Xe đi xét là gì? Điều khiển xe đi xét tham gia giao thông thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Xe đi xét là gì?
Xe đi xét (hay xe có dán dòng chữ "xe đi xét" "xe xin số" phía sau đuôi xe) được hiểu là xe mới mua và chưa đăng ký.
Có thể hiểu được dụng ý của người dán là xe đang đi xét, xin số nên chưa có biển số, vì thế, nhiều người cho rằng khá hợp lý và áp dụng.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA thì chủ xe có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe. Trường hợp xe đăng ký lần đầu thì chủ xe có trách nhiệm đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra.
Trách nhiệm của chủ xe
1. Chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe. Thực hiện các thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công, cung cấp, kê khai trung thực đầy đủ, chính xác thông tin quy định về đăng ký xe. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ xe. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, can thiệp trái phép vào cổng dịch vụ công, hệ thống đăng ký, quản lý xe để làm thay đổi thông tin dữ liệu điện tử hoặc tác động làm thay đổi số máy, số khung của xe để đăng ký xe.
2. Đưa xe đến cơ quan đăng ký xe quy định tại Điều 4 Thông tư này để kiểm tra đối với xe đăng ký lần đầu, đăng ký sang tên, di chuyển xe, cải tạo, thay đổi màu sơn; trường hợp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mờ, hỏng hoặc bị mất, chủ xe phải khai báo và làm thủ tục cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (sau đây gọi chung là cấp đổi), cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (sau đây gọi chung là cấp lại) theo quy định.
...
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể thời gian bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký xe sau khi mua xe mới.
Tuy nhiên ngay sau khi mua xe, chủ xe cần đăng ký xe sớm nhất có thể để được cấp Giấy đăng ký xe, biển số xe trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Xe đi xét là gì? (Hình từ Internet)
Điều khiển xe đi xét là xe ô tô tham gia giao thông thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe đi xét là xe ô tô tham gia giao thông được quy định tại điểm a, điểm b khoản 4, điểm a, điểm đ khoản 8 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);
...
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
....
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
...
Theo quy định trên, người điều khiển xe đi xét là xe ô tô tham gia giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không có Giấy đăng ký xe và điều khiển xe không gắn biển số. Cụ thể:
(1) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Trong trường hợp không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì người này còn bị tịch thu phương tiện.
(2) Điều khiển xe không gắn biển số: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Điều khiển xe đi xét là xe máy tham gia giao thông thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe đi xét là xe máy tham gia giao thông được quy định tại điểm a, điểm c khoản 2, điểm b, điểm đ khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
...
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;
...
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
Như vậy, người điều khiển xe đi xét là xe máy tham gia giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không có Giấy đăng ký xe và điều khiển xe không gắn biển số. Cụ thể:
(1) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trường hợp không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
(2) Điều khiển xe không gắn biển số: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?