Yêu cầu các tỉnh, thành chủ động ứng phó với bão, cấm biển đối với tàu cá để bảo đảm an toàn hoạt động trên biển, đảo phải không?
Ngày 16/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 646/CĐ-TTg năm 2023 chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 1 năm 2023.
Ứng phó thiên tai việc cảnh báo thiên tai sẽ được diễn ra như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Phòng chống thiên tai 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 14 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 có quy định về việc dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai như sau:
- Thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số.
- Nội dung chính của bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai bao gồm:
+ Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai về khí tượng, thủy văn, hải văn phải bảo đảm thông tin về loại thiên tai, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai, vị trí, tọa độ hiện tại và dự báo diễn biến;
+ Bản tin báo tin động đất và dự báo, cảnh báo sóng thần phải bảo đảm thông tin về vị trí, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai và mức độ gây ảnh hưởng của động đất; dự báo vị trí xuất phát, khả năng, độ cao, cấp độ rủi ro thiên tai, hướng di chuyển và khu vực ảnh hưởng của sóng thần.
+ Bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên phải bảo đảm thông tin về khu vực, loại rừng, diện tích, cấp độ rủi ro cháy.
Như vậy, trong ứng phó thiên tai việc cảnh báo thiên tai sẽ được thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Yêu cầu các tỉnh, thành phố chủ động ứng phó với bão, cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch để bảo đảm an toàn hoạt động trên biển, đảo? (Hình internet)
Yêu cầu các tỉnh, thành phố chủ động ứng phó với bão, cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch để bảo đảm an toàn hoạt động trên biển, đảo?
Tại Công điện 646/CĐ-TTg năm 2023 nêu rõ:
- Những ngày qua, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan đã chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó với bão số 1 theo cấp độ rủi ro thiên tai, góp phần bảo đảm an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên biển.
- Đây là cơn bão đầu tiên năm 2023 dự kiến ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta với cường độ mạnh ngay sau đợt nắng nóng kéo dài; để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ, bảo vệ an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố không được chủ quan, lơ là, chỉ đạo quyết liệt triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể giao:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, tập trung chỉ đạo:
+ Bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo:
++ Rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, chủ động hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
++ Rà soát, có biện pháp bảo đảm an toàn đối với hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, ven bờ; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thuỷ sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.
++ Chủ động cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.
Nhiệm vụ ứng phó với bão mà Thủ tướng giao các đơn vị ban ngành còn lại là gì?
Tại Công điện 646/CĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan sau thực hiện nội dung phân công gồm:
- Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
- Các bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ theo quy định.
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét để chỉ đạo các biện pháp cụ thể, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại, trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
- Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ từ ngày 20/11/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vnd tiền mặt và lak tiền mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Hợp đồng BT là gì? Hướng dẫn cách xác định giá trị Dự án BT ghi tại Hợp đồng BT để thanh toán?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo Quy định 191 như thế nào?
- Lời chúc 20 tháng 11 tri ân Nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam? Nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những ai?