Xe nâng hàng có được tham gia giao thông trên đường hay không? Điều kiện để xe nâng hàng được phép tham gia giao thông là gì?
Xe nâng hàng có được tham gia giao thông trên đường hay không?
Theo Điều 3 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT có quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ sử dụng trong Thông tư này bao gồm:
1. Xe máy chuyên dùng (sau đây viết tắt là xe) gồm các loại xe được nêu trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7772:2007 “Xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại” và các loại xe được nêu tại mục C của Phụ lục I và mục D của Phụ lục II của Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 07 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải."
Như vậy, căn cứ TCVN 7772:2007 thì xe nâng hàng được xem là một loại xe máy chuyên dùng.
Đồng thời tại khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
..."
Do đó, xe nâng hàng được tham gia giao thông trên đường.
Xe nâng hàng có được tham gia giao thông trên đường hay không? Điều kiện để xe nâng hàng được phép tham gia giao thông là gì? (Hình từ Internet)
Xe nâng hàng muốn tham gia giao thông trên đường thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
"Điều 57. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng
1. Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Có đèn chiếu sáng;
d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;
e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp, thu hồi đăng ký, biển số; quy định danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số và kiểm định xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh."
Như vậy, xe nâng hàng có thể tham giao thông khi đáp ứng được các điều kiện bao gồm:
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
- Có đèn chiếu sáng;
- Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
- Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;
- Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
- Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
Khi điều khiển xe nâng hàng tham gia giao thông trên đường thì cần phải mang theo những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau::
"Điều 62. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Đăng ký xe;
b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này."
Như vậy, xe nâng hàng được xác định là xe máy chuyên dùng, đối với điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông cần phải có:
- Giấy tờ đăng ký xe;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
- Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?