Xét nghiệm HIV tự nguyện và bắt buộc là gì? 14 tuổi xét nghiệm HIV có được không?

Tôi muốn biết xét nghiệm HIV tự nguyện và bắt buộc nghĩa là gì? Cháu gái tôi năm nay 14 tuổi vì lo sợ khi tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV nên đã tự đi đến cơ sở xét nghiệm HIV để thực hiện xét nghiệm này. Vậy việc này có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Tôi còn muốn biết các cơ sở nào có đủ điều kiện để tiến hành các xét nghiệm HIV?

Xét nghiệm HIV tự nguyện và bắt buộc là gì?

Xét nghiệm HIV tự nguyện và bắt buộc là gì?

Xét nghiệm HIV tự nguyện và bắt buộc là gì?

Xét nghiệm HIV tự nguyện được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006), được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 (gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi 2020) như sau:

“Điều 27. Xét nghiệm HIV tự nguyện
1. Việc xét nghiệm HIV được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm. 
2. Người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV.
3. Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người đó.”

Xét nghiệm HIV bắt buộc được quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 như sau:

“Điều 28. Xét nghiệm HIV bắt buộc
1. Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
3. Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
4. Kinh phí xét nghiệm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước chi trả.”

Một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh quy định tại khoản 2 Điều 28 nêu trên được hướng dẫn cụ thể tại Điều 1 Thông tư 33/2011/TT-BYTđiểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2015/TT-BYT như sau:

“Điều 1. Các trường hợp được thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh
1. Người hiến mô, bộ phận cơ thể người.
2. Người nhận mô, bộ phận cơ thể người.
3. Người cho tinh trùng, noãn.
4. Người nhận tinh trùng, noãn, phôi.”

Một số ngành nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng tại khoản 3 Điều 28 Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006 được hướng dẫn cụ thể bởi Điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP như sau:

“Điều 20. Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng
1. Danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:
a) Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
b) Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
2. Khi đã tuyển dụng mà phát hiện người lao động nhiễm HIV, người sử dụng lao động phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 14 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
3. Căn cứ vào diễn biến của dịch HIV/AIDS trong từng thời kỳ cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.”

Cơ sở xét nghiệm HIV cần đáp ứng những điều kiện nào?

Quy trình xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật gồm việc xét nghiệm sàng lọc HIV và xét nghiệm khẳng định HIV dương tính. Theo đó, khoản 11 Điều 2 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi 2020 quy định như sau:

“11. Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người, bao gồm xét nghiệm sàng lọc HIV và xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.”

Do đó, cơ sở thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV và cơ sở thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính sẽ có những điều kiện, tiêu chuẩn, quy định riêng.

Điều 4 Nghị định 75/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 17 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với cơ sở thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV như sau:

(1) Xét nghiệm sàng lọc HIV do cơ sở y tế cung cấp:

a. Nhân sự:

Có nhân viên xét nghiệm đáp ứng các điều kiện sau:

- Có trình độ chuyên môn từ trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành sau: Y, dược, sinh học, hóa học;

- Đã được tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm HIV;

b. Có trang thiết bị xét nghiệm và bảo quản sinh phẩm, mẫu bệnh phẩm phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm HIV mà cơ sở đó thực hiện;

c. Cơ sở vật chất: Có địa điểm cố định.

(2) Xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng:

a. Người làm xét nghiệm có kiến thức về tư vấn, xét nghiệm HIV và thực hiện xét nghiệm HIV theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

b. Có dụng cụ xét nghiệm, bảo quản sinh phẩm phù hợp với loại sinh phẩm xét nghiệm HIV được sử dụng.”

Đối với cơ sở thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính, Điều 5 Nghị định 75/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b, c khoản 1 Điều 16, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 17 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:

(1) Nhân sự:

Nhân viên phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học trở lên chuyên ngành y, dược, sinh học hoặc hóa học, có kinh nghiệm về xét nghiệm HIV từ 06 tháng trở lên.

(2) Trang thiết bị bảo đảm tối thiểu như sau:

Có trang thiết bị xét nghiệm và bảo quản sinh phẩm, mẫu bệnh phẩm phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm HIV mà cơ sở đó thực hiện;

(3) Cơ sở vật chất bảo đảm tối thiểu các điều kiện sau:

a. Khu vực thực hiện xét nghiệm sử dụng các vật liệu không thấm nước, chịu được nhiệt và các loại hóa chất ăn mòn. Bảo đảm ánh sáng, thoáng, sạch, tránh bụi, chống ẩm và có nước sạch;

b. Bàn xét nghiệm dễ làm sạch bằng các chất tẩy rửa thông thường, được đặt ở vị trí đủ ánh sáng và tránh luồng gió;

c. Có chỗ rửa tay;

d. Có phương tiện hoặc biện pháp xử lý chất thải trước khi chuyển vào nơi chứa chất thải chung.

(4) Năng lực của cơ sở thực hiện xét nghiệm HIV:

a. Có thời gian thực hành xét nghiệm khẳng định HIV ít nhất là 03 tháng tính đến trước ngày nộp hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính;

b. Trong thời gian thực hành xét nghiệm HIV theo quy định tại điểm a khoản này phải thực hiện được ít nhất 30 mẫu nghi ngờ dương tính. Trường hợp thực hiện xét nghiệm bằng máy phải thực hiện kỹ thuật ít nhất 20 lần;

c. Có kết quả thực hiện xét nghiệm chính xác trên bộ mẫu kiểm chuẩn của cơ sở xét nghiệm HIV được Bộ Y tế công nhận.

14 tuổi xét nghiệm HIV có được không?

14 tuổi có được xét nghiệm HIV không?

14 tuổi có được xét nghiệm HIV không?

Theo quy định về xét nghiệm HIV tự nguyện ở mục 1, nếu cháu bạn tự đi xét nghiệm HIV và không có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ, hoặc người đại diện, người giám hộ thì không đúng với quy định của pháp luật, vì cháu bạn năm nay chỉ có 14 tuổi, không đủ số tuổi có thể tự nguyện xét nghiệm HIV theo quy định.

Bài viết trên đây cung cấp một số thông tin về xét nghiệm HIV tự nguyện và bắt buộc, điều kiện đối với cơ sở thực hiện hoạt động xét nghiệm sàng lọc HIV và xét nghiệm khẳng định HIV dương tính. Bên cạnh đó, việc cháu gái bạn năm nay 14 tuổi nhưng chủ động xét nghiệm HIV một mình mà không có sự đồng ý của cha mẹ là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2024 ra sao? Mục tiêu phòng chống HIV/AIDS năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV bị cha mẹ bỏ rơi có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Bắt buộc đưa người đi xét nghiệm HIV được pháp luật quy định như thế nào? Nếu vi phạm về xét nghiệm HIV thì xử phạt ra sao?
Pháp luật
Công ty có được quyền yêu cầu xét nghiệm HIV khi người lao động (NLĐ) khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV tại cơ sở y tế cần đáp ứng những yêu cầu gì? Đóng gói mẫu bệnh phẩm để vận chuyển như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào?
Pháp luật
Việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
2,392 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: