Xây dựng trạm dừng nghỉ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Xây dựng trạm dừng nghỉ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hành vi xây dựng trạm dừng nghỉ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm s khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định;
b) Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
2. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này còn buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.
Theo đó, hành vi xây dựng trạm dừng nghỉ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.
Xây dựng trạm dừng nghỉ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Trạm dừng nghỉ đường bộ có những chức năng cơ bản nào theo quy định?
Chức năng của trạm dừng nghỉ được quy định tại tiết 2.1.3 tiểu mục 2.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 48/2012/TT-BGTVT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Quy định chung
...
2.1.3. Trạm dừng nghỉ có các chức năng cơ bản sau:
a) Cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi;
b) Quản lý giao thông đường bộ;
c) Cung cấp thông tin;
d) Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
đ) Quảng bá bản sắc văn hóa địa phương.
...
Theo đó, trạm dừng nghỉ đường bộ có các chức năng cơ bản sau:
- Cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi;
- Quản lý giao thông đường bộ;
- Cung cấp thông tin;
- Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
- Quảng bá bản sắc văn hóa địa phương.
Trạm dừng nghỉ đường bộ phải có các hạng mục công trình cơ bản nào?
Các hạng mục công trình cơ bản của trạm dừng nghỉ được quy định tại tiểu mục 2.2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 48/2012/TT-BGTVT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2. Quy định về các hạng mục công trình cơ bản
Các hạng mục công trình cơ bản của trạm dừng nghỉ được chia làm 3 nhóm gồm: Các công trình dịch vụ công; các công trình dịch vụ thương mại và các công trình bổ trợ, trong đó bắt buộc phải có các công trình từ a đến e được quy định tại điểm 2.2.1 của Quy chuẩn này (tham khảo sơ đồ bố trí mặt bằng tại Phụ lục 1).
2.2.1. Công trình dịch vụ công (cung cấp các dịch vụ miễn phí)
a) Bãi đỗ xe;
b) Không gian nghỉ ngơi;
c) Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe;
d) Khu vệ sinh;
đ) Nơi cung cấp thông tin;
e) Nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông;
g) Nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông.
2.2.2. Công trình dịch vụ thương mại
a) Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát;
b) Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa;
c) Trạm cấp nhiên liệu;
d) Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện;
đ) Nơi rửa xe;
e) Phòng ngủ cho lái xe và hành khách lưu trú qua đêm.
2.2.3. Công trình bổ trợ (khuyến khích)
a) Biểu trưng của địa phương hoặc của trạm dừng nghỉ;
b) Nơi sản xuất, chế biến đặc sản của địa phương;
c) Nơi sinh hoạt cộng đồng (tổ chức hội chợ, hoạt động văn hóa).
Theo đó, các hạng mục công trình cơ bản của trạm dừng nghỉ được chia làm 3 nhóm gồm các công trình dịch vụ công; các công trình dịch vụ thương mại và các công trình bổ trợ.
- Công trình dịch vụ công (cung cấp các dịch vụ miễn phí)
(1) Bãi đỗ xe;
(2) Không gian nghỉ ngơi;
(3) Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe;
(4) Khu vệ sinh;
(5) Nơi cung cấp thông tin;
(6) Nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông;
(7) Nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông.
- Công trình dịch vụ thương mại
(1) Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát;
(2) Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa;
(3) Trạm cấp nhiên liệu;
(4) Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện;
(5) Nơi rửa xe;
(6) Phòng ngủ cho lái xe và hành khách lưu trú qua đêm.
- Công trình bổ trợ (khuyến khích)
(1) Biểu trưng của địa phương hoặc của trạm dừng nghỉ;
(2) Nơi sản xuất, chế biến đặc sản của địa phương;
(3) Nơi sinh hoạt cộng đồng (tổ chức hội chợ, hoạt động văn hóa).
Lưu ý: bắt buộc phải có các công trình từ (1) đến (6) được quy định tại công trình dịch vụ công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?