Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới những dạng nào? Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ đối với tên thương mại?
Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới những dạng nào?
Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp do chủ sở hữu tên thương mại cung cấp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh và quá trình sử dụng tên thương mại.
...
Như vậy, theo quy định, yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới những dạng nào? (Hình từ Internet)
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không thì làm thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 79 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định, để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ, so sánh chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh liên quan đến dấu hiệu bị nghi ngờ, so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tên thương mại được bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
Trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với tên thương mại;
Một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với tên thương mại, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;
(2) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự nhau về bản chất hoặc chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ;
Hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.
Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ đối với tên thương mại?
Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ đối với tên thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 73 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ
1. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy xác nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy xác nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.
3. Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
4. Đối với bí mật kinh doanh, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng.
5. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ về việc sử dụng rộng rãi để đạt được sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.
6. Đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo điều ước quốc tế, đối tượng bảo hộ được xác định theo điều ước quốc tế hoặc theo Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
7. Quyền đối với giống cây trồng được xác định theo Bằng bảo hộ giống cây trồng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Như vậy, theo quy định, đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở:
- Quá trình sử dụng;
- Lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định thế nào?
- Công trình xây dựng khẩn cấp là công trình nào? Người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm gì sau khi kết thúc thi công?
- Xe đạp điện không đội mũ phạt bao nhiêu 2025? Mức xử phạt xe đạp điện không đội mũ 2025? Quy định về sử dụng làn đường từ 2025 ra sao?
- Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định pháp luật?
- Hồ sơ của người học lái xe từ 2025 theo Thông tư 35/2024 gồm những gì? Người học lái xe cần đáp ứng những yêu cầu gì?