Xử phạt hành chính đối với hành vi gây cháy rừng ra sao? Chủ rừng khi được giao rừng mà không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định có bị xử phạt hay không?
Xử phạt hành chính hành vi gây cháy rừng
Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, bị xử phạt như sau:
...
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 25.000 m2 đến dưới 30.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2;
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
10. Hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích gì thì xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
Như vậy, theo như thông tin anh trao đổi thì có thể diện tích rừng bị cháy này là rừng sản xuất do đó ông A có thể bị xử phạt hành chính từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đồng thời buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính (khoản 9 Điều này).
Xử phạt khi làm cháy rừng
Chủ rừng khi được giao rừng mà không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định có bị xử phạt hay không?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ rừng không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; hoặc khi phát hiện sinh vật gây hại rừng nguy hiểm mà không thực hiện các biện pháp phòng trừ để lây lan dịch bệnh trên diện tích dưới 01 ha rừng được giao, được thuê.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; hoặc khi phát hiện sinh vật gây hại rừng nguy hiểm mà không thực hiện các biện pháp phòng trừ để lây lan dịch bệnh trên diện tích từ 01 ha đến dưới 05 ha rừng được giao, được thuê.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với chủ rừng khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê mà không báo cho cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn và hỗ trợ các biện pháp phòng trừ khoanh vùng kịp thời để sinh vật gây hại rừng phát dịch trên diện tích từ 05 ha trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, chủ rừng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; hoặc khi phát hiện sinh vật gây hại rừng nguy hiểm mà không thực hiện các biện pháp phòng trừ để lây lan dịch bệnh trên diện tích dưới 01 ha rừng được giao, được thuê. Đồng thời buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng lây lan dịch bệnh.
Đào phá đường lâm nghiệp, đường tuần tra bảo vệ rừng có vi phạm gì hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Viết, vẽ, xóa các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, biển cảnh báo, bảng tuyên truyền bảo vệ rừng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đào phá đường lâm nghiệp, đường tuần tra bảo vệ rừng;
b) Phá đường ranh cản lửa, kênh, mương, cống, đập ngăn nước, bể, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Phá hàng rào, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đập phá bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng, nhà làm việc, tài sản, phương tiện dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng; làm hư hỏng các công trình khác phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Như vậy, đối với trường hợp đào phá đường lâm nghiệp, đường tuần tra bảo vệ rừng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Và buộc hôi phục lại tình trạng ban đầu.
Lưu ý các mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi (khoản 1 Điều 6 Nghị định này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?