Xác định thuế khoán đối với hộ khoán dựa theo căn cứ nào? Thời hạn khai thuế và nộp thuế đối với hộ khoán mới bắt đầu kinh doanh là bao nhiêu ngày?
Xác định thuế khoán đối với hộ khoán dựa theo căn cứ nào? Hộ khoán có phải thực hiện chế độ kế toán không?
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về việc xác định thuế khoán đối với hộ khoán dựa theo căn cứ như sau:
Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:
+ Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
+ Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
+ Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
+ Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Công khai thông tin hộ khoán là việc cơ quan thuế tổ chức công khai và tiếp nhận ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ khoán theo quy định.
Việc công khai thông tin lần 1 theo khoản 5 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán dự kiến; và công khai thông tin lần 2 theo khoản 9 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán chính thức phải nộp của năm tính thuế.
Việc công khai thông tin bao gồm: niêm yết thông tin bằng giấy tại địa bàn; gửi trực tiếp đến hộ khoán; gửi trực tiếp đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế.
- Hộ khoán được giải thích tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Xác định thuế khoán đối với hộ khoán dựa theo căn cứ nào? Thời hạn khai thuế và nộp thuế đối với hộ khoán mới bắt đầu kinh doanh là bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Thời hạn khai thuế và nộp thuế khoán đối với hộ khoán mới bắt đầu kinh doanh là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:
Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
...
4. Hộ khoán khai thuế theo năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế, nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế. Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.
Đồng thời căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
...
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
...
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
...
Tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp thuế như sau:
Thời hạn nộp thuế
..
2. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
...
Như vậy, thời hạn khai thuế và nộp thuế đối với hộ khoán mới bắt đầu kinh doanh chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Tính thuế đối với gia đình kinh doanh, nộp thuế theo phương pháp khoán như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC như sau:
- Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì hộ khoán thực hiện nộp thuế theo thông báo.
Trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh số thuế phải nộp.
Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Ví dụ 1: Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2022, và dự kiến có doanh thu khoán của 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng (trung bình 10 triệu đồng/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông A thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2022 là 90 triệu đồng.
- Hộ khoán khai thuế theo năm, nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế.
Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.
Một số biểu mẫu liên quan đến thuế khoán
>>> Mẫu Thông báo về việc dự kiến doanh thu, mức thuế khoán
(Áp dụng cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán).
>>> Mẫu Thông báo về việc không điều chỉnh mức thuế khoán
(Áp dụng cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán).
>>> Mẫu thông báo nộp tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác.
>>> Mẫu tờ khai thuế dành cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?