Xây dựng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo quy trình như thế nào? Chương trình đào tạo phải được cập nhật và đánh giá lại bao lâu kể từ khi ban hành?
Xây dựng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo quy trình như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định xây dựng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo quy trình các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình
- Xác định mục tiêu của chương trình, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với ngành, nghề đào tạo.
Bước 2: Xây dựng chương trình đào tạo
- Xác định thời gian, khối lượng kiến thức, kỹ năng và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chuẩn đầu ra theo cấp trình độ của ngành, nghề đào tạo.
- Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện.
- Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun theo chương trình đào tạo đã xác định, yêu cầu và cách thức đánh giá kết quả học tập của người học.
- Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun (Phụ lục 1, 2,3 kèm theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH).
- Lập sơ đồ quan hệ và tiến trình đào tạo các môn học, mô đun đảm bảo phù hợp với trình tự của logic nhận thức, logic sư phạm (Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH).
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, đơn vị sử dụng lao động về chương trình đào tạo.
- Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của chuyên gia.
Bước 3: Hoàn chỉnh dự thảo chương trình đào tạo
- Xin ý kiến chuyên gia là giáo viên, giảng viên có cùng ngành, nghề đào tạo để bổ sung, hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo.
- Tổ chức Hội thảo chuyên gia (gồm đại diện các chuyên gia của doanh nghiệp, các nhà quản lý, nghiên cứu và giảng viên, giáo viên của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
- Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở các ý kiến góp ý.
Bước 4: Tổ chức thẩm định chương trình đào tạo.
Bước 5: Phê duyệt và ban hành chương trình đào tạo.
Xây dựng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo quy trình như thế nào? (Hình từ Internet)
Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng được thẩm định và ban hành như thế nào?
Tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng như sau:
- Về quy trình thẩm định:
Bước 1: Thành lập Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng trường cao đẳng ra quyết định thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá dự thảo chương trình đào tạo.
Bước 2: Tổ chức thẩm định.
Ban Chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo có trách nhiệm báo cáo kết quả biên soạn chương trình để Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá về dự thảo chương trình đào tạo.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng của chương trình đào tạo đã được đánh giá.
Bước 3: Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định chương trình đào tạo để Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định ban hành.
- Về việc ban hành chương trình đào tạo: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả thẩm định chương trình đào tạo của Hội đồng thẩm định để ra quyết định ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng làm cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tổ chức đào tạo theo quy định.
Sau khi ban hành bao lâu trường cao đẳng phải cập nhật và đánh giá lại chương trình đào tạo?
Tại Điều 9 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Cập nhật và đánh giá chương trình đào tạo
1. Ít nhất 03 năm 01 lần, Hiệu trưởng các trường thành lập Hội đồng chuyên môn để tổ chức đánh giá lại chương trình đào tạo đã ban hành để cập nhật, bổ sung những thay đổi trong quy định của nhà nước, những tiến bộ mới của khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngành, nghề đào tạo; các kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình, những thay đổi trong các môn học, mô đun hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của thị trường lao động.
2. Việc sửa đổi, cập nhật, bổ sung những nội dung trong chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư này hoặc theo quy trình rút gọn và tổ chức đơn giản hơn, tùy theo mức độ sửa đổi, cập nhật, điều chỉnh và do Hiệu trưởng nhà trường quyết định.
3. Hiệu trưởng các trường ban hành chương trình đào tạo đã được sửa đổi, cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng chuyên môn sau khi chương trình đào tạo đã được hoàn thiện.
Theo đó thì ít nhất 03 năm 01 lần, Hiệu trưởng các trường thành lập Hội đồng chuyên môn để tổ chức đánh giá lại chương trình đào tạo đã ban hành để cập nhật, bổ sung những thay đổi trong quy định của nhà nước, những tiến bộ mới của khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngành, nghề đào tạo;
Các kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình, những thay đổi trong các môn học, mô đun hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của thị trường lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?