Xử phạt không đóng quỹ phòng chống thiên tai ra sao? Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai?

Chào anh chị, bên công ty em có nhận công văn của Huyện Bến Cát, Bình Dương. Yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn phải đóng tiền quỹ phòng chống thiên tại công nhân viên đóng 130.000, còn chủ doanh nghiệp bên em phải đóng là 16.000.000 dựa trên quy mô công ty. 1. Vậy việc thu tiền này nếu không đóng có sao không ạ? 2. CNV không đóng vậy doanh nghiệp có bị xử lý không?

Xử phạt không đóng quỹ phòng chống thiên tai được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài khi thực hiện hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai của các cá nhân do mình quản lý cho cơ quan có thẩm quyền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.

Cũng theo khoản 2 Điều 6 Nghị định này có quy định:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50.000.000 đồng;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 100.000.000 đồng;
c) Đối với lĩnh vực thủy lợi là 250.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.
...

Theo đó, mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 17 áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt tiền sẽ gấp đôi.

Cho nên công nhân không đóng Quỹ, tùy vào số tiền phải đóng mà không đóng mức phạt sẽ tương ứng theo quy định trên.

Trường hợp doanh nghiệp (là tổ chức) không đóng thì tùy số tiền phải đóng tương ứng với quy định trên, mức phạt sẽ gấp đôi so với quy định đó. Ví dụ như trường hợp doanh nghiệp bạn phải đóng quỹ là 16 triệu đồng, nếu không đóng sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc phải đóng quỹ đầy đủ.

Phòng chống thiên tai

Phòng chống thiên tai

Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả phòng chống thiên tai theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 14 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý kê khai, báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ, cứu trợ không đúng đối tượng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Chiếm đoạt hàng cứu trợ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiếp tục thực hiện hoạt động cứu trợ do thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng chống thiên tai

Căn cứ Điều 13 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biết người khác gặp nạn nhưng không thông tin kịp thời để lực lượng chức năng đến cứu nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không đủ điều kiện hoặc bất khả kháng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi yêu cầu cứu hộ, cứu nạn nhưng không hợp tác khi lực lượng cứu hộ, cứu nạn tiếp cận.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trên sông, trên hồ.

Như vậy, theo quy định trên thì các vi phạm về quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng chống thiên tai sẽ bị phạt theo mức tiền.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Quỹ phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không?
Pháp luật
Quỹ phòng chống thiên tai có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hay không?
Pháp luật
Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Pháp luật
Bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không? Tháng mấy hằng năm thì là mùa bão ở nước ta?
Pháp luật
Quy định về chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Pháp luật
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Pháp luật
Biện pháp ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được pháp luật quy định như thế nào? Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Hiện tượng mưa đá có phải là thiên tai hay không? Xuất hiện mưa đá thì các biện pháp ứng phó nào sẽ được áp dụng?
Pháp luật
Quỹ phòng chống thiên tai có được tạm hoãn đóng góp cho tổ chức kinh tế trong nước trên địa bàn đang được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Quỹ phòng chống thiên tai có được miễn cho sinh viên đang theo học dài hạn tại các trường đại học hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
11,596 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai Quỹ phòng chống thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: