Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ có bao gồm nội dung về kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn cứu hộ không?
- Nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn cứu hộ có bao gồm các khoản đền bù của cơ quan bảo hiểm không?
- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ có bao gồm nội dung về kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn cứu hộ không?
- Kinh phí chi cho công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bao gồm những khoản nào?
Nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn cứu hộ có bao gồm các khoản đền bù của cơ quan bảo hiểm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn, cứu hộ như sau:
Nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn, cứu hộ
1. Nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu từ các hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ với tổ chức, cá nhân có tài sản, phương tiện cần cứu hộ theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản đền bù của cơ quan bảo hiểm; các khoản chi trả của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
d) Các khoản tài trợ, hỗ trợ, viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tự nguyện đóng góp nhân lực, kinh phí, phương tiện, tài sản cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
3. Việc quản lý nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn cứu hộ gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn thu từ các hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ với tổ chức, cá nhân có tài sản, phương tiện cần cứu hộ theo quy định của pháp luật;
- Các khoản đền bù của cơ quan bảo hiểm; các khoản chi trả của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn cứu hộ có bao gồm các khoản đền bù của cơ quan bảo hiểm theo quy định trên.
Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ (Hình từ Internnet)
Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ có bao gồm nội dung về kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn cứu hộ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
...
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ
Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;
b) Chuẩn bị về phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở và địa phương;
c) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra;
d) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
đ) Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.
...
Theo đó, kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung cơ bản cụ thể trên, trong đó có nội dung về kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn cứu hộ.
Kinh phí chi cho công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bao gồm những khoản nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về kinh phí chi cho công tác cứu nạn, cứu hộ như sau:
Kinh phí chi cho công tác cứu nạn, cứu hộ
1. Kinh phí chi cho công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Chi đầu tư phát triển gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi mua sắm phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ;
b) Chi sự nghiệp gồm: Chi cho hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên của các lực lượng cứu nạn, cứu hộ; chi cho đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện lực lượng cứu nạn, cứu hộ; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ; chi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu nạn, cứu hộ mà bị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan; chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác cứu nạn, cứu hộ.
2. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước; hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, kinh phí chi cho công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm:
- Chi đầu tư phát triển gồm:
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Chi mua sắm phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ;
- Chi sự nghiệp gồm:
+ Chi cho hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên của các lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Chi cho đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
+ Chi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu nạn, cứu hộ mà bị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan;
+ Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác cứu nạn, cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?