

 

 

- Độ che phủ.

 

 

 

- Mật độ cây tái sinh mục đích (cây/ha)2 (*)

 

 

 

- Gc cây mẹ có khả năng tái sinh chồi (gốc/ha) (**)

 

 

 

- Cây mẹ có khả năng gieo ging tại chỗ (cây/ha) (***)

 

 

 

4. Hiện trạng rừng3

 

 

 

- Trạng thái rừng.

 

 

 

- Tr lượng rừng (m3/ha).

 

 

 

- Chiều cao trung bình (m).

 

 

 

- Đường kính trung bình (m)

 

 

 

- Độ tàn che.

 

 

 

- Khác (nếu có)

 

 

 

5. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển (+++)

 

 

 

6. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại

 

 

 

Biểu 2: Các chỉ tiêu về sinh khối rừng4

Tiểu khu:…………..

Khoảnh:……………

Chỉ tiêu

1. Phân bố số cây theo cấp đường kính

 

 

 

 

 

8 cm - 20 cm

 

 

 

 

 

21 cm - 30 cm

 

 

 

 

 

31 cm - 40 cm

 

 

 

 

 

> 40 cm

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

2. Tổ thành theo số cây

 

 

 

 

 

Loài 1

 

 

 

 

 

Loài 2

 

 

 

 

 

Loài 3

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

3. Tổ thành theo trữ lượng gỗ

 

 

 

 

 

Loài 1

 

 

 

 

 

Loài 2

 

 

 

 

 

Loài 3

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

4. Tổ thành theo nhóm gỗ

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ I

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ II

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ III

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

(T thành theo loài cây xác định cho 10 loài từ cao nhất trở xung)

Biểu 3: Sản lượng gỗ tận thu trong các lô rừng cải tạo5

Tiểu khu: ……………..

Khoảnh: ………………

Chỉ tiêu

Lô

Tổng số

1. Sinh khối

 

 

 

 

 

- Trữ lượng cây đứng bình quân/ha

 

 

 

 

 

- Diện tích lô

 

 

 

 

 

- Trữ lượng cây đứng/lô

 

 

 

 

 

2. Sản lượng tận thu/lô

 

 

 

 

 

- Gỗ lớn

 

 

 

 

 

- Gỗ nhỏ

 

 

 

 

 

- Củi

 

 

 

 

 

3. Sản lượng tận thu theo nhóm g

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ I

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ II

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ III

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

Biểu 4: Thiết kế trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất6

Tiểu khu: ……………………

Khoảnh: …………………….

Biện pháp kỹ thuật

Lô thiết kế

Lô ...

Lô...

I. Xử lý thực bì:

 

 

 

1. Phương thức

 

 

 

2. Phương pháp

 

 

 

3. Thời gian xử lý

 

 

 

II. Làm đất:

 

 

 

1. Phương thức:

 

 

 

- Cục bộ

- Toàn din

 

 

 

2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố...):

 

 

 

- Thủ công

- Cơ giới

- Thủ công kết hợp cơ giới

 

 

 

3. Thời gian làm đất

 

 

 

III. Bón lót phân:

 

 

 

1. Loại phân

 

 

 

2. Liu lượng bón

 

 

 

3. Thời gian bón

 

 

 

IV. Trồng rừng:

 

 

 

1. Loài cây trng

 

 

 

2. Phương thức trng

 

 

 

3. Phương pháp trồng

 

 

 

4. Công thức trồng

 

 

 

5. Thời vụ trồng

 

 

 

6. Mật độ trồng:

 

 

 

- Cự ly hàng (m)

 

 

 

- Cự ly cây (m)

 

 

 

7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tui)

 

 

 

8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm)

 

 

 

V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu:

 

 

 

1. Lần th nht: (tháng….đến tháng….)

 

 

 

- Nội dung chăm sóc:

 

 

 

+ ...

 

 

 

2. Lần thứ 2, thứ 3...: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện ch vận dụng nội dung thích hợp

 

 

 

3. Bo vệ:

 

 

 

- …….

 

 

 

Biểu 5: Thiết kế chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm thứ 2, 3...7

Tiểu khu: …………

Khoảnh: ……….

Hạng mục

Vị trí tác nghiệp

Lô

I. Đối tượng áp dụng (rừng trồng năm thứ II, III)

 

 

 

II. Chăm sóc:

1. Ln thứ nhất (tháng ... đến ... tháng ...)

a) Trồng dặm.

b) Phát thực bì: toàn diện, theo băng, theo hố hoặc không cần phát).

c) Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất.

d) Bón phân: (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón...).

……………

2. Lần thứ 2, thứ 3,...: nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện ch vận dụng nội dung thích hp.

 

 

 

III. Bảo vệ:

1. Tu sửa đường băng cản lửa.

2. Phòng chống người, gia súc phá hoại

……………………………

……………………………

 

 

 

Biểu 6: Thiết kế biện pháp tác động8

Tiểu khu: ……………………….

Khoảnh: …………………….

Biện pháp kỹ thuật

Lô thiết kế

...

Lô...

1. Phát dọn dây leo bụi rậm

 

 

 

2. Cuốc xới đất theo rạch, theo đám

 

 

 

3. Ta dặm cây mục đích từ chỗ dầy sang ch thưa

 

 

 

4. Tra dặm hạt trồng bổ sung các loài cây mục đích

 

 

 

5. Sửa lại gốc chồi và tỉa chồi

 

 

 

6. Phát dọn, vun xới quanh cây mục đích cây trồng bổ sung

 

 

 

7. Bài cây

 

 

 

8. Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích

 

 

 

9. Các biện pháp tác động cụ thể khác theo các hướng dẫn kỹ thuật của từng loài cây, từng đối tượng đầu tư.

 

 

 

10. Vệ sinh rừng sau tác động

 

 

 

Biểu 7: Thiết kế trồng cây bổ sung9

Tiểu khu: ……………………….

Khoảnh: ………………….

Biện pháp kỹ thuật

Lô thiết kế

Lô ...

Lô ...

 

I. Xử lý thực bì

 

 

 

1. Phương thức

 

 

 

2. Phương pháp

 

 

 

3. Thời gian xử lý

 

 

 

II. Làm đất

 

 

 

1. Phương thức:

 

 

 

- Cục bộ

 

 

 

2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố...):

 

 

 

- Thủ công

 

 

 

3. Thời gian làm đất

 

 

 

III. Bón lót phân

 

 

 

1. Loại phân

 

 

 

2. Liu lượng bón

 

 

 

3. Thời gian bón

 

 

 

IV. Trồng cây bổ sung

 

 

 

1. Loài cây trồng

 

 

 

2. Phương thức trồng

 

 

 

3. Phương pháp trồng

 

 

 

4. Công thức trồng

 

 

 

5. Thời vụ trồng

 

 

 

6. Mật độ trồng:

 

 

 

- Cự ly hàng (m)

 

 

 

- Cự ly cây (m)

 

 

 

7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính c rễ, tuổi)

 

 

 

8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm)

 

 

 

V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu

 

 

 

1. Lần thứ nhất: (thángđến tháng….)

 

 

 

- Nội dung chăm sóc:

 

 

 

+...

 

 

 

2. Lần thứ 2, thứ 3...: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện ch vận dụng nội dung thích hợp

 

 

 

3. Bảo vệ:

 

 

 

- ........

 

 

 

Biểu 8: Dự toán chi phí trực tiếp cho trồng rừng10

1. Tiểu khu: ……………….

4. Diện tích (ha): ………

2. Khoảnh: ………………….

5. Chi phí (1.000 đ): …..……

3. Lô: ……………………

 

 

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Định mức

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

Căn cứ xác đnh định mức, đơn giá

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

A

Tổng = B* Diện tích lô

 

 

 

 

 

 

B

Dự toán/ha (I+II)

 

 

 

 

 

 

I

Chi phí trồng rừng

 

 

 

 

 

 

1

Chi phí nhân công

 

 

 

 

 

 

 

Xử lý thực bì

 

 

 

 

 

 

 

Đào hố

 

 

 

 

 

 

 

Lấp hố

 

 

 

 

 

 

 

Vận chuyển cây con thủ công

 

 

 

 

 

 

 

Vận chuyển và bón phân

 

 

 

 

 

 

 

Phát đường ranh cản lửa

 

 

 

 

 

 

 

Trồng dặm

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

2

Chi phí máy thi công

 

 

 

 

 

 

 

Đào hố bng máy

 

 

 

 

 

 

 

Vận chuyển cây con bng cơ gii

 

 

 

 

 

 

 

i đường ranh cản lửa

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí trực tiếp khác

 

 

 

 

 

 

3

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

 

 

 

Cây giống (bao gồm cả trồng dặm)

 

 

 

 

 

 

 

Phân bón

 

 

 

 

 

 

 

Thuốc bảo vệ thực vật

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

II

Chi phí chăm sóc và bảo v rừng trồng

 

 

 

 

 

 

1

Năm thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

Công chăm sóc, bảo vệ

 

 

 

 

 

 

 

Vật tư

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

2

Năm thứ ...

 

 

 

 

 

 

 

Công chăm sóc, bảo vệ

 

 

 

 

 

 

 

Vật tư

 

 

 

 

 

 

 

…………….

 

 

 

 

 

 

Biểu 9: Tổng hợp khi lượng thực hiện

STT

Hạng mục

ĐVT (ha/lượt ha)

Khối lượng

Kế hoạch thực hiện

Ghi chú

Năm...

Năm...

Năm...

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 15

CƠ QUAN THM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…….

…., ngày .... tháng .... năm...

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm định thiết kế, dự toán

Kính gửi: ... (Người có thẩm quyền phê duyệt) ...

Các căn cứ…………………………………………………….………;

Sau khi thẩm định, (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định dự toán …..….. như sau:

1. Tóm tắt các nội dung chủ yếu

a) Tên công trình, chủ đầu tư;

b) Dự án;

c) Địa điểm xây dựng;

d) Mục tiêu;

đ) Nội dung và quy mô;

e) Các giải pháp thiết kế chủ yếu;

g) Dự toán;

h) Tiến độ thực hiện.

2. Kết qu thẩm định thiết kế

a) Đánh giá sự phù hợp với các nội dung đã được duyệt tại Quyết định đầu tư, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp, với nhu cầu sử dụng đất...;

b) Đánh giá tính xác thực về hiện trạng của đối tượng thiết kế;

c) Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp thiết kế;

d) Đánh giá về chất lượng hồ sơ thiết kế, việc tuân thủ các quy chuẩn quốc gia và áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan;

đ) Đánh giá năng lực của tổ chức, cá nhân lập thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;

e) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của công trình đến các khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc tín ngưỡng của cộng đồng dân cư trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

g) Năng lực của đơn vị thực hiện công trình: kinh nghiệm và nguồn nhân lực;

h) Năng lực của tư vấn giám sát thi công (nếu có);

i) Các vấn đề rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưng đến kết quả đầu tư.

3. Kết quả thẩm định dự toán

a) Đánh giá sự phù hợp của phương pháp xác định dự toán công trình với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của công trình;

b) Kiểm tra sự đầy đủ của các khối lượng sử dụng đ xác định dự toán công trình;

c) Đánh giá sự hợp lý, phù hợp về việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ chính sách theo quy định, hướng dẫn của Nhà nước để tính toán, xác định các chi phí trong dự toán công trình;

d) Xác định giá trị dự toán công trình lâm sinh sau khi thực hiện thẩm định; phân tích nguyên nhân tăng, giảm;

đ) Đánh giá khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ thực hiện công trình;

e) Kết quả thm định dự toán được tổng hợp như sau: Trong đó:

- Chi phí xây dựng

- Chi phí thiết bị

- Chi phí quản lý

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

- Chi phí khác

- Chi phí dự phòng

Tổng cộng:

4. Kết luận:

a) Đánh giá, nhận xét:

b) Những kiến nghị:

 

Nơi nhận:
-……;
- Lưu:……

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)





Mẫu số 16

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ PHÊ DUYỆT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……./QĐ-….

…., ngày .... tháng .... năm...

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt thiết kế, dự toán công trình

 (TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ PHÊ DUYỆT)

Căn c chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ………………………..;

Các căn cứ ……………………….…………;

t đề nghị của ... tại Tờ trình số ... của (tên) ngày… tháng... năm... và hồ sơ kèm theo;

Theo đề nghị của (Tên cơ quan thẩm định) tại Báo cáo kết qu thm định số .... ngày ... tháng ... năm

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt thiết kế, dự toán …….. với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên công trình, chủ đầu tư

- Tên công trình

- Dự án (nếu công trình thuộc dự án đầu tư)

- Chủ đầu tư (nếu là dự án đầu tư)

2. Địa điểm

3. Mục tiêu

4. Nội dung và quy mô

5. Giải pháp thiết kế chủ yếu

6. Dự toán:

Trong đó:

a) Chi phí xây dựng

b) Chi phí thiết bị

c) Chi phí quản lý

d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

đ) Chi phí khác, gồm:

e) Chi phí dự phòng

…………………..

7. Nguồn vốn đầu tư và tiến độ giải ngân

8. Thời gian thực hiện dự án

9. Các nội dung khác

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành Quyết định.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: ......

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ PHÊ DUYỆT
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

___________________

1 (+, ++, +++) Áp dụng đối với các công trình lâm sinh có trồng cây.

2 (*), (**), (***) Áp dụng đối với các công trình lâm sinh: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng b sung.

(*) Áp dụng đi với các công trình lâm sinh, gồm: nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên, ci tạo rừng, trồng rừng.

3 Áp dụng đối với bảo vệ rừng, các công trình lâm sinh: trồng lại rừng, chăm sóc rừng trồng, nuôi dưỡng rừng trồng, cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên.

4 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên.

5 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên.

6 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: trồng rừng, cải tạo rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên.

7 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: trồng rừng, cải tạo rừng tự nhiên.

8 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh gồm: nuôi dưỡng rừng trồng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên.

9 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: làm giàu rừng tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung.

10 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh có trồng cây.

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 58/2024/ND-CP

Hanoi, May 24, 2024

 

DECREE

ON INVESTMENT POLICIES IN FORESTRY

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendment to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019;

Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;

Pursuant to the Construction Law dated June 18, 2014; the Law on amendment to the Construction Law dated June 17, 2020;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Government promulgates Decree on investment policies in forestry.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree prescribes policies pertaining to investment in forest protection and development, forest product processing.

Article 2. Regulated entities

State agencies, organizations, households, individuals, and residential communities related to forest protection and development and forest product processing.

Article 3. Definitions

In this Decree, terms below are construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. “Investment funding” means the use of state budget and legal funding sources to partially finance investment capital necessary for forest protection and development, forest product processing as per the law.

3. “Post-investment funding” means the use of state budget and other legal funding sources to support organizations, households, individuals, residential communities that have performed forest protection and development and forest product processing activities which have been commissioned and acceptance tested by competent authority.

4. “Hi-tech forestry industrial area” means a hi-tech industrial area for forestry industry in accordance with hi-tech laws; a site for research and application in development, production of hi-tech products, new technology products in forestry, including: forest cultivars, mechanization in forestation, forest care and operation, forest product processing, and production of auxiliary products in wood and forest product processing industries.

5. “Silviculture works” means an agriculture and rural development works created as a result of silviculture investment activities such as natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation, natural forest nursing, natural forest enrichment, natural reforestation, aforestation, cultivated forest care, cultivated forest nursing; construction of necessary technical infrastructures for forest protection and development.

6. “Zone II commune” means a commune with difficult socio-economic conditions; “zone III commune” means a commune with difficult socio-economic conditions in areas of ethnic minorities and mountainous regions according to criteria of the Prime Minister.

7. “Coastal land” means communes, wards, districts, towns that meet the ocean.

8. “residential community” has the meaning attributed to it under Clause 24 Article 2 of the Law on Forestry.

Article 4. Rules of forestry investment

1. The Government ensures resources for special-use and protection forest management, protection, and development; grants funding for protection and development of natural production forests during closed down period appropriate to balance capability of funding from state budget in medium-term and annual plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter II

POLICIES PERTAINING TO FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT, FOREST PRODUCT PROCESSING

Section 1. POLICIES FOR SPECIAL-USE FOREST

Article 5. Granting of funding for special-use forest protection

1. Entities:

a) Management board of special-use forest;

b) Management board of protection forest;

c) Residential communities;

d) Other entities under Clauses 2, 3, and 4 Article 8 of the Law on Agriculture.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Entities under Point a and Point b Clause 1 of this Article are eligible for an average forest protection funding of 150.000 VND/ha/year from the Government over total special-use forest that they are assigned to, in addition to recurrent professional expenditure for operation of forest management board.

b) Entities under Point c and Point d Clause 1 of this Article are eligible for an average forest protection funding of 500.000 VND/ha/year from the Government over total forest area that they are assigned.

c) Forest protection expenditure in zone II, zone III communes equals 1,2 times the average amount; forest protection expenditure in coastal land equals 1,5 times the average amount under Point a and Point b of this Clause.

d) Expenditure on producing initial dossiers on forest protection for entities under Point c Clause 1 of this Article is 50.000 VND/ha; expenditure on managing, inspecting, commissioning and acceptance testing is 7% of total annual expenditure on forest protection.

3. Expenditure entry:

a) Entities under Point a Clause 1 of this Article shall:

Delegate forest protection to local households, individuals, and residential communities in accordance with Article 19 hereof;

Pay salaries to forest protection forces that do not receive salaries from state budget; hire forest protection employees;

Procure, repair forest protection equipment and support tools, PPE for forest protection for forest protection forces;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pay for development of forest fire prevention and firefighting solutions; organize forest fire drill; organize additional fire lookouts and firefighting shifts in dry months and organize conferences for forest protection;

Pay for travel, instructions, inspection, supervision, and local meeting costs in accordance with Article 8 hereof;

Perform other forest protection activities in accordance with forestry laws.

b) Entities under Point b Clause 1 of this Article shall delegate forest protection to local households, individuals, and residential communities in accordance with Article 19 hereof and:

Pay salaries to forest protection forces that do not receive salaries from state budget; hire forest protection employees;

Procure, repair forest protection equipment and support tools, PPE for forest protection for forest protection forces;

Assist forces in scouring, patrolling, supervising for forest protection purpose; provide professional training for forest protection forces; sign agreements, commitment pertaining to forest protection, forest fire prevention and firefighting; raise community’s awareness regarding forest protection; communicate and educate the law within the local community;

Pay for development of forest fire prevention and firefighting solutions; organize forest fire drill; organize additional fire lookouts and firefighting shifts in dry months and organize conferences for forest protection;

Perform other forest protection activities in accordance with forestry laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Entities under Point d Clause 1 of this Article: in case of state enterprises, delegate forest protection to local households, individuals, residential communities in accordance with Article 19 hereof and perform other forest protection activities decided by forest caretakers in accordance with forestry laws. In case of other organizations, perform forest management and protection in accordance with sustainable forest management solution and decision of forest caretakers in accordance with forestry laws.

dd) Depending on annually allocated state budget, entities under Clause 1 of this Article shall prioritize expenditure on forest protection in areas with high risk of forest resource violation; forests with high biodiversity requiring protection.

4. Procedures:

a) Entities under Point a and Point b Clause 1 of this Article shall proceed as follows:

Depending on expenditure estimates on forest management and protection allocated on an annual basis, the Minister of Agriculture and Rural Development shall decide to grant funding to each forest management board affiliated to the Ministry; Chairpersons of People’s Committees of districts shall decide to grant funding to each district-level forest management board;

Depending on estimates allocated by competent authority, forest management board shall produce dossiers and approve design, expenditure estimates on entries under Clause 3 of this Article in accordance with Article 28, Article 30, and Article 32 hereof.

b) Entities under Point c Clause 1 of this Article shall proceed as follows:

Methods for granting funding: depending on area of forest allocated and forest protection results between forest caretakers that are local communities and People’s Committees of communes. Implementation period: annually or under three-yearly or five-yearly plan;

On an annual basis, People’s Committees of communes must cooperate with local forest rangers in commissioning, evaluating forest protection results of local communities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Annual commissioning results serve as the basis for payment and settlement of the funding.

c) Entities under Point d Clause 1 of this Article: for enterprises adhering to Decree No. 32/2019/ND-CP dated April 10 of 2019 of the Government. For other organizations having expenditure estimates approved by the Government.

Article 6. Granting of funding for natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation under special-use forest planning

1. Entities: forest caretakers that are organizations, local communities implementing natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation.

2. Funding entries and amount:

a) Natural regeneration zoning and promotion: average of 1.000.000 VND/ha/year for 6 years. Funding for coastal lands equals 1,5 times the average amount;

b) Natural regeneration zoning and promotion with additional forestation: average of 2.000.000 VND/ha/year for the first 3 years and 1.000.000 VND/ha/year for the next 3 years;

c) Funding for producing initial dossiers for natural regeneration zoning and promotion is 50.000 VND/ha; funding for producing design and estimates dossiers for natural regeneration zoning and promotion with additional forestation is determined by approved estimates; funding for management, inspection, and commissioning natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation is 7% of total annual funding for commissioning natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation.

3. Approve design and estimates on commissioning natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation of special-use forest in accordance with Article 32 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Entities: forest caretakers that are organizations, local communities performing forestation, nursing natural forest, enriching special-use forest.

2. Investment: depending on economic - technical norms, design and estimates of silviculture works approved by competent authority.

3. Procedures for producing, appraising, and approving design, investment estimates for forestation, nursing of natural forest, and enrichment of special-use forest conform to Articles 29, 30, and 31 hereof.

Article 8. Funding for livelihood development and life improvement of inhabitants in buffer zones of special-use forest

1. Entities and amount: local communities in buffer zones of special-use forest are eligible for an average funding of 50.000.000 VND/community/year.

2. Funding entry:

Depending on funding sources, local communities shall determine entries eligible for funding in the following order of priority:

a) Agricultural extension, forestry extension, cultivar, domestic animal breed; small-scale agriculture and forestry product processing equipment;

b) Construction materials for public structures of local communities such as clean water, electric lighting, communication, rural roads, cultural houses, and other structures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Local communities successful in protecting the forest and preventing serious violations in forest protection;

b) Plans and estimates are approved; commitment is made with management of special-use forest to protect the forest;

c) Said entry has not been funded under investment projects, other state budget funding approved by competent authority.

4. Funding procedures:

a) Produce plan, estimates, and approve funding expenditure:

On an annual basis, heads of hamlets shall hold meetings with the local community regarding proposed details, plans, estimates of funding expenditure and produce meeting record using Form No. 1, produce plans, estimates of funding expenditure using Form No. 2 under Appendix 2 attached hereto and send to People’s Committees of communes and management board of special-use forest;

Management board of special-use forest shall take charge and cooperate with People’s Committees of communes in holding meetings with local community which request for funding and approving the plans, estimates of funding expenditure of the local community.

b) Use the funding:

Local community shall organize implementation of approved plans, estimates of funding expenditure. In respect of details that cannot be implemented by local community, local community shall request People’s Committees of communes or management board of special-use forest to assist in implementation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Commission and supervise implementation:

Local community shall, at their discretion, supervise implementation of the plans, funding expenditure in accordance with grassroots democracy laws;

Where entries of funding are fulfilled or the year ends, management board of special-use forest shall cooperate with People‘s Committees of communes in commissioning. Commissioning results are written in commissioning records. Individuals participating in the commissioning include representatives of management board of special-use forest, People’s Committees of communes, and local community. Commissioning details include:

For agricultural extension and forestry extension activities: commission according to plans and estimates of funding;

For cultivar, domestic animal breed, small-scale agriculture, forestry product processing equipment: commission according to plans and estimates of funding and invoices or receipts (where invoices are not available) and recipient list containing signature of households, individuals, artels (if any);

For construction materials for public rural structures: commissioning quantity and load of materials according to plans and estimates. In respect of co-funded structures, signatures of project management board are also required.

Section 2. POLICIES FOR PROTECTION FOREST

Article 9. Granting of funding for protection of protection forest

1. Entities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Management board of special-use forest;

c) State-owned enterprises;

d) Households, individuals, and local communities;

dd) People's Committees of communes managing forest that has not been delegated or leased;

e) Other entities according to Clause 3, Clause 4 Article 8 of the Law on Forestry.

2. Funding amount:

a) Entities under Point a Clause 1 of this Article are eligible for an average forest protection funding of 500.000 VND/ha/year from the Government over total special-use forest that they are assigned to, in addition to recurrent professional expenditure for operation of forest management board.

B Entities under Point b Clause 1 of this Article are eligible for forest protection funding from the Government in accordance with Point a Clause 2 Article 5 hereof.

c) Entities under Points c, d, and e Clause 1 of this Article are eligible for forest protection funding from the Government in accordance with Point b Clause 2 Article 5 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Forest protection expenditure in zone II, zone III communes equals 1,2 times the average amount; forest protection expenditure in coastal land equals 1,5 times the average amount under Points a, b, c, and d of this Clause.

e) Expenditure on producing initial dossiers on forest protection for entities under Point d Clause 1 of this Article is 50.000 VND/ha; expenditure on managing, inspecting, commissioning and acceptance testing is 7% of total annual expenditure on forest protection.

3. Expenditure entry:

a) Entities under Point a Clause 1 of this Article conform to Point b Clause 3 Article 5 hereof.

b) Entities under Point b Clause 1 of this Article conform to Point a Clause 3 Article 5 hereof.

c) Entities under Point c Clause 1 of this Article delegate forest protection to local households, individuals, residential communities in accordance with Article 19 hereof and perform other forest protection activities decided by forest owners in accordance with forestry laws.

d) Entities under Point d Clause 1 of this Article conform to Point c Clause 3 Article 5 hereof.

dd) Entities under Point dd Clause 1 of this Article shall:

Maintain regular operation of forest protection teams and volunteers; publicize and educate forest protection laws;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Expenditure on development of forest fire fighting and prevention solutions and forest fire drill;

Expenditure on management, inspection, supervision of forest protection; expenditure on producing and receiving request for forest delegation, rent and agriculture land allocation and rent for organizations, households, individuals, and local community within their competence.

e) Entities under Point e Clause 1 of this Article shall implement forest management and protection in accordance with sustainable forest management solutions and decision caretakers in accordance with forestry laws.

g) Based on annually allocated state budget, entities under Clause 1 of this Article shall prioritize expenditure on protection of forest prone to high risk of forest resource violation and vital forest requiring protection.

4. Procedures:

a) Entities under Point a and Point b Clause 1 of this Article conform to Point a Clause 4 Article 5 hereof.

b) Entities under Points c and e Clause 1 of this Article shall conform to Point c Clause 4 Article 5 hereof.

c) Entities under Point d Clause 1 of this Article shall conform to Point b Clause 4 Article 5 hereof.

d) Entities under Point dd Clause 1 of this Article shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Granting of funding for natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation under special-use forest planning

1. Entities: forest caretakers that are organizations, local communities implementing natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation.

2. Entries and amount of funding conform to Clause 2 Article 6 hereof.

3. Approve design and estimates on commissioning natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation of special-use forest in accordance with Article 32 hereof.

Article 11. Investment in forestation, natural forest nursing, and enrichment of protection forest

1. Entities: forest caretakers that are organizations, households, individuals, local community performing aforestation, nursing natural forest, enriching protection forest.

2. Investment in forestation, nursing of natural forest, and enrichment of protection forest conforms to Clause 2 Article 7 hereof.

3. Procedures for producing, appraising, and approving design, investment estimates for forestation, nursing of natural forest, and enrichment of protection forest conform to Articles 29, 30, and 31 hereof.

Section 3. POLICIES FOR PRODUCTION FOREST

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Entities:

a) Management board of special-use forest;

b) Management board of protection forest;

c) State-owned enterprises assigned with natural production forest by the Government before January 1 of 2019;

d) Households, individuals, local communities;

dd) People’s Committees of communes managing forest area that has not been delegated or leased;

e) Other entities according to Clause 2, Clause 3 Article 8 of the Law on Forestry.

2. Funding amount:

a) Entities under Points a, b, and dd Clause 1 of this Article are eligible for an average forest protection funding of 150.000 VND/ha/year over total natural production forest delegated to them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Forest protection expenditure in zone II, zone III communes equals 1,2 times the average amount; forest protection expenditure in coastal land equals 1,5 times the average amount under Point a and Point b of this Clause.

d) Expenditure on producing initial dossiers on forest protection for entities under Point d Clause 1 of this Article is 50.000 VND/ha; expenditure on managing, inspecting, commissioning and acceptance testing is 7% of total annual expenditure on forest protection.

3. Expenditure entry:

a) Entities under Point a Clause 1 of this Article conform to Point a Clause 3 Article 5 hereof.

b) Entities under Point b Clause 1 of this Article conform to Point b Clause 3 Article 5 hereof.

c) Entities under Points c and e Clause 1 of this Article conform to Point d Clause 3 Article 5 hereof.

d) Entities under Point d Clause 1 of this Article conform to Point c Clause 3 Article 5 hereof.

dd) Entities under Point dd Clause 1 of this Article conform to Point dd Clause 3 Article 9 hereof.

e) Depending on annually allocated state budget, entities under Clause 1 of this Article shall prioritize protection of forest prone to high risk of forest resource violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Entities under Point a and Point b Clause 1 of this Article conform to Point a Clause 4 Article 5 hereof.

b) Entities under Points c and e Clause 1 of this Article shall conform to Point c Clause 4 Article 5 hereof.

c) Entities under Point d Clause 1 of this Article shall conform to Point b Clause 4 Article 5 hereof.

d) Entities under Point dd Clause 1 of this Article shall conform to Point d Clause 4 Article 9 hereof.

Article 13. Funding for natural regeneration zoning and promotion with additional forestation of natural production forest

1. Entities: forest caretakers that are organizations, households of the Kinh ethnic group that are poor households, households in ethnic minorities, individuals, communities living in border communes, island communes, regions of ethnic minorities and mountainous regions according to regulations of the Prime Minister implementing natural regeneration zoning and promotion with additional forestation of natural production forest .

2. Average funding amount of 8.000.000 VND/ha. Expenditure on producing design dossiers, estimates of natural regeneration zoning and promotion with additional forestation is determined by approved estimates; expenditure on management, inspection, commissioning of natural regeneration zoning and promotion with additional forestation is 7% over total annual expenditure on natural regeneration zoning and promotion with additional forestation.

3. Approve design, estimates on natural regeneration zoning and promotion with additional forestation in accordance with Article 32 hereof.

Article 14. Funding for forestation of production forest and development of non-timber forest products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Funding amount:

a) An average lump-sum funding of 15.000.000 VND/ha/cycle for purchase of plants, materials, fertilizers in respect of timber trees and non-timber product trees depending on business cycle of the plants.

b) Funding for forestry extension activities: 500.000 VND/ha/4 years (1 year of planting and 3 years of care).

c) Lump-sum funding for survey and design expenditure; management, inspection, and commissioning expenditure conforms to approved estimates.

3. Eligibility for funding:

a) The entities have production forest land allocated, leased by competent authority or have certificate of land use right or have been steadily using land in accordance with land laws and without disputes; area that has been invested by the government or using loan capital of the Government is not eligible for funding; funding does not repeat in the same program or project;

b) Cultivars for forestation of forest caretakers must be accompanied by adequate documents according to regulations of the Government on management of agriculture cultivars.

4. Funding method: investment funding or post-investment funding under projects approved by competent authority.

People’s Committees of provinces assign forestry authority or People’s Committees of districts to produce and act as developers of funding projects for forestation of production forest and development of non-timber forest products in the area and request People’s Committees of provinces to approve.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Entities: Forest caretakers that are enterprises, households, and individuals planting large-timber forest on allocated, leased forestry land.

2. In respect of forest caretakers that are households and individuals

They are eligible for commercial loan interest rate subsidies from local government budget:

a) Amount: equal the difference between interest of commercial loan and interest of credit loan of the Government over total actual outstanding debt at the time of reviewing funding;

b) Duration of interest subsidies: from the disbursement date under credit agreement signed with commercial banks and up to 12 years;

c) Loan eligible for interest subsidies: up to 70% of total loan taken at commercial banks;

d) Eligibility for funding:

The entities have land for production forest allocated, leased by competent authority or according to certificate of land use right or have been using land steadily according to land laws and without disputes;

The entities have not received interest subsidies from state budget or other policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Forest caretakers shall submit application to People’s Committees of districts in person or via post service or online. Application consists of: written request for interest subsidies using Form No. 3 under Appendix attached hereto; forestation and care design for the first year using Form No. 4 under Appendix attached hereto; copies of credit agreements signed between forest caretakers and commercial banks;

In case of adequate application, People’s Committees of districts must respond the applicants in writing within 2 working days after receiving the application;

Within 20 days after receiving adequate application, People’s Committees of districts shall take charge, cooperate with relevant agencies in verifying the applications, producing request for interest subsidies and issuing records confirming eligibility for credit interest subsidies using Form No. 5 under Appendix attached hereto and requesting People’s Committees of provinces to decide. In case of rejection, People’s Committees of provinces must respond in writing and state reasons for rejection;

e) People's Councils of provinces shall decide on interest subsidies appropriate to local socio-economic conditions;

g) Production of estimates and settlement of interest subsidies shall conform to the Law on State Budget and other relevant law provisions.

3. In respect of forest caretakers that are enterprises

The entities are eligible for investment funding policies; procedures for investment funding conform to regulations of the Government pertaining to policies incentivizing enterprises to invest in agriculture, rural areas, and regulations on credit policies serving agriculture, rural area development.

Article 16. Funding for development of sustainable forest management solutions and issuance of sustainable forest management certificate

1. Entities: forest caretakers having production forest, other than forest caretakers that are foreign-invested enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Funding amount: a lump-sump funding for development of sustainable forest management solutions and issuance of sustainable forest management certificate of up to 400.000 VND/ha.

b) Funding method: post-investment funding.

3. Eligibility for funding:

a) Having sustainable forest management projects and sustainable forest management certificate approved by People’s Committees of provinces;

b) Having cultivated production forest to which sustainable forest management certificate is issued.

4. Funding procedures:

a) Departments of Agriculture and Rural Development shall develop sustainable forest management projects and issue sustainable forest management certificate in the provinces which indicate scale, location, area, list of forest caretakers, and funding sources approved by People’s Committees of provinces;

b) On an annual basis, People's Committees of provinces shall assign approved estimates on funding for development of sustainable forest management solutions and issuance of sustainable forest management certificate under Point a of this Clause to Departments of Agriculture and Rural Development in order to grant funding for forest caretakers that are organizations and assign estimates on funding for development of sustainable forest management solutions and issuance of sustainable forest management certificate to People's Committees of districts in order to grant funding for forest caretakers that are households, individuals, local communities via People’s Committees of communes;

c) In respect of forest caretakers that are organizations: once sustainable forest management certificate is issued to an area of forest, send request for funding for development of sustainable forest management solutions and issuance of sustainable forest management certificate using Form No. 6 under this Decree to Departments of Agriculture and Rural Development;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) In respect of forest caretakers that are households, individuals, local communities forming household groups and assigning representatives: once sustainable forest management certificate is issued to the forest, representatives of household groups shall send request for funding for development of sustainable forest development solutions and issuance of sustainable forest management certificate using Form No. 7 under Appendix attached hereto to People’s Committees of communes;

People’s Committees of communes shall rely on estimates allocated by People’s Committees of districts on an annual basis to inspect the request and grant funding for representatives of household groups and settle funding expenditure in accordance with the Law on State Budget. In case of rejection, People’s Committees of communes must respond in writing and state reason.

Article 17. Funding for construction of forestry routes and fire trails in production forest

1. Construction of forestry routes

a) Entities and eligibility for funding: production forest area with minimum concentrated production scale of 500 ha;

b) Maximum funding for construction of forestry routes is 450.000.000 VND/km;

c) Procedures for funding construction of forestry routes conform to Clause 5 Article 27 hereof.

2. Construction of fire trails

a) Entities and eligibility for funding: fire trails in production forest with minimum concentrated production scale of 500 ha;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Procedures for funding construction of fire trails conform to Clause 5 Article 27 hereof.

Article 18. Funding for development cooperation and connection of production forest with processing and consumption of forest products

1. Entities: forest caretakers cooperating, connecting with enterprises processing, commercializing forest products.

2. Eligibility for funding:

Parties to the connection must meet requirements below:

a) The parties enter into contracts, projects connecting production forest with processing and consumption of forest products in accordance with Articles 4, 5, and 6 of Decree No. 98/2018/ND-CP dated July 5 of 2018 of the Government;

b) Projects connecting production forest with processing, consumption of forest products conform to local socio-economic development planning;

c) Minimum duration of connection is 7 years.

3. Funding entries, funding amount, and funding procedures conform to Articles 7, 8, 9, and 12 of Decree No. 98/2018/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Forest protection delegation

1. Entities under Point a, Point b Clause 1 Article 5, Points a, b, and c Clause 1 Article 9, Points a, b, and c Clause 1 Article 12 shall prioritize forest protection delegation: forest adjoining residential areas consisting of households of ethnic minorities, poor households of Kinh ethnic group in zone II, zone III communes, households, individuals, and local communities; forest adjoining areas under high risk of forest resource violation.

2. Eligibility and fee for forest protection delegation conform to Article 4, Clause 2 Article 6 of Decree No. 168/2016/ND-CP dated December 27 of 2016 of the Government.

3. Forest protection delegation fees:

a) Delegation fees for protection of natural special-use forest, natural protection forest, natural production forest from the state budget is on average 500.000 VND/ha/year. Delegation fees for forest in zone II, zone III communes equal 1,2 times the average amount; delegation fees for forest in coastal lands equal 1,5 times the average amount.

b) Fees for producing initial dossiers on forest protection delegation is 50.000 VND/ha; expenditure on forest protection management, inspection, and commissioning is 7% of total annual expenditure on forest protection.

4. Funding for forest protection delegation is sourced from funding granted to forest caretakers by the Government under Clause 2 Article 5; Clause 2 Article 9 and Clause 2 Article 12 hereof and other legitimate funding sources.

5. Methods for delegating forest protection conform to annual contracts for forest protection delegation. On an annual basis, the delegating party is responsible for commissioning contract implementation results of the delegated party according to regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 20. Forest firefighting expenditure

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Forest caretakers according to Article 8 of the Law on Forestry;

b) People’s Committees of communes managing forest area that has not been delegated or leased;

c) Forest authority of all levels, agencies, organizations, individuals, and forces participating in forest firefighting.

2. Entries and funding amount:

a) Meal allowances for firefighting forces and individuals participating in firefighting (regardless of whether these individuals receive salaries from state budget or not) according to mobilization, rally order of competent authority equal up to 0,4 times the regional minimum salaries/meal;

b) Individuals mobilized, rallied to participate in forest firefighting and serving forest firefighting under mobilization, rally order are eligible for benefits and policies under Article 34 of Decree No. 136/2020/ND-CP dated November 24 of 2020 of the Government. Duration of forest firefighting starts from the moment in which participating individuals receive mobilization, rally order until the fire is extinguished and a notice is issued by competent individual.

Where participating individuals fight forest fire far away from their location of residence and daily commute is not feasible, they shall be assigned with accommodation, meals, traffic, travel costs, or round-trip travel fees according to regulations on work trip of the Ministry of Finance; receive meal allowances according to regulations of People’s Committees of provinces.

c) Procurement of drinking water, fuel, repair, compensation to mobilized, hired vehicles and equipment serving forest firefighting. Where vehicles, equipment of the mobilized, rallied individuals (except for those of forest caretakers) are mobilized for firefighting, such individuals are eligible for reimbursement of fuel cost, repair costs, or compensation for damage (where applicable) in accordance with applicable laws.

3. Funding sources:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Depending on forest firefighting activities and regulations and policies, People’s Committees of provinces, districts, and communes shall decide to use funding from local government budget and other legitimate financial sources to cover expenditure demands for forest firefighting that arise outside of annually approved expenditure estimates;

c) Depending on forest firefighting activities and regulations and policies, ministries and central departments shall decide to allocate expenditure from budget of the Ministry and other financial sources to fulfill expenditure demands for forest firefighting in respect of forest under management of ministries, central departments and to affiliated entities mobilized to participate in forest firefighting that arise outside of annually approved expenditure estimates.

4. Competent authority mobilizing, rallying forest firefighting forces are responsible for paying forest firefighting forces that they mobilize from state budget. Forest caretakers are responsible for paying for forces that they mobilize from their funding sources.

Article 21. Rice aid for forest protection and development

1. Entities and eligibility: poor household, households of ethnic minorities in zone II and zone III communes implementing forest protection, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation, forestation of protection forest, production forest, and development of non-timber forest products, forestation as a change to shifting cultivation method, forestation as a substitute for paddy land according to decision of the Prime Minister.

2. Amount: 15 kg of rice/mouth/month for the period where food self-sufficient is not guaranteed. Chairpersons of People’s Committees of provinces shall decide on entities eligible for aid, amount, aid method depending on area, number of mouths appropriate to actual local conditions and duration of aid which is up to 7 years in a manner that adheres to the principles below:

a) Rice aid granted to households implementing forestation as a substitute for paddy land in the year depends on actual forestation area and duration of the lack of food self-sufficiency which is up to 6 months and does not exceed 450 kg/year;

b) Rice aid granted to households implementing forest protection and development in the year depends on area of forest protected and developed and for the duration of the lack of food self-sufficiency which is up to 4 months and does not exceed 300 kg/year;

c) Where a household implements forestation as a substitute for paddy land and forest protection and development, they shall be eligible for the higher aid;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Eligibility for rice aid:

Entities under Clause 1 of this Article eligible for rice aid for forest protection and development must meet any of the eligibility below:

a) They have certificate of land use right or decision on land allocation or lease of competent authority or have been steadily using land in accordance with land laws and without disputes; implement forest protection in accordance with Articles 5, 9, and 12; implement natural regeneration zoning and promotion with additional forestation; implement forestation of protection forest in accordance with Article 11, production forest and non-timber forest product development in accordance with Article 14 hereof and undergo acceptance testing conducted by competent authority on an annual basis;

b) They have contracts for forest protection delegation in accordance with Clause 5 Article 19; implement forest protection under delegation in accordance with Article 19 hereof and undergo acceptance testing conducted by competent authority on an annual basis.

4. Type of rice for aid conforms to the applicable national technical regulations on national rice reserve.

5. Provide rice aid via funding sources of programs and projects:

a) People’s Committees of provinces shall assign project developers or affiliated entities to develop rice aid projects for forest protection, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation, forestation of protection forest, production forest and non-timber forest product development, forestation as a substitute for paddy land; grant rice aid to households in project areas on a periodic basis in each hamlet where the applicable households are located. Depending on practical local conditions, Chairpersons of People’s Committees of provinces shall decide on number of aid instances up to once every 3 months;

b) Depending on approved rice aid projects, project developers or organizations, entities assigned to provide rice aid shall produce list of participating households, quantity of rice aid provided to each household using Form No. 9 and Form No. 10 under Appendix attached hereto;

c) Rice aid is provided when a household begins to implement forest protection, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation, forestation of protection forest, production forest and non-timber forest product development, forestation as a substitute for paddy land and is recorded using Form No. 11 and Form No. 12 under Appendix attached hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) People’s Committees of provinces shall consolidate list, quantity of rice provided, duration of aid and report to Ministry of Agriculture and Rural Development, Committee for Ethnic Affairs, and Ministry of Finance; on the basis of request of local government and remarks of the Ministry of Finance, Committee for Ethnic Affairs and Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and request the Prime Minister to consider and approve rice aid;

b) Depending on decision of Prime Minister, the Ministry of Finance shall assign the General Department of State Reserves to source rice from state reserve to local government as per the law. Project developers or organizations, entities assigned to provide rice aid shall provide rice aid to households in accordance with Clause 5 of this Article.

Article 22. Funding for construction of forestry cultivar production facilities

1. Entities: organizations, households, individuals investing in production of forestry cultivars.

2. Funding entry:

a) Development of cultivar forest, cultivar gardens, and prime forestry garden;

b) Development of high quality forestry cultivar production centers;

c) Development of arboretums.

3. Funding amount:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Maximum funding of 55.000.000 VND/ha for development of new cultivar forest of a minimum area of 2,0 ha, new cultivar garden of a minimum area of 1,0 ha; maximum funding of 25.000.000 VND/ha for development of converted cultivar forest of a minimum area of 1,0 ha, prime forestry garden of a minimum area of 500 m2;

c) Maximum funding of 5.000.000.000 VND per project or construction of high quality forestry cultivar production facility of minimum production capacity of 1 million trees/year;

d) Maximum funding of 300.000.000 per project or new construction of forestry arboretums that utilize in-vitro with minimum construction area of 0,5 ha.

4. Funding eligibility: having separate investment projects or investment projects included in forest protection and development projects approved by competent authority.

5. Procedures for producing, appraising, deciding on design, estimates of forestry cultivar production funding projects conform to Clause 5 Article 27 hereof.

Article 23. Funding for increasing tree coverage

1. Entities: organizations, households, individuals, and local communities increasing tree coverage.

2. Funding amount: on average of 15.000.000 VND/ha of additional tree coverage (converting 1.000 trees/ha) to fund the purchase of cultivars, fertilizers and partially fund personnel costs; management, inspection, and supervision of tree coverage increase.

3. Funding method and standards of cultivars shall conform to tree coverage increase plan approved by competent authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Funding procedures:

Departments of Agriculture and Rural Development shall review, consolidate demands for increasing tree coverage of entities under Clause 1 of this Article fulfilling eligibility for funding under Clause 4 of this Article in provinces, develop plans for increasing tree coverage and expenditure estimates, request People's Committees of provinces to approve; implement, commission, consolidate implementation results, and report to People’s Committees of provinces and Ministry of Agriculture and Rural Development as per the law.

Article 24. Funding for investment of hi-tech forestry industrial areas

Small and medium enterprises investing in construction, conducting business and services in hi-tech forestry industrial areas are eligible for funding for technology, communication, counseling, human resource development, start-up, participation in industry and value chain connection with procedures for applying for funding conforming to Decree No. 80/2021/ND-CP dated August 26 of 2021 of the Government.

Article 25. Other field-specific activities

1. The Government develops investment policies for other field-specific activities, including:

a) Monitor, supervise development of forest resources and biodiversity; investigate and inventory the forest; insect, monitor, supervise, and evaluate implementation results of forestry strategies, programs, schemes;

b) Manage forestry information and database;

c) Collect forest fauna and flora specimen;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Develop and implement sustainable management solutions of natural special-use forest, protection forest, production forest;

e) Assign forest, identify boundary and place forest boundary markers;

g) Maintain and develop cultivar forest, national gardens;

h) Conduct basic forestry survey;

i) Protect and rescue endangered, rare, precious forest flora and fauna;

k) Develop, maintain, preserve, upgrade, renovate infrastructure to serve protection and development of special-use forest, protection forest in accordance with Clause 6 Article 87 of Decree No. 156/2018/ND-CP dated November 16 of 2018 of the Government elaborating the Law on Forestry.

l) Procure, repair vehicles, equipment, instruments for: forest protection; forest fire prevention and firefighting; monitoring, forest fire warning; prevention and elimination of forest pests;

m) Survey, collect, and evaluate genetic resources of forestry cultivars; develop genetic banks, forestry cultivar genetic resource data; research to select, create, and experiment on forestry cultivars;

n) Produce national forestry planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Procedures applicable to activities using development investment funding sources and professional funding sources conform to Clause 5 Article 27 hereof.

Chapter III

REGULATION AND FUNDING SOURCES

Article 26. Funding sources for implementation

1. Central government budget:

a) Is allocated in annual government budget expenditure estimates of ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central agencies to conduct activities in accordance with this Decree;

b) Balances and purposefully adds to budget of local governments that are unable to balance their budget and other areas as per the law in order to conduct activities in accordance with this Decree;

c) Development investment funding from central government budget is allocated in detail depending on fields and balanced by ministries, central authorities, and local governments over medium-term and annual public investment plans.

2. Local government budget:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In respect of administrative divisions that have not managed to balance their budget and other specific administrative divisions as per the law, expenditure on implementation of this Decree is allocated from local government budget in combination with funding from central budget and other funding sources in order to effectively implement activities under this Decree.

3. Other funding sources: forest environment services, ODA, other legitimate funding sources for protection and development of forest in accordance with this Decree.

Article 27. Investment and investment funding policies

1. Funding sources from the state budget shall fund, invest in activities in accordance with state budget and public investment laws:

a) Activities that prioritize development investment funding sources include: forestation, nursing of natural forest, enrichment of special-use forest in accordance with Article 7; forestation, nursing of natural forest, enrichment of protection forest in accordance with Article 11; forestation of production forest and development of non-timber forest products in accordance with Article 14; construction of forestry routes, fire trails in production forest areas in accordance with Article 17; investment in forestry cultivar production facilities in accordance with Article 22; investment in hi-tech forestry industrial areas in accordance with Article 24; other field-specific activities under Article 25 hereof;

b) Activities that prioritize recurrent expenditure funding sources include: protection of special-use forest in accordance with Article 5; development of livelihood and improvement to lives of inhabitants in buffer zones of special-use forest in accordance with Article 8; protection of protection forest in accordance with Article 9; protection of natural production forest during closed down period in accordance with Article 12; natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation in accordance with Articles 6, 10, and 13; investment credit funding for forestation of large-timber forest in accordance with Article 15; development of sustainable forest management solutions and issuance of sustainable forest management certificate in accordance with Article 16; forest firefighting in accordance with Article 20; provision of rice aid for forest protection and development in accordance with Article 21; funding for increasing tree coverage in accordance with Article 23; other field-specific activities in accordance with Article 25 hereof.

2. Funding sources for forest environment service fees shall pay in accordance with Decree No. 156/2018/ND-CP dated November 16 of 2018 of the Government; funding sources for forest protection and forest protection delegation can be sourced outside of funding expenditure from the state budget in accordance with investment and investment funding amounts under this Decree.

3. People’s Councils of provinces shall rely on investment, investment funding, forest protection delegation amount under Articles 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14 ,16, 19, 21, 22, and 23 to decide on specific investment and investment funding appropriate to their socio-economic conditions.

4. Ministries, central departments shall rely on investment and investment funding under Articles 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 19, and 22 to decide on specific investment, investment funding for affiliated forest caretakers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. State budget capital plan allocated to silviculture works shall conform to technical silviculture solution cycles. Deadline for payment and implementation of capital plan of the previous year in respect of forestation projects is June 30 of the following year.

7. Expenditure on forest protection, forest protection delegation according to forest protection and forest protection delegation design dossiers, forest protection delegation contract shall be granted and used in accordance with this Decree within the budget year.

Chapter IV

PRODUCTION, APPRAISAL, APPROVAL OF DESIGN, ESTIMATES OF INVESTMENT IN SILVICULTURE AND FOREST PROTECTION WORKS

Article 28. Rules for producing design, estimate dossiers

1. In respect of silviculture works that are under approved investment projects, developers shall produce design and estimates of silviculture works and request competent authority to approve. Where a project only requires economic technical report, the production of design and estimates of silviculture works shall be done at the same as the production of economic technical report.

2. In respect of silviculture works that are essential technical infrastructures for forest protection and development, the production of design and estimates shall conform to construction laws.

3. In respect of silviculture works that are not mentioned under Clause 2 of this Article, the production of design and estimates shall conform to Articles 29, 30, 31, and 32 hereof.

4. In respect of natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation and forest protection utilizing state budget: entities using state budget expenditure shall produce design and estimates one time for multiple years or on an annual basis according to allocated budget plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 29. Estimates

1. Estimates of silviculture works, other than those under Clause 2 of this Article

a) Construction cost of silviculture works:

Direct costs include material, personnel, machinery and equipment costs;

Indirect costs include general costs, temporary accommodation costs, construction coordination costs, and costs for tasks where workload cannot be defined from the design. Indirect costs are determined in percentage in accordance with construction laws;

Taxable income: in percentage of total direct and indirect costs in accordance with construction laws;

VAT shall conform to applicable laws.

b) Equipment costs include: procurement of equipment, machinery, technology instruments (including those that need to be manufactured, processed), installation, experimentation, calibration of equipment, transportation, insurance of equipment, training and transfer of technology serving silviculture works;

c) Management costs: in percentage of total construction costs and equipment costs or detail estimates, including: management costs for silviculture works from preparation to conclusion, commissioning and use;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Provision expenditure, other expenditure.

e) Management costs, construction counseling fees, provision expenditure, other expenditure where percentage model is applied for agriculture and rural development works.

2. Estimates of natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation and forest protection

a) Expenditure on natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation and forest protection, documentation, and other expenditure conform to Clause 2 and Clause 3 Article 5, Clause 2 Article 6, Clause 2 and Clause 3 Article 9, Clause 2 Article 10, Clause 2 and Clause 3 Article 12 and Clause 3 Article 13 hereof.

b) In respect of natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation and forest protection that are implemented by delegation to households, individuals, and local communities: delegation fees, expenditure on documentation, and other expenditure conform to Clause 2 Article 6, Clause 2 Article 10, Clause 2 Article 13, and Clause 3 Article 19 hereof.

Article 30. Documents requesting approval for design and estimates

1. Written request for approval of design and estimates using Form No. 13 under Appendix attached hereto.

2. Design explanation including estimates and map of silviculture work design using Form No. 14 under Appendix attached hereto.

3. Copies of decisions approving investment projects or capital plan in respect of activities using state budget expenditure and other relevant documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Agencies appraising design and estimates of silviculture works:

a) In respect of projects where the Minister of Agriculture and Rural Development decides on investment: forestry authority is assigned to appraise design and estimates of silviculture works;

b) In respect of projects where other ministries and central departments decide on investment: affiliated authority is assigned to appraise design and estimates of silviculture works;

c) In respect of projects where Chairpersons of People’s Committees of provinces decide on investment: Departments of Agriculture and Rural Development shall appraise design and estimates of silviculture works;

d) In respect of silviculture works within projects that Chairpersons of People's Committees of districts, communes decide on investment: District department or district forest ranger authority shall appraise design and estimates of silviculture works.

2. Procedures for appraising design and estimates of silviculture works:

a) Project developers shall submit 1 set of documents according to Article 30 hereof to presiding agencies according to Clause 1 of this Article in person or via post service or online (national public service portal, ministerial public service portal, provincial public service portal);

b) presiding agencies shall examine legitimacy of the documents, issue acceptance or rejection notice to the applicants immediately in case of in-person submission or after 2 working days in case of submission via post service or electronic environment;

c) Within 15 days from the date on which adequate documents are received, presiding agencies shall appraise and record appraisal results using Form No. 15 under Appendix attached hereto and notify the applicants of the results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Project developers shall approve design and estimates of silviculture works after consulting agencies assigned to conduct appraisal in accordance with Clause 1 of this Article. Approval of design and estimates of silviculture works shall conform to Form No. 16 under Appendix attached hereto.

Article 32. Approval of design of natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation and forest protection utilizing state budget expenditure

1. Request for approval of design and estimates shall conform to Article 30 hereof.

2. Entities using state budget expenditure shall appraise, at their discretion, or hire counselors to appraise design of natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation and forest protection.

3. Entities using state budget expenditure shall approve design of natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation and forest protection at their discretion.

4. The production and approval of estimates of natural regeneration zoning and promotion, natural regeneration zoning and promotion with additional forestation and forest protection shall conform to the Law on State Budget and other relevant law provisions.

Article 33. Adjustment of design and estimates

1. Design and estimates shall be adjusted when:

a) Investment projects require adjustment to design, estimates of silviculture works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Design adjustment must be made for quality purposes during implementation.

2. Documents on adjustment to design and estimates under Article 30 hereof; appraisal and approval of adjustment to design and estimates shall conform to Article 31 and Article 32 hereof.

3. Where the expenditure is only changed structurally without altering value of the approved estimates and provision expenditure, project developers or entities using state budget shall decide on the adjustment and inform individuals deciding on investment or agencies allocating expenditure regarding the change to estimates.

4. Project developers or entities using state budget expenditure shall determine the adjusted estimates which serve as the basis for amendments to contract value.

Article 34. Risk handling in investment phase

1. Cause of risk:

a) natural disaster according to natural disaster preparedness and prevention laws;

b) Other risk identified and reported to competent authority by project developers or entities using state budget.

2. Risk handling:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Project developers or entities using state budget expenditure shall produce records evaluating the damage, identifying the cause and submit to competent authority for consideration and amendment to investment projects or amendment to capital plans; amend design and estimates in accordance with Article 33 hereof.

Chapter V

ORGANIZING IMPLEMENTATION

Article 35. Responsibilities of ministries and ministerial agencies

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development has the responsibility to:

a) take charge and cooperate with Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, and relevant agencies in guiding and inspecting implementation of this Decree by local governments;

b) promulgate standards and technical - economic norms for the implementation of this Decree.

2. The Ministry of Planning and Investment has the responsibility to:

a) take charge and cooperate with Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development in balancing, allocating development investment capital for the implementation according to this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Finance has the responsibility to:

Take charge of balancing, allocating annual profession expenditure in accordance with the Law on State Budget and relevant legislative documents; cooperate with Ministry of Planning and Investment in requesting competent authority to consider and decide on medium-term and annual capital investment plans in order to ensure compliance with the Law on State Budget and the Law on Public Investment.

4. Other ministries and relevant ministerial agencies shall adhere to their functions and tasks.

Article 36. Responsibilities of People’s Committees of provinces

1. Direct, organize implementation, inspection, evaluation, and production of periodic reports on implementation of this Decree.

2. Allocate local government budget and integrate other funding sources (central government budget, local government budget, and other funding sources) in order to purposefully and effectively implement forest protection and development in provinces in accordance with this Decree and other relevant documents.

3. Assign Departments of Agriculture and Rural Development to take charge and cooperate with relevant agencies in communicating and publicizing policies under this Decree.

4. On the basis of the applicable forestation norms, direct or authorize the authority to provide guidelines on producing estimates of silviculture works appropriate to local conditions.

Article 37. Entry into force

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The following documents and regulations expire from the effective date hereof:

a) Points a, d, dd, e, g, and h Clause 1 Article 91 of Decree No. 156/2018/ND-CP dated November 16 of 2018 of the Government elaborating the Law on Forestry;

b) Chapter II, Article 20 and Appendix I, Appendix III of Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT dated October 30 of 2019 of the Minister of Agriculture and Rural Development guiding investment management of silviculture work.

3. Where documents referred to in this Decree are amended or replaced, the new documents will prevail.

Article 38. Transition clauses

1. Where programs, projects, investment operations are approved under applicable legislative documents before the effective date hereof, implementation will comply with said programs and projects whereas investment, investment funding, and procedures for implementation shall conform to this Decree.

2. Where programs, projects, investment operations are developed under applicable legislative documents which have been submitted but have not been approved before the effective date hereof, implementation will comply with this Decree.

Article 39. Responsibility for implementation

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and relevant agencies, organizations, and individuals are responsible for the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Luu Quang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 58/2024/NĐ-CP ngày 24/05/2024 về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


39.634

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.241.205
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!