Y tá cao cấp được hưởng mức lương bao nhiêu theo quy định hiện nay? Y tá cao cấp là viên chức hay công chức?
Y tá cao cấp là viên chức hay công chức?
Căn cứ Mục 3 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP) như sau:
Viên chức loại A1:
Số thứ tự | Chức danh nghề nghiệp viên chức |
... | ... |
10 | Giám định viên |
11 | Dự báo viên |
12 | Quan trắc viên chính |
13 | Giảng viên |
14 | Giáo viên trung học (1) |
15 | Bác sĩ (2) |
16 | Y tá cao cấp |
17 | Nữ hộ sinh cao cấp |
18 | Kỹ thuật viên cao cấp y |
19 | Dược sĩ |
20 | Biên tập - Biên kịch - Biên dịch viên |
21 | Phóng viên - Bình luận viên |
... | ... |
Như vậy, theo quy định thì y tá cao cấp là viên chức loại A1.
Y tá cao cấp là viên chức hay công chức? (Hình từ Internet)
Y tá cao cấp được hưởng mức lương bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Mức lương của y tá cao cấp được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
Các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
1. Các bảng lương:
a) Quy định 7 bảng lương sau:
Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
...
Đồng thời, căn cứ STT 3 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Số thứ tự | Nhóm ngạch | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 |
... | ... | ... | ... | ... | ... | ... | ... | ... | ... | ... |
3 | Viên chức loại A1 | |||||||||
Hệ số lương | 2,34 | 2,67 | 3,00 | 3,33 | 3,66 | 3,99 | 4,32 | 4,65 | 4,98 | |
Mức lương thực hiện 01/10/2004 | 678,6 | 774,3 | 870,0 | 965,7 | 1.061,4 | 1.157,1 | 1.252,8 | 1.348,5 | 1.444,2 | |
.. | ... | ... | ... | ... | ... | ... | ... | ... | ... | ... |
Trên đây là hệ số lương cũng như mức lương của y tá cao cấp.
Tuy nhiên, theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng. Do đó mức lương của y tá cao cấp cũng được tăng lên.
Cụ thể mức lương theo quy định mới nhất hiện nay của y tá cao cấp được tính như sau:
Mức lương = hệ số lương x lương cơ sở
Theo đó, mức lương của y tá cao cấp hiện nay là:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nhóm ngạch | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 |
Hệ số lương | 2,34 | 2,67 | 3,00 | 3,33 | 3,66 | 3,99 | 4,32 | 4,65 | 4,98 |
Mức lương hiện nay | 4,2121 | 4,806 | 5,400 | 5,994 | 6,588 | 7,182 | 7,776 | 8,370 | 8,964 |
Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với y tá cao cấp được quy định thế nào?
Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
a) Mức phụ cấp như sau:
a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của Bảng 2, Bảng 3, các chức danh xếp lương theo Bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của Bảng 2, Bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo Bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định như sau:
- Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định;
- Trường hợp bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.
c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định, y tá cao cấp được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó;
Từ năm thứ tư trở đi thì mỗi năm phụ cấp thâm niên vượt khung sẽ được tính thêm 1%.
Lưu ý: Y tá cao cấp có thể bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định;
- Trường hợp bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?