Xem xét các phương án giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu?

Cho tôi hỏi các biện pháp quản lý chung về điều hành giá được Nhà nước quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Tâm đến từ Nghệ An.

Kết quả đã đạt được về công tác điều hành giá trong 8 tháng đầu năm 2022?

Tại Thông báo 280/TB-VPCP năm 2022 có nêu ra những kết quả đã đạt được về công tác điều hành giá trong 8 tháng đầu năm 2022 cụ thể như sau:

Trong 8 tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình kinh tế, giá cả thị trường thế giới và trong nước có nhiều yếu tố không thuận lợi, kinh tế có chiều hướng suy giảm ở một số nền kinh tế lớn, xung đột chính trị giữa một số quốc gia có diễn biến phức tạp... tác động đến mặt bằng giá thế giới và trong nước.

Trong bối cảnh đó, công tác điều hành giá từ đầu năm đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực. CPI tháng 8 tăng nhẹ so với tháng trước, bình quân 8 tháng năm 2022 ước tính tăng khoảng 2,58%-2,6% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh những yếu tố khách quan, công tác điều hành giá đạt được kết quả tích cực đến thời điểm này là do sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá cùng sự triển khai tích cực của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự ủng hộ của các doanh nghiệp và người dân.

Chính sách tài khóa, tiền tệ chủ động, linh hoạt, cùng với các chính sách của các bộ, ngành được triển khai tích cực, nhanh chóng, hiệu quả đã góp phần ổn định tỷ giá, đảm bảo cán cân thương mại, kiểm soát được tín dụng, thanh khoản của nền kinh tế góp phần kiểm soát lạm phát chung. Mặc dù tình hình còn nhiều khó khăn, nhưng công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, trong 4 tháng còn lại của năm 2020, tình hình kinh tế, địa - chính trị thế giới còn rất nhiều phức tạp, diễn biến khó lường, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ tình trạng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững của kinh tế thế giới, nhất là một số nền kinh tế lớn và đối tác chính của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao do việc đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt năng lượng, tình hình cạnh tranh chiến lược, tăng cường các chính sách bảo hộ, phòng vệ thương mại và hạn chế xuất nhập khẩu một số mặt hàng thương mại giữa các nước đang diễn ra ngày càng phức tạp. Vì vậy, trong công tác quản lý, điều hành giá phải bám sát tình hình thế giới, không được chủ quan, lơ là, đảm bảo cung cầu trong nước để ổn định kinh tế.

Tiếp tục thực hiện công tác điều hành giá trong cuối năm 2022? Các biện pháp quản lý chung về điều hành giá được quy định như thế nào?

Xem xét các phương án giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu?

Điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động và linh hoạt đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2022?

Đối với nội dung thực hiện công tác điều hành giá trong cuối năm 2022 thì tại Thông báo 280/TB-VPCP năm 2022 quy định:

Trong thời gian còn lại của năm 2022, công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động và linh hoạt vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao cũng như tạo nền tảng thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023.

Các Bộ, ngành, địa phương bám sát và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá về các giải pháp cụ thể đối với công tác điều hành giá năm 2022 tại các văn bản số 882/VPCPKTTH ngày 10 tháng 2 năm 2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 02 tháng 3 năm 2022, Thông báo số 81/TB-VPCP ngày 24 tháng 3 năm 2022, Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 22 tháng 6 năm 2012 và Thông báo số 209/TB-VPCP ngày 18 tháng 7 năm 2022.

Các biện pháp quản lý chung về điều hành giá được quy định như thế nào?

Thông báo 280/TB-VPCP năm 2022 có nêu ra những biện pháp quản lý chung nhằm thực hiện công tác điều hành giá trong cuối năm 2022 cụ thể như sau:

- Theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới; cập nhật sát tình hình cung cầu giá cả hàng hóa chiến lược trên thị trường quốc tế; đánh giá kỹ các yếu tố, nguy cơ có thể dẫn đến nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp; ưu tiên đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung-cầu thị trường trong nước, giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh để có giải pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp, đảm bảo điều tiết theo giá thị trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, kịp thời cho các tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp điều hành giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 4% đã đề ra.

- Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, lãi suất, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ phục vụ tăng trưởng.

- Rà soát việc áp dụng các chính sách tài khóa, đặc biệt là với các chính sách sắp hết hiệu lực, nghiên cứu dư địa còn lại của các chính sách thuế, phí đặc biệt liên quan đến xăng dầu

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Xem xét các phương án giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu?

Về nội dung thực hiện công tác điều hành giá đối với một số mặt hàng thiết yếu thì tại Thông báo 280/TB-VPCP năm 2022 nêu ra:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá: Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chủ động trong việc đề xuất, xây dựng các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công triển khai lộ trình thị trường, đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế xã hội, mặt bằng giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để chủ động có phương án điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.

- Đối với mặt hàng xăng dầu: Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với liều lượng thích hợp theo quy định, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân; chủ động thực hiện các biện pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống. Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu hoàn thiện trình các cấp có thẩm quyền xem xét các phương án giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng cao.

- Đối với các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logistic: Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan:

(i) Tăng cường chỉ đạo, đề nghị, tuyên truyền đơn vị kinh doanh vận tải, cơ quan chuyên môn rà soát chặt chẽ mức giá kê khai, đảm bảo mức giá kê khai phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá, đặc biệt là yếu tố xăng dầu, trường hợp yếu tố xăng dầu giảm, tác động làm giảm giá cước thì yêu cầu kê khai giảm giá cước;

(ii) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về kê khai giá, niêm yết giá... xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng để tăng giá bất hợp lý, kê khai giá cước không phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá;

(iii) Thường xuyên cập nhật, tổng hợp báo cáo và tăng cường tuyên truyền, công khai thông tin về tình hình giá cước vận tải tại địa phương và cả nước.

- Đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá xăng dầu, có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện của các tổ chức, cá nhân kinh doanh để có các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Thuế tiêu thụ đặc biệt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Xăng dầu Tải trọn bộ các quy định về Xăng dầu hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt khi bán hàng theo Thông tư 200? Doanh nghiệp bán hàng ghi nhận doanh thu thế nào?
Pháp luật
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
Pháp luật
Hướng dẫn hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu theo Thông tư 200? Nguyên tắc kế toán thuế TTĐB?
Pháp luật
Kinh doanh vũ trường có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Giá tính thuế đối với hoạt động kinh doanh vũ trường như thế nào?
Pháp luật
Giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt: Hướng dẫn giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3?
Pháp luật
10 loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% theo Nghị định 72?
Pháp luật
Tổng hợp Mẫu biểu hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất? Khi nào được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng hợp tình hình gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước là mẫu nào?
Pháp luật
Kế toán số thuế thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn, được giảm theo nguyên tắc nào? Chi tiết 04 trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Pháp luật
Xe cứu thương có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế tiêu thụ đặc biệt
922 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế tiêu thụ đặc biệt Xăng dầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế tiêu thụ đặc biệt Xem toàn bộ văn bản về Xăng dầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào