Xét thăng quân hàm sĩ quan từ Trung úy lên Thượng úy là trong bao lâu? Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm sĩ quan bậc gì?
Xét thăng quân hàm sĩ quan từ Trung úy lên Thượng úy là trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 như sau:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Theo quy định trên thì xét thăng quân hàm sĩ quan từ Trung úy lên Thượng úy là 3 năm.
Xét thăng quân hàm sĩ quan từ Trung úy lên Thượng úy là trong bao lâu? Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm sĩ quan bậc gì? (Hình từ Internet)
Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm sĩ quan bậc gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 như sau:
Đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ
1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.
Theo đó, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, có thể thấy rằng học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ tùy theo năng lực mà có cấp bậc cao hơn.
Tổng Tham mưu trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 như sau:
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ cơ bản của sĩ quan được quy định như sau:
a. Trung đội trưởng: Thượng úy;
b. Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội: Đại úy;
c. Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn: Trung tá;
d. Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện: Thượng tá;
đ. Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn: Đại tá;
e. Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh: Đại tá;
g. Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng: Thiếu tướng;
h. Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Trung tướng;
i. Chủ nhiệm, Tổng cục, Chính ủy Tổng cục: Trung tướng;
k. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Đại tướng;
l. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng.
2. Cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ tương đương với chức vụ tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quy định; tại các điểm a, b, c, d, đ và e do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
3. Sĩ quan ở lực lượng quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện thuộc địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng theo quy định của Chính phủ hoặc sĩ quan ở đơn vị có nhiệm vụ đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và có quá trình cống hiến xuất sắc thì được thăng quân hàm cao hơn một bậc so với cấp bậc quân hàm cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Tham mưu trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?