Xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú được thực hiện tại Hội đồng cấp bộ với bao nhiêu thành viên?
- Xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú được thực hiện tại Hội đồng cấp bộ với bao nhiêu thành viên?
- Trong việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú thì thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp được tính như thế nào?
- Việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú tại Hội đồng cấp nhà nước được thực hiện qua mấy bước?
Xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú được thực hiện tại Hội đồng cấp bộ với bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh
1. Hội đồng cấp Bộ có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Trưởng Phòng Thi đua, Khen thưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và người đứng đầu đơn vị quản lý hoạt động nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam;
c) Thành viên Hội đồng bao gồm: Đơn vị phụ trách công tác tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; chuyên gia về lĩnh vực nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân; Nghệ sĩ ưu tú.
Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ, ngành nơi thành lập Hội đồng cấp Bộ.
Vụ Thi đua, Khen thưởng (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hoặc Phòng (Ban) Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Vụ Thi đua, Khen thưởng hoặc Phòng (Ban) Thi đua - Khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
Như vậy xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú được thực hiện tại Hội đồng cấp bộ từ 09 đến 11 thành viên.
Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú
Trong việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú thì thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp được tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giải Vàng quốc gia là giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam hoặc giải Huy chương Vàng tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
2. Giải Bạc quốc gia là giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam hoặc giải Huy chương Bạc tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
3. Thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp của cá nhân được tính từ khi:
a) Cá nhân tốt nghiệp một trường nghệ thuật chuyên nghiệp đến thời điểm xét hồ sơ tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở;
b) Cá nhân đủ 18 tuổi, hoạt động nghệ thuật tại một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đến thời điểm xét hồ sơ tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
Như vậy thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp của nghệ sĩ được tính như quy định trên.
Việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú tại Hội đồng cấp nhà nước được thực hiện qua mấy bước?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
Việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được thực hiện qua 3 cấp Hội đồng như sau:
...
3. Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện qua hai bước:
a) Bước 1: Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo từng lĩnh vực nghệ thuật: Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu, Múa, Phát thanh, Truyền hình;
b) Bước 2: Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú tại Hội đồng cấp nhà nước được thực hiện qua 02 bước.
Và thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú tại Hội đồng cấp Nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định 89/2014/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?