Yêu cầu về cảm quan và các chỉ tiêu chất lượng đối với thóc nhập kho, xuất kho dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

Tôi có đang tìm hiểu về loại thóc tẻ dự trữ quốc gia. Theo như tôi biết thì có một Quy chuẩn riêng quy định về loại thóc này. Tôi muốn hỏi yêu cầu về chất lượng đối với thóc nhập kho, xuất kho dự trữ quốc gia là gì? Vật tư, thiết bị, dụng cụ bảo quản thóc, làm kín lô thóc và một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá lô thóc bảo quản an toàn phải đáp ứng những gì mới đạt chuẩn? Nhà kho phải đảm bảo yêu cầu gì khi quản lý thóc dự trữ quốc gia? Nhiệt độ và độ ẩm, thời gian bảo quản thóc trong kho phải là bao nhiêu?

Yêu cầu về cảm quan và các chỉ tiêu chất lượng đối với thóc nhập kho, xuất kho dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

Yêu cầu về cảm quan và các chỉ tiêu chất lượng đối với thóc nhập kho, xuất kho dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

Yêu cầu về cảm quan và các chỉ tiêu chất lượng đối với thóc nhập kho, xuất kho dự trữ quốc gia là gì?

Căn cứ tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2020/BTC đối với Thóc tẻ dự trữ quốc gia:

- Thứ nhất, về chất lượng của thóc nhập kho dự trữ quốc gia

Thóc nhập kho dự trữ quốc gia phải là thóc mới. Tùy thuộc vào tình hình sản xuất, thời vụ từng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định thời vụ thóc nhập kho phù hợp.

(1) Yêu cầu cảm quan

- Màu sắc: Hạt thóc có màu sắc đặc trưng của giống.

- Mùi: Có mùi tự nhiên của thóc mới, không có mùi lạ.

- Trạng thái: Hạt mẩy, vỏ trấu không bị nứt, hở.

- Sinh vật hại: Thóc nhập kho không bị nấm men, nấm mốc, không có côn trùng sống, nhện nhỏ và sinh vật hại khác nhìn thấy bằng mắt thường.

(2) Yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng

Thóc nhập kho phải bảo đảm yêu cầu chất lượng theo quy định tại Bảng 1.

- Thứ hai, chất lượng thóc xuất kho dự trữ quốc gia

(1) Yêu cầu cảm quan

- Màu sắc: Hạt thóc có màu sắc đặc trưng của giống.

- Mùi: Có mùi tự nhiên của thóc, không có mùi lạ.

- Trạng thái: Hạt mẩy, vỏ trấu không bị nứt, hở.

- Sinh vật hại: Thóc không bị nấm men, nấm mốc, không có côn trùng sống, nhện nhỏ và sinh vật hại khác nhìn thấy bằng mắt thường.

(2) Yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng

Thóc xuất kho phải đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định tại Bảng 2.

Vật tư, thiết bị, dụng cụ bảo quản thóc, làm kín lô thóc và một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá lô thóc bảo quản an toàn phải đáp ứng những gì mới đạt chuẩn?

Theo Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2020/BTC có quy định đối với vật tư, thiết bị, dụng cụ bảo quản thóc; làm kín lô thóc và một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá lô thóc bảo quản an toàn như sau:

(1) Đối với vật tư, thiết bị, dụng cụ bảo quản thóc

- Vật tư, dụng cụ kê lót phải đảm bảo yêu cầu: Khô sạch, chắc chắn, chịu lực khối hạt, không lọt thóc, không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng thóc.

- Các dụng cụ, thiết bị: Xiên lấy mẫu, thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm lô thóc...thích hợp để sử dụng đối với điều kiện bảo quản thóc.

- Thiết bị hút khí: có công suất đảm bảo hút được không khí trong lô thóc đạt áp suất âm tối thiểu là 1000 Pa (Pascan).

- Thiết bị xác định độ kín khí: Bằng áp kế (manomet) có cấu tạo là một ống thủy tinh hoặc ống nhựa trong suốt được uốn theo hình chữ U. Mỗi nhánh dài từ 30 cm đến 35 cm, đường kính lỗ 5 mm. Giữa hai nhánh đặt một thước chia vạch tới mm. Đổ nước đến giữa thân ống; vị trí mực nước thăng bằng giữa hai thân ống tương ứng với vạch số 0 của thước (nên pha màu vào nước để dễ quan sát). Toàn bộ ống và thước được gắn cố định trên tấm gỗ có giá đỡ hoặc có móc để treo. Áp kế (Manomet) đảm bảo đo được áp suất trong lô thóc với mức sai số cho phép ± 2%.

- Vòi dẫn khí là một ống nhựa dẻo đường kính từ 0,5 cm đến 1 cm. Một đầu gắn vào đỉnh lô thóc, đầu còn lại gắn vào áp kế để kiểm tra áp suất trong lô thóc.

- Cân, máy đo nhanh thủy phần, thiết bị đo nồng độ khí N2 phải được kiểm định còn hiệu lực.

- Màng PVC bảo quản thóc có độ dày (0,5 ± 0,03) mm.

- Palet được sử dụng trong trường hợp điều kiện kho tàng chưa đảm bảo, nền kho ẩm thấp, palet phải khô, sạch, được xử lý sát trùng trước khi kê, xếp thóc, chịu tải trọng tối thiểu 3 tấn/m2, không gây xước, rách màng PVC.

Đối với bảo quản thóc trong kho:

(2) Làm kín lô thóc

- Tại các điểm đã đánh dấu để lấy mẫu thóc trên tấm phủ, khoét lỗ đặt các đoạn ống nhựa cứng dài từ 25 cm đến 30 cm đối với thóc đổ rời (đối với thóc đóng bao không cần tạo các điểm lấy mẫu) đảm bảo thuận tiện cho việc lấy mẫu và kiểm tra, xử lý khi lô thóc có sự cố. Một đầu ống cắm vào lô thóc, đầu trên nhô lên khỏi mặt tấm phủ khoảng 5 cm có nắp chụp hoặc tạo ren, đảm bảo độ kín khí.

- Làm kín túi chính (dán tấm phủ vào các mặt xung quanh), kiểm tra kỹ các đường dán.

- Lắp áp kế (manomet).

- Lắp vòi dẫn khí để thử độ kín khí. Một đầu gắn vào chính giữa đỉnh lô thóc, đầu còn lại ở chân lô gắn vào áp kế để đo áp lực lô thóc.

- Trong thời gian chuẩn bị phủ màng, lô thóc cần tăng cường thông thoáng tránh hiện tượng bốc nóng.

(3) Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá lô thóc bảo quản an toàn

- Độ ẩm khối hạt:

+ Độ ẩm của thóc bảo quản tại miền Bắc, miền Trung không lớn hơn 14,0 %;

+ Độ ẩm của thóc bảo quản tại miền Nam không lớn hơn 14,5 %.

(Tại thời điểm chuyển sang mùa đông, nhiệt độ hạ thấp thì độ ẩm của thóc tăng thêm 0,5%).

- Nhiệt độ của khối hạt không lớn hơn 32 °C (đối với lô thóc mới nhập kho bảo quản từ tháng thứ nhất đến hết tháng thứ 3 nhiệt độ của khối hạt không lớn hơn 35 °C).

- Không có côn trùng sống và nhện nhỏ nhìn thấy bằng mắt thường.

- Nồng độ khí N2 đạt ≥ 98% đối với phương pháp bảo quản kín bổ sung khí N2.

Nhà kho phải đảm bảo yêu cầu gì khi quản lý thóc dự trữ quốc gia? Thời gian bảo quản thóc dự trữ quốc gia là bao lâu?

Tại tiểu mục 5.1 và tiểu mục 5.8 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2020/BTC có quy định:

(1) Yêu cầu về nhà kho

- Kho bảo quản thóc dự trữ phải là loại kho kín, mái che chống nắng, mưa, gió, bão... đảm bảo ngăn được tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết.

- Tường và nền kho không bị thấm, ẩm ướt, đọng sương trong mùa mưa ẩm, mặt nền kho đảm bảo phẳng, nhẵn, chịu tải trọng tối thiểu 3 tấn/m2.

- Hệ thống cửa kho phải đảm bảo kín và ngăn ngừa động vật gây hại và côn trùng, vi sinh vật hại lây nhiễm, thuận tiện khi thông gió tự nhiên.

- Kho chứa thóc phải thường xuyên sạch, trong kho không có mùi lạ; xung quanh kho phải quang đãng, đảm bảo thoát nước tốt, cách ly các nguồn nhiễm bẩn, hóa chất. Yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với kho bảo quản thóc:

+ Kho thoáng mát, nhiệt độ trong kho không lớn hơn 35°C đối với kho A1 mái tôn và kho K; không lớn hơn 32°C đối với kho cuốn, kho A1 cải tiến, kho I.

+ Độ ẩm tương đối trong kho không lớn hơn 80%.

Khi vượt quá yêu cầu quy định, các đơn vị dự trữ quốc gia phải có biện pháp khắc phục để đảm bảo theo đúng điều kiện bảo quản.

(2) Thời gian bảo quản thóc

- Thóc bảo quản tại miền Bắc, miền Trung: Thời gian lưu kho đến 30 tháng.

- Thóc bảo quản tại miền Nam: Thời gian lưu kho đến 18 tháng.

Dự trữ quốc gia Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dự trữ quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mua hàng dự trữ quốc gia trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng được quy định thế nào?
Pháp luật
Bảng lương công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia 2024 là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?
Pháp luật
Kỹ thuật viên chính về bảo quản hàng dự trữ quốc gia cần có trình độ như thế nào? Có các công việc cụ thể gì?
Pháp luật
Chính phủ quyết định xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho những tỉnh nào trong dịp Tết Âm lịch 2024?
Pháp luật
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự gồm những gì? Việc dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Xuồng cao tốc dự trữ quốc gia là gì? Quy trình kiểm tra khi nhập kho đối với xuồng cao tốc dự trữ quốc gia?
Pháp luật
Nguyên liệu làm thuốc là gì theo quy định hiện nay? Người chịu trách nhiệm chuyên môn về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc phải cần có điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu Hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia mới nhất hiện nay như thế nào? Thời hạn của Hợp đồng do ai quyết định?
Pháp luật
Trong tình huống đột xuất, cấp bách, thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Mức phân bổ cho dự trữ quốc gia là gì? Ai có quyền quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm?
Pháp luật
Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia là gì? Tổ chức được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự trữ quốc gia
1,360 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự trữ quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự trữ quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào