Xe ô tô cứu thương có được sử dụng để đưa bệnh nhân hoặc thi thể về nhà hay không? Xe ô tô cứu thương phải đạt những tiêu chuẩn gì theo quy định pháp luật?

Việc sử dụng xe ô tô cứu thương ở bệnh viện, theo quy chế bệnh viện của Bộ Y tế: chỉ sử dụng xe ô tô cứu thương trong trường hợp vận chuyển bệnh nhân cấp cứu. Vậy xin hỏi: ở những địa phương vùng sâu, vùng xa,... phương tiện vận tải công cộng ít, vì vậy khi bệnh nặng xin về hoặc tử vong (người nhà xin đưa thi thể về, không đưa xuống nhà đại thể), thì xe ô tô cứu thương có được vận chuyển người bệnh hoặc thi thể về hay không? Có văn bản nào có liên quan đến trường hợp này không?

Xe ô tô cứu thương phải đạt những tiêu chuẩn gì theo quy định pháp luật?

Tại Điều 2 Thông tư 27/2017/TT-BYT quy định tiêu chuẩn của xe ô tô cứu thương như sau:

Xe ô tô cứu thương phải là xe ô tô đáp ứng yêu cầu tại mục 3.1.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 về phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng và chỉ được sử dụng khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên ngoài xe ô tô cứu thương phải được gắn cố định, bao gồm:

a) Có thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, còi phát tín hiệu ưu tiên. Việc cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Có bảng thông tin về đơn vị sử dụng được thể hiện ở hai bên cánh cửa lái chính và cửa lái phụ của xe ô tô cứu thương có kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 45cm, chiều rộng: 50cm), trong đó đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về thông tin sau đây:

- Logo đơn vị sử dụng xe (nếu có): Kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 18cm, chiều rộng: 18cm).

- Tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.

- Số Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Bố cục của bảng thông tin về đơn vị sử dụng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

- Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên trong xe ô tô cứu thương:

a) Cáng chính: Loại trượt, có dây đai an toàn, có bánh xe;

b) Ghế cho nhân viên y tế;

c) Tấm nhựa lót sàn xe: Chống trơn trượt, dễ vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng;

d) Đèn chiếu sáng trong xe (phục vụ cấp cứu người bệnh);

đ) Móc treo dịch truyền;

e) Ổ cắm điện 12V;

g) Hộc, giá, kệ, tủ đựng chuyên dụng để lắp đặt trang thiết bị y tế kèm theo của hệ thống ô xy, các trang thiết bị y tế, đựng thuốc, y dụng cụ cấp cứu bảo đảm thuận tiện khi thao tác, vận hành và dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng.

h) Búa thoát hiểm;

i) Trường hợp một kíp cấp cứu ngoại viện thì trên xe ô tô cứu thương phải bảo đảm cơ số thuốc và trang thiết bị y tế theo quy định tại Quyết định số 3385/QĐ-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Danh mục vali thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương;

k) Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế, yêu cầu về mặt chuyên môn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể trang bị thêm trang thiết bị y tế cần thiết khác để phục vụ chuyên môn, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc và dụng cụ phục vụ người bệnh.

Xe ô tô cứu thương có được sử dụng để đưa bệnh nhân hoặc thi thể về nhà hay không? Xe ô tô cứu thương phải đạt những tiêu chuẩn gì theo quy định pháp luật?

Xe ô tô cứu thương có được sử dụng để đưa bệnh nhân hoặc thi thể về nhà hay không? Xe ô tô cứu thương phải đạt những tiêu chuẩn gì theo quy định pháp luật?

Phân loại xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Thông tư 7/2020/TT-BYT quy định về phân loại xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế như sau:

- Xe ô tô cứu thương:

a) Xe ô tô cứu thương đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 27/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương;

b) Xe ô tô cứu thương có kết cấu đặc biệt (xe có kết cấu không gian rộng rãi được trang bị máy móc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác cấp cứu, hồi sức tích cực trên xe).

- Xe ô tô chuyên dùng có kết cấu đặc biệt sử dụng trong lĩnh vực y tế gồm:

a) Xe chụp X.quang lưu động;

b) Xe khám, chữa mắt lưu động;

c) Xe xét nghiệm lưu động;

d) Xe phẫu thuật lưu động;

đ) Xe lấy máu;

e) Xe vận chuyển vắc xin, sinh phẩm;

g) Xe ô tô khác được thiết kế dành riêng cho các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, kiểm nghiệm.

- Xe ô tô chuyên dùng có gắn hoặc sử dụng thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động y tế, bao gồm:

a) Xe chuyên dùng phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ trung và cấp cao;

b) Xe chuyên dùng có thiết bị để chuyển giao kỹ thuật và chỉ đạo tuyến;

c) Xe vận chuyển máu và các loại mẫu thuộc lĩnh vực y tế, bao gồm: mẫu bệnh phẩm, mẫu bệnh truyền nhiễm, mẫu thực phẩm, mẫu thuốc (bao gồm cả vắc xin, sinh phẩm), mẫu thuộc lĩnh vực môi trường y tế

d) Xe vận chuyển người bệnh;

đ) Xe giám định pháp y, xe vận chuyển tử thi;

e) Xe chở máy phun và hóa chất lưu động;

g) Xe phục vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

h) Xe phục vụ lấy, vận chuyển mô, tạng để phục vụ công tác cấy ghép mô, tạng cho người;

i) Xe vận chuyển bữa ăn cho bệnh nhân tâm thần;

k) Xe vận chuyển dụng cụ, vật tư, trang thiết bị y tế chuyên dùng trong lĩnh vực truyền nhiễm.

l) Xe ô tô gắn mô hình giảng dậy, mô hình mô phỏng, các thiết bị và phương tiện giảng dạy, giáo cụ trực quan;

m) Xe ô tô khác có gắn thiết bị chuyên dùng dành riêng cho các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, kiểm nghiệm.

Xe ô tô cứu thương có được sử dụng để đưa bệnh nhân hoặc thi thể về nhà hay không?

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BYT quy định như sau:

"Điều 3. Sử dụng xe ô tô cứu thương
1. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;
b) Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
2. Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Xe ô tô cứu thương khi vận chuyển người bệnh ra, vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các nội quy, hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh."

Như vậy thì theo quy định của pháp luật xe cứu thương không được vận chuyển người bệnh hoặc thi thể về.

Xe ô tô cứu thương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xe ô tô cứu thương được sử dụng cho những mục đích gì?
Pháp luật
Xe ô tô cứu thương đã qua sử dụng có được nhập khẩu hay không? Nhập khẩu xe ô tô cứu thương đã qua sử dụng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Xe ô tô cứu thương có được sử dụng để đưa bệnh nhân hoặc thi thể về nhà hay không? Xe ô tô cứu thương phải đạt những tiêu chuẩn gì theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xe ô tô cứu thương
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
5,026 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xe ô tô cứu thương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xe ô tô cứu thương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào