Xuất khẩu lao động là gì? Đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng thì có được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần?
Xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động được hiểu là nhu cầu tìm việc làm chính đáng của người lao động Việt Nam tại nước ngoài (thường là những công việc ít đòi hỏi trình độ chuyên môn). Nhằm giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập để cải thiện đời sống cá nhân cũng như gia đình.
Thuật ngữ này hiện nay chưa được pháp luật quy định. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có thể hiểu đó chính là người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài).
Đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng thì có được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần?
Các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần được căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
...
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
...
Căn cứ vào các quy định trên khi bạn đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng lao động với thời hạn 3 năm, không phải ra nước ngoài để định cư nên bạn sẽ không thuộc diện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Trường hợp bạn đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng lao động với thời hạn 3 năm thì khi đi xuất khẩu lao động bạn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bạn có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận bạn.
Xuất khẩu lao động là gì? Đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng thì có được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần? (Hình từ Internet)
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính ra sao?
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Lưu ý: Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần được căn cứ theo Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (Mẫu C1-02/NS) mới nhất 2025? Tải về mẫu về ở đâu?
- Viết đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm hay và ý nghĩa? Nhiệm vụ của học sinh các cấp hiện nay là gì?
- Tác hại của động đất? Dấu hiệu động đất? Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam?
- Xuất hóa đơn thay thế trong trường hợp nào? Mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Nghị định 123?
- Giờ cúng ông Công ông Táo 2025? Cúng ông Công ông Táo 2025 giờ nào đẹp? Người dân có được sử dụng pháo hoa Tết Âm lịch 2025 không?