Xuất khẩu lao động sang Hàn quốc có được hỗ trợ vay vốn hay không? Những đối tượng nào thuộc đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội?
Người lao động đi xuất khẩu lao động sang Hàn quốc có được hỗ trợ vay vốn hay không?
Tại Điều 1 Nghị quyết 83/NQ-CP năm 2022 về ký quỹ và hỗ trợ cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc do Chính phủ ban hành như sau:
"Điều 1. Người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nhu cầu vay vốn đi làm việc ở Hàn Quốc theo Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam trong Chương trình Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay."
Như vậy, không phải người lao động nào xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đều được hỗ trợ vay vốn.
Đối tượng được vay vốn phải là người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Những đối tượng nào thuộc đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào thuộc đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội?
Căn cứ Mục 2 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 về đối tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
"2. Đối tượng cho vay
2.1. Người lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ;
2.2. Người lao động thuộc diện hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ;
2.3. Người lao động là người dân tộc thiểu số;
2.4. Người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng. Thân nhân người có công với cách mạng được Ủy ban nhân dân xã xác nhận theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ.
2.5. Người lao động bị thu hồi đất gồm:
- Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được Nhà nước giao đất nông nghiệp theo quy định (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi;
- Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở.
2.6. Người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng."
Theo đó, chỉ các đối tượng nêu trên là được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc theo hợp đồng lao động.
Người lao động đi xuất khẩu lao động cần chuẩn bị những giấy tờ nào cho hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội?
Căn cứ tiểu mục 11.1 Mục 11 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 quy định về hồ sơ vay vốn như sau:
"11. Thủ tục, quy trình cho vay
11.1. Hồ sơ vay vốn:
Khách hàng vay vốn viết Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01/LĐNN gửi kèm các giấy tờ sau:
- Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, số hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn thời hạn của người lao động;
- Bản sao có chứng thực hợp đồng ký kết giữa người lao động với Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền của người lao động Mẫu số 03/LĐNN;
- Hợp đồng thỏa thuận về việc chuyển tiền lương của người lao động để trả nợ, trả lãi tiền vay Mẫu số 07/LĐNN (sau đây viết tắt là Hợp đồng thỏa thuận) đối với trường hợp người lao động được Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quản lý tiền lương;
- Đối với khách hàng vay vốn là thân nhân của người có công với cách mạng nộp Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận Mẫu số 4 ban hành theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ;
- Đối với khách hàng vay vốn thuộc đối tượng bị thu hồi đất theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ nộp Bản sao có chứng thực Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền;
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm trong trường hợp khoản vay phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định.
..."
Như vậy, người lao động nếu muốn vay vốn để xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc thì cần chuẩn bị những giấy tờ theo quy định nêu trên để hoàn thiện hồ sơ vay vốn của mình.
Thời hạn mà người lao động phải trả nợ cho Ngân hàng chính sách xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục 13 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 quy định về định kỳ hạn trả nợ, trả lãi như sau:
"13. Định kỳ hạn trả nợ, trả lãi
NHCSXH nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay vốn về kỳ hạn trả nợ gốc, lãi tiền vay, nhưng tối đa không quá 6 tháng/kỳ.
Riêng đối tượng vay vốn quy định tại Điểm 2.6 Khoản 2 văn bản này NHCSXH nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay vốn về kỳ hạn trả nợ gốc, lãi tiền vay, nhưng tối đa không quá 12 tháng/kỳ."
Theo đó, thời hạn mà người lao động phải trả nợ cho Ngân hàng chính sách xã hội là do người lao động và phía ngân hàng thỏa thuận nhưng tối đa không quá 06 tháng/kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?