Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất theo trình tự, thủ tục như thế nào?
- Ai có quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất?
- Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất gồm những thành phần nào?
- Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Ai có quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất?
Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất là một trong những hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi quản lý.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác thuộc phạm vi quản lý.
Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất gồm những thành phần nào?
Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
3. Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại tài sản theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
d) Hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản sao.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất gồm những thành phần như sau:
- Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
- Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại tài sản theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 45/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;
Báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa: TẢI VỀ
- Hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản sao.
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 24 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
4. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại quy định tại khoản 3 Điều này; báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;
c) Quyết định xử lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản bị mất, bị hủy hoại; danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại được ghi giảm tài sản (tên tài sản; số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; trách nhiệm tổ chức thực hiện.
...
Theo đó, việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất; báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi xử lý xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;
- Quyết định xử lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Tên cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản bị mất;
+ Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại được ghi giảm tài sản (tên tài sản; số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán);
+ Lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại;
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?