Xe bị phạt nguội mà đã sang tên, đổi chủ thì chủ mới hay chủ cũ phải chịu phạt?
Phạt nguội là gì?
Hình thức phạt nguội ngày càng được áp dụng và phổ biến rộng rãi. Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm phạt nguội là gì. Người ta cũng vẫn chỉ truyền tai nhau rằng phạt nguội là việc phương tiện vi phạm bị camera đường phố ghi lại được hành vi vi phạm. Hành vi vi phạm sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý.
Căn cứ pháp lý cụ thể cho hình thức xử phạt này là Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông, cụ thể như sau:
1. Thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:
- Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
- Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
2. Thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh, thì có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc thông qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc trực tiếp đến trụ sở đơn vị để cung cấp. Tổ chức, cá nhân phải có tên, họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, hình ảnh đã cung cấp.
4. Tiếp nhận và xử lý thông tin, hình ảnh
- Tiếp nhận thông tin, hình ảnh
Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; Phòng Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an cấp huyện có trách nhiệm:
Thông báo địa điểm, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin, hình ảnh để Nhân dân biết cung cấp;
Tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin, hình ảnh;
Bảo đảm bí mật tên, họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, hình ảnh;
- Xử lý thông tin, hình ảnh
Khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh, cán bộ Cảnh sát giao thông phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, thì ghi chép vào sổ (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và báo cáo thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện như sau:
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định. Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật;
Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Xác minh, thu thập tài liệu, tình tiết xác định vi phạm hành chính và xử lý vi phạm
- Căn cứ yêu cầu cụ thể từng vụ việc, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện một hoặc các hình thức như sau:
Tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện; gửi thông báo mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông đến cơ quan Công an để làm rõ vụ việc (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp quá thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông chưa đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo để giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền xử phạt tiếp tục gửi thông báo đến Công an cấp xã theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Thông tư này;
Làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc, người chứng kiến, biết vụ việc xảy ra; gửi văn bản đến cơ quan báo chí đã đăng tải, đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh đã đăng tải;
Trực tiếp xác minh hoặc phối hợp với Công an cấp xã thực hiện xác minh vụ việc;
Trưng cầu giám định thông tin, hình ảnh và các tài liệu liên quan; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Khi làm việc với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông và cá nhân, tổ chức có liên quan, phải lập thành biên bản. Các tài liệu, tình tiết tiếp nhận, thu thập được để xác định vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được lưu trong hồ sơ vụ việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
- Căn cứ kết quả xác minh, tài liệu, tình tiết thu thập được, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện như sau:
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Thực hiện trình tự xử lý vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Thông tư này;
Trường hợp thông tin, hình ảnh có dấu hiệu làm giả thì chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
Trường hợp thông tin, hình ảnh của tổ chức, cá nhân cung cấp mà qua xác minh, xác định không có hành vi vi phạm hoặc không đủ căn cứ để xác định hành vi vi phạm thì tiến hành kết thúc hồ sơ vụ việc và lưu theo quy định.
Xe bị phạt nguội mà đã sang tên đổi chủ thì chủ mới hay chủ cũ phải chịu phạt?
Xe đã đổi chủ nhưng bị phạt nguội thì chủ mới hay chủ cũ phải chịu phạt?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019-NĐ-CP quy định:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
...
8. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm; chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
a) Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện;
b) Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt tiền bằng hai lần mức xử phạt quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tiền tối đa, trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép.”
Theo điều luật này quy định thì nếu chiếc xe đã đứng tên của bạn thì bạn bắt buộc phải lên cơ quan chức năng để phối hợp điều tra, tìm ra người điều khiển phương tiện khiến cho phương tiện vi phạm giao thông để yêu cầu người điều khiển phương tiện nộp phạt.
Nếu bạn không phối hợp với cơ quan chức năng để tìm ra người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bạn sẽ là người phải nộp phạt.
Trốn phạt nguội thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định:
“1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Sau khi nhận được quyết định xử phạt mà không chấp hành đầy đủ thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Như vậy, nếu trên giấy tờ hiện tại, bạn là chủ xe mà chủ cũ của chiếc xe đã điều khiển phương tiện gây nên hành vi vi phạm giao thông thì bạn vẫn phải lên cơ quan chức năng để phối hợp điều tra và liên lạc với chủ cũ của chiếc xe yêu cầu họ nộp phạt đầy đủ. Trường hợp không tìm được chủ cũ của chiếc xe, không tìm được người điều khiển phương tiện gây nên hành vi vi phạm trên thì bạn sẽ là người phải nộp phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?