Xé giấy khai sinh có bị xử phạt không? Nếu có thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt không?
Xé giấy khai sinh có bị xử phạt không?
Căn cứ điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6 Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch như sau:
Hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch thông tin trong sổ hộ tịch;
b) Sửa chữa làm sai lệch thông tin cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hoặc phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, phương tiện điện tử của cơ sở dữ liệu hộ tịch;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký việc hộ tịch khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
b) Đưa hối lộ để được đăng ký hộ tịch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;
d) Cho người khác sử dụng giấy tờ hộ tịch của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch;
b) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
c) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
Theo quy định trên, xé giấy khai sinh được xem là hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch. Pháp luật nghiêm cấm hành vi này, do đó người xé giấy khai sinh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể, người xé giấy khai sinh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Xé giấy khai sinh (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người xé giấy khai sinh không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34; các Điều 35, 36 và 37; khoản 1 và khoản 2 Điều 38; Điều 40; khoản 1 và khoản 2 Điều 41; Điều 42 và Điều 43; khoản 1 và khoản 2 Điều 44; các khoản 1, 2 và 3 Điều 45; Điều 48 và Điều 49; các khoản 1, 2 và 3 Điều 56; khoản 1 và khoản 2 Điều 57; Điều 58; khoản 1 Điều 59; các Điều 60, 61 và 62 Nghị định này;
...
Theo đó, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt người xé giấy khai sinh.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người xé giấy khai sinh là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người xé giấy khai sinh là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?