Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ban hành chương trình thẩm định giáo trình trình độ trung cấp cao đẳng

Số hiệu: 03/2017/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Doãn Mậu Diệp
Ngày ban hành: 01/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

 

1. Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

 
- Thông tư số 03/2017 quy định cấu trúc chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề gồm có:
 
+ Tên, mã ngành, nghề đào tạo;
 
+ Trình độ đào tạo;
 
+ Đối tượng tuyển sinh;
 
+ Thời gian, mục tiêu đào tạo;
 
+ Thời gian khóa học;
 
+ Khối lượng kiến thức toàn khóa học;
 
+ Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun;
 
+ Chương trình chi tiết các môn học, mô đun;
 
+ Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
 
- Thời gian khóa học trong chương trình đào tạo cao đẳng, trung cấp được tính theo năm học, kỳ học hoặc theo tuần. Thông tư 03/BLĐTBXH quy định trình độ cao đẳng đào tạo từ 2 đến 3 năm với ít nhất 60 tín chỉ, trình độ trung cấp đào tạo từ 1 đến 2 năm với ít nhất 35 tín chỉ (với người có bằng THPT), 50 tín chỉ (với người có bằng THCS).
 
Cũng theo Thông tư 03 của Bộ Lao động, đào tạo cao đẳng phải đảm bảo 50% - 70% thời lượng cho đào tạo thực hành, thực tập, thí nghiệm; còn trình độ trung cấp phải đảm bảo 55% - 75% thời lượng.
 
- Thông tư số 03 quy định đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng như sau:
 
+ Một tín chỉ được quy ra tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học hoặc bằng 30 giờ thực hành và 15 giờ tự học hoặc bằng 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
 
+ Học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ/ngày; học lý thuyết không quá 6 giờ/ngày.
 
Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.
 
Trong đó: một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.
 
- Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo cao đẳng, trung cấp với ít nhất 07 người, có bằng tốt nghiệp đại học và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc hoạt động liên quan đến ngành, nghề cần thẩm định.
 
- Bên cạnh đó, Thông tư 03/2017 quy định ít nhất 03 năm 01 lần, Hiệu trưởng các trường thành lập Hội đồng chuyên môn để đánh giá lại chương trình đào tạo đã ban hành để cập nhật những thay đổi cho phù hợp với thực tiễn.
 

2. Tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình cao đẳng, trung cấp

 
- Theo Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH, giáo trình trung cấp, cao đẳng được xây dựng theo cấu trúc gồm có:
 
+ Thông tin chung của giáo trình đào tạo;
 
+ Mã môn học, mô đun; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình môn học, mô đun;
 
+ Nội dung của giáo trình môn học, mô đun như kiến thức, kỹ năng, bản vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ;
 
+ Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc chương, bài, môn học, mô đun.
 
- Cũng theo Thông tư 03 của Bộ Lao động, trường cao đẳng, trung cấp có thể lựa chọn giáo trình của trường khác trong nước và nước ngoài biên soạn để tổ chức thẩm định và phê duyệt đưa vào sử dụng.
 
- Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo với thành phần là những người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên của ngành, nghề có liên quan và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và biên soạn giáo trình.
 
 
Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; biên soạn giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có hiệu lực ngày 14/4/2017.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2017/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH; TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Theo đề nghị của Tng Cục trưởng Tng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về quy trình xây dng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cp, trình độ cao đng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (sau đây gọi là Trường).

Chương II

QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Điều 3. Yêu cầu về chương trình đào tạo

1. Tên ngành, nghề trong chương trình đào tạo phải tuân thủ theo Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Nội dung phải đảm bảo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.

3. Chương trình đào tạo phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập.

4. Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung bắt buộc được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Bảo đảm tính khoa học, hệ thống, thực tiễn và linh hoạt, đáp ứng sự thay đi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động.

6. Phân b thời gian, trình tự thực hiện các môn học, mô đun để đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục nghề nghiệp.

7. Quy định những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

8. Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo.

9. Nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, địa phương và đất nước, phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ.

10. Bảo đảm tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo nghề nghiệp tiên tiến của khu vực và thế giới.

11. Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 4. Cấu trúc của chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề được thiết kế gồm:

1. Tên ngành, nghề đào tạo;

2. Mã ngành, nghề;

3. Trình độ đào tạo;

4. Đối tượng tuyn sinh;

5. Thời gian đào tạo;

6. Mục tiêu đào tạo;

7. Thời gian khóa học;

8. Khối lượng kiến thức toàn khóa học;

9. Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun;

10. Chương trình chi tiết các môn học, mô đun;

11. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

Điều 5. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo

1. Thời gian khóa học được tính theo năm học, kỳ học và theo tuần.

a) Thời gian khóa học theo niên chế:

Thời gian khóa học đối với trình độ cao đẳng từ 2 đến 3 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo từng ngành, nghề đào tạo là 60 tín chỉ.

Thời gian khóa học đối với trình độ trung cấp từ 1 đến 2 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo từng ngành, nghề đào tạo là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, thời gian ôn và thi tốt nghiệp. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành.

Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.

b) Thời gian khóa học theo tích lũy mô đun hoặc tín chỉ: là thời gian người học tích lũy đủ số lượng mô đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo cụ thể.

Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học, thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun. Thời gian thực học được tính bằng thời gian tổ chức học tập các môn học, mô đun. Mỗi môn học, mô đun có khối lượng từ 2 đến 6 tín chỉ tùy theo kết cấu của từng môn học, mô đun được thiết kế; với một số môn học, mô đun đặc thù hoặc đưc quy định riêng có thể có số lượng tín chỉ nhỏ hơn 2 hoặc lớn hơn 6.

Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.

c) Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau:

Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75%.

Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70%.

2. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo

Thời gian học tập tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:

a) Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 gi t học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.

b) Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.

c) Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.

d) Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.

đ) Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định.

Điều 6. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo

Quy trình xây dựng chương trình đào tạo được quy định như sau:

1. Chuẩn bị

a) Thành lập Ban chủ nhiệm/T biên soạn chương trình

b) Xác định mục tiêu của chương trình, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với ngành, nghề đào tạo.

2. Xây dựng chương trình đào tạo

a) Xác định thời gian, khối lượng kiến thức, kỹ năng và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chuẩn đầu ra theo cấp trình độ của ngành, nghề đào tạo.

b) Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun, thời gian và phân b thời gian thực hiện.

c) Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun theo chương trình đào tạo đã xác định, yêu cầu và cách thức đánh giá kết quả học tập của người học.

d) Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun (Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo Thông tư này).

đ) Lập sơ đồ quan hệ và tiến trình đào tạo các môn học, mô đun đảm bảo phù hợp với trình tự của logic nhận thức, logic sư phạm (Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này).

e) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, đơn vị sử dụng lao động về chương trình đào tạo.

g) Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của chuyên gia.

3. Hoàn chỉnh dự thảo chương trình đào tạo

a) Xin ý kiến chuyên gia là giáo viên, giảng viên có cùng ngành, nghề đào tạo để b sung, hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo.

b) Tổ chức Hội thảo chuyên gia (gồm đại diện các chuyên gia của doanh nghiệp, các nhà quản lý, nghiên cứu và giảng viên, giáo viên của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

c) Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở các ý kiến góp ý.

4. Tổ chức thẩm định chương trình đào tạo.

5. Phê duyệt và ban hành chương trình đào tạo.

Điều 7. Quy trình thẩm định chương trình đào tạo

1. Thành lập Hội đồng thẩm định.

Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá dự thảo chương trình đào tạo.

2. Tổ chức thẩm định.

Ban Chủ nhiệm/T biên soạn chương trình đào tạo có trách nhiệm báo cáo kết quả biên soạn chương trình để Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá về dự thảo chương trình đào tạo.

Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng của chương trình đào tạo đã được đánh giá.

3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định chương trình đào tạo để Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định ban hành.

Điều 8. Ban hành chương trình đào tạo

Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả thẩm định chương trình đào tạo của Hội đồng thẩm định để ra quyết định ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng làm cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tổ chức đào tạo theo quy định.

Điều 9. Cập nhật và đánh giá chương trình đào tạo

1. Ít nhất 03 năm 01 lần, Hiệu trưởng các trường thành lập Hội đồng chuyên môn để tổ chức đánh giá lại chương trình đào tạo đã ban hành để cập nhật, bổ sung những thay đổi trong quy định của nhà nước, những tiến bộ mới của khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngành, nghề đào tạo; các kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình, những thay đổi trong các môn học, mô đun hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của thị trường lao động.

2. Việc sửa đổi, cập nhật, bổ sung nhng nội dung trong chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư này hoặc theo quy trình rút gọn và tổ chức đơn giản hơn, tùy theo mức độ sửa đổi, cập nhật, điều chỉnh và do Hiệu trưởng nhà trường quyết định.

3. Hiệu trưởng các trường ban hành chương trình đào tạo đã được sửa đi, cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng chuyên môn sau khi chương trình đào tạo đã được hoàn thiện.

Điều 10. Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo

1. Ban chủ nhiệm/T biên soạn chương trình đào tạo cho từng ngành, nghề do Hiệu trưởng nhà trường thành lập để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng ngành, nghề đào tạo.

2. Ban chủ nhiệm/T biên soạn chương trình đào tạo bao gồm: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên thư ký và các thành viên; số lượng và tiêu chuẩn các thành viên do Hiệu trưởng nhà trường quyết định.

3. Thành viên Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo là những người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề cần xây dựng.

4. Ban chủ nhiệm/T biên soạn chương trình đào tạo chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của chương trình đào tạo được phân công theo các quy định về xây dựng chương trình đào tạo.

Điều 11. Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo

1. Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo do Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập.

2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức tư vấn về chuyên môn giúp Hiệu trưởng nhà trường trong việc thẩm định chương trình đào tạo; nhận xét, đánh giá và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình đào tạo.

3. Cơ cấu thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp và không bao gồm thành viên của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình. Hội đồng thẩm định có ít nhất một phần ba thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp trình độ đào tạo và ngành, nghề tương ứng.

4. Hội đồng thẩm định có ít nhất 7 người gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thư ký và các thành viên; trong đó có ít nhất 02 ủy viên phản biện thuộc một cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác và đại diện cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

5. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề cần thẩm định.

c) Khuyến khích các trường mời giáo viên, giảng viên có uy tín của các cơ sở đào tạo nước ngoài tham gia Hội đồng thẩm định.

6. Thẩm định chương trình đào tạo

a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; phiên họp của Hội đồng thẩm định phải đảm bảo có mặt ít nhất 2/3 tng s thành viên Hội đồng thẩm định.

b) Hội đồng thẩm định căn cứ các quy định về chương trình đào tạo, mục tiêu, yêu cầu đào tạo và chuẩn đầu ra của ngành, nghề để phân tích, đánh giá chương trình đào tạo. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trên cơ sở ý kiến đánh giá và kết quả biểu quyết của các thành viên Hội đồng.

c) Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận rõ về chương trình theo 3 mức: chương trình đào tạo được thông qua không cần chỉnh sửa; thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu rõ những nội dung chính cần chỉnh sửa, bổ sung; chương trình không được thông qua và nêu rõ lý do không được thông qua.

Chương III

TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 12. Yêu cầu về giáo trình đào tạo

1. Tuân thủ mục tiêu và nội dung của các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

2. Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.

3. Nội dung kiến thức, k năng phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun.

4. Mỗi chương, bài của giáo trình đào tạo phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng.

5. Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp ph biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.

6. Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác.

Điều 13. Cấu trúc của giáo trình đào tạo

1. Thông tin chung của giáo trình đào tạo;

2. Mã môn học, mô đun; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình môn học, mô đun;

3. Nội dung của giáo trình môn học, mô đun (gồm: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ, công việc; quy trình và cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, nhng điểm cần ghi nhớ);

4. Yêu cu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun.

Điều 14. Biên soạn giáo trình đào tạo

1. Thiết kế cấu trúc giáo trình đào tạo

a) Xác định mục tiêu của chương, bài trong môn học, mô đun.

b) Xác định kiến thức cốt lõi, đặc trưng; kết cấu, thể loại câu hỏi, bài tập/sản phẩm để hình thành kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu của chương, bài trong môn học, mô đun.

c) Xin ý kiến chuyên gia để thống nhất về cấu trúc của giáo trình đào tạo.

d) Tổng hợp, hoàn thiện nội dung về cấu trúc của giáo trình đào tạo.

2. Biên soạn giáo trình đào tạo

a) Nghiên cứu chương trình đào tạo của ngành, nghề, chương trình chi tiết môn học, mô đun.

b) Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan.

c) Biên soạn nội dung chi tiết của giáo trình đào tạo (Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này).

d) Xin ý kiến chuyên gia về từng nội dung của giáo trình đào tạo.

đ) Tổng hợp ý kiến góp ý, hoàn thiện giáo trình đào tạo.

3. Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về giáo trình đào tạo.

4. Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo giáo trình đào tạo.

5. Thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo.

Điều 15. Lựa chọn giáo trình đào tạo

Có thể lựa chọn giáo trình do các trường khác ở trong nước hoặc nước ngoài biên soạn phù hợp với chương trình, trình độ và lĩnh vực ngành, nghề cần đào tạo, t chức thẩm định và phê duyệt để đưa vào sử dụng.

Điều 16. Thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình đào tạo

1. Hội đồng thẩm định giáo trình

a) Hội đng thẩm định giáo trình đào tạo do Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập để thực hiện nhiệm vụ thẩm định giáo trình cho từng ngành, nghề theo từng cấp trình độ đào tạo.

b) Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng nhà trường trong việc nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo trình. Báo cáo kết quả thẩm định để Hiệu trưởng nhà trường xem xét, làm căn cứ quyết định phê duyệt và sử dụng.

c) Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề đào tạo. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định giáo trình là những người có bằng tốt nghiệp đại học tr lên của ngành, nghề có liên quan; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và biên soạn giáo trình; có uy tín trong sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề đào tạo.

2. Tổ chức thẩm định, duyệt giáo trình đào tạo

a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch hội đồng.

b) Phiên họp của Hội đồng thẩm định giáo trình phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tng s thành viên, trong đó phải có Chủ tịch và Thư ký.

c) T/nhóm biên soạn báo cáo kết quả biên soạn giáo trình đào tạo.

d) Hội đồng thẩm định giáo trình nhận xét, đánh giá về bản dự thảo giáo trình; Chủ tịch hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng giáo trình đào tạo.

đ) Hoàn thiện giáo trình đào tạo theo ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định.

e) Báo cáo kết quả thẩm định giáo trình đào tạo sau khi đã hoàn chỉnh theo ý kiến của hội đồng thẩm định để Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện việc xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đng.

2. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo; việc tổ chức áp dụng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng vào giảng dạy và học tập trong các nhà trường.

Điều 18. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo và tạo điều kiện để các trường trực thuộc thực hiện đúng các quy định trong việc xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp.

2. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng chương trình đào tạo vào kế hoạch giảng dạy, học tập tại các trường, việc cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thị trường lao động của Bộ, ngành, địa phương.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính ph;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

PHỤ LỤC 01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Kèm theo Thông tư s
03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên ngành, nghề:

Mã ngành, nghề:

Trình độ đào tạo:

Hình thức đào tạo: (Chính quy/thường xuyên)

Đối tượng tuyển sinh:

Thời gian đào tạo: (năm học)

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: ……………..

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: …………….Tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: …………….giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: …………….giờ

- Khối lượng lý thuyết: ............ giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: …………….giờ

3. Nội dung chương trình:

MH/MĐ

Tên môn học/mô đun

Stín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghim/bài tập/thảo lun

Thi/ Kiểm tra

I

Các môn học chung

MH

Chính tr

MH

Pháp luật

MH

Giáo dục thể chất

MH

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

MH

Tin hc

MH

Ngoi ngữ

………………..

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

………………

………………

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

………………

………………

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

Tng cộng

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của mỗi trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

4.5. Các chú ý khác (nếu có):

PHỤ LỤC 02

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
(Kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên môn học:

Mã môn học:

Thời gian thực hiện môn học:……………giờ; (Lý thuyết:…….giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập:…………….giờ; Kiểm tra……………..giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí:

- Tính chất:

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

- Về kỹ năng:

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tng s

thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

2

Bài mở đầu

Chương:

1. Tên mục: ………

1.1. Tên Tiểu mục:….

Chương:

1. Tên mục:

1.1. Tên tiểu mục:....

Cộng

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu:

Chương:                                 Thời gian………..giờ

1. Mục tiêu:

2. Nội dung chương:

2.1. Tên mục:

2.1.1. Tên tiểu mục:

Chương:                                 Thời gian………..giờ

1. Mục tiêu:

2. Nội dung chương:

2.1. Tên mục:

2.1.1. Tên tiểu mục:

Chương n:                                 Thời gian………..giờ

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

2. Trang thiết bị máy móc:

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

- Kỹ năng:

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

- Đối với người học:

3. Những trọng tâm cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

PHỤ LỤC 03

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
(Kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên mô đun:

Mã mô đun:

Thời gian thực hiện mô đun: ………giờ; (Lý thuyết:……….. giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: …………giờ; Kiểm tra: …………giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí:

- Tính chất:

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

- Kỹ năng:

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

STT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

2

3

Bài mở đầu:

Bài:

1. Tên tiêu đề:

1.1. Tên tiểu tiêu đề

Bài n:

1. Tên tiêu đề:

1.1. Tên tiểu tiêu đề

Cộng

2. Nội dung chi tiết

Bài 1:                                 Thời gian………..giờ

1. Mục tiêu của bài

2. Nội dung bài:

2.1. Tên tiêu đề:

2.1.1. Tên tiểu tiêu đề:

Bài 2:                                 Thời gian………..giờ

1. Mục tiêu của bài

2. Nội dung bài:

2.1. Tên tiêu đề:

2.1.1. Tên tiểu tiêu đề:

Bài n:                                 Thời gian………..giờ

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng:

2. Trang thiết bị máy móc:

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

- Kỹ năng:

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

- Đối với người học:

3. Những trọng tâm cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):


PHỤ LỤC 4

SƠ ĐỒ MỐI LIÊN HỆ VÀ TIẾN TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên ngành, nghề: …………………………………..…………………………………..…………………………………..…………………………………..

Mã ngành, nghề:. …………………………………..…………………………………..…………………………………..…………………………………..


PHỤ LỤC 05

GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (CAO ĐẲNG)
(Kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

BỘ/UBND……………………..

TRƯỜNG……………………….

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC/MÔ ĐUN: …………………………………

NGÀNH/NGHỀ: ………………………………………..

TRÌNH ĐỘ: …………

Ban hành kèm theo Quyết định s:           /QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
...........……… của …………………………………..

…………, năm ……………

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU

Giới thiệu xuất xứ của giáo trình, quá trình biên soạn, mối quan hệ của giáo trình với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình.

Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia.

…………., ngày……tháng……năm………

Tham gia biên soạn

1. Chủ biên

2. …………

3. ………….

……………

MỤC LỤC

TRANG

1. Lời giới thiệu

…………….

2. ……………..

…………….

3. …………….

…………….

………………..

…………….

n …………….

…………….

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN

Tên môn học/mô đun:

Mã môn học/mô đun:

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

- Vị trí:

- Tính chất:

- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

Mục tiêu của môn học/mô đun:

- Về kiến thức:

+

………

- Về kỹ năng:

+

………

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+

………

Nội dung của môn học/mô đun:

CHƯƠNG/BÀI 1:

Mã chương/Bài:

Gii thiu:

Mục tiêu:

Nội dung chính:

1. Tên mục 1/Tên tiêu đề 1:

1.1. Tên tiểu mục 1/Tên tiểu tiêu đề 1:

2.1. Tên tiu mục 2/Tên tiu tiêu đề 2:

2. Tên mục 2/Tên tiêu đề 2:

1.1. Tên tiểu mục 2/Tên tiểu tiêu đề 2:

2.1. Tên tiểu mục 2/Tên tiu tiêu đề 2:

n. Tên mục n/Tên tiêu đề n:

Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/tiểu tiêu đề gồm:

- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc;

- Các bước và cách thức thực hiện công việc;

- Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên;

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập;

- Ghi nhớ.

Gợi ý:

+ Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu;

+ Nội dung và hình vẽ minh họa phải làm sáng tỏ nội dung và cần tuân thủ các quy định trong Luật bản quyền;

+ Tích hợp được các trang thiết bị dạy học, các nguồn học liệu khác...một cách khoa học;

+ Phong cách viết dễ hiểu, rõ ràng, ngn gọn và chính xác;

+ Cuối mi chương có thể có các bài mở rộng và nâng cao. Nếu nội dung của mỗi chương đơn giản, khó thiết kế một bài tập loại này có th bỏ qua.

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 03/2017/TT-BLDTBXH

Hanoi, March 01, 2017

 

CIRCULAR

PRESCRIBING THE PROCEDURES FOR DESIGN, EVALUATION AND ISSUANCE OF THE TRAINING PROGRAMS; WRITING, SELECTION AND EVALUATION OF THE TRAINING MATERIALS FOR INTERMEDIATE- AND COLLEGE-LEVEL VOCATIONAL EDUCATION

Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;

Pursuant to the Government's Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government's Decree No.143/2016/ND-CP dated October 14, 2016 providing for eligibility requirements for investment and operation in the vocational education industry;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1982/QD-TTg dated October 18, 2016 on approval of the National Qualifications Framework of Vietnam;

Upon the request of the Director of the Directorate of Vocational Training,

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby issues the Circular that validates the procedures for design, evaluation and issuance of the training programs; writing, selection and evaluation of the training materials for intermediate- and college-level vocational education.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of application

This Circular sets out regulations on the procedures for design, evaluation and issuance of the program; writing, selection, evaluation, approval and use of the training materials for intermediate- and college-level vocational education.

Article 2. Subjects of application

This Circular shall apply to vocational colleges, vocational secondary schools and other vocational education institutions licensed to provide college- and intermediate-level education programs (hereinafter referred to as School).

Chapter II

PROCEDURES FOR DESIGN, EVALUATION AND ISSUANCE OF THE INTERMEDIATE- AND COLLEGE-LEVEL VOCATIONAL EDUCATION PROGRAM

Article 3. Requirements of the training program

1. The industry or occupation constituting a training program must be named in uniformity with the Classification of tier-IV college- and intermediate-level training industries and occupations brought into effect by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The training program must define the framework and timelength of specific subjects and modules relative to relevant training approaches, theory, practice or internship training timelength.

4. Contents and timelength of compulsory general subjects shall be subject to regulations of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

5. The training program must be logical, well-organized, practical, flexible and adaptable to any change in the engineering or technological sector and labor market.

6. The training program must assure that training timelength is distributed and subjects or modules are arranged in a proper manner to accomplish predetermined vocational education objectives.

7. The training program must set out statutory requirements concerning the minimum number of educational facilities, equipment and teaching staff guaranteeing that the training quality standards are assured.

8. The training program must specify the method for assessment of learning outcomes, determination of the degree of a student’s fulfillment of competency requirements upon completion of his/her subject or module in that training program.

9. The training program must provide training contents that match sectoral, local and national development demands and are in line with current technologies used in production and service provision activities.

10. The training program must ensure modernity, international integration and intend to keep abreast of all latest training tendencies in the region and the globe.

11. The training program must ensure transition between training levels in the national education system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The structure of the training program for specific training industry or occupation shall be designed as follows:

1. Name of the training industry or occupation;

2. Code of the training industry or occupation;

3. Training level;

4. Admission requirements;

5. Training duration;

6. Training objectives;

7. Course timelength;

8. Volume of knowledge acquired during the entire course;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Detailed framework of subjects or modules;

11. Instruction manual for the training program.

Article 5. Course timelength and time-based unit in the training program

1. The course timelength shall be calculated as academic year, semester and week.

a) Academic year-based course timelength:

The college-level vocational education course takes 2-3 academic years and must provide at least 60 credits as a requirement concerning a volume of knowledge acquired in each training industry or occupation.

The intermediate-level vocational education course takes 1-2 academic year(s) and must provide at least 35 credits or 50 credits as a requirement concerning a volume of knowledge that a student holding the upper secondary education diploma or a student holding the lower secondary education diploma, respectively, may acquire in each training industry or occupation.

The timelength of study includes the class period and duration to take an exam or test to complete a subject or module, and length of time that a student spends on joining preparation classes for and attending the graduation examination. In particular, the class period is a period of time that a student spends on listening to teacher's lectures, attending laboratory classes, discussions or going on an internship or studying according to the integrated approach to theory and practice at the practice facility.

The timelength for general activities includes a period of time that a student spends on attending such celebrations as an opening, closing of an academic year, closing of an academic semester, taking summer vacations, national or traditional holidays, participating in extracurricular labor activities, and a provisional time period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The timelength of study includes the class period, duration to take an exam or test to complete a subject or module. The class period is calculated as the time period a student spends on studying specified subjects or modules. Each subject or module requires 2-6 credits depending on the designed structure of each subject or module; in particular subjects or modules, or as otherwise stipulated, the number of credits may be less than 2 credits or greater than 6 credits.

The timelength for general activities includes a period of time that a student spends on attending such celebrations as an opening, closing of an academic year, closing of an academic semester, taking summer vacations, national or traditional holidays, participating in extracurricular labor activities, and a provisional time period.

c) The timelength for theory, practice, laboratory class and internship activities varies depending on requirements of specific industries or occupations but is required to make up,

In terms of intermediate-level vocational education, 25% - 45% of the time period for theory class activities; 55% - 75% of the time period for practice, laboratory class and internship activities.

In terms of college-level vocational education, 30% - 50% of the time period for theory class activities; 50% - 70% of the time period for practice, laboratory class and internship activities.

2. The time-based unit in the training program

The timelength of study is calculated on the basis of an hour and converted into a credit to determine the minimum amount of student’s workload at specific qualification levels. The time-based unit in the training program shall be converted as follows:

a) A credit represents at least 15 hours of theory class activity and 30 hours of supervised self-study or personal preparation, or 30 hours of practice, laboratory class or discussion activity and 15 hours of supervised self-study, supervised personal preparation, or 45 hours of field trip practice, essay writing, conduct of major projects, schemes or graduate theses. The time period for supervised self-study and personal preparation shall be deemed as a prerequisite for students’ acquisition of knowledge and skills but shall not be converted into credit hours in the training program.

b) One hour of practice/integrated education class is calculated as 60 minutes; one hour of theory class equals 45 minutes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) A student takes less than 40 hours of practice/integrated education class or 30 hours of theory class a week.

dd) The course timelength in the training program for industries or occupations classified into the fields of particular nature such as culture or arts, sports or physical education shall be prescribed under the mutual agreement between the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Culture, Sports and Tourism.

Article 6. Procedures for design of a training program

A training program shall be designed by taking the following steps:

1. Preparation

a) Establish the Executive Board/Group of Designers of the training program

b) Define objectives of the training program, minimum requirements concerning knowledge and competency that students may attain after graduation from their respective training industry or occupation.

2. Formulation of the training program

a) Specify training time, knowledge volume, skills and other contents in the training program based on vocational skill standards and learning outcomes at the corresponding qualification level of training industry and occupation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Design the detailed outline of subjects and modules included in the predetermined training program, requirements and method for assessment of student learning outcomes.

d) Proceed to formulate the training program, detailed framework of training subjects or modules (Appendix 1, 2 and 3 hereto attached).

dd) Draw a diagram or flowchart in which subjects or modules are arranged in a logical sequence in conceptive and pedagogical aspects (Appendix 4 hereto attached).

e) Hold seminars to receive advisory opinions on the training program from experts, lecturers, administrative officers, scientists or employers.

g) Prepare a complete draft of the training program by consulting advisory opinions from experts.

3. Preparation of a complete draft of the training program

a) Consult with teachers or lecturers who have been trained in the same industries or occupations in order to supplement the draft training program.

b) Hold expert seminars attended by representatives of experts of enterprises, administrators, researchers, lecturers and teachers of vocational education institutions.

c) Prepare a complete draft of the training program by consulting advisory opinions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Approval and issuance of the training program.

Article 7. Procedures for evaluation of the training program

1. Establishment of the Evaluation Board.

The Evaluation Board shall be established under the School Rector’s decision, assume responsibility for studying materials, preparing comments or assessment opinions on the draft training program.

2. Conduct of evaluation activities.

The Executive Board/Group of Designers of the training program shall be responsible for preparing a performance report on formulation of the training program for submission to the Evaluation Board that proceeds to discuss and assess the draft training program.

The Chair of the Evaluation Board shall be accorded authority to give his/her decisive opinion on the quality of the evaluated training program.

3. The Evaluation Board’s Chair shall submit a report on evaluation results to the School Rector for his/her consideration before making a decision to issue the training program.

Article 8. Issuance of the training program

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Update and assessment of the training program

1. At least once every 3 years, the School Rector shall decide to establish the Educational Board performing the function of re-assessing the issued training program in order to keep it updated with and adaptable to any change in applicable laws and regulations or new scientific or technological advancements in the relevant industry or occupation sector, or findings related to the training program, changes in subjects, modules or specialized contents to address the realistic conditions of the labor market regarding production, business and service activities.

2. Revision, modification and supplementation of the training program shall be carried out according to the procedures specified in Article 6 and 7 hereof, or the implementation processes and structures which are more concise and simplified depending on the extent of revision, update or modification, and shall be decided by the School Rector.

3. The School Rector shall issue the amended or revised training program in light of the request of the Educational Board upon completion of the training program.

Article 10. Executive Board/Group of Designers of the training program

1. The Executive Board/Group of Advisers of the training programs for specific industries or occupations shall be established under the School Rector’s decision in order to perform the function of formulating the intermediate- and college-level training programs for respective industries or occupations.

2. The Executive Board/Group of Advisers of a training program shall be composed of the Chair, Vice Chair, Secretary and Members; the number of and standards of members shall be subject to the Rector's decision.

3. Members of the Executive Board/Group of Advisers of the training program must obtain at least the undergraduate degree, have a good command and acquire sufficient experience of the program development field; gain hands-on experience of lecturing, production, business or administration in the target industries or occupations.

4. The Executive Board/Group of Designers of the training program shall be responsible for contents and quality of the training program under its delegated authority in accordance with regulations on formulation of training programs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The training program Evaluation Board shall be established under the School Rector’s decision.

2. The Evaluation Board shall be responsible for providing the School Rector with its expert advisory opinions on evaluation of the training program; giving comments and judgements on and assuring the quality of the training program.

3. The Evaluation Board shall be composed of teachers, vocational education administrators, scientific and technological officers of an enterprise and shall not accept members of the Executive Board/Group of Designers of the training program. At least one thirds of teachers accepted as members of the Evaluation Board must be teachers who are training students at qualification levels and in industries or occupations where appropriate.

4. The Evaluation Board shall be joined by at least 7 persons, including Chair, Vice Chair, Secretary and other Members with a requirement that there must be at least 02 reviewing members from another vocational education institution and representatives of a state regulatory authority over vocational education.

5. Eligibility standards of the Evaluation Board members

a) Holding at least the undergraduate certificate.

b) Gaining at least 5 years’ hands-on experience of teaching or production, business or administration in the industries or occupations to be evaluated.

c) Encouraging the school to invite renowned teachers or lecturers from overseas vocational education institutions to become members of the Evaluation Board.

6. Evaluation of the training program

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The Evaluation Board shall refer to regulations on the training program, objectives, training requirements and expected learning outcomes of respective industries or occupations for the purpose of analyzing and assessing the training program. Any conclusion of the Evaluation Board’s Chair must be based on results of the opinion survey and voting amongst the Board members.

c) The Evaluation Board’s Chair shall give his/her conclusive opinion on the training program according to 3 types, i.e. the training program is approved without being subject to any revision; the training program is approved but subject to revision and modification and contents subject to such revision and modification are specified; the training program is not approved and reasons for such disapproval are clearly stated.

Chapter III

WRITING, SELECTION, EVALUATION, APPROVAL AND USE OF THE TRAINING MATERIALS

Article 12. Requirements concerning the training materials

1. Adhere to objectives and contents of subjects or modules in the training program.

2. Assure accuracy, systematic and pedagogical characteristics; ensure balancing and appropriacy between specialized contents, graphs, drawings and illustrative diagrams.

3. Ensure that knowledge and skill contents must conform to objectives of specific chapters and lessons of each subject or module.

4. Attach questions or exercises to each chapter and lesson included in a training material; ensure that each training material must have the list of reference resources; ensure that reference resources must be reliable and have clear origins.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Assure that a training material suits equipment, facilities, learning resources and teaching means.

Article 13. Structure of a training material

1. General information about a training material;

2. Code of subject or module; functions, features and roles; objectives of training materials used in subjects or modules;

3. Contents of training materials used for training of subjects or modules (including knowledge, skills, sense of self-consciousness and responsibility necessary for performing tasks and activities; procedures and methods for performing tasks and duties; graphs, drawings, exercises and key points to remember);

4. Requirements concerning assessment of student learning outcomes upon completion of a chapter, lesson and subject or module.

Article 14. Writing of a training material

1. Outline a training material

a) Determine objectives of a chapter or lesson in a single subject or module.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Consult experts to create a consistent structure of a training material.

d) Synthesize and improve matters relating to the structure of a training material.

2. Write a training material

a) Study the training program of an industry, occupation and detailed syllabus of a subject or module.

b) Collect and use relevant reference resources.

c) Write detailed contents of training materials (Appendix 05 hereto attached).

d) Consult experts to give their opinions on specific detailed contents of training materials.

dd) Synthesize consulting opinions and improve training materials.

3. Consult experts to give their opinions on training materials.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Evaluate and issue training materials.

Article 15. Selection of a training material

It is optional that training materials written by other domestic schools or overseas ones may be adopted, evaluated and approved for use provided these materials fit into the training program, qualification, training industry or occupation sector .

Article 16. Evaluation, approval and use of a training material

1. Training material Evaluation Board

a) The Training material Evaluation Board shall be established under the School Rector’s decision in order to perform the function of evaluating training materials used in specific industries or occupations at the appropriate qualification levels.

b) The Training Material Evaluation Board shall be responsible for assisting the School Rector in giving comments, judgements on or conducting evaluation of training materials; take responsibility for assuring the quality of training materials. Submit a review report on results of evaluation to the School Rector based on which (s)he will consider granting the decision on approval and use of such training materials.

c) The Training Material Evaluation Board shall be composed of the Chair, Vice Chair, Secretary and Members who are teachers, lecturers, experts or administrative officers who have gained experience in the training industry or occupation sector. Members of the Training Material Evaluation Board must meet the following eligibility standards, i.e. they must hold at least the undergraduate degree in the relevant training industry or occupation; gain at least 5 years’ experience in lecturing and writing of training materials; earn good reputations for production, business and administration activities in their respective training industries and occupations.

2. Evaluation and approval of a training material

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The Board’s meeting shall be allowed to take place only if at least two thirds of total member, including the Chair and Secretary as compulsory attendees, are present.

c) The Team/Group of Writers of the training material shall make a review report on results of writing of training materials.

d) The Training Material Evaluation Board shall give comments and judgements on the draft training material; the Board Chair shall give his/her conclusive opinion on the quality of training materials.

dd) Perfect training materials by taking into consideration advisory opinions from the Training Material Evaluation Board.

e) Report on the results of evaluation of training materials which have been perfected by taking into consideration opinions from the Training Material Evaluation Board to the School Rector who will then make his/her decision on approval and use of such training materials.

Chapter IV

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 17. Responsibility of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. Play a central role and cooperate with ministries and local authorities in directing schools to design, evaluate and issue the training programs; write, select and evaluate the training materials for intermediate- and college-level vocational education.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Responsibility of Ministries, ministerial-level agencies, Governmental bodies, socio-political organizations and People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces

1. Collaborate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in directing and providing favorable conditions for its affiliated schools to comply with regulations on design, evaluation and issuance of the training programs and materials for intermediate- and college-level vocational education.

2. Check and supervise use of the training programs in the lecturing and learning plan at schools, update, revision and modification of the training programs and materials where appropriate for the development of scientific and technological activities and labor markets of ministries and local authorities.

Article 19. Entry into force

1. This Circular shall enter into force from April 14, 2017.

2. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental bodies, People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, socio-political organizations, the Directorate of Vocational Training, Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs, colleges, secondary schools, and other vocational training providers obtaining licenses for intermediate- and college-level vocational education activities, shall be responsible for implementing this Circular./.

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


84.509

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.227.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!