Xử lý như thế nào đối với trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán hoặc không được thanh toán do người trả tiền mất khả năng thanh toán, hối phiếu bị mất?
Xử lý hối phiếu bị từ chối thanh toán hoặc không thanh toán được trong những trường hợp nào?
Hối phiếu bị từ chối thanh toán hoặc không thanh toán được
Căn cứ quy định tại khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 8 Quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-NHNN, trường hợp xử lý hối phiếu theo quy định xử lý hối phiếu bị từ chối thanh toán hoặc không thanh toán được do người trả tiền mất khả năng thanh toán được quy định như sau:
- Nếu hết thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hối phiếu xuất trình mà người trả tiền không thanh toán hối phiếu (từ chối thanh toán, không lập Lệnh chi hoặc đã lập Lệnh chi nhưng mất khả năng thanh toán), người thu hộ được nhờ thu tiến hành xử lý hối phiếu theo Điều 9 Quy định này.
- Nếu hết thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hối phiếu xuất trình mà người trả tiền vẫn chưa đủ tiền để thanh toán hối phiếu, người thu hộ nhận nhờ thu xử lý hối phiếu theo Điều 9 Quy định này.
Cách xử lý hối phiếu bị từ chối thanh toán hoặc không thanh toán được
Cách xử lý hối phiếu cụ thể được quy định tại Điều 9 Quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-NHNN như sau:
- Khi hối phiếu bị từ chối thanh toán hoặc không được thanh toán do người trả tiền mất khả năng thanh toán, người thu hộ được nhờ thu hoặc người thu hộ nhận nhờ thu (nếu người thu hộ nhận nhờ thu thực hiện việc xuất trình) phải yêu cầu người trả tiền nêu rõ lý do từ chối bằng văn bản và làm thủ tục chuyển hối phiếu cho người thu hộ nhận nhờ thu hoặc cho người nhờ thu kèm thông báo lý do chuyển trả (theo Phụ lục số 02). Trường hợp hối phiếu được xuất trình dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng, người trả tiền phải chuyển trả lại hối phiếu bị từ chối cho người thu hộ cùng với văn bản nêu rõ lý do.
- Trường hợp hối phiếu bị từ chối nhưng người trả tiền không có văn bản nêu lý do từ chối, người thu hộ được nhờ thu có quyền trả lại hối phiếu cho người thu hộ nhận nhờ thu hoặc người nhờ thu kèm thông báo ghi rõ "Hối phiếu đã được xuất trình ngày, tháng, năm….nhưng bị từ chối thanh toán và người trả tiền không có văn bản nêu lý do từ chối ".
- Việc gửi trả lại hối phiếu và thông báo lý do chuyển trả phải được thực hiện ngay trong ngày hối phiếu bị từ chối, không được thanh toán hoặc chậm nhất vào buổi sáng ngày làm việc kế tiếp .
Xử lý thế nào khi hối phiếu bị mất?
Việc kiểm soát, xử lý hối phiếu bị mất được quy định tại Điều 10 Quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-NHNN như sau:
(1) Khi hối phiếu bị mất, người thụ hưởng phải thông báo ngay bằng văn bản cho người bị ký phát, người ký phát hoặc người phát hành. Người thụ huởng phải thông báo trường hợp bị mất hối phiếu và ghi rõ các thông tin, dữ liệu về hối phiếu bị mất: Họ và tên, địa chỉ người phát hành, người ký phát, người bị ký phát, địa điểm thanh toán, số tiền ghi trên hối phiếu, ngày phát hành và thời hạn thanh toán của hối phiếu và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc thông báo. Người thụ hưởng thông báo bằng điện thoại hoặc các phương tiện khác nếu các bên có thỏa thuận.
Trường hợp hối phiếu bị mất là hối phiếu đòi nợ, người thụ hưởng phải trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng hối phiếu trước mình yêu cầu người ký phát ra thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ hối phiếu đã mất cho người bị ký phát.
(2) Trường hợp người bị mất hối phiếu không phải là người thụ hưởng thì người bị mất hối phiếu phải thông báo ngay cho người thụ hưởng để người thụ hưởng xử lý theo Khoản 1 Điều này.
(3) Người bị ký phát, người ký phát, người phát hành khi nhận được thông báo về việc mất hối phiếu phải kiểm tra ngay các thông tin về tờ hối phiếu bị mất và vào sổ theo dõi hối phiếu đã được thông báo mất. Người bị ký phát, người phát hành không được thanh toán tờ hối phiếu đã được thông báo bị mất.
Trường hợp tờ hối phiếu đã báo mất được xuất trình yêu cầu thanh toán, người bị ký phát, người phát hành có trách nhiệm lập biên bản thu giữ tờ hối phiếu đó và thông báo cho người ra thông báo mất hối phiếu đến giải quyết.
(4) Người bị ký phát, người phát hành không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc lợi dụng tờ hối phiếu bị mất gây ra nếu trước khi nhận được thông báo mất, tờ hối phiếu đó đã được xuất trình và thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu sau khi có thông báo về hối phiếu bị mất mà người bị ký phát, người phát hành vẫn thanh toán cho tờ hối phiếu đó thì người bị ký phát, người phát hành chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng.
(5) Người bị ký phát, người ký phát, người phát hành có trách nhiệm lưu giữ thông tin về hối phiếu bị báo mất và thông báo bằng văn bản cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(6) Người thu hộ phải thường xuyên tra cứu, cập nhật thông tin về hối phiếu đã có thông báo bị mất qua Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và không được nhận thu hộ đối với các hối phiếu đã có thông báo bị mất.
Trường hợp sau khi nhận chuyển giao hối phiếu, người thu hộ bị mất hối phiếu trong quá trình xử lý nhờ thu thì người thu hộ phải thông báo ngay cho người nhờ thu để người nhờ thu xử lý theo Khoản 1 Điều này.
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin về việc xử lý hối phiếu khi bị từ chối thanh toán hoặc không thanh toán được do người trả tiền mất khả năng thanh toán, và trường hợp hối phiếu bị mất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?